+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 10

Chủ đề: Hát ru

  1. #1
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts

    Hát ru

    Tìm hiểu vài nét về hát ru Việt Nam

    Từ lâu, những người nuôi trẻ nhỏ khắp trên thế giới đã biết dỗ chúng ngủ bằng cách hát ru con. Hát ru là những bài hát nhẹ nhàng đơn giản giúp trẻ con ngủ. Phần lớn các câu trong bài hát ru con lấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân gian được truyền miệng từ bà xuống mẹ, thế hệ trước sang thế hệ sau. Do đó, những bài hát này rất đa dạng, mang tính chất địa phương, gần như mỗi gia đình có một cách hát riêng biệt.


    Trong hát ru thường chỉ chú ý đến lời (ca từ) còn giai điệu (nhạc lý) thì mỗi bà mẹ có một giọng trữ tình riêng nhưng vẫn gây ấn tượng sâu sắc trong suốt cả cuộc đời người con.


    Trâu ơi ta bảo trâu này,
    Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
    Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
    Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
    Bao giờ cây lúa còn bông,
    Thời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
    Ơn trời mưa nắng phải thì

    Ơn trời mưa nắng phải thì,
    Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
    Công lênh chẳng quản bao lâu,
    Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
    Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang,
    Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
    Cày đồng đang buổi ban trưa,
    Mồ hôi đổ xuống như mưa ruộng cày.
    Ai ơi bưng bát cơm đầy,
    Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
    Cái cò cái vạc cái nông

    Cái cò cái vạc cái nông,
    Ba cái cùng béo vặt lông cái nào.
    Vặt lông cái con mục cốc cho tao,
    Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.
    Cái cò cái vạc cái nông



    Cái cò cái vạc cái nông
    Sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi cò.
    Không, không, tôi đứng trên bờ,
    Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi.
    Chẳng tin thì ông đi đối,
    Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.
    Con cò mà đi ăn đêm
    Con cò mà đi ăn đêm,
    Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
    Ông ơi, ông vớt tôi nao,
    Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
    Có xáo thì xáo nước trong,
    Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.
    Con kiến mà đậu cành đa

    Con kiến mà đậu cành đa,
    Leo phải cành cụt, leo ra leo vào.
    Con kiến mà đậu cành đào,
    Leo phải cành cụt, leo vào leo ra.
    Thằng Bờm có cái quạt mo
    Thằng Bờm có cái quạt mo,
    Phú ông xin đổi ba bò chín trâu.
    Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu!
    Phú ông xin đổi ao sâu cá mè,
    Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mè!
    Phú ông xin đổi một bè gỗ lim.
    Bờm rằng: Bờm chẳng lấy lim!
    Phú ông xin đổi con chim đồi mồi.
    Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi!
    Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười.
    Con gà tục tác là chanh

    Con gà tục tác lá chanh
    Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi.
    Con chó khóc đứng khóc ngồi,
    Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.
    Con kiến mày kiện củ khoai

    Con kiến mà kiện củ khoai,
    Mày chê tao khó lấy ai cho giầu.
    Nhà tao chín đụn mười trâu,
    Lại thêm ao cá bắc cầu rửa chân.
    Con chó chê khỉ lắm lông

    Con chó chê khỉ lắm lông,
    Khỉ lại chê chó ăn dông nằm dài.
    Lươn ngắn lại chê trạch dài,
    Thờn-bơn méo miệng chê trai lệch mồm.
    Thằng cuội ngồi gốc cây đa

    Thằng cuội ngồi gốc cây đa,
    Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời.
    Cha còn cắt cỏ trên trời,
    Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên.
    Ông thời cầm bút cầm nghiên,
    Ông thời cầm tiền đi chuộc lá đa.


    Đêm khuya trăng tà
    Mẹ ru con ngủ
    À à ơi ! À à ơi !
    Ngoan ngoan con nhoẻn miệng cười
    Trông con mẹ tưởng như đời nở hoa
    Chinh chiến miền xa, cha con, chinh chiến miền xa
    Mong sao con trẻ quê nhà được vui.
    Ngoan ngoan con nhoẻn miệng cười
    Thương con, Mẹ những tơi bời ruột gan
    Giông tố lầm than, con ơi, nơi kia giông tố lầm than
    Gây nên bao cảnh điêu tàn thảm thương
    Mấy đời bánh đúc có xương
    Mấy đời giặc Pháp có thương dân mình
    Trách ai uốn lưỡi cầu vinh
    Bán quê hương nỡ quên tình nước non.

    Cái ngủ mày ngủ cho ngoan
    Để mẹ đi cấy đồng xa trưa về
    Bắt được con cá rô trê
    Thòng cổ mang về cho cái ngủ ăn
    Cái ngủ ăn không hết để dành đến tết mùng ba
    Mèo già bắt được mèo ốm phải đòn
    Mèo con ăn vạ, con quạ chết trôi
    Con ruồi đứt cánh, đòn gánh có mấu
    Cây trẩu có hoa, cây cà có trái
    Con gái có chồng, đàn ông có vợ
    Kẻ chợ có con..



    Gió mùa thu mẹ ru mà con ngủ
    Năm (ơ) canh chày, năm (ơ) canh chày, thức đủ vừa năm
    Hỡi chàng chàng ơi, hỡi người người ơi
    Em nhớ tới chàng, em nhớ tới chàng
    Hãy nín nín đi con, hãy ngủ ngủ đi con
    Con hời mà con hỡi, con hỡi con hời
    Con hỡi con hời, hỡi con!

    Chí làm trai say mê mà yêu nước
    Em nỡ dạ nào, em nỡ dạ nào, trách mối tình ai
    Hỡi chàng chàng ơi, hỡi người người ơi
    Em nhớ tới chàng, em nhớ tới chàng
    Hãy nín nín đi con, hãy ngủ ngủ đi con
    Con hời mà con hỡi, con hỡi con hời
    Con hỡi con hời, hỡi con!



    Ầu ơ ... ví dầu
    Cầu ván đóng đinh
    Cầu treo lắc lẻo
    Gập ghềnh khó qua
    ...
    Ầu ơ ...
    Khó qua mẹ dắt con qua...
    Con đi trường học
    Mẹ đi trường đời ...

    Thy Lan Sưu tầm.

    Lần sửa cuối bởi thylan; 28-02-2012 lúc 03:16 PM

  2. 8 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  3. #2
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    Mời quý thi hữu thưởng thức những câu hát ru của 3 miền để thấy những nét độc đáo của từng miền

    RU CON 3 MIỀN




    RU CON TRUNG BỘ (tháng ba)



    Thy Lan

  4. 7 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  5. #3
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    TÌM HIỂU VỀ HÁT RU (tt)

    Tiếng động và giọng nói quen thuộc

    Thai nhi trong tử cung bắt đầu nghe được tiếng động và giọng của mẹ từ tháng thứ 4 (mặc dù hệ thống tai-nghe hoàn thành vào tháng thứ 6). Theo nhiều nghiên cứu khoa học, mặc dù thai nhi nằm trong nước ối và được bao bọc bởi nhiều lớp cơ, màng, có thể nghe được tiếng động, tiếng nhạc, nhịp nhanh chậm, tông độ cao thấp, v.v... gần như chính xác. Tiếng nói của mẹ có cường độ mạnh vì truyền theo cơ thể thẳng vào tử cung. (Busnel, Granier-Deberre, and Lecanuet 1992)

    Tiếng động có khả năng thay đổi nhịp tim của thai nhi. Chỉ qua 5 giây, tiếng động kích thích có thể làm thay đổi nhịp tim kéo dài 1 tiếng đồng hồ. Nhiều tiếng nhạc làm thay đổi chuyển hóa. Trong một cuộc khảo cứu, khi trẻ sinh thiếu tháng được cho nghe bài nhạc "Lullabye" của Brahms 5 phút, 6 lần mỗi ngày rõ ràng có lớn nhanh hơn những trẻ tương tự. (Chapman, 1975)

    Nhịp điệu của bài hát đem lại cảm giác "an toàn" có thể vì làm nhớ lại nhịp điệu tim đập nghe được từ những ngày tháng còn trong lòng mẹ. Giọng nói, tiếng ru của mẹ bên tai cho trẻ biết đang được người bảo bọc.

    Một số nghiên cứu gần đây cho thấy ru bằng những nguyên âm không thành câu ("humming") dễ làm trẻ ngủ hơn là hát thành bài có câu cú rõ rệt.(Trích từ Wikipedia).


    Sau đây là bản nhạc "Lullabye" của Brahms do ca sĩ Jewel trình bày

    Mời quý vị cùng nghe với các thai nhi và các bé để cảm nhận xem giai điệu êm dịu này có làm cho tâm hồn chúng ta dịu lại sau những vất vả đời thường không nhé!



    và chúng ta cùng xem các bé yêu đã ngủ ngon như thế nào khi nghe những giai điệu "Lullabye" của Brahms



    Thy Lan kính mời
    Lần sửa cuối bởi thylan; 28-02-2012 lúc 03:38 PM


  6. #4
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    TÌM HIỂU THÊM VỀ HÁT RU

    Trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam, Hát Ru và Đồng dao được xem như hai thể loại âm nhạc dân gian dành riêng cho trẻ nhỏ, gắn bó với giai đoạn đầu của một chu kỳ đời người. Trên thế giới, Hát Ru và Đồng dao dường như là những thể loại không thể thiếu ở hầu khắp các dân tộc. Trong đó, Hát Ru là làn điệu dành cho phụ nữ, gắn liền với hình ảnh người mẹ. Bởi lẽ bên cạnh công việc nội trợ bếp núc, trông giữ, chăm sóc trẻ được xem như chức năng thiên phú của phái nữ. Mẹ ru con, mẹ bận thì bà ru cháu hay chị ru em... Một đôi khi đàn ông trong nhà cũng tham gia đỡ đần, thay đàn bà ru trẻ ngủ. Nhìn chung, Hát Ru với tính thực hành xã hội chủ yếu là dỗ đứa trẻ ngủ ngoan để người ru còn quay sang làm việc khác, hoặc giả cùng chìm vào giấc ngủ với đứa bé. Hát Ru để ngủ là vậy! Dân gian có câu:

    Đố ai đánh võng không đưa

    Ru em không hát, anh chừa rượu tăm...

    Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, người Kinh vốn là tộc người chiếm đa số và cũng là nhóm đại diện với nhiều điệu Hát Ru hơn các tộc anh em khác. Đi dọc chiều dài đất nước, sẽ thấy có tới 3 làn điệu Hát Ru ứng với 3 miền Bắc- Trung- Nam, in đậm dấu ấn thổ ngữ mỗi vùng. Đó là Hát Ru Bắc Bộ, Hát Ru Trung Bộ và Hát Ru Nam Bộ. Ở đây, do dấu giọng vùng miền chi phối, nên đã hình thành những cấu trúc giai điệu khác nhau, phù hợp với thanh điệu cũng như thẩm mỹ âm điệu từng nơi. Chẳng hạn quan sát cùng một câu thơ, sẽ thấy 3 làn điệu Hát Ru 3 miền khác nhau như thế nào[1]:

    Hát ru Bắc Bộ



    Hát ru Trung Bộ



    Hát ru Nam Bộ



    Nhìn chung, dù đường tuyến giai điệu mỗi miền một khác, nhưng cả 3 làn điệu Hát Ru Bắc- Trung- Nam đều có cấu trúc đồng dạng: MỞ- TIẾP DIỄN- ĐÓNG. Trong đó, Tiếp diễn chính là phần "gan ruột" của làn điệu, nơi người hát vận thơ thành lời ca để hát Ru.

    Cũng như nhiều làn điệu âm nhạc dân gian nói chung, Hát Ru dùng thơ lục bát- một thể thơ dễ làm, dễ thuộc để đặt lời ca. Bên cạnh đó, người ta cũng có thể dùng thơ lục bát dạng biến thể hay đôi khi dùng cả song thất lục bát. Nhưng những trường hợp đó không phổ biến vì được coi là khó hát. Bởi việc thêm từ hay đổi cấu trúc nhịp thơ ở mỗi vế sẽ gây nên sự xáo trộn nhất định. Thế nên người hát phải đủ tài ứng vận để đảm bảo đúng âm điệu của đường tuyến cơ bản. Ở đây, một cặp lục bát được xem như đơn vị tối thiểu của phần Tiếp diễn- tức phần lời ca của làn điệu Hát Ru. Có nghĩa nếu ít thì chỉ hát một cặp thơ cũng coi như trọn vẹn làn điệu, còn nhiều thì không giới hạn. Như thế, Hát Ru thuộc dạng làn điệu có cấu trúc co giãn không hạn định. Bài Hát Ru kéo dài bao lâu, hoàn toàn tùy thuộc vào dung lượng, vốn liếng thơ ca của người hát, đồng thời phụ thuộc vào "kết quả" của mục đích thực hành xã hội- tức đứa trẻ được ru đã... ngủ hay chưa!? Đặc tính co giãn không hạn định đó không chỉ có ở Hát Ru, mà còn thấy ở nhiều thể loại âm nhạc dân gian khác như Hát Ví, Hát Trống quân, Hát Cò lả, Hát Ghẹo, Hát Dặm, các giọng ngâm cũng như các thể loại hò trên cạn, dưới sông nước... Với khả năng chuyển tải bất cứ một dung lượng thơ ca nào, đó là một cấu trúc mang tính thực hành cao, rất phù hợp với mục đích sử dụng làn điệu trong đời sống cũng như trong sinh hoạt âm nhạc của người dân lao động.

    Bao bọc trước sau lời ca Hát Ru là phần Mở và phần Đóng. Đấy là những câu đưa hơi mang dấu ấn âm điệu vùng miền rất đặc trưng. Hát Ru Bắc Bộ và Trung Bộ thì đưa hơi là "À ơi!" hay "Ạ ơi!". Riêng Hát Ru Nam Bộ thì đưa hơi bằng tiếng "Ầu ơ!". Chính vì vậy, người dân Nam Bộ còn gọi làn điệu này là Hát Ầu ơ[2].

    Tiếng đưa hơi của Hát ru Nam Bộ



    Tiếng đưa hơi của Hát ru Trung Bộ



    Riêng tiếng đưa hơi của Hát Ru Bắc Bộ có nhiều kiểu dạng.

    - Dạng đơn giản:



    - Dạng phức tạp



    Tiếng đưa hơi "À ơi!" mở đầu cho làn điệu để bắt vào câu lục. Khi muốn chia tách phần lời ca (hoặc giả do chưa kịp nghĩ ra lời thơ tiếp theo), người hát cũng dùng chính tiếng đưa hơi đó tiếp ngay sau câu bát để gối đầu, dẫn dụ sang phần lời ca tiếp theo. Khi đó, tiếng đưa hơi có giá trị như một đoạn chen, phân ngắt làn điệu liên tục dạng Mở- Tiếp diễn- Mở- Tiếp diễn- Mở- Tiếp diễn... Như vừa trình bày, phần Tiếp diễn dài hay ngắn (có nghĩa được ứng vận một hay nhiều cặp thơ liên tiếp) là hoàn toàn tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của người hát. Theo đó, một bài thơ dài có thể được phân ngắt theo nhiều cách khác nhau bằng những đoạn chen đưa hơi "À ơi!". Khi kết thúc làn điệu, nét đưa hơi đó lại được xem là phần Đóng.

    Ở đây, cần thấy rằng, bên cạnh việc dẫn dụ đóng- mở phần lời ca, tiếng đưa hơi còn có vai trò khá quan trọng trong việc gây ngủ. Lặp đi lặp lại trong một nhịp độ chậm, tiếng "À ơi!" như một dấu nhấn âm điệu có tính chu kỳ, sẽ gây tác dụng nhất định trong việc tạo cảm giác thư giãn tinh thần, đưa đứa trẻ vào giấc ngủ êm đềm. Nhiều người lớn khi nghe hát Ru cũng không tránh khỏi cơn buồn ngủ díp mắt, như một dạng ám thị bằng thanh âm, kể cả khi nghe những giọng hát Ru hay đến như thế nào! Hơn thế nữa, chính bản thân người hát Ru cũng khó thoát khỏi cảm giác đó mỗi khi hát đã lâu mà đứa trẻ chưa ngủ. Bởi vậy, cũng có thể coi Hát Ru như một làn điệu có tác dụng thôi miên đa chiều. Đó là một sự thật. Thế mới biết tác dụng cao của làn điệu, được đúc kết tự ngàn xưa.

    Hát Ru có tầm cữ âm vực khá hẹp, vừa đủ để truyền tải lời thơ, tạo cảm giác như ngâm ngợi trong một không gian yên bình. Ở đây, những giai điệu rộng mở khoáng đạt, lên bổng xuống trầm sẽ là bất hợp lý với cái đích ru trẻ ngủ. Một âm vực hẹp thật phù hợp với giọng hát của một người bình thường, khiến bất cứ ai cũng có thể hát ru dễ dàng mà không cần đến một sự rèn luyện đặc biệt. Nói thế để thấy tính thực hành xã hội đã chi phối làn điệu từ toàn bộ đến từng phần như thế nào.

    Chính mục đích để ru trẻ ngủ mà nhịp điệu đặc trưng của Hát Ru thuộc dạng nhịp đôi êm ái, du dương, đều đặn, đồng điệu với nhịp đưa nôi, dễ tạo cảm giác dìu dịu gây ngủ. Những kiểu dạng nhịp điệu nghịch phách, đảo phách, giật cục lắt léo tất nhiên sẽ không phù hợp với bối cảnh. Thế nên khi người ta hát ru, bao giờ cũng bế đứa trẻ lắc lư, đu đưa theo nhịp câu hát, hay có thể vỗ về đứa trẻ, tác động phụ trợ với câu hát đưa bé vào giấc nồng. Đặc biệt hơn, khi người ru bồng đứa trẻ nằm trên võng, nhịp đưa nôi của câu hát khi đó đánh đồng với nhịp đu đưa "kẽo kẹt" của chiếc võng, tất sẽ tác động mạnh hơn tới việc gây ngủ. Trong các loại hình âm nhạc dân gian, đây có lẽ là trường hợp duy nhất mà người hát trực tiếp "bồng bềnh, chao liệng" cùng nhịp điệu câu ca theo đúng nghĩa đen của nó. Xin nói thêm, điểm nhấn chu kỳ nhịp điệu trong Hát Ru có tính co giãn tương đối, không thật đều. Nên nếu cố tình hát phá cách theo kiểu nhịp điệu tự do hoàn toàn, thì Hát Ru khi đó sẽ có dáng vẻ giống với một làn điệu ngâm thơ.

    Cần thấy rằng, trong những yếu tố "bó buộc" chi phối, làn điệu Hát Ru vẫn bao chứa những kỹ thuật âm nhạc của riêng mình, như một khoảng xác định bẳn sắc nghệ thuật của làn điệu. Những kiểu rung giọng, nhấn nhá, luyến láy các cung bậc quy định luôn tạo nên sức hấp dẫn nhất, quyến rũ, đủ để mỗi người hát có thể phát huy khả năng âm nhạc của riêng mình. Bởi thế, một người hát ru giỏi với chất giọng truyền cảm sẽ có thể gây ấn tượng như một nghệ sĩ dân gian thực thụ. Đó là điều đã được xác nhận trong thực tiễn.

    Về mặt nội dung, người hát ru có thể vận dụng toàn bộ vốn liếng thơ ca của mình để đặt làm lời câu hát. Đó có thể là một cặp thơ, một chùm thơ hay cả một bài thơ lục bát. Bên cạnh việc ứng vận vốn thơ ca sẵn có, người ta cũng có thể tức hứng mà sáng tạo những lời ca riêng, biểu đạt cái tôi với nhiều cảm xúc. Trong các bài Ru con được lưu truyền, không ít bài được bắt đầu bằng các từ "bồng" hay "ru"- là những động từ có nghĩa liên quan mật thiết tới hành động ru trẻ ngủ. Đó cũng là nét đặc trưng trong lời ca Hát Ru.

    Bồng bồng mẹ bế con sang

    Đò dọc quan cấm đò ngang không chèo...

    Hay:

    Ru con con ngủ cho ngoan

    Mai sau con lớn con nên thân người...

    Hoặc:

    Ru bồng ru bổng ru bông

    Mẹ ru con ngủ mẹ dông lên làng...

    Ở đây, do đối tượng được ru ngủ là đứa trẻ nên nội dung tâm sự với bé vẫn được xem là điển hình hơn cả. Bên cạnh đó, người hát có thể biểu đạt rất nhiều chủ đề khác như cảnh quan thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người... Như thế, nội dung của Hát Ru là không giới hạn. Trong đó, sẽ thấy những chiều cạnh khác nhau như sau:

    +Tâm sự của người hát với đứa trẻ (đối tượng ru ngủ)

    +Tâm sự của người hát với những người xung quanh

    +Tâm sự của người hát với chính mình- tính tự sự.

    Có thể nói, song song với mục đích ru trẻ ngủ đơn thuần, làn điệu Hát Ru là một cơ hội thuận tiện để người ta thỏa mãn nhu cầu nghệ thuật âm nhạc và thơ ca. Thông qua Hát Ru, mỗi người phụ nữ đều có thể bộc bạch nhiều tâm sự, kể cả những tâm tư tình cảm khó có thể nói bằng lời trong cuộc sống thường nhật. Theo đó, những người xung quanh cũng có dịp hiểu thêm người thân trong gia đình. Thật không quá khi cho rằng, đây là một cơ hội dành cho người phụ nữ trong xã hội xưa, một thân phận với biết bao gánh nặng lo toan trong mối quan hệ vợ chồng con cái, mẹ chồng nàng dâu, chị dâu em chồng... Sự bộc bạch tế nhị qua câu hát, như một nét đẹp trong văn hóa ứng xử Việt Nam. Nói thế để thấy được chức năng kép của một thể loại âm nhạc dân gian hữu dụng như thế nào.



    Bên cạnh những sự sắp đặt lời ca có chủ ý, trong làn điệu Hát Ru, còn bắt gặp một hiện tượng thú vị khác, đó là nội dung vô thức. Ở đây, hãy tưởng tượng, nếu đứa trẻ chưa ngủ, người ru sẽ buộc phải ứng vận bất cứ lời ca nào mà họ chợt nhớ, rồi ghép nối bất kỳ, không cần mạch lạc. Thậm chí, khi người hát cạn vốn, nội dung Hát Ru có khi chỉ là những lời ca không có nghĩa, những hình tượng ngồ ngộ, không ăn nhập với nhau, hay đơn giản là một chuỗi những hư từ buột miệng, miễn sao có lời để ru cho xuôi là được. Khi đó, làn điệu Ru con được xem như một "công cụ" thực sự. Bởi người ru hát một cách vô thức mà chẳng hề quan tâm đến nội dung hay chất lượng nghệ thuật nữa. Đó cũng là nét đặc thù trong thực hành xã hội của làn điệu này.

    Ngoài mục đích ru trẻ ngủ, sẽ thấy Hát Ru mặc nhiên có tác dụng như thứ tín hiệu nghệ thuật đầu đời của một kiếp người. Một đứa trẻ còn trong nôi tất nhiên chưa hiểu hết ý tứ của nội dung các lời ca mà người lớn sử dụng, xong những âm điệu đậm đà bản sắc quê hương ấy sẽ thấm dần, thẩm thấu qua giấc ngủ, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, đặt những viên gạch đầu tiên hình thành một nhân cách văn hóa dân tộc trong đứa bé.

    À ơi..! Công cha như núi Thái Sơn

    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

    Một lòng thờ mẹ, kính cha

    Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con... À ơi...!

    Trong các thể loại âm nhạc dân gian, có lẽ Hát Ru là làn điệu được dùng với tần suất nhiều hơn cả. Bởi lẽ trẻ thơ luôn là đối tượng ưu tiên ở mọi cộng đồng cư trú, hết lớp này đến lớp khác luân phiên chào đời tiếp nối mạch sống dân tộc. Theo đó, ru trẻ ngủ đương nhiên là việc không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Sớm khuya chiều tối, bất cứ lúc nào cần trẻ ngủ là lại vang lên tiếng Hát Ru. Chính đặc tính liên tục đó của Hát Ru đã khiến làn điệu có được vị trí ấn tượng nhất trong đời sống âm nhạc của một chu kỳ đời người. Ở đây, sẽ thấy một người hát Ru đồng thời cũng chính là người thầy truyền dạy làn điệu tại chỗ cho những người xung quanh. Mỗi thành viên trong gia đình người hát hay hàng xóm láng giềng kề bên đều có thể dễ dàng cảm nhận, nắm bắt một cách vô tình hay hữu ý. Những lời ca có giá trị theo đó mà lưu truyền từ người này sang người khác, vùng này qua vùng khác, còn mãi với thời gian. Bởi vậy, hát ru cũng được xem như một phương tiện bảo lưu vốn thơ ca dân gian hữu hiệu và bền vững

    Bùi Trọng Hiền

  7. 5 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  8. #5
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    Hát ru bắc bộ - Vè nói ngược. Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ


  9. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  10. #6
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    ♥ Tuyển tập những khúc hát ru hay nhất ♥


  11. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  12. #7
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    Hát ru cho bé - Đưa bé vào giấc ngủ ngon - xuangiao.com


  13. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  14. #8
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    Tài Linh - Liên Khúc Ru Con


  15. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  16. #9
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    Tiếp theo về hát ru

    Những câu hát ru nhẹ nhàng, êm ái, trữ tình không chỉ giúp con ngủ say giấc mà còn là sợi dây gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng. Con nghe hơi ấm, giọng hát ngọt ngào của mẹ sẽ từ từ đi vào giấc ngủ say.
    Ngoài ra, theo các nhà khoa học, hát ru con ngủ cũng là cách để mẹ kích thích trí tuệ, thể chất giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tâm sinh lý và phản xạ vận động cao hơn những trẻ không được mẹ hát ru.
    Dưới đây là tổng hợp những bát hát ru hay nhất ba miền giúp mẹ nâng niu, vỗ về giấc ngủ con một cách trọn vẹn.



    .
    1. Công cha như núi Thái Sơn
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
    Con ơi muốn nên thân người
    Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha
    Một lòng thờ mẹ kính cha
    Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
    Công cha như núi Thái Sơn
    Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
    Núi cao biển rộng mênh mông
    Cù lao chín chữ, cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

    2. Trèo lên cây bưởi hái hoa
    Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân
    Nụ tâm xuân nở hoa xanh biếc
    Em đi lấy chồng, anh tiếc lắm thay
    Ba đồng một miếng trầu cay
    Sao anh không hỏi những ngày còn không
    Bây giờ em đã có chồng
    Như chim vào lồng, như cá cắn câu
    Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
    Chim vào lồng, biết thuở nào ra…

    3. Thằng Bờm có cái quạt mo
    Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
    Bờm rằng, Bờm chẳng lấy trâu
    Phú ông xin đổi ao sâu cá mè
    Bờm rằng, Bờm chẳng lấy mè
    Phú ông xin đổi một bè gỗ lim
    Bờm rằng, Bờm chẳng lấy lim
    Phú ông xin đổi đôi chim đồi mồi
    Bờm rằng, Bờm chẳng lấy mồi
    Phú ông xin đổi nắm xôi Bờm cười

    4. Cái cò đi đón cơn mưa
    Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
    Cò về thăm quán cùng quê
    Thăm cha thăm mẹ cò về thăm anh.

    5. Con cò mày đi ăn đêm
    Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
    Ông ơi, ông vớt tôi nao
    Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
    Có xáo thì xáo nước trong
    Đừng xáo nước đục Đau lòng cò con

    6. Chú Cuội ngồi gốc cây đa,
    Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời
    Cha còn cắt cỏ trên trời
    Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên

    7. Cái cò cái vạc cái nông
    Sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi cò
    không không, tôi đứng trên bờ
    Mẹ con cái diệc đổ thừa cho tôi

    8. Con cò, cò bay lả, lả, bay la
    Bay từ từ cửa phủ,
    Bay ra, ra cánh đồng
    Tình tính tang, là tang tính tình
    Duyên tình rằng, ấy duyên tình ơi,
    Rằng có nhớ, nhớ hay chăng?
    Rằng có biết biết hay chăng


    9. Cài cò là cái cò kỳ
    Ăn cơm nhà dì, uống nước nhà cô
    Đêm về nó ngày ô ô
    Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà
    Đi chợ thì hay ăn quà
    Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm

    10. Cái cò là cái cò ca
    Bắt về làm thịt lấy ra ba phần
    Miếng lạc thời để phần chồng
    Miếng xương mẹ gặm, miếng lòng phần con

    11. Nhớ ai, em những khóc thầm
    Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa
    Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
    Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai.

    12. Chàng ơi xin chớ lo phiền
    Tóc xe trăm ngọn em liền gỡ xong
    Rối tơ em gỡ còn suôn
    Rối đầu có lược, rối lòng có em

    13. Yêu nhau chả lấy được nhau
    Con lợn bỏ đói buồng cau bỏ già
    Bao giờ sum họp một nhà
    Con lợn lại béo cau già lại ngon
    (còn tiếp)
    Lần sửa cuối bởi thylan; 28-08-2016 lúc 05:44 PM

  17. Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  18. #10
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts
    Hát ru con ngủ chọn lọc hay nhất- Tuyển chọn những bài hát ru con Bắc Bộ

    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

+ Trả lời chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình