+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 10

Chủ đề: Một cách tiếp cận mới với bài ca dao nổi tiếng

  1. #1
    Avatar của Nguyễn Thế Duyên
    Bạn Thân
    Hiện Đang :    Nguyễn Thế Duyên đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 132
    Thanks
    541
    Thanked 929 Times in 129 Posts

    Một cách tiếp cận mới với bài ca dao nổi tiếng

    Một cách tiếp cận mới với bài ca dao nổi tiếng

    Trèo lên cây bưởi hái hoa
    Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
    Nụ tầm xuân nở ra xanh ngắt
    Em lấy chồng anh tiếc lắm thay
    Ba đồng một mớ trầu cay
    Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không
    Bây giờ em đã có chồng
    Như chim vào lồng như cá mắc câu
    Cá mắc câu biết đâu mà gỡ
    Chim vào lồng biết thủa nào ra


    Trong những bài ca dao của ta đây là một bài ca dao rất đặc sắc. Nó đặc sắc bởi nhiều yếu tố và một trong những yếu tố đó là : Chủ thể của bài ca dao không được xác định. Hầu như không có bài ca dao nào có đặc điểm như vậy.Người đọc có thể hiểu đây là người con trai than thở cũng được , mà cũng có thể hiểu đây là nỗi lòng của một cô gái cũng chẳng sai. Bạn Ct.Ly đã cho chúng ta cảm nhận bài thơ theo hướng một người con gái. Hôm nay, tôi mời các bạn cảm nhận bài thơ này theo hướng ngược lại ,tâm sự của một chàng trai
    Ba câu thơ đầu, thoáng đọc tưởng như không có liên quan gì lắm đến cả bài nó gần như một câu dẫn truyện. Nhưng chỉ cần lưu ý một chút, bạn sẽ thấy không phải như vậy. Bưởi là loại cây trồng trong vườn. Cà là loài cây trồng ngoài ruộng. Từ trèo lên cây bưởi đến bước xuống vườn cà nó đã chỉ ra một không gian rộng lớn. Chàng trai đã đi khắp nơi để tìm hạnh phúc cho mình.( Tôi lưu ý các bạn mặc dù bài thơ viết “vườn cà” nhưng đây chỉ là cách nói quen miệng của các cụ ngày xưa.).Chàng đã đi khắp nơi nhưng không tìm thấy bởi vì nếu chàng tìm thấy rồi thì làm gì còn câu “Tiếc lắm thay” ở dưới để cho chúng ta thưởng thức bài thơ.
    Hoa bưởi nở vào đầu hạ. Tầm xuân nở vào cuối xuân. Chàng trai đã di từ mùa này sang mùa khác để tìm một nửa của mình. Thật là tài tình! Chỉ với hai loại hoa, ba loại cây tác giả đã cho chúng ta thấy cả không gian, cả thời gian và thông qua không gian, thời gian ấy chỉ cho ta thấy lòng khát khao hạnh phúc lứa đôi của con người.Chàng đi, đi mãi cho đến một hôm chàng nghe thấy tiếng pháo nổ và chàng sững sờ thấy cô gái nhà bên đi lấy chồng. Chắc chắn rằng chàng phải quen biết cô gái này lắm vì chẳng ai lại “Tiếc lắm thay” với một cô gái mà mình không quen biết. Và cô gái này rất trẻ. Nàng như một nụ tầm xuân vừa hé những cánh hoa đầu tiên.Các bạn nên nhớ, hoa tầm xuân có mầu hồng nhạt. Vậy tại sao nhà thơ lại viết
    “Nụ tầm xuân nở ra xanh ngắt”?Câu thơ sai chăng? Có một dị bản nữa chăng? Không ! Câu thơ không sai và không có một dị bản nào cả. Khi cảm thụ một bài thơ, chúng ta hãy để cho tâm hồn bay bổng, hãy để cho sức liên tưởng của chúng ta tung hoành. Để lí giải câu này chúng ta hãy đặt ra giả thiết : Câu thơ viết sai. Vậy câu đúng của nó sẽ phải là
    Nụ tầm xuân nở ra thơm ngát
    Em lấy chồng anh tiếc lắm thay
    Câu thơ vẫn chỉnh nhưng vô vị vì chẳng còn gì để chúng ta tham gia vào câu thơ ấy nữa. Tôi thích câu nguyên bản hơn vì với câu đó sức liên tưởng của ta tha hồ vùng vẫy. Lấy chồng! Tất nhiên là hoa nở rồi.Trong con mắt chàng trai, cô gái mà ngày nào chàng cũng gặp,cứ tưởng như vẫn còn là trẻ con, vẫn còn là “ nụ tầm xuân xanh ngắt” Thế mà! Viết đến đây tôi lại sực nhớ đến một câu của một nhà văn Nga “các thiếu nữ lớn nhanh như cỏ dại” trên miếng đất mới hôm qua ta còn chưa thấy gì thế mà chỉ qua một đêm cỏ đã mọc. Nếu liên tưởng như vậy câu thơ trở nên hợp lí và hay hơn biết bao nhiêu.
    Câu thơ đang từ lục bát, với nhịp điệu mượt mà bỗng đột ngột chuyển thành bẩy chữ. Nhịp điệu của bài thơ hơi khựng lại một chút diễn tả đúng tâm trạng hụt hẫng của chàng trai một cách rất tài tình. Chữ “ngắt” cuối cùng của câu này là thanh trắc , sắc và nhọn như khứa vào lòng người đọc một nỗi đau mà chính tác giả của bài thơ muốn truyền đạt.Các bạn nên lưu ý, đây không phải là bài thơ viết theo thể song thất lục bát .Bởi bì sau hai câu bẩy chữ này là bốn câu lục bát. Sự chuyển thể hai câu này là tự thân tình cảm của bài thơ đòi hỏi và qua đấy ta thấy được tác giả rất chắc tay trong cách gieo vần
    Ba đồng một mớ trầu cay
    Sao anh không hỏi những ngày còn không
    Bây giờ em đã có chồng
    Như chim vào lồng như cá mắc câu
    Bây giờ khi cô gái đi lấy chồng rồi, chàng trai bắt đầu tiếc nuối. Để diễn tả những tâm trạng triền miên ,kéo dài không có thể thơ nào diễn tả tốt hơn lục bát. Vì vậy bài thơ nhanh chóng chuyển từ bẩy chữ sang thể lục bát, nhịp điệu câu thơ chậm, mượt diễn tả đúng tâm trạng tiếc nuối của chàng trai. Chàng tiếc nuối tự trách mình. Ôi ta thật ngu ngốc phải đi tìm tận đâu. Nàng ở ngay trước mặt ta sao ta không thấy?và rồi một hi vọng ,bỗng lóe lên và câu thơ cũng chợt vấp như cái hi vọng vừa lóe lên đó. Ba câu đang mượt mà thì câu thứ tư đột ngột bị cắt làm hai .Chúng ta có thể diễn tả câu này theo lối thơ mới
    Như chim vào lồng
    Như cá mắc câu
    Xin các bạn chú ý đến từ “Mắc”. Mắc câu chứ không phải là cắn câu. Chàng đang tự lừa dối mình, đang tự huyễn hoặc mình. Nàng bị cha mẹ ép gả chứ nàng không yêu chồng. Nàng yêu ta. Chính từ cái hi vọng mong manh đó mới dẫn đến hai câu kết cuối cùng . Hai câu hỏi. Chàng trai tự hỏi mình và không có câu trả lời. Bài thơ bỏ lửng với hai câu hỏi cứ luẩn quẩn mãi trong hồn người đọc

    Nguyễn Thế Duyên


  2. #2
    Hoa Trúc
    Guest
    Hiện Đang :   
    Thiệt không biết phải xưng hô với tác giả của những lời phân tích trên là thế nào đây? Hoa Trúc chỉ biết chắc chắn Trúc nhỏ tuổi hơn rất nhiều nhưng vì ít tham gia diễn đàn nên Trúc không biết người là nam hay nữ nữa, ^_^

    Thật lòng mà nói đây đúng là cách tiếp cận mới, rất hay, rất sáng tạo, nhưng văn chương thì mỗi người một cách nghĩ, cách nhìn, riêng Trúc thì Trúc không muốn hiểu theo cách này cho lắm.

    Chàng trai đã đi tìm mối lương duyên của mình đến cuối đất cùng trời, tìm từ buổi hạ tàn rồi ngày xuân nở, cuối cùng mới nhận ra một nữa kia ở cạnh bên mình, nhận ra đã muộn vì nàng đã voan trắng lụa hồng sang bến khác. Nếu thật là thế thì suy cho cùng đó chỉ là tình yêu phút chốc, đó chỉ là chợt nhiên cảm động, có bẽ bàng thật, có buồn đau thật nhưng sao mà nó giống với tình yêu của tuổi trẻ ngày nay quá, sống cho vội, nhìn cho xa để rồi khi nhận ra nữa kia đã quá muộn rồi. Trước giờ, Trúc thích bài ca dao này, vì hình ảnh của anh chàng si tình cơ. Anh đã yêu, yêu trong thầm lặng, yêu diết da mà chẳng dám ngõ một lời.

    Trèo lên cây bưỡi hái hoa
    Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân

    Cái nét khờ khờ của anh chàng trèo lên cây bưỡi rồi lại bước xuống vườn cà, nó cũng giống như cái anh chàng: Đưa tay anh bứt cọng ngò, thương em đứt ruột giả đò ngó lơ. Nàng ở cạnh bên thôi mà lời yêu không dám tỏ, chàng đợi chờ cùng năm tháng, si tình đến thành khờ khạo, để rồi:
    Em có chồng rồi em tiếc lắm thay
    Theo ý Trúc, nếu một cái gì đó mình chợt thấy, chứ trước giờ không cố tâm lưu giữ, không cố tâm đuổi bắt, chỉ là mới nhận ra thôi thì khi mất đi không đủ để chàng trai phải thốt lên lời "tiếc lắm thay" ấy đâu. Nhưng vì đó là cô gái mà chàng đã yêu, yêu từ lâu lắm, từ khi nàng mới là nụ tầm xuân non xanh chớm hé cho đến cái ngày mà nàng cất bước vu quy, một mối tình lặng câm chưa kịp bắt đầu đã bẽ bàng kết thúc, nên chàng mới bật ra câu nói của con tim mình "anh tiếc lắm thay".

    Mà biết trách ai, lời yêu không tỏ, ôm mối tình câm thì đành ngậm đắng một mình, tự trách mình sao không cau trầu dạm ngỏ, để rồi phải chấp nhận một sự thật phũ phàng:
    Bây giờ em đã có chồng


    Trúc đã thích bài ca dao này, vì bài này gợi cho Trúc một mơ ước, một mơ ước rất con gái thôi, ước gì có một gã si tình mình đến thế. Nếu chỉ là yêu thì người ta sẽ tìm mọi cách để theo đuổi, còn chàng trai ấy, chàng yêu đến si tình, trong tình yêu của chàng còn có cả sự trân trọng, ngưỡng vọng, thần tượng nên cứ phải ngập ngừng lời yêu. Để rồi tình câm một khối nhìn nàng cất bước vu quy. Nó khác xa với cách yêu nhau của nam nữ ngày nay, làm gì có tháng năm ngại ngùng lời yêu chẳng tỏ. Thế giới hiện đại làm con người cũng hiện đại theo, bữa đầu gặp mặt bữa sau hẹn hò, bữa kế tỏ tình, nhất cự li nhì tốc độ không thôi sợ người khác cướp mất. Nên nhìn lại chút gì xưa cũ, nét lúng túng, khờ khạo của chàng trai trèo lên cây bưởi, bước xuống vườn cà cứ tin trong tâm trí Trúc, cứ làm cho Trúc phải ước ao....
    Lần sửa cuối bởi Hoa Trúc; 12-07-2011 lúc 06:21 PM

  • 13 Thành viên dưới đây cảm ơn Hoa Trúc vì bài viết hữu ích này


  • #3
    Avatar của Nguyễn Thế Duyên
    Bạn Thân
    Hiện Đang :    Nguyễn Thế Duyên đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 132
    Thanks
    541
    Thanked 929 Times in 129 Posts
    Ô bạn Hoa Trúc. Cách tiếp cận bài thơ này của bạn hay lắm.Rất mới và sáng tạo. Tôi nói rồi không có cách tiếp cận nào là sai cả ta có thể tiếp cận bài thơ theo nhiều góc độ khác nhau mà. Sao bạn không viết hẳn một bài bình nhỉ? Tôi chờ bài bình của bạn đấy

  • 9 Thành viên dưới đây cảm ơn Nguyễn Thế Duyên vì bài viết hữu ích này


  • #4
    Avatar của Nguyễn Hải Yến
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    Nguyễn Hải Yến đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 2.885
    Thanks
    11.056
    Thanked 12.634 Times in 3.067 Posts
    Blog Entries
    2
    Thích xem bài viết bạn ơi
    Khuya rồi chữ nhỏ làm tôi mắt nhòe

    Hi mong bạn Nguyễn Thế Duyên lần sau viết cho cở chữ to lên một chút , vì bài hay chữ viết lại cỡ nhỏ mà bài dài HY mắt kém nên đề nghị vậy nếu không phải HY mong NTD rộng lòng bỏ qua ,hhihihihi

    Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp
    Quê nhà một góc nhớ mênh mông

    Nguyễn Hải Yến .


  • 4 Thành viên dưới đây cảm ơn Nguyễn Hải Yến vì bài viết hữu ích này


  • #5
    Avatar của Nguyễn Hải Yến
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    Nguyễn Hải Yến đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 2.885
    Thanks
    11.056
    Thanked 12.634 Times in 3.067 Posts
    Blog Entries
    2


    Trèo lên cây bưởi hái hoa
    Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
    Nụ tầm xuân nở ra xanh ngắt
    Em lấy chồng anh tiếc lắm thay
    Ba đồng một mớ trầu cay
    Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không
    Bây giờ em đã có chồng
    Như chim vào lồng như cá mắc câu
    Cá mắc câu biết đâu mà gỡ
    Chim vào lồng biết thủa nào ra


    Trong những bài ca dao của ta đây là một bài ca dao rất đặc sắc. Nó đặc sắc bởi nhiều yếu tố và một trong những yếu tố đó là : Chủ thể của bài ca dao không được xác định. Hầu như không có bài ca dao nào có đặc điểm như vậy.Người đọc có thể hiểu đây là người con trai than thở cũng được , mà cũng có thể hiểu đây là nỗi lòng của một cô gái cũng chẳng sai. Bạn Ct.Ly đã cho chúng ta cảm nhận bài thơ theo hướng một người con gái. Hôm nay, tôi mời các bạn cảm nhận bài thơ này theo hướng ngược lại ,tâm sự của một chàng trai

    Ba câu thơ đầu, thoáng đọc tưởng như không có liên quan gì lắm đến cả bài nó gần như một câu dẫn truyện. Nhưng chỉ cần lưu ý một chút, bạn sẽ thấy không phải như vậy. Bưởi là loại cây trồng trong vườn. Cà là loài cây trồng ngoài ruộng. Từ trèo lên cây bưởi đến bước xuống vườn cà nó đã chỉ ra một không gian rộng lớn. Chàng trai đã đi khắp nơi để tìm hạnh phúc cho mình.( Tôi lưu ý các bạn mặc dù bài thơ viết “vườn cà” nhưng đây chỉ là cách nói quen miệng của các cụ ngày xưa.).Chàng đã đi khắp nơi nhưng không tìm thấy bởi vì nếu chàng tìm thấy rồi thì làm gì còn câu “Tiếc lắm thay” ở dưới để cho chúng ta thưởng thức bài thơ.
    Hoa bưởi nở vào đầu hạ. Tầm xuân nở vào cuối xuân. Chàng trai đã di từ mùa này sang mùa khác để tìm một nửa của mình. Thật là tài tình! Chỉ với hai loại hoa, ba loại cây tác giả đã cho chúng ta thấy cả không gian, cả thời gian và thông qua không gian, thời gian ấy chỉ cho ta thấy lòng khát khao hạnh phúc lứa đôi của con người.Chàng đi, đi mãi cho đến một hôm chàng nghe thấy tiếng pháo nổ và chàng sững sờ thấy cô gái nhà bên đi lấy chồng. Chắc chắn rằng chàng phải quen biết cô gái này lắm vì chẳng ai lại “Tiếc lắm thay” với một cô gái mà mình không quen biết. Và cô gái này rất trẻ. Nàng như một nụ tầm xuân vừa hé những cánh hoa đầu tiên.Các bạn nên nhớ, hoa tầm xuân có mầu hồng nhạt. Vậy tại sao nhà thơ lại viết
    “Nụ tầm xuân nở ra xanh ngắt”?Câu thơ sai chăng? Có một dị bản nữa chăng? Không ! Câu thơ không sai và không có một dị bản nào cả. Khi cảm thụ một bài thơ, chúng ta hãy để cho tâm hồn bay bổng, hãy để cho sức liên tưởng của chúng ta tung hoành. Để lí giải câu này chúng ta hãy đặt ra giả thiết : Câu thơ viết sai. Vậy câu đúng của nó sẽ phải là
    Nụ tầm xuân nở ra thơm ngát
    Em lấy chồng anh tiếc lắm thay
    Câu thơ vẫn chỉnh nhưng vô vị vì chẳng còn gì để chúng ta tham gia vào câu thơ ấy nữa. Tôi thích câu nguyên bản hơn vì với câu đó sức liên tưởng của ta tha hồ vùng vẫy. Lấy chồng! Tất nhiên là hoa nở rồi.Trong con mắt chàng trai, cô gái mà ngày nào chàng cũng gặp,cứ tưởng như vẫn còn là trẻ con, vẫn còn là “ nụ tầm xuân xanh ngắt” Thế mà! Viết đến đây tôi lại sực nhớ đến một câu của một nhà văn Nga “các thiếu nữ lớn nhanh như cỏ dại” trên miếng đất mới hôm qua ta còn chưa thấy gì thế mà chỉ qua một đêm cỏ đã mọc. Nếu liên tưởng như vậy câu thơ trở nên hợp lí và hay hơn biết bao nhiêu.
    Câu thơ đang từ lục bát, với nhịp điệu mượt mà bỗng đột ngột chuyển thành bẩy chữ. Nhịp điệu của bài thơ hơi khựng lại một chút diễn tả đúng tâm trạng hụt hẫng của chàng trai một cách rất tài tình. Chữ “ngắt” cuối cùng của câu này là thanh trắc , sắc và nhọn như khứa vào lòng người đọc một nỗi đau mà chính tác giả của bài thơ muốn truyền đạt.Các bạn nên lưu ý, đây không phải là bài thơ viết theo thể song thất lục bát .Bởi bì sau hai câu bẩy chữ này là bốn câu lục bát. Sự chuyển thể hai câu này là tự thân tình cảm của bài thơ đòi hỏi và qua đấy ta thấy được tác giả rất chắc tay trong cách gieo vần
    Ba đồng một mớ trầu cay
    Sao anh không hỏi những ngày còn không
    Bây giờ em đã có chồng
    Như chim vào lồng như cá mắc câu
    Bây giờ khi cô gái đi lấy chồng rồi, chàng trai bắt đầu tiếc nuối. Để diễn tả những tâm trạng triền miên ,kéo dài không có thể thơ nào diễn tả tốt hơn lục bát. Vì vậy bài thơ nhanh chóng chuyển từ bẩy chữ sang thể lục bát, nhịp điệu câu thơ chậm, mượt diễn tả đúng tâm trạng tiếc nuối của chàng trai. Chàng tiếc nuối tự trách mình. Ôi ta thật ngu ngốc phải đi tìm tận đâu. Nàng ở ngay trước mặt ta sao ta không thấy?và rồi một hi vọng ,bỗng lóe lên và câu thơ cũng chợt vấp như cái hi vọng vừa lóe lên đó. Ba câu đang mượt mà thì câu thứ tư đột ngột bị cắt làm hai .Chúng ta có thể diễn tả câu này theo lối thơ mới
    Như chim vào lồng
    Như cá mắc câu
    Xin các bạn chú ý đến từ “Mắc”. Mắc câu chứ không phải là cắn câu. Chàng đang tự lừa dối mình, đang tự huyễn hoặc mình. Nàng bị cha mẹ ép gả chứ nàng không yêu chồng. Nàng yêu ta. Chính từ cái hi vọng mong manh đó mới dẫn đến hai câu kết cuối cùng . Hai câu hỏi. Chàng trai tự hỏi mình và không có câu trả lời. Bài thơ bỏ lửng với hai câu hỏi cứ luẩn quẩn mãi trong hồn người đọc

    Nguyễn Thế Duyên
    Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp
    Quê nhà một góc nhớ mênh mông

    Nguyễn Hải Yến .


  • 4 Thành viên dưới đây cảm ơn Nguyễn Hải Yến vì bài viết hữu ích này


  • #6
    Bạn Thân
    Hiện Đang :    cao nguyên(MT) đang ẩn
    Tham gia ngày : Jul 2011

    Tuổi: 66
    Bài gửi : 48
    Thanks
    52
    Thanked 183 Times in 45 Posts
    Blog Entries
    17
    mình chẳng thấy mới cái gì cả ...chắc thế duyên ngộ nhận rồi

  • Thành viên dưới đây cảm ơn cao nguyên(MT) vì bài viết hữu ích này


  • #7
    Avatar của Nguyễn Hải Yến
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    Nguyễn Hải Yến đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 2.885
    Thanks
    11.056
    Thanked 12.634 Times in 3.067 Posts
    Blog Entries
    2
    Quote Nguyên văn bởi cao nguyên(MT) Xem bài viết
    mình chẳng thấy mới cái gì cả ...chắc thế duyên ngộ nhận rồi
    Hi hi hải Yến chỉ cho chữ to lên để HY đọc thôi mừ ai dám thêm bớt gì đâu mà mới với củ
    Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp
    Quê nhà một góc nhớ mênh mông

    Nguyễn Hải Yến .


  • #8
    Avatar của Nguyễn Thế Duyên
    Bạn Thân
    Hiện Đang :    Nguyễn Thế Duyên đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 132
    Thanks
    541
    Thanked 929 Times in 129 Posts
    Tôi không ngộ nhận về cách cảm thụ bài thơ của bạn Hoa trúc đâu bạn cao nguyên ạ. Cách cảm thụ bài thơ này có hai cach
    1 là tâm sự của cô gái
    2 là tâm sự của chàng trai
    Ở đây bạn hoa trúc đồng quan điểm với tôi đây là tâm sự của một chàng trai nhưng khác tôi ở chỗ góc tiếp cận của tôi là chàng trai chưa từng yêu cô gái chỉ khi cô gái đi lấy chồng thì chàng mới chợt thấy tiếc. Với cách tiếp cận này thì tôi có thể lý giải đuộc câu khó hiểu nhất của bài thơ "Nụ tầm xuân nở ra xanh ngắt"
    Nhưng bạn Hoa trúc tiếp cận bài thơ theo góc độ đây là một chàng trai yêu thầm một cách mãnh liệt. Với cách tiếp cận này thì không lý giải đuộc câu thơ "Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc " nhưng lại cho ta một cảm nhận khác về tình yêu của nhưng mối tình câm lặng hay là tình yêu đơn phương đó là cái mới và lạ của cách tiếp cận của bạn hoa trúc bạn cao nguyên ạ.
    Mong bạn hoa trúc viết một bài bình theo góc độ tiếp cận này

  • 4 Thành viên dưới đây cảm ơn Nguyễn Thế Duyên vì bài viết hữu ích này


  • #9
    Hoa Trúc
    Guest
    Hiện Đang :   
    Quote Nguyên văn bởi Nguyễn Thế Duyên Xem bài viết
    Ô bạn Hoa Trúc. Cách tiếp cận bài thơ này của bạn hay lắm.Rất mới và sáng tạo. Tôi nói rồi không có cách tiếp cận nào là sai cả ta có thể tiếp cận bài thơ theo nhiều góc độ khác nhau mà. Sao bạn không viết hẳn một bài bình nhỉ? Tôi chờ bài bình của bạn đấy
    Cháu xin cảm ơn vì bác Thế Duyên đã quan tâm đến những dòng viết của cháu về bài ca dao này. Cháu không có khiếu viết văn, và càng khó hơn khi góp nhặt những ý rất vụng về để viết thành một bài bình sao cho hoàn chỉnh, thôi thì đáp lại ý bác, cho cháu viết theo cách nghĩ của cháu về bài ca dao này thôi nhé!


    Trèo lên cây bưởi hái hoa
    Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
    Nụ tầm xuân nở ra xanh ngắt
    Em lấy chồng anh tiếc lắm thay
    Ba đồng một mớ trầu cay
    Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không
    Bây giờ em đã có chồng
    Như chim vào lồng như cá mắc câu
    Cá mắc câu biết đâu mà gỡ
    Chim vào lồng biết thủa nào ra


    Bài ca dao mở ra với những hình ảnh rất đỗi thân quen, là cây bưởi, là vườn cà, là nụ tầm xuân... Nó gần gũi thân quen như cô gái mà nhân vật anh đã để dạ để tâm. Gần thì gần thế đấy, nhưng với cảm giác yêu đến si tình của chàng trai, một bước chân đến gần hơn mà cũng đành ngượng nghịu. Để rồi chỉ biết trèo lên cây bưởi, bước xuống vườn cà. Như chúng ta đã biết, là nam nhi thì đâu có màng mấy cái chuyện bắt bướm, hái hoa... nên hoa bưởi hay nụ tầm xuân đâu phải là mục đích của chàng, và hái hoa chỉ là cái cớ, cái cớ cho sự ngượng ngùng của kẻ đang yêu.
    Trong tình cảm của chàng, đó không chỉ có tình yêu nam nữ mà còn có sự trân trọng dành cho cô gái ấy, chấp nhận cùng năm chờ tháng đợi, từ mùa bưởi trỗ hoa rồi sang mùa tầm xuân ươm nụ, chàng yêu trong một mối tình câm, để rồi mối tình ấy chưa kịp bắt đầu đã bẽ bàng kết thúc. Để lại cho chàng trai một sự thật bẽ bàng


    Nụ tầm xuân nở ra xanh ngắt
    Em lấy chồng (rồi) anh tiếc lắm thay


    Có thể đó là nụ tầm xuân chàng trai hái tặng cô gái, cũng có thể là tìnhh yêu mà chàng dành cho cô, như một nụ tầm xuân mà chàng đã dùng tất cả sự si tình của con tim để mà vun bón. Thời điểm nụ tầm xuân trong tâm tưởng chàng nở hoa sẽ là lúc mối tình của chàng và nàng tròn đẹp.
    Ấy thế mà, nụ tầm xuân không phải nở ra tím biếc như tình chàng trông đợi, nó "nở ra xanh ngắt". Có thể ai đó bảo màu xanh là màu của hi vọng, vâng, đúng, nhưng đó là xanh biển, xanh mơ. Còn xanh ngắt, chữ ngắt cuối câu như một tiếng nấc của chàng trai, vì mối tình thơ theo chàng suốt thời gian qua đã đành sụp đổ. Và cái màu xanh ngắt ấy thật sự là màu sắc phũ phàng cho trái tim chàng trai

    Em lấy chồng (rồi) anh tiếc lắm thay

    Trúc không dám chắc nhưng theo trí nhớ của Trúc thì câu này có chữ "rồi", câu thơ tách thành hai nhịp, em có chồng rồi, nghe như một lời thở dài ai oán, một sự thật mà chàng phải chấp nhận và lời chua chát phải bật ra: anh tiếc lắm thay. Không chỉ là nuối tiếc thông thường, hai chữ lắm thay làm cho người đọc phải chua xót cùng chàng trai, xót xa vì bao nhiêu năm tháng yêu mà không dám ngỏ, kết quả cuối cùng chỉ còn sự nuối tiếc ngập tràn.

    Không thể trách cao xanh cũng chẳng thể trách nàng, có giận có buồn thì chàng cũng chỉ biết tự trách mình thôi:

    Ba đồng một mớ trầu cay
    Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không

    Đó ắt hẳn là nỗi day dứt vô cùng, chàng nghĩ lại "những ngày còn không" trong sự nuối tiếc khôn nguôi, sao mình chỉ biết trèo lên cây bưởi, bước xuống vườn cà để cho lời yêu đành câm nín trong suốt những ngày còn không ấy.

    Và một lần nữa chàng nhắc lại thực tại đau lòng:
    Bây giờ em đã có chồng

    Câu thơ rất rõ ràng mà nghe như đứt đoạn, nó quá thực tế, nó quá chua chát. Chàng đứt nghẹn lòng khi nghĩ về sự thật ấy, rồi trong nỗi yêu rực cháy, trong sự đau khổ của con tim, chàng lại bắt đầu lo sợ cho người chàng yêu:

    Như chim vào lồng như cá mắc câu

    Chàng sợ sệt cái tội lời yêu chẳng ngỏ của chàng không chỉ làm chàng khổ mà còn khiến nàng lâm vào cảnh cá chậu chim lồng, lấy người mình không yêu mà phải sống trọn tình chồng nghĩa vợ.
    Hai câu cuối là tiếng than bất lực của chàng trai, cá không biết đường gỡ câu, chim không bay được khỏi lồng hay đúng hơn là tim chàng thổn thúc vì chẳng thể nào giúp người chàng yêu tháo cũi sổ lồng. Sự lo lắng của chàng trai càng thấy sự si tình của chàng thật da diết, thật nồng nàn biết bao nhiêu.

    Mở đầu bài ca dao với hình ảnh của chàng si tình và kết thúc cũng lại là một nỗi day dứt cuả chàng trai ôm trọn mối tình si. Biết thuở nào ra, sợ rằng mối tình buồn của chàng mới chính là biết thuở nào ra như đoạn kết não nuột của bài ca dao.
  • Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  • 6 Thành viên dưới đây cảm ơn Hoa Trúc vì bài viết hữu ích này


  • #10
    Avatar của Tây Ninh
    Bạn Thân
    Hiện Đang :    Tây Ninh đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 53
    Bài gửi : 60
    Thanks
    1.604
    Thanked 432 Times in 60 Posts
    .
    TUYỆT VỜI

    Uyên bác Thế Duyên xứng bậc thày
    Luận bình đánh giá rõ là hay
    Học trò tuổi trẻ như Hoa Trúc
    Mà đã giỏi giang đáng nể thay!


    Tây Ninh

    Vô cùng cảm ơn Nguyễn Thế Duyên và Hoa Trúc (riêng Hoa Trúc được cảm ơn nhiều hơn... Hì hì ...)

  • 5 Thành viên dưới đây cảm ơn Tây Ninh vì bài viết hữu ích này


  • + Trả lời chủ đề

    Quyền viết bài

    • Bạn không thể gửi chủ đề mới
    • Bạn không thể gửi trả lời
    • Bạn không thể gửi file đính kèm
    • Bạn không thể sửa bài viết của mình