+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Sự giận dữ

  1. #1
    Avatar của TRẦN THỊ THANH LIÊM
    Điều Hành Viên Chính - Tr.Ban Đại Diện KVMB
    Hiện Đang :    TRẦN THỊ THANH LIÊM đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : Đại học Đại Nam Hà Nội

    Tuổi: 73
    Bài gửi : 3.829
    Thanks
    63.212
    Thanked 39.175 Times in 3.821 Posts
    Blog Entries
    6

    Sự giận dữ

    SỰ GIẬN DỮ

    ngocmiquoc@yahoo.com.vn


    Về mặt tâm lý học mà nói, ích kĩ là bản tính tự nhiên của con người, theo đó, có thể hiểu rằng, là con người, từ nguyên thủ quốc gia cho chí kẻ ăn mày ăn xin... ai cũng có thị hiếu mình không kém thua người khác, mình là quan trọng, là trung tâm điểm của mọi vấn đề, luôn luôn muốn được người khác quan tâm, chú ý... Và như vậy, một trong nhiều nguyên nhân sinh ra sự giận dữ là bắt nguồn từ tính ích kĩ và thị hiếu “bẩm sinh” ấy.
    Trong cuộc sống thường ngày, mỗi khi ai đó bị đụng chạm đến quyền lợi, lòng tự ái, xúc phạm danh dự... thì y như rằng, họ sẽ có những cử chỉ, hành động “phản pháo”...nhằm bảo vệ “cái tôi đáng ghét” của mình ngay. Chính sự “phản pháo” tức thì mang tính bột phát, thiếu suy nghĩ cân nhắc... do đó thường xẩy ra những việc làm mù quáng, liều lĩnh, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng không những cho người khác mà ngay bản thân họ cũng phải hứng chịu hậu quả xấu.
    Trong cuộc sống thường ngày đã xẩy ra biết bao điều đáng tiếc mà nguyên nhân bắt nguồn từ những sự việc vụn vặt, nhỏ nhặt; một cái nhìn đểu, một sự vô tình trong lời ăn tiếng nói... cũng có thể dẫn đến ganh ghét, oán giận, thù hận, bạn bè mất lòng nhau, tổn hại tình máu mủ ruột rà... thậm chí còn gây ra án mạng nữa. Người ta nói “Giận mất khôn” là do vậy!
    Trong cuộc sống hàng ngày, ai mà chẳng hơn một lần giận dữ. Nhưng có một điều chắc ai cũng biết, khi nóng giận người ta bị tổn hao khí lực rất nhiều, trong lòng như có lửa bốc lên phừng phừng. Mức độ giận dữ càng lớn thì ngọn lửa trong lòng bốc lên càng cao. Ngọn lửa ấy sẽ tự thiêu đốt ngay bản thân họ trước khi toan tính hại người khác! Một trong những nguyên nhân tai ác khiến nhiều người stress, đột quỵ chính là do nóng giận thái quá.
    Biết kiềm chế cơn giận dữ cũng có nghĩa là biết gìn giữ sức khoẻ, gìn giữ mạng sống của mình vậy!
    Khổng Tử nói thật chí lý, rằng: “Người đang giận dữ thì chứa đầy nọc độc”. Khi ai đó giận dữ, ác cảm với người khác, họ ăn không ngon ngủ không yên, nảy sinh giã tâm, suy nghĩ, toan tính, sắp đặt, bày mưu tính kế... trả thù đối phương. Chính lúc này khí lực của họ bị hao tổn rất lớn, ảnh hưởng không nhỏ về sức khoẻ, ấy là chưa nói đến việc họ đánh mất nhân tính, gây hậu quả nghiêm trọng cho đồng loại! “ Nọc độc” sinh ra từ lòng người, và đến lúc tự nó đầu độc chính con người sinh ra nó theo kiểu “ tự
    ta hại ta”. Người giàu tính ích kĩ thường có giã tâm, mà mỗi khi họ nổi giận dám chấp cả trời, do vậy mà thường gieo hoạ cho người khác. Nguy thay!!!
    Ở đời cái gì cũng nên có chừng có mực, thái quá, trái tự nhiên đều không tốt. Sự giận dữ của con người có thể ví như một cơn cuồng phong! Khi cơn cuồng phong nổi lên , nó có thể cuốn phăng tất cả những gì cản lại trên đường. Sự điên khùng, liều lĩnh... của con người sẽ gây ra bao tội lỗi! Nguy thay!
    Sự giận dữ đặc biệt vô cùng nguy hiểm đối với những người có vấn đề về tim mạch; mỗi khi không kiềm chế được cơn giận dữ họ khó cưỡng lại bàn tay của tử thần ngắt “đứt mạch máu não”, làm cho “ nhồi máu cơ tim”...
    Nếu người ta biết nhịn nhường, không quá quan trọng hoá “ cái tôi đáng ghét” của mình, biết kiềm chế cơn giận dữ, nhìn đời bằng trái tim nhân hậu, ôn hoà, trải lòng mình để sống chân thành, độ lượng khoan dung,... thì cuộc đời này sẽ tránh được bao tội lỗi, đau thương, bất hạnh... mà lẽ ra không đáng có.
    Epictelus nói: “Về lâu dài, mỗi cá nhân đều phái trả giá cho những tội ác của mình, người nào ghi nhớ điều này sẽ không bao giờ nổi giận với bất cứ ai, không căm giận ai, không gây thù chuốc oán với ai, không đổ lỗi cho ai, không cố trả thù ai.”
    Tính ôn hoà, điềm đạm, lòng độ lượng khoan dung,... không tự nhiên có sẵn mà cần phải được dạy dỗ, giáo dục từ lúc còn thơ ấu, khi đang được sống & lớn lên trong vòng tay yêu thương của gia đình, trường học, và được rèn luyện, tu dưỡng trên đường đời.
    Xin mượn một câu ngạn ngữ của phương tây để thay lời kết: “Kẻ không biết nổi giận là kẻ dại, người không muốn nổi giận là người khôn.”
    Và xin có bài thơ sau để khái quát lại những vấn đề đã nêu ở trên:

    GIẬN DỮ


    “Người đang giận dữ thì chứa đầy nọc độc”
    Khổng Tử

    Thiên nhiên đang giận dữ thì chứa đầy tai họa:
    Động đất, lũ lụt, bão táp phong ba...
    Huỷ hoại môi trường, sát hại sinh linh

    Người đang giận dữ thì trong lòng lửa cháy
    Giận dữ càng nhiều lửa cháy càng hăng
    Ngọn lửa ấy chẳng đốt được người ta
    Nhưng, trước tiên, tự đốt chính mình!

    “Người đang giận dữ thì chứa đầy nọc độc”
    Giận dữ càng nhiều nọc độc càng tăng
    Nọc độc ấy có thể gây tai họa cho người ta
    Nhưng, trước tiên, tự hại chính mình!

    Ôi, giận dữ!
    Tai hại thay, giận dữ!
    Người khôn ngoan thường biết kiềm chế cơn giận dữ!

    Đăng bài:

    Thanh Liêm Web: tiengtrungdainam.com

  2. 6 Thành viên dưới đây cảm ơn TRẦN THỊ THANH LIÊM vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình