+ Trả lời chủ đề
Trang 2/3 ĐầuĐầu 1 2 3 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 21

Chủ đề: Giai Thoại Đoàn Thị Điểm - Trái Cây

  1. #11
    Thao Thuc
    Guest
    Hiện Đang :   
    Website bạn nghĩ về câu đố của Thi Hữu:

    Cả hai cách giải cuả bạn LTLT và DA đều có ưu thế riêng.

    HB đang chờ thêm cách giải của tác giả.

    HB nghĩ tác giả sẽ giải theo hướng ngữ pháp.
    HB đã đoán đúng.
    TT sẽ giải bằng ngữ pháp nhưng họ chưa biết nữ sĩ Điểm không chọn trái nào cả.

  • #12
    Thao Thuc
    Guest
    Hiện Đang :   
    Tin mới nhất về câu đố bên website bạn:

    Thấy hai bạn DA và LTLT có khá nhiều ý hay về câu đố "Giai Thoại Đoàn Thị Điểm - Trái Cây" nên giáo sư Bảo Cự có nhã ý tặng thưởng 500 đô.
    Toàn HHT chân thành cám ơn giáo sư.

    Thời hạn: 12 tiếng, tới 11:00 AM 4-27-12.
  • Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  • #13
    Avatar của Bạch Hồng Ngọc
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    Bạch Hồng Ngọc đang ẩn
    Tham gia ngày : Jul 2011

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 3.643
    Thanks
    20.553
    Thanked 19.324 Times in 3.632 Posts
    Blog Entries
    224
    Chẳng hiểu nữ sỹ Điểm chọn là gì nhưng Bạch mỗ nghĩ:
    - Nếu chọn mãng cầu: có nghĩa là mãng cầu = mong cầu mà cái gì cũng chỉ ngồi cầu, không tự lực cánh sinh được, sẽ đứng vào thế thụ động, cứ như vậy thì nó làm cho nhục chí tiến thủ...
    - Nếu chọn dừa: có nghĩa là dừa = thừa, nếu cái gì cũng thừa thại dễ nảy sinh ra hư đốn, coi trời bằng vung, dễ khinh người, hay làm cao, nhiều khi thừa của sống xa hoa, và ăn lắm thì bội thực mà chết..
    - Nếu chọn xoài: có nghĩa là xoài = xài, không làm mà cứ xài thì lấy đâu ra, xài lắm thì túng thiếu( miệng ăn núi lở) dễ sinh ra hư đốn, trộm cắp..
    - Theo Bạch mỗ nghĩ sẽ chọn đu đủ: nghĩa là chỉ cần đủ ăn đủ tiêu đủ sống làm vừa đủ, sống chân tình, thật thà chất phác tích phúc tích đức thì không cần cầu mà mọi may mắn trong cuộc sống vẫn cứ đến với chúng ta, không cần thừa nhiều của cải làm gì, con cái dễ sinh hư, không chịu làm, không cần ăn xài quá mức nhiều khi khổ vì xài.

    * Nếu cho Bạch mỗ chọn thì sẽ chọn đu đủ

    Đời ta mãi mãi ngợi ca
    Tên người phụ nữ viết hoa Mẹ hiền

    "Ngọc Trắng Hồng"



  • Thành viên dưới đây cảm ơn Bạch Hồng Ngọc vì bài viết hữu ích này


  • #14
    Thao Thuc
    Guest
    Hiện Đang :   
    Website bạn giải câu đố của TH:

    @ DA: LTLT từ lúc đọc câu đố đã muốn tránh quả đu đủ .
    Quả này khi còn xanh thì nhiều nhựa mà khi chín thì ngọt lợ. Lúc còn xanh hay đã chín rồi thì cũng đều là thực phẩm quen thuộc với mọi người (xanh thì làm gỏi, chín thì... tốt cho nhuận tràng).
    Thế nhưng cây đu đủ lại phân ra đực cái. Cây đực thì... suốt đời sẽ chẳng cho quả.
    Hỳ hỳ... Hoài Bão bé bỏng thuộc hàng... nữ lưu. Vì thế mà khi đố câu này tức đã nhắm vào quả đu đủ này rồi . Phải là cây ... "nữ lưu" thì mới ... cho quả được.
    Phật môn có thuyết rằng: kẻ tạo nhân ắt gánh quả. Thế mà ruột (nhân) của đu đủ lại... rỗng. Chi bằng chọn quả dừa có nhân là nước mát ngọt lịm.

    Cứ như for_you chọn quả Mãng Cầu cũng hay. Ấy thế mà chẳng thấy lí giải gì cả. Nhiều chuyện chút vậy .
    Mãng Cầu ấy là Mãng Cầu gai. Gai như những đốm gờ (g) nổi lên ngoài vỏ. Lột vỏ cũng là bỏ gai đi thì được múi Mãng Cầu thanh mát; trộn với đường hay nước đường và ướp lạnh nữa thì ngon tuyệt. Ấy cũng là Mãng Cầu mà bỏ g thì... tuyệt (Mãn Cầu : sở cầu được thoả mãn, mãn nguyện).

    Hoaibao bé bỏng mà chọn câu đố thì... chắc không thường đâu. Thế nhưng nhiều lúc kiến giải lại... ngắm đi hướng khác . Cứ thấy đa số đáp án của hoaibao... lại như thế .

  • #15
    Thao Thuc
    Guest
    Hiện Đang :   
    Cách giải của bạn DA bên website bạn:

    @ langtu_langthang:::
    Văn học là nhân học mà con người thì rất phức tạp, thế nào là "đúng", thế nào là "sai"; thế nào là "chính đạo", thế nào là "ma đạo"...? Không có phân cực cụ thể hữu hình, chính vì vậy con người mới sáng tạo ra 1 thứ gọi là "tôn giáo" để làm cột mốc đạo lý cho những cặp phạm trù trên.

    Nếu LTLT cho rằng : "Thế nhưng cây đu đủ lại phân ra đực cái. Cây đực thì... suốt đời sẽ chẳng cho quả" để coi đó là yếu điểm của đu đủ thì DA muốn "bào chữa" cho đu đủ rằng đó là Luật Cân Bằng - qui luật của mọi qui luật. Có dương có âm mới duy trì và phát triển. Không có cây đu đủ "đực" thì làm sao có cây đu đủ "cái" thế hệ sau cho thêm quả?

    Và: "Phật môn có thuyết rằng: kẻ tạo nhân ắt gánh quả. Thế mà ruột (nhân) của đu đủ lại... rỗng."
    Ruột (nhân) của trái đu đủ về mặt sinh học không phải là không có. Nếu cứ cho là đu đủ không có nhân lại càng hay. Vì "nhân" - những thứ bên trong 1 chủ thể - đã chuyển hoá hết thành "thịt" để cho muôn loài được hưởng hương vị ngọt dịu. Nếu con người làm tất cả những điều tốt đẹp (thịt) cho đời mà không màng tư lợi giữ lại cho riêng mình 1 "nhân" nào như quả đu đủ thì có lẽ loài người đã sống trong 1 thế giới hoàn mỹ.

    Phản biện cho "dừa":
    - "Chi bằng chọn quả dừa có nhân là nước mát ngọt lịm"
    Vâng, nhưng nước dừa tuy ngọt mát nhưng chứa nhiều loại acid làm người uống nhiều hoặc đang có thể trạng không tốt (Phụ nữ có thai không nên uống nước dừa ) rơi vào tình trạng say, dân gian hay gọi là "vật"
    - Về mặt ngữ pháp: từ "dừa" chuyển qua "vừa" là sự "cưỡng bức" ngữ pháp được bao biện bở cái gọi là "thuật chơi chữ", buộc người nghe phải hiểu theo lập luận chủ quan của người biện luận.

    Phản biện cho "Mãng Cầu: Cầu cho mọi thứ được viên mãn?
    "Mãng" và "mãn" cũng là sự "cưỡng bức" như trên. Về mặt ý nghĩa cũng không có giá trị gì đặc sắc, chỉ thể hiện 1 tính phàm tục của con người - lòng tham.



    Trích:
    Hoaibao bé bỏng mà chọn câu đố thì... chắc không thường đâu. Thế nhưng nhiều lúc kiến giải lại... ngắm đi hướng khác . Cứ thấy đa số đáp án của hoaibao... lại như thế .

    đó là do như DA đã nói ở trên, "không có phân cực hữu hình giữa đúng và sai" và mỗi người chúng ta có những "cột mốc" khác nhau nên điều đó là tất yếu.

  • #16
    Thao Thuc
    Guest
    Hiện Đang :   
    Quote Nguyên văn bởi Bạch Hồng Ngọc Xem bài viết
    Chẳng hiểu nữ sỹ Điểm chọn là gì nhưng Bạch mỗ nghĩ:
    - Nếu chọn mãng cầu: có nghĩa là mãng cầu = mong cầu mà cái gì cũng chỉ ngồi cầu, không tự lực cánh sinh được, sẽ đứng vào thế thụ động, cứ như vậy thì nó làm cho nhục chí tiến thủ...
    - Nếu chọn dừa: có nghĩa là dừa = thừa, nếu cái gì cũng thừa thại dễ nảy sinh ra hư đốn, coi trời bằng vung, dễ khinh người, hay làm cao, nhiều khi thừa của sống xa hoa, và ăn lắm thì bội thực mà chết..
    - Nếu chọn xoài: có nghĩa là xoài = xài, không làm mà cứ xài thì lấy đâu ra, xài lắm thì túng thiếu( miệng ăn núi lở) dễ sinh ra hư đốn, trộm cắp..
    - Theo Bạch mỗ nghĩ sẽ chọn đu đủ: nghĩa là chỉ cần đủ ăn đủ tiêu đủ sống làm vừa đủ, sống chân tình, thật thà chất phác tích phúc tích đức thì không cần cầu mà mọi may mắn trong cuộc sống vẫn cứ đến với chúng ta, không cần thừa nhiều của cải làm gì, con cái dễ sinh hư, không chịu làm, không cần ăn xài quá mức nhiều khi khổ vì xài.

    * Nếu cho Bạch mỗ chọn thì sẽ chọn đu đủ

    Cách chọn của bác Bạch và của bạn DA bên website bạn có sức thuyết phục cao về biện chứng.

  • #17
    Thao Thuc
    Guest
    Hiện Đang :   
    TT sẽ giải câu đố này vào 5-5-12.

  • #18
    Thao Thuc
    Guest
    Hiện Đang :   
    Mời quý thi hữu đón đọc đáp án chiều nay.

  • #19
    Thao Thuc
    Guest
    Hiện Đang :   
    Giải đáp của bạn NX bên Website bạn:

    Khi lựa chọn một trong 4 loại trái cây thì điều cần quan tâm trước tiên là tiêu chí chọn lựa. Hai bạn LTLT và DA đưa ra hai đáp án khác nhau và đều có lý vì các bạn đi sâu vào phân tích nghĩa của từ ngữ mà người đời đặt cho nó những tên gọi khác nhau. Tên gọi chỉ mang ý nghĩa nhận biết một cách tương đối. Tên thì mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, đôi khi mỗi vùng miền đều có tên gọi khác nhau.

    Vậy giá trị thực tế khi lựa chọn ở đâu? Theo NX thì ở chính giá trị thực của nó. Giá trị thực của nó chính là giá trị sử dụng mà giá trị sử dụng lại tuỳ thuộc vào tình huống, ngữ cảnh đồng thời cũng phụ thuộc vào số lượng.

    Nếu chọn Mãng Cầu thì MC thích hp cho trường hợp giải khát, chứ không thể dùng chống đói. MC là loài chống chịu sâu bệnh kém, cũng là loài trái cây không cho năng suất cao (trừ ghép với Bình Bát, nhưng ghép thì dở lắm). Như vậy, nếu với mục đích làm kinh tế hay chống đói thì MC không là lựa chọn tốt.

    Chọn ĐU ĐỦ thì có thể ăn đỡ đói và cái tên ĐĐ gắn liền với nó có thể xem như là ĐỦ về số lượng như bạn DA đã lựa chon. Tuy nhiên, cũng vấp phải lập luận phản biện rất thuyết phục của bạn LTLT. Ngoài ra, Đu Đủ là loài cây không chịu nước, nếu chọn trồng ở vùng đất thấp và mưa nhiều thì không ổn.

    Xoài cũng là một loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng và có giá trị kinh tế, nhưng nó cũng không dùng thay lương thực để chống đói vì ăn nhiều dễ bị tiêu chảy, cũng như một vài tác dụng phụ khác. Chưa bàn đến Xoài mà cô giáo đưa ra là ngọt hay chua. Nếu chua thì khỏi nói... Xoài cũng là loài cây có mùa vụ đồng thời phụ thuộc thời tiết, địa hình. Nếu chọn Xoài trồng cho vùng đất phía Bắc VN hay các vùng ôn đới, hàn đới thì thất thu to. Chọn Xoài để chống đói thì hẳn là không rội Chẳng thấy phái đoàn nào từ Nam Bộ ra ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt mà mang theo Xoài cả.

    Thế còn DỪA. Dừa là loài cây dễ trồng và thích nghi rộng phù hợp với nhiều vùng miền lại có rất nhiều công dụng. Chúng ta có thể dùng nước dừa để uống, cơm dừa để ăn, nước cốt dừa để làm bánh, sản xuất kẹo đặc sản từ dừa. Thân dừa có thể bắc cầu, làm ván lót sàn ở nông thôn. Lá dừa có thể dùng lợp mái, đan lát, nấu bếp. Xơ dừa dùng làm phân bón, bện dây, đan lát thành các vật dụng. Gáo dừa dùng múc nước, làm than hoạt tính, chế tác thành các sản phẩm mỹ nghệ, các loại nhạc cụ, dụng cụ biểu diễn nghệ thuật dận tộc... Khi phát âm, người Nam Bộ gọi DỪA
    giống như VỪA...

    NX cũng ủng hộ cho phương án chọn DỪA của bạn LTLT.

  • #20
    Thao Thuc
    Guest
    Hiện Đang :   

    Đáp Án 104/

    Giai Thoại Đoàn Thị Điểm - Trái Cây

    Cô hiệu trưởng thử trí thông minh cả trường:
    _ Nếu chỉ được lựa một trong bốn loại trái, mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, các em chọn loại nào và tại sao ?
    Trò Điểm đã được khen giỏi nhất trường.
    Nhờ bạn giải thích tài nữ sĩ Điểm.

    TTST104/1314

    ĐÁP ÁN:

    Ái quả: (dt) Sự ràng buộc, lòng phiền não do hậu quả cuả lòng ưa thích, đam mê và ham muốn.
    Theo định nghĩa trên, nếu chọn bất cứ trái nào cũng bị rơi vào tình trạng ái quả.
    Đó là lý do nữ sĩ Điểm không chọn trái nào cả.

  • + Trả lời chủ đề
    Trang 2/3 ĐầuĐầu 1 2 3 CuốiCuối

    Quyền viết bài

    • Bạn không thể gửi chủ đề mới
    • Bạn không thể gửi trả lời
    • Bạn không thể gửi file đính kèm
    • Bạn không thể sửa bài viết của mình