+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 6 của 6

Chủ đề: CHỮ NHẪN - Bình về bức tranh chữ NHẪN

  1. #1
    Avatar của TRẦN THỊ THANH LIÊM
    Điều Hành Viên Chính - Tr.Ban Đại Diện KVMB
    Hiện Đang :    TRẦN THỊ THANH LIÊM đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : Đại học Đại Nam Hà Nội

    Tuổi: 74
    Bài gửi : 3.835
    Thanks
    63.254
    Thanked 39.240 Times in 3.826 Posts
    Blog Entries
    6

    CHỮ NHẪN - Bình về bức tranh chữ NHẪN

    http://seablogs.zenfs.com/u/UfS0qI.e...8091309350.jpg

    CHỮ NHẪN
    (Bình về bức tranh chữ NHẪN)



    Mặc dù sở thích của mỗi người khác nhau: Anh thích ăn cá, tôi thích ăn thịt, nhưng duyên phận đã cho chúng ta được ngồi ăn chung cùng một bàn ăn, để chúng ta được ăn những món mà mình thích, như thế đã là quá tốt.

    Nếu chúng ta thừa nhận sự tồn tại khách quan của sự khác biệt về phẩm chất của mỗi người, chúng ta sẽ cảm thấy rất vui vì sự khác nhau ấy. Anh có cách suy nghĩ của anh, tôi có cách suy nghĩ của tôi. Nếu như chúng ta có thể học tập lẫn nhau, cùng khoan dung độ lượng cho nhau, chúng ta sẽ trở thành những cặp đôi ăn ý.

    Bất luận hai bên có những điểm không giống nhau, tôi và anh đều có những sở trường và khuyết điểm của mình. Nếu như chúng ta biết học hỏi những cái tốt, khen ngợi những sở trường của nhau, nỗ lực sửa đổi khuyết điểm cho nhau, chỉ ra những sai phạm của người khác một cách hàm súc, khéo léo, tế nhị, giúp nhau cùng tiến bộ hơn nữa, thì thử hỏi còn có gì tốt đẹp hơn cơ chứ. Không cần phải phê bình trách cứ, cũng không cần phải bài trừ lẫn nhau, càng không cần phải hoài nghi người khác liệu họ có tật xấu hay không. Những người nào làm được điều này, thì người đó là bậc quân tử chân chính.

    Đường bao giờ cùng ngọt và muối bao giờ cũng mặn. Vị của chúng ở hai cực đối nhau, tương phản nhau. Nếu như muốn làm cho thức ăn có vị ngọt, chỉ cần thêm đường vào là được. Nhưng trên thực tế nếu chúng ta lại thêm một chút muối nữa, ngược lại, sẽ làm cho độ ngọt và mùi vị của đường đậm đà hơn. Đó là vì sự kết hợp trái ngược của hai loại gia vị mà có một dư vị mới mẻ hơn. Đây chính là cách điều chỉnh làm cho sự vật đạt đến mức tuyệt diệu của nó.

    Mọi sự vật đều có sự đối lập, đều có sự trái ngược. Có quan hệ đối lập chúng ta mới cảm nhận được cái dư vị của đường với muối khi hòa quyện với nhau như thế nào.

    Cho nên thay vì vắt óc suy nghĩ xem phải loại trừ những thứ cứ bám lấy mình như thế nào, chúng ta nên nghĩ xem làm thế nào để đón nhận và điều hòa chúng. Như thế chắc chắn sẽ cho ra đời một loại mỹ vị tuyệt vời mới và những con đường khang trang rộng rãi tự nhiên cũng sẽ mở rộng trước mắt ta.

    Bình thường mọi người đều cho rằng quan hệ giữa con người với nhau được tạo thành hay bị cắt đứt phụ thuộc vào ý chí của mỗi người, nhưng sự thực không phải như vậy. Quan hệ giữa con người với nhau không phải là do ý chí hay hy vọng của con người muốn thao túng là được, mà là do một sức mạnh còn lớn hơn cả hy vọng và ý chí của con người quyết định.

    Hiểu rõ đạo lý này, chúng ta nên trân trọng những mối quan hệ của mình, trong lòng nên luôn luôn hoài niệm về một tấm ân tình đầy cảm kích đứng trước bất kỳ sự bất công hay bất mãn nào. Đầu tiên hãy dùng thái độ khiêm tốn để nghĩ về duyên phận của mình và đối phương, sau đó hãy dùng thái độ vui vẻ, tình cảm nồng nàn đối đãi đối phương. Nếu như mỗi người đều có thể làm như vậy, tự nhiên sẽ có một sức mạnh không có gì sánh được, có thể làm cho một xã hội tối tăm trở thành một xã hội văn minh.

    Mọi người cùng dựa vào nhau mà sống và làm việc. Trên thế giới này loại người nào cũng có, vì thế chỉ có cách duy nhất là rèn luyện, bồi dưỡng cho mình có được chữ NHẪN - có được một tấm lòng khoan dung, nhẫn nại, mới có thể thích ứng được với cuộc sống trong xã hội này.

    Thanh Liêm
    http://tiengtrungdainam.com

    (Theo TS. Lê Đắc Sơn)
    Lần sửa cuối bởi TRẦN THỊ THANH LIÊM; 09-07-2012 lúc 06:42 PM


  2. #2
    Bạn Thâm Giao
    Hiện Đang :    suphagioi đang ẩn
    Tham gia ngày : Jul 2011

    Bài gửi : 274
    Thanks
    267
    Thanked 1.019 Times in 254 Posts
    chí phải, chí phải
    con người do trời sinh ra, vốn đã mang sẵn trong mình 1 mớ mâu thuẫn. bởi vậy, bình thường thì không thể tự giải quyết được mớ lủng củng này, nên cứ chìm trong rối ren, khúc mắc.
    ví dụ món thịt nướng rất thơm ngon, nhưng khi ăn thì con người không chịu ăn thịt nướng thôi, mà lại đem cái cực cay là ớt, hạt tiêu thêm vào mới chịu. cũng có khi sống yên ổn ở nhà thì không chịu, lại lăn lên rừng, vào núi thẳm, đuổi theo 1 mơ mộng, rồi nếm mật nằm gai khổ sở đủ đường, quay về thân tàn ma dại mới chịu....
    các vị thánh nhân đều có nói đến chuyện này. đức thích ca bảo người ta cứ ăn rau cỏ, sống yên lành, thì cuộc đời sẽ tốt đẹp. nhưng người ta chẳng chịu, lại cầm dao, cầm súng chĩa vào nhau. cả đức giê su cũng dạy người ta sống an ổn, ai tát ta má phải thì đưa má trái ra chohọ tát nốt, người ta chẳng nghe theo, chưa bị tát đã lăm le tát lại ầm ầm.
    con người thực là tự mình gây rối ren cho chính mình


  3. #3
    Bạn Thân
    Hiện Đang :    VIÊN QUỐC BÁU đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2013
    Đến từ : Hà Nội

    Tuổi: 79
    Bài gửi : 182
    Thanks
    2.417
    Thanked 1.976 Times in 183 Posts
    Quote Nguyên văn bởi TRẦN THỊ THANH LIÊM Xem bài viết
    http://seablogs.zenfs.com/u/UfS0qI.e...8091309350.jpg

    CHỮ NHẪN
    (Bình về bức tranh chữ NHẪN)



    Mặc dù sở thích của mỗi người khác nhau: Anh thích ăn cá, tôi thích ăn thịt, nhưng duyên phận đã cho chúng ta được ngồi ăn chung cùng một bàn ăn, để chúng ta được ăn những món mà mình thích, như thế đã là quá tốt.

    Nếu chúng ta thừa nhận sự tồn tại khách quan của sự khác biệt về phẩm chất của mỗi người, chúng ta sẽ cảm thấy rất vui vì sự khác nhau ấy. Anh có cách suy nghĩ của anh, tôi có cách suy nghĩ của tôi. Nếu như chúng ta có thể học tập lẫn nhau, cùng khoan dung độ lượng cho nhau, chúng ta sẽ trở thành những cặp đôi ăn ý.

    Bất luận hai bên có những điểm không giống nhau, tôi và anh đều có những sở trường và khuyết điểm của mình. Nếu như chúng ta biết học hỏi những cái tốt, khen ngợi những sở trường của nhau, nỗ lực sửa đổi khuyết điểm cho nhau, chỉ ra những sai phạm của người khác một cách hàm súc, khéo léo, tế nhị, giúp nhau cùng tiến bộ hơn nữa, thì thử hỏi còn có gì tốt đẹp hơn cơ chứ. Không cần phải phê bình trách cứ, cũng không cần phải bài trừ lẫn nhau, càng không cần phải hoài nghi người khác liệu họ có tật xấu hay không. Những người nào làm được điều này, thì người đó là bậc quân tử chân chính.

    Đường bao giờ cùng ngọt và muối bao giờ cũng mặn. Vị của chúng ở hai cực đối nhau, tương phản nhau. Nếu như muốn làm cho thức ăn có vị ngọt, chỉ cần thêm đường vào là được. Nhưng trên thực tế nếu chúng ta lại thêm một chút muối nữa, ngược lại, sẽ làm cho độ ngọt và mùi vị của đường đậm đà hơn. Đó là vì sự kết hợp trái ngược của hai loại gia vị mà có một dư vị mới mẻ hơn. Đây chính là cách điều chỉnh làm cho sự vật đạt đến mức tuyệt diệu của nó.

    Mọi sự vật đều có sự đối lập, đều có sự trái ngược. Có quan hệ đối lập chúng ta mới cảm nhận được cái dư vị của đường với muối khi hòa quyện với nhau như thế nào.

    Cho nên thay vì vắt óc suy nghĩ xem phải loại trừ những thứ cứ bám lấy mình như thế nào, chúng ta nên nghĩ xem làm thế nào để đón nhận và điều hòa chúng. Như thế chắc chắn sẽ cho ra đời một loại mỹ vị tuyệt vời mới và những con đường khang trang rộng rãi tự nhiên cũng sẽ mở rộng trước mắt ta.

    Bình thường mọi người đều cho rằng quan hệ giữa con người với nhau được tạo thành hay bị cắt đứt phụ thuộc vào ý chí của mỗi người, nhưng sự thực không phải như vậy. Quan hệ giữa con người với nhau không phải là do ý chí hay hy vọng của con người muốn thao túng là được, mà là do một sức mạnh còn lớn hơn cả hy vọng và ý chí của con người quyết định.

    Hiểu rõ đạo lý này, chúng ta nên trân trọng những mối quan hệ của mình, trong lòng nên luôn luôn hoài niệm về một tấm ân tình đầy cảm kích đứng trước bất kỳ sự bất công hay bất mãn nào. Đầu tiên hãy dùng thái độ khiêm tốn để nghĩ về duyên phận của mình và đối phương, sau đó hãy dùng thái độ vui vẻ, tình cảm nồng nàn đối đãi đối phương. Nếu như mỗi người đều có thể làm như vậy, tự nhiên sẽ có một sức mạnh không có gì sánh được, có thể làm cho một xã hội tối tăm trở thành một xã hội văn minh.

    Mọi người cùng dựa vào nhau mà sống và làm việc. Trên thế giới này loại người nào cũng có, vì thế chỉ có cách duy nhất là rèn luyện, bồi dưỡng cho mình có được chữ NHẪN - có được một tấm lòng khoan dung, nhẫn nại, mới có thể thích ứng được với cuộc sống trong xã hội này.

    Thanh Liêm
    http://tiengtrungdainam.com

    (Theo TS. Lê Đắc Sơn)
    Tác phẩm nên đọc nhiều lần: Hay!


  4. #4
    Bạn Thân
    Hiện Đang :    NGUYỄN VĂN LONG đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2013
    Đến từ : Hà Nội

    Tuổi: 77
    Bài gửi : 58
    Thanks
    865
    Thanked 721 Times in 58 Posts
    Blog Entries
    1
    Quote Nguyên văn bởi TRẦN THỊ THANH LIÊM Xem bài viết
    http://seablogs.zenfs.com/u/UfS0qI.e...8091309350.jpg

    CHỮ NHẪN
    (Bình về bức tranh chữ NHẪN)



    Mặc dù sở thích của mỗi người khác nhau: Anh thích ăn cá, tôi thích ăn thịt, nhưng duyên phận đã cho chúng ta được ngồi ăn chung cùng một bàn ăn, để chúng ta được ăn những món mà mình thích, như thế đã là quá tốt.

    Nếu chúng ta thừa nhận sự tồn tại khách quan của sự khác biệt về phẩm chất của mỗi người, chúng ta sẽ cảm thấy rất vui vì sự khác nhau ấy. Anh có cách suy nghĩ của anh, tôi có cách suy nghĩ của tôi. Nếu như chúng ta có thể học tập lẫn nhau, cùng khoan dung độ lượng cho nhau, chúng ta sẽ trở thành những cặp đôi ăn ý.

    Bất luận hai bên có những điểm không giống nhau, tôi và anh đều có những sở trường và khuyết điểm của mình. Nếu như chúng ta biết học hỏi những cái tốt, khen ngợi những sở trường của nhau, nỗ lực sửa đổi khuyết điểm cho nhau, chỉ ra những sai phạm của người khác một cách hàm súc, khéo léo, tế nhị, giúp nhau cùng tiến bộ hơn nữa, thì thử hỏi còn có gì tốt đẹp hơn cơ chứ. Không cần phải phê bình trách cứ, cũng không cần phải bài trừ lẫn nhau, càng không cần phải hoài nghi người khác liệu họ có tật xấu hay không. Những người nào làm được điều này, thì người đó là bậc quân tử chân chính.

    Đường bao giờ cùng ngọt và muối bao giờ cũng mặn. Vị của chúng ở hai cực đối nhau, tương phản nhau. Nếu như muốn làm cho thức ăn có vị ngọt, chỉ cần thêm đường vào là được. Nhưng trên thực tế nếu chúng ta lại thêm một chút muối nữa, ngược lại, sẽ làm cho độ ngọt và mùi vị của đường đậm đà hơn. Đó là vì sự kết hợp trái ngược của hai loại gia vị mà có một dư vị mới mẻ hơn. Đây chính là cách điều chỉnh làm cho sự vật đạt đến mức tuyệt diệu của nó.

    Mọi sự vật đều có sự đối lập, đều có sự trái ngược. Có quan hệ đối lập chúng ta mới cảm nhận được cái dư vị của đường với muối khi hòa quyện với nhau như thế nào.

    Cho nên thay vì vắt óc suy nghĩ xem phải loại trừ những thứ cứ bám lấy mình như thế nào, chúng ta nên nghĩ xem làm thế nào để đón nhận và điều hòa chúng. Như thế chắc chắn sẽ cho ra đời một loại mỹ vị tuyệt vời mới và những con đường khang trang rộng rãi tự nhiên cũng sẽ mở rộng trước mắt ta.

    Bình thường mọi người đều cho rằng quan hệ giữa con người với nhau được tạo thành hay bị cắt đứt phụ thuộc vào ý chí của mỗi người, nhưng sự thực không phải như vậy. Quan hệ giữa con người với nhau không phải là do ý chí hay hy vọng của con người muốn thao túng là được, mà là do một sức mạnh còn lớn hơn cả hy vọng và ý chí của con người quyết định.

    Hiểu rõ đạo lý này, chúng ta nên trân trọng những mối quan hệ của mình, trong lòng nên luôn luôn hoài niệm về một tấm ân tình đầy cảm kích đứng trước bất kỳ sự bất công hay bất mãn nào. Đầu tiên hãy dùng thái độ khiêm tốn để nghĩ về duyên phận của mình và đối phương, sau đó hãy dùng thái độ vui vẻ, tình cảm nồng nàn đối đãi đối phương. Nếu như mỗi người đều có thể làm như vậy, tự nhiên sẽ có một sức mạnh không có gì sánh được, có thể làm cho một xã hội tối tăm trở thành một xã hội văn minh.

    Mọi người cùng dựa vào nhau mà sống và làm việc. Trên thế giới này loại người nào cũng có, vì thế chỉ có cách duy nhất là rèn luyện, bồi dưỡng cho mình có được chữ NHẪN - có được một tấm lòng khoan dung, nhẫn nại, mới có thể thích ứng được với cuộc sống trong xã hội này.

    Thanh Liêm
    http://tiengtrungdainam.com

    (Theo TS. Lê Đắc Sơn)
    Đọc đi đọc lại vẫn thây hay. Cảm ơn chị TTTL nhé!
    NVL


  5. #5
    Bạn Thâm Giao
    Hiện Đang :    PHAN THỊ THANH MINH đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2013
    Đến từ : Hà Nội

    Tuổi: 89
    Bài gửi : 216
    Thanks
    3.437
    Thanked 2.596 Times in 215 Posts
    Quote Nguyên văn bởi TRẦN THỊ THANH LIÊM Xem bài viết
    http://seablogs.zenfs.com/u/UfS0qI.e...8091309350.jpg

    CHỮ NHẪN
    (Bình về bức tranh chữ NHẪN)



    Mặc dù sở thích của mỗi người khác nhau: Anh thích ăn cá, tôi thích ăn thịt, nhưng duyên phận đã cho chúng ta được ngồi ăn chung cùng một bàn ăn, để chúng ta được ăn những món mà mình thích, như thế đã là quá tốt.

    Nếu chúng ta thừa nhận sự tồn tại khách quan của sự khác biệt về phẩm chất của mỗi người, chúng ta sẽ cảm thấy rất vui vì sự khác nhau ấy. Anh có cách suy nghĩ của anh, tôi có cách suy nghĩ của tôi. Nếu như chúng ta có thể học tập lẫn nhau, cùng khoan dung độ lượng cho nhau, chúng ta sẽ trở thành những cặp đôi ăn ý.

    Bất luận hai bên có những điểm không giống nhau, tôi và anh đều có những sở trường và khuyết điểm của mình. Nếu như chúng ta biết học hỏi những cái tốt, khen ngợi những sở trường của nhau, nỗ lực sửa đổi khuyết điểm cho nhau, chỉ ra những sai phạm của người khác một cách hàm súc, khéo léo, tế nhị, giúp nhau cùng tiến bộ hơn nữa, thì thử hỏi còn có gì tốt đẹp hơn cơ chứ. Không cần phải phê bình trách cứ, cũng không cần phải bài trừ lẫn nhau, càng không cần phải hoài nghi người khác liệu họ có tật xấu hay không. Những người nào làm được điều này, thì người đó là bậc quân tử chân chính.

    Đường bao giờ cùng ngọt và muối bao giờ cũng mặn. Vị của chúng ở hai cực đối nhau, tương phản nhau. Nếu như muốn làm cho thức ăn có vị ngọt, chỉ cần thêm đường vào là được. Nhưng trên thực tế nếu chúng ta lại thêm một chút muối nữa, ngược lại, sẽ làm cho độ ngọt và mùi vị của đường đậm đà hơn. Đó là vì sự kết hợp trái ngược của hai loại gia vị mà có một dư vị mới mẻ hơn. Đây chính là cách điều chỉnh làm cho sự vật đạt đến mức tuyệt diệu của nó.

    Mọi sự vật đều có sự đối lập, đều có sự trái ngược. Có quan hệ đối lập chúng ta mới cảm nhận được cái dư vị của đường với muối khi hòa quyện với nhau như thế nào.

    Cho nên thay vì vắt óc suy nghĩ xem phải loại trừ những thứ cứ bám lấy mình như thế nào, chúng ta nên nghĩ xem làm thế nào để đón nhận và điều hòa chúng. Như thế chắc chắn sẽ cho ra đời một loại mỹ vị tuyệt vời mới và những con đường khang trang rộng rãi tự nhiên cũng sẽ mở rộng trước mắt ta.

    Bình thường mọi người đều cho rằng quan hệ giữa con người với nhau được tạo thành hay bị cắt đứt phụ thuộc vào ý chí của mỗi người, nhưng sự thực không phải như vậy. Quan hệ giữa con người với nhau không phải là do ý chí hay hy vọng của con người muốn thao túng là được, mà là do một sức mạnh còn lớn hơn cả hy vọng và ý chí của con người quyết định.

    Hiểu rõ đạo lý này, chúng ta nên trân trọng những mối quan hệ của mình, trong lòng nên luôn luôn hoài niệm về một tấm ân tình đầy cảm kích đứng trước bất kỳ sự bất công hay bất mãn nào. Đầu tiên hãy dùng thái độ khiêm tốn để nghĩ về duyên phận của mình và đối phương, sau đó hãy dùng thái độ vui vẻ, tình cảm nồng nàn đối đãi đối phương. Nếu như mỗi người đều có thể làm như vậy, tự nhiên sẽ có một sức mạnh không có gì sánh được, có thể làm cho một xã hội tối tăm trở thành một xã hội văn minh.

    Mọi người cùng dựa vào nhau mà sống và làm việc. Trên thế giới này loại người nào cũng có, vì thế chỉ có cách duy nhất là rèn luyện, bồi dưỡng cho mình có được chữ NHẪN - có được một tấm lòng khoan dung, nhẫn nại, mới có thể thích ứng được với cuộc sống trong xã hội này.

    Thanh Liêm
    http://tiengtrungdainam.com

    (Theo TS. Lê Đắc Sơn)
    "... Cho nên thay vì vắt óc suy nghĩ xem phải loại trừ những thứ cứ bám lấy mình như thế nào, chúng ta nên nghĩ xem làm thế nào để đón nhận và điều hòa chúng. Như thế chắc chắn sẽ cho ra đời một loại mỹ vị tuyệt vời mới và những con đường khang trang rộng rãi tự nhiên cũng sẽ mở rộng trước mắt ta. ..." . Có lý, nên đọc!


  6. #6
    Bạn Thân
    Hiện Đang :    Nguyễn Đình Kiệm đang ẩn
    Tham gia ngày : Jul 2012

    Bài gửi : 138
    Thanks
    2.603
    Thanked 1.650 Times in 138 Posts
    [IMG][/IMG]GẶP TÁC GIẢ BÀI THƠ CHỮ NHẪN



    Nguyễn Mộng Nhưng

    Một thời gian sau khi bài viết “Một bài thơ luận về chữ Nhẫn độc đáo” đăng trên tạp chí Văn nhân số 71 ( Hội VHNT Nam Định ), tôi đã nhận được lời nhắn: Tác giả bài thơ chữ Nhẫn không phải là nhà thơ quá cố nào. Ông chính là một người đang sống - người mà tất cả những người làm thơ lớn tuổi ở Hải Hậu đều quen mặt, biết tên. Người đó là ông Mai Sinh bút danh Hồng Tấn ở xứ Trà Trung, xã Hải Nam, huyện Hải hậu. Ông là nhà giáo đã nghỉ hưu, một người thông thạo chữ Hán - Nôm, tác giả của nhiều bài thơ Luật Đường được bạn thơ tâm đắc.

    Tôi lên nhà thăm ông, nghe em trai ông - Mai Thanh Đạm cũng là một người thơ đằm thắm, giới thiệu tôi, ông bảo: Bài thơ đó của tôi chứ của ai! Và ông đọc luôn bài thơ cho tôi nghe. Tôi hỏi ông còn lưu giữ bản thảo bài thơ đó không, ông bảo còn, nhưng không nhớ nó “nằm” ở đâu. Thật mừng, sau một tuần hẹn trở lại, tôi đã nhìn thấy bài thơ chữ Nhẫn chép trong cuốn sổ công tác bìa đã sờn, giấy đã ố. Trong cuốn sổ còn nhiều bài thơ chữ Hán và thơ quốc ngữ do ông viết cách đây vài ba chục năm. Ông Mai Thanh Đạm là người chứng kiến hoàn cảnh ra đời bài thơ chữ Nhẫn kể lại:

    Vào khoảng những năm 60, 70 thế kỷ trước một nhóm bạn thơ tri âm gồm các ông, bà Nguyễn Thế Vinh, Đoàn Ngọc Phan, Mai Sinh, Nguyễn Văn Thuyết, Nguyễn Đức Tung, Mai Thanh Đạm, Lê Thị Thanh Vân… (bà Thanh Vân là bà ngoại của hai cây bút trẻ - hai chị em Lê Hà Ngân, Lê Nguyệt Minh). Những người thơ thường tụ tập tại nhà ông Phán ở Đông Biên để đàm đạo, ngâm vịnh và xướng hoạ. Chủ đề cuộc hội ngộ hôm ấy xoay quanh chuyện gươm đao và lòng nhân ái. Nhắc đến sách “Nhị thập tứ hiếu” có chuyện Thái Thuận đời nhà Hán thờ mẹ rất hiếu. Khi hái quả dâu thường chọn những quả chín thẫm (ngọt) để riêng phần mẹ, còn những quả đỏ (chua) mình ăn. Tướng giặc đi qua thấy vậy khen là người có hiếu bèn sai quân lấy một thúng gạo và một cái đùi trâu cho Thái Thuận mang về; sang truyện Tam Quốc đoạn Hoàng Trung trúng kế “đà đao” đuổi theo Quan Công, con ngựa Hoàng Trung đang cưỡi đột nhiên ngã quỵ. Quan Công nghĩa hiệp không chém, về sau Hoàng Trung đã theo Quan Công giúp Lưu Bị. Chuyển qua chuyện thơ phú, một người đọc bài thơ nói lái có đoạn: “Đêm đắp chăn bông dưới đệm bông / Bỗng đêm tỉnh dậy nhớ thương chồng / Trông thường thấy nhện sa xe cửa / Cưa xẻ lòng ai có biết không?”

    Mọi người đều tâm đắc. Mai Sinh thì đăm chiêu suy nghĩ. Chuyện xưa và bài thơ nói lái đã gợi những tứ thơ dần hình thành trong ông. Về nhà, ngay đêm đó Mai Sinh đã viết xong bài thơ luận về chữ Nhẫn chúng tôi đã giới thiệu trong tạp chí nói trên. Theo lời ông Mai Thanh Đạm, sau đó Mai Sinh đã đọc bài thơ cho nhiều người nghe. Rồi bài thơ tiếp tục được truyền đi xa và đi dường vòng trở về Hải Hậu như chúng tôi đã kể.

    Năm nay ông Mai Sinh đã 84 tuổi (ông sinh năm Kỷ Tỵ 1929), tai còn thính, mắt còn tinh nhưng vì không chịu rời “bạn chai” nên lơ mơ suốt ngày. Vậy mà mỗi khi có khách thơ đến thăm, ông lại tỉnh như sáo rủ rỉ nói chuyện làm thơ và đọc thơ mình, thơ bạn… Theo đề nghi của tôi, ông gửi tặng quý vị độc giả cùng bạn thơ xa gần bài thơ chữ Hán ông viết cách đây ba năm nhưng chưa công bố rộng rãi. Nhân dịp Xuân Quý Tỵ xin trân trọng giới thiệu.

    草 水 人 世 施 行 閑 草
    木 流 生 盛 惡 良 來 木
    春 冬 百 千 即 則 旡 春 推
    廻 去 歲 年 时 後 事 廻 思
    綠 旡 定 終 又 於 好 綠
    綠 廻 為 有 惡 良 相 綠
    披 泝 其 限 歸 到 隨 披

    Phiên âm:

    Thảo mộc xuân hồi lục lục phi
    Nhàn lai vô sự hiếu tương tuỳ
    Hành lương tắc hậu ư lương đáo
    Thi ác tức thì hựu ác quy
    Thế thịnh thiên niên chung hữu hạn
    Nhân sinh bách tuế định vi kỳ
    Thuỷ lưu Đông khứ vô hồi tố
    Thảo mộc xuân hồi lục lục phi.

    Tạm dịch nghĩa:

    Cây cỏ mùa xuân về lại tươi tốt
    Lúc an nhàn, rỗi rãi thích thú với cảnh ấy
    Làm điều lành về sau điều lành sẽ đến
    Làm điều ác rồi sẽ gặp điều ác
    Thời thế thịnh đến nghìn năm cũng có hạn
    Người ta sinh ra chỉ có kỳ một trăm năm thôi
    Dòng sông nào cũng chảy ra biển Đông chứ không khi nào chảy ngược
    Cây cỏ mùa xuân về lại tươi tốt.

    Trước Xuân Quý Tỵ 2013
    Lần sửa cuối bởi Nguyễn Đình Kiệm; 25-05-2014 lúc 07:34 PM


+ Trả lời chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình