+ Trả lời chủ đề
Trang 3/4 ĐầuĐầu 1 2 3 4 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 21 tới 30 của 40

Chủ đề: Chuyện cười đố vui

  1. #21
    Avatar của thugiangvu
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thugiangvu đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : Xứ Càna

    Bài gửi : 6.684
    Thanks
    52.571
    Thanked 40.105 Times in 6.497 Posts
    Blog Entries
    1
    Quote Nguyên văn bởi giocaonguyen Xem bài viết
    Ui vui quá ! cho giócaonguyen tham gia với nhá .


    Giócaonguyen ra câu đố nè .

    Bốn cẳng hai chân , cái đó trên lưng , cái kia dưới bụng .
    Xin hỏi đó là hình ảnh gì ???


    giócaonguyen
    Mèn ui....thấy các anh các chị vui quá Tg cũng mon men vào....té ra chẳng hiểu mô tê gì ráo trọi , thôi đành ngồi bó gối chờ giảng giải, .
    Anh phải gió....ý chít anh Gió Cao nguyên có thể nói nhỏ cho Tg biết truóc được không ?>
    thân chúc tất cả các bạn an vui luôn.

  2. 10 Thành viên dưới đây cảm ơn thugiangvu vì bài viết hữu ích này


  3. #22
    Hoàng Thị
    Guest
    Hiện Đang :   
    Quote Nguyên văn bởi Quốc Quyền Xem bài viết

    KHÓ HIỂU QUÁ!


    Bài toán vì sao giải thế này
    Mình đây suy nghĩ hết nguyên ngày
    Táo Đồng giải thích giùm cho với
    Nhận được tin này mong báo ngay

    Quốc Quyền
    MienDong trả lời đúng rồi QuocQuyen .

    Nếu ta gọi x là nam và y la nữ .
    theo đề bài ta có hệ phương trình :

    y - x/2 = 7 -------> 2y - x = 14 ------------> -x + 2y = 14 ........ (1)
    x - y/2 =4 -------->2x - y = 8 --------------> 2x - y = 8 ........ (2)

    giải hệ phương trình này ta có x= 10 và y =12

    Hoàng Thị

  • 7 Thành viên dưới đây cảm ơn Hoàng Thị vì bài viết hữu ích này


  • #23
    Avatar của Quốc Quyền
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    Quốc Quyền đang ẩn
    Tham gia ngày : Jun 2011
    Đến từ : TP:HCM

    Bài gửi : 3.692
    Thanks
    13.214
    Thanked 15.619 Times in 3.424 Posts
    Blog Entries
    11
    Quote Nguyên văn bởi Hoàng Thị Xem bài viết
    MienDong trả lời đúng rồi QuocQuyen .

    Nếu ta gọi x là nam và y la nữ .
    theo đề bài ta có hệ phương trình :

    y - x/2 = 7 -------> 2y - x = 14 ------------> -x + 2y = 14 ........ (1)
    x - y/2 =4 -------->2x - y = 8 --------------> 2x - y = 8 ........ (2)

    giải hệ phương trình này ta có x= 10 và y =12

    Hoàng Thị
    Có một ý phản biện như dưới đây thì người ra câu đố sẽ trả lời ra sao?Rất mong được trả lời.Thân mến!

    Thật tình đọc bài toán và xem cách giải của cả cộng đồng mạng giải mà buồn. Bài toán xuất phát từ “Ông giáo già” mê thơ. Lý do xuất phát từ cái đáp án cũng bằng thơ “Hệ phương trình” của ông. Bài thơ hay, nhưng giải thì sai cơ bản, có lẽ người thấy thì không nói, mà người nói lại copy y nguyên cách giải của ông ! Để khỏi sai lầm dây chuyền và sức lan truyền khủng khiếp của cộng đồng mạng, tui xin mạn phép phân tích bài toán.
    Một thiếp hai chàng dư bảy thiếp. Rõ ràng thiếp chàng ở đây có con số cụ thể (1 thiếp, 2 chàng, 7 thiếp) chứ không phải là chưa biết. Nên đơn giản nó chỉ là 1 phép cộng:
    1 thiếp + 7 thiếp = 8 thiếp. và 2 chàng. (Câu đầu)
    Còn theo cách giải của ông: là gọi X là thiếp, Y là chàng và có phương trình X - 7 = Y/2. Thì thử hỏi phương trình này đâu ra ? Nếu muốn có phương trình này thì câu đề phải là: Số chàng gấp đôi nàng thiếu bảy hoặc Số nàng bằng một nửa chàng dư bảy. Khi đó ta mới áp dụng được phương trình trên (cho 2 vế bằng nhau). Là vì lúc này chưa rõ chàng và nàng là bao nhiêu và có muốn quan hệ với nhau khi đó ta mới lập được phương trình (có dấu bằng và ẩn số).
    Tương tự cho câu 2: Một chàng hai thiếp bốn chàng không. Rõ ràng chàng và nàng ở đây cũng có số cụ thể (1 chàng, 2 thiếp, 4 chàng) chứ cũng không phải chưa biết. Nên cũng đơn giản là 1 phép cộng:

    1 chàng + 4 chàng = 5 chàng và 2 thiếp.
    Như vậy cả 2 câu là: 2 chàng + 5 chàng = 7 chàng. 8 thiếp + 2 thiếp = 10 thiếp.
    Còn theo cách giải của ông: Y - 4 = X/2 . Nếu muốn có phương trình này thì ít nhất phải diễn tả được: Số chàng chỉ bằng một nửa nàng dư bốn hoặc số nàng gấp đôi chàng thiếu bốn. Khi đó ta mới áp dụng được phương trình trên (cho 2 vế bằng nhau).
    Nói tóm lại khi có phương trình thì phải có ẩn số. Đằng này không có ẩn số thì thật chất nó chỉ là 1 phép tính số học bình thường. Đúc kết 1 câu, nhà thơ giải toán làm rối tung vấn đề !

  • 5 Thành viên dưới đây cảm ơn Quốc Quyền vì bài viết hữu ích này


  • #24
    miendong75
    Guest
    Hiện Đang :   
    Quote Nguyên văn bởi Quốc Quyền Xem bài viết
    Có một ý phản biện như dưới đây thì người ra câu đố sẽ trả lời ra sao?Rất mong được trả lời.Thân mến!

    Thật tình đọc bài toán và xem cách giải của cả cộng đồng mạng giải mà buồn. Bài toán xuất phát từ “Ông giáo già” mê thơ. Lý do xuất phát từ cái đáp án cũng bằng thơ “Hệ phương trình” của ông. Bài thơ hay, nhưng giải thì sai cơ bản, có lẽ người thấy thì không nói, mà người nói lại copy y nguyên cách giải của ông ! Để khỏi sai lầm dây chuyền và sức lan truyền khủng khiếp của cộng đồng mạng, tui xin mạn phép phân tích bài toán.
    Một thiếp hai chàng dư bảy thiếp. Rõ ràng thiếp chàng ở đây có con số cụ thể (1 thiếp, 2 chàng, 7 thiếp) chứ không phải là chưa biết. Nên đơn giản nó chỉ là 1 phép cộng:
    1 thiếp + 7 thiếp = 8 thiếp. và 2 chàng. (Câu đầu)
    Còn theo cách giải của ông: là gọi X là thiếp, Y là chàng và có phương trình X - 7 = Y/2. Thì thử hỏi phương trình này đâu ra ? Nếu muốn có phương trình này thì câu đề phải là: Số chàng gấp đôi nàng thiếu bảy hoặc Số nàng bằng một nửa chàng dư bảy. Khi đó ta mới áp dụng được phương trình trên (cho 2 vế bằng nhau). Là vì lúc này chưa rõ chàng và nàng là bao nhiêu và có muốn quan hệ với nhau khi đó ta mới lập được phương trình (có dấu bằng và ẩn số).
    Tương tự cho câu 2: Một chàng hai thiếp bốn chàng không. Rõ ràng chàng và nàng ở đây cũng có số cụ thể (1 chàng, 2 thiếp, 4 chàng) chứ cũng không phải chưa biết. Nên cũng đơn giản là 1 phép cộng:

    1 chàng + 4 chàng = 5 chàng và 2 thiếp.
    Như vậy cả 2 câu là: 2 chàng + 5 chàng = 7 chàng. 8 thiếp + 2 thiếp = 10 thiếp.
    Còn theo cách giải của ông: Y - 4 = X/2 . Nếu muốn có phương trình này thì ít nhất phải diễn tả được: Số chàng chỉ bằng một nửa nàng dư bốn hoặc số nàng gấp đôi chàng thiếu bốn. Khi đó ta mới áp dụng được phương trình trên (cho 2 vế bằng nhau).
    Nói tóm lại khi có phương trình thì phải có ẩn số. Đằng này không có ẩn số thì thật chất nó chỉ là 1 phép tính số học bình thường. Đúc kết 1 câu, nhà thơ giải toán làm rối tung vấn đề !
    Hoan hô thông tin của Quốc Quyền!
    Thực ra bài toán trên là một bài toán vui cổ đã có từ rất lâu rồi. Và nghiễm nhiên người ta công nhận đáp số 10 chàng 12 thiếp là đúng. Chỉ đến gần đây với sự phát triển vượt bậc của khoa học, trong đó có toán học, mới có người để ý đến để phản biện lời giải.
    Người viết phản biện trên là một người giỏi toán (nhất là toán logic). Tác giả đã rất tỉnh táo để không bị cơn lốc "số đông" cuốn đi. Theo cách nhìn ấy lời giải của bài toán sẽ là:

    Bài toán làm bằng thơ:

    Thanh niên thanh nữ tắm bên sông,
    Bạn hãy tính xem mấy vợ chồng?
    Một thiếp hai chàng dư bảy thiếp, = 1 vợ + 2 chồng, 7 cô độc thân (1)
    Một chàng hai thiếp bốn chàng không. = 1 chồng + 2 vợ, 4 anh độc thân (2)
    Nghe tin bạn học bên trường ấy,
    Mấy chàng mấy thiếp tính cho thông?

    Xin hỏi có mấy chàng mấy thiếp ?

    Lời giải:

    Số thiếp là:

    1 (vợ) + 2 (vợ chung) + 7 (độc thân) = 10 (thiếp)

    Số chàng là:

    2 (chồng chung) + 1 (chồng) + 4 (độc thân) = 7 (chàng)

    Đáp số;

    10 thiếp, trong đó có 3 thiếp đã làm vợ
    7 chàng, trong đó có 3 chàng đã làm chồng
    Có 2 bộ vợ chồng (không phải cặp vợ chồng)


    Bài toán chả khó gì, nếu hiểu theo hướng này thì ai cũng làm được, khi đã biết học qua lớp 1 (Cộng trừ trong pham vi 10). Thế mà ...

    Đôi khi trong cuộc sống sự việc giản đơn mà ta cứ làm rối tinh lên ...

    PMĐ

    Được biết còn có đáp số khác nữa cơ
  • Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  • 8 Thành viên dưới đây cảm ơn miendong75 vì bài viết hữu ích này


  • #25
    Avatar của Quốc Quyền
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    Quốc Quyền đang ẩn
    Tham gia ngày : Jun 2011
    Đến từ : TP:HCM

    Bài gửi : 3.692
    Thanks
    13.214
    Thanked 15.619 Times in 3.424 Posts
    Blog Entries
    11
    Cảm ơn MĐ đã quan tâm đến dư luận trên,ý kiến phản biện kia Quốc Quyền gặp ở trang dưới này nè.Chúc vui nha!

    http://donghuongphuloc.com/diendan/i...?topic=4871.45

  • 7 Thành viên dưới đây cảm ơn Quốc Quyền vì bài viết hữu ích này


  • #26
    Avatar của maimo
    Điều Hành Viên & Thủ Quỹ VNTH
    Hiện Đang :    maimo đang ẩn
    Tham gia ngày : Feb 2011

    Bài gửi : 3.355
    Thanks
    38.683
    Thanked 28.498 Times in 3.402 Posts
    Blog Entries
    14
    Nguyên văn bởi maimo
    Nguyên văn bởi maimo
    Trang này vui wa, cho Maimo góp một câu đố nhé

    Bốn chân trên bốn chân
    Bốn chân chờ bốn chân
    Bốn chân lâu chẳng đến
    Buồn bốn chân bỏ đi
    Còn trơ lại bốn chân
    ST

    Xin mời các Bạn giải dùm ạ

    --------------------------------------



    Thái Bình Thi Hữu sai rồi
    Cảnh này thường ở ngay nơi góc nhà
    Thái Bình mà đoán không ra
    Các bạn giải thử... xem là cái chi ???

    Maimơ
    -------------------------------
    Chú mèo nhảy phốc lên bàn
    Nằm canh chú chuột chạy ngang để vồ
    Chờ hoài chẳng thấy chuột mô
    Mèo buồn tình quá nhảy vô góc nhà
    Để bàn trơ bốn chân ra...

    Đệ xin tham gia giải đố. Chẳng biết có đúng không. Nếu sai thì xin chị MM xá tội vong nhân.

    ----------------------------------------------------------------------------------------

    ĐÁP ÁN

    Nhà em có chú mèo xinh
    Nó ngồi trên ghế để rình chuột con
    Chờ hoài, chờ mãi mỏi mòn
    Chú buồn đi mất, chỉ còn ghế không


    Bác Hồng đoán chẳng sai nào
    Phần thưởng xin hẹn bác vào NGUYÊN TIÊU


    Bác Hồng ơi, bác đoán trúng 100% zùi bác ạ
    " Cho đi không phí
    người nhận không biết dùng mới phí mà thôi "

    http://vnthihuu.net/showthread.php?2...962#post120962

  • 7 Thành viên dưới đây cảm ơn maimo vì bài viết hữu ích này


  • #27
    Bạn Thân
    Hiện Đang :    viettu đang ẩn
    Tham gia ngày : Aug 2011

    Bài gửi : 61
    Thanks
    2.200
    Thanked 363 Times in 61 Posts
    Nguyên văn bởi giocaonguyen
    Ui vui quá ! cho giócaonguyen tham gia với nhá .


    Giócaonguyen ra câu đố nè .

    Bốn cẳng hai chân , cái đó trên lưng , cái kia dưới bụng .
    Xin hỏi đó là hình ảnh gì ???


    giócaonguyen


    Bác GIÓ ui, câu của Bác khó wá ... Bác gợi ý tí teo đi ... lính mới em cũng thích mục này lắm bác ạ

    Viet tu

  • 5 Thành viên dưới đây cảm ơn viettu vì bài viết hữu ích này


  • #28
    Avatar của Bạch Hồng Ngọc
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    Bạch Hồng Ngọc đang ẩn
    Tham gia ngày : Jul 2011

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 3.643
    Thanks
    20.553
    Thanked 19.324 Times in 3.632 Posts
    Blog Entries
    224
    TÌM NHÀ....

    Có anh chàng đèo một cô gái đi tìm nhà ...
    Đây rồi anh này
    Chàng trai ngơ ngác nhìn rồi lắc đầu- Không phải
    Tiếp tục chở cô gái đi lòng vòng khắp các phố
    Thỉnh thoảng cô gái lại nói, nhà đó kia kìa
    Chàng trai tiếp tục lắc đầu- Không phải
    Cô gái phát cáu - Không phải đó thì là đâu nữa hả anh- anh đưa em tìm nhà đó mà
    Đúng rồi . Nhưng hôm trước anh nghe người ta tất cả nhà đó sẽ đổi tên thành nhà làm việc
    Vì vào đấy chỉ có làm việc thôi.
    Nhưng anh không thấy nhà làm việc đâu?

    Hỏi họ đang tìm nhà gì?

  • 6 Thành viên dưới đây cảm ơn Bạch Hồng Ngọc vì bài viết hữu ích này


  • #29
    Bạn Thân
    Hiện Đang :    Thái Bình Thi Hữu đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 74
    Bài gửi : 101
    Thanks
    3.730
    Thanked 796 Times in 96 Posts

    Tiên lột

    TIÊN LỘT

    Một anh tiều phu vào rừng đốn củi. Là tiều phu lương thiện nên anh không đốn hạ cây. Anh chỉ lượm nhặt những cành và ngọn cây do lâm tặc bỏ lại. Mỗi buổi cũng kiếm được mươi gánh củi nặng.

    Lần này anh đi vào rừng cả buổi lại trở về tay không. Về qua cây cầu bắc qua dòng sông sâu. Anh quẳng chiếc rìu xuống sông rồi ngồi hát.

    Từ lâu thấy anh là tiều phu lương thiện nên bụt muốn giúp anh cái búa để đào được gốc cây do lâm tặc bỏ lại. Lúc này thấy anh ngồi trên cầu vui vẻ ca hát. Bụt hỏi:
    -Có chuyện gì mà anh vui vẻ vậy. Ta cho anh chiếc búa thật chắc để đào gốc cây.
    -Dạ thưa bụt tôi không lấy búa làm gì nữa.
    -Không có búa thì lấy gì mà cặt cành đào gốc cây?
    -Thưa bụt. Bây giờ trong rừng không có cành ngọn và gốc cây do lâm tặc bỏ lại nữa đâu ạ.
    -Sao? Lâm tặc chúng phá hết rừng rồi à?
    -Không phải vậy đâu ạ. Rừng bây giờ rất xanh tươi. Là người yêu rừng. Thấy rừng được bảo vệ thì không vui sao được.
    - Chắc bảo vệ rừng họ có súng thông minh đạn tự tìm đến lâm tặc mà diệt?
    -Cũng không phải vậy. Mấy anh kiểm lâm có loại súng dài một gang chỉ có tác dụng phun nước. Lâm tặc chúng không sợ đâu ạ.
    -Thế thì rừng nhờ đâu mà được bảo vệ tốt vậy
    -Rừng được bảo vệ là nhờ có tiên lột
    -Tiên lột!?
    -Vâng. Tiên lột. Ban đầu chỉ có một cô tiên lột bảo vệ rừng. Thấy làm tiên lột trở thành nổi tiếng quá. Nay mai chắc rất nhiều cô cũng đua nhau làm tiên lột bảo vệ rừng.
    -Lâm tặc chúng sợ tiên lột à?
    -Chúng không sợ.
    -Thế sao chúng lại không phá rừng.
    -Chúng ùn ùn kéo nhau vào rừng hòng cho tiên lột một bài học. Nhưng kỳ lạ lắm
    -Kỳ lạ thế nào?
    -Thằng nào vào rừng nhìn thấy tiên lột thì thằng ấy cũng bị nổ mắt liền.
    -Ta hiểu rồi. Sức mạnh của tiên lột là làm cho lâm tặc bị nổ mắt. Bị nổ mắt nên chúng không thể phá rừng được nữa. Tiên lột thật là tuyệt. Ta cũng vào rừng chiêm ngưỡng tiên lột đây.
    -Khéo mà nhìn tiên lột...bụt cũng nổ mắt đấy.


    TBTH





  • 3 Thành viên dưới đây cảm ơn Thái Bình Thi Hữu vì bài viết hữu ích này


  • #30
    Bạn Mới
    Hiện Đang :    KSN đang ẩn
    Tham gia ngày : Oct 2011

    Bài gửi : 23
    Thanks
    6
    Thanked 71 Times in 23 Posts
    Trời âm u 3 thằng mù cầm cái dù mà chạy
    Không chạy ngang, không chạy lại
    Không chạy sau , không chạy trước
    Hỏi thằng nào bị ướt???

    thời gian: 5 p
    quá 5 p , không trả lời được là IQ quá cao.
    ksn

  • 3 Thành viên dưới đây cảm ơn KSN vì bài viết hữu ích này


  • + Trả lời chủ đề
    Trang 3/4 ĐầuĐầu 1 2 3 4 CuốiCuối

    Quyền viết bài

    • Bạn không thể gửi chủ đề mới
    • Bạn không thể gửi trả lời
    • Bạn không thể gửi file đính kèm
    • Bạn không thể sửa bài viết của mình