+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 5 của 5

Chủ đề: Phụ nữ với hạnh phúc gia đình

  1. #1
    Avatar của maimo
    Điều Hành Viên & Thủ Quỹ VNTH
    Hiện Đang :    maimo đang ẩn
    Tham gia ngày : Feb 2011

    Bài gửi : 3.355
    Thanks
    38.683
    Thanked 28.498 Times in 3.402 Posts
    Blog Entries
    14

    Phụ nữ với hạnh phúc gia đình

    Thân ái chào cả nhà
    Trước hết MM chân thành cam ơn TGV đã "mở hàng" chương mục này và cũng nhân dịp kỉ niệm ngày GIA ĐÌNH 28/06 tới đây MM xin gửi đến Quý vị những nhận xét về vai trò của người Phụ Nữ với Hạnh Phúc Gia Đình trong đó - Nữ CÔNG GIA CHÁNH- đã góp phần không nhỏ

    Xin moi Quy Thi Huu cung tham gia xay dung



    Trong xã hội hiện đại, nhịp sống ngày càng sôi động, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng cao. Thế kỷ XXI đang đề cao vai trò của người phụ nữ, điều đó đòi hỏi người phụ nữ không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao vai trò và sự đề cao của xã hội. Hiện nay phụ nữ tham gia hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng phụ nữ còn phải làm tốt vai trò của người mẹ, người vợ trong mỗi gia đình.

    Gia đình là cái gốc của con người, mỗi con người sinh ra đều bắt đầu từ mỗi gia đình. Gia đình là cái nôi đầu tiên, là cội nguồn của tình cảm, là sự bình yên của mỗi con người. Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.

    Một gia đình văn hoá phải là gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Đó là mục tiêu chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2008. Để đạt mục tiêu đó, mỗi chị em phụ nữ chúng ta phải làm tròn vai trò xã hội phân công đó là:

    + Vai trò làm vợ

    Muốn làm tròn vai trò làm vợ, người phụ nữ phải có tình yêu, phải biết quyến rũ chồng và có lòng chung thuỷ, luôn vun đắp cho tình yêu và cuộc sống gia đình.

    Là trung tâm tình cảm gắn kết các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng, phải biết đối xử công bằng và thật sự là tấm gương sáng cho con noi theo. Có ý thức chăm lo cho các thành viên trong gia đình cả về vật chất lẫn tinh thần.

    Với mình phải trau dồi tứ đức đã được rút ra, đó là: Công – Dung – Ngôn - Hạnh.

    Nghĩa là:

    Công: Là phụ nữ phải giỏi giang nữ công gia chánh nấu ăn, may vá, thêu thùa và giỏi chuyên môn nghề nghiệp.

    Dung: Là dung nhan ta phải gọn gàng tươi tắn. Có nhà danh ngôn đã nói: “Không có người đàn bà xấu chỉ có người đàn bà không biết làm đẹp mà thôi”. Đẹp ở đây phải phù hợp với điều kiện công tác và lao động của mỗi người.

    Ngôn: Là lời ăn tiếng nói từ tốn, dịu dàng. “Chim khôn hót tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”, “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

    Hạnh: Là đức hạnh, nết na, cái tâm của con người đó biết đối nhân xử thế, biết trên kính dưới nhường, biết trước, biết sau. “Chồng em áo rách em thương, chồng người áo gấm xông hương mặc người”.

    Dù ở vị trí nào trong xã hội, đó chỉ là công việc xã hội giao cho, còn ở gia đình chúng ta vẫn là người vợ. Vậy phải đảm bảo việc nhà lo cho chồng cho con. Cho nên đã có câu: giàu vì bạn, sang vì vợ. Vợ còn là người làm rạng rỡ công danh, vị thế của chồng cũng như ngoài xã hội.

    + Vai trò làm mẹ

    - Phụ nữ có công sinh thành ra con cái. Có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục con khôn lớn trưởng thành. Phụ nữ còn là người thầy đầu tiên của con người. Từ khi còn trong bụng mẹ đứa trẻ đã chịu ảnh hưởng về những tư duy suy nghĩ của mẹ, niềm vui, nỗi buồn đều phản ánh của người con. “Mẹ là người thầy giáo ban đầu, Con như trang giấy trắng phau bên đèn”.

    Mẹ là tấm gương phản chiếu cho con, người mẹ đức độ vị tha thì đứa con sẽ ngoan ngoãn, lễ phép.

    Trong giáo dục con cái, cần lưu ý những điểm sau:

    - Hãy tôn trọng mình và tôn trọng con.

    - Phát huy tính tự lập của con

    - Nghiêm túc đối với con, kỷ luật con trong ranh giới cho phép

    - Công bằng với con cả về tình yêu và vật chất

    Có vậy người mẹ mới nhận được sự yêu thương kính trọng của con.

    + Vai trò làm dâu

    Chúng ta là nàng dâu không chỉ có đối xử tốt với bố mẹ, anh chị em chưa đủ, mà phải biết đặc điểm tâm lý của bố mẹ chồng.

    Trong gia đình, người phụ nữ đóng vai trò trung tâm trong tổ chức cuộc sống gia đình, tạo không khí vui vẻ về tinh thần và vật chất cho các thành viên. Mặc dù kinh tế còn khó khăn nhưng biết cách tổ chức và chi tiêu có kế hoạch thì vẫn tạo nên không khí ấm cúng và vui vẻ. Một gia đình êm ấm, hạnh phúc thể hiện tài năng của người phụ nữ. Vậy đòi hỏi ở phụ nữ phải:

    - Biết phân công lao động trong gia đình phù hợp

    - Quản lý điều tiết mọi chi tiêu trong gia đình có kế hoạch

    - Biết được sở thích của từng thành viên trong gia đình để động viên kịp thời.

    - Am hiểu được những cơ bản về nữ công gia chánh

    - Phải là tấm gương tốt trong gia đình và ngoài xã hội.

    Trước những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, bất cứ ở đâu trong lĩnh vực nào vai trò và hình ảnh của người phụ nữ cũng không thể thiếu. Chúng ta có quyền tin tưởng và hi vọng rằng người phụ nữ sẽ có một cuộc sống, một công việc, một vị thế ngày càng xứng đáng hơn với những gì mà chị em chúng ta luôn cần mẫn, chắt chiu và cống hiến cho cuộc đời này.

    http://qui.edu.vn
    Đại học Công Nghiệp Quảng Ninh
    Lần sửa cuối bởi maimo; 25-06-2012 lúc 01:02 AM
    " Cho đi không phí
    người nhận không biết dùng mới phí mà thôi "

    http://vnthihuu.net/showthread.php?2...962#post120962

  2. 7 Thành viên dưới đây cảm ơn maimo vì bài viết hữu ích này


  3. #2
    Avatar của thái thanh tâm
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    thái thanh tâm đang ẩn
    Tham gia ngày : Mar 2012

    Bài gửi : 4.470
    Thanks
    5.846
    Thanked 15.062 Times in 4.021 Posts
    Blog Entries
    56
    Tôi rất đồng tình với bài viết của Maimo. Theo tác giả thì phụ nữ hiện nay có bao nhiêu % đạt được nội dung trên ? Những người không đạt và không muốn đạt thì phải làm gì cho họ nhận ra và tự giác rèn luyện, phấn đấu ?
    Rất mong được Maimo và các thi hữu khác quan tâm cho ý kiến.
    Trên đời này, mọi chuyện đều có thể xẩy ra."- Thái Thanh Tâm.

  4. 7 Thành viên dưới đây cảm ơn thái thanh tâm vì bài viết hữu ích này


  5. #3
    Avatar của thugiangvu
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thugiangvu đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : Xứ Càna

    Bài gửi : 6.684
    Thanks
    52.571
    Thanked 40.105 Times in 6.497 Posts
    Blog Entries
    1
    Quote Nguyên văn bởi maimo Xem bài viết
    Thân ái chào cả nhà
    Trước hết MM chân thành cam ơn TGV đã "mở hàng" chương mục này và cũng nhân dịp kỉ niệm ngày GIA ĐÌNH 28/06 tới đây MM xin gửi đến Quý vị những nhận xét về vai trò của người Phụ Nữ với Hạnh Phúc Gia Đình trong đó - Nữ CÔNG GIA CHÁNH- đã góp phần không nhỏ

    Xin moi Quy Thi Huu cung tham gia xay dung



    Trong xã hội hiện đại, nhịp sống ngày càng sôi động, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng cao. Thế kỷ XXI đang đề cao vai trò của người phụ nữ, điều đó đòi hỏi người phụ nữ không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao vai trò và sự đề cao của xã hội. Hiện nay phụ nữ tham gia hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng phụ nữ còn phải làm tốt vai trò của người mẹ, người vợ trong mỗi gia đình.

    Gia đình là cái gốc của con người, mỗi con người sinh ra đều bắt đầu từ mỗi gia đình. Gia đình là cái nôi đầu tiên, là cội nguồn của tình cảm, là sự bình yên của mỗi con người. Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.

    Một gia đình văn hoá phải là gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Đó là mục tiêu chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2008. Để đạt mục tiêu đó, mỗi chị em phụ nữ chúng ta phải làm tròn vai trò xã hội phân công đó là:

    + Vai trò làm vợ

    Muốn làm tròn vai trò làm vợ, người phụ nữ phải có tình yêu, phải biết quyến rũ chồng và có lòng chung thuỷ, luôn vun đắp cho tình yêu và cuộc sống gia đình.

    Là trung tâm tình cảm gắn kết các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng, phải biết đối xử công bằng và thật sự là tấm gương sáng cho con noi theo. Có ý thức chăm lo cho các thành viên trong gia đình cả về vật chất lẫn tinh thần.

    Với mình phải trau dồi tứ đức đã được rút ra, đó là: Công – Dung – Ngôn - Hạnh.

    Nghĩa là:

    Công: Là phụ nữ phải giỏi giang nữ công gia chánh nấu ăn, may vá, thêu thùa và giỏi chuyên môn nghề nghiệp.

    Dung: Là dung nhan ta phải gọn gàng tươi tắn. Có nhà danh ngôn đã nói: “Không có người đàn bà xấu chỉ có người đàn bà không biết làm đẹp mà thôi”. Đẹp ở đây phải phù hợp với điều kiện công tác và lao động của mỗi người.

    Ngôn: Là lời ăn tiếng nói từ tốn, dịu dàng. “Chim khôn hót tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”, “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

    Hạnh: Là đức hạnh, nết na, cái tâm của con người đó biết đối nhân xử thế, biết trên kính dưới nhường, biết trước, biết sau. “Chồng em áo rách em thương, chồng người áo gấm xông hương mặc người”.

    Dù ở vị trí nào trong xã hội, đó chỉ là công việc xã hội giao cho, còn ở gia đình chúng ta vẫn là người vợ. Vậy phải đảm bảo việc nhà lo cho chồng cho con. Cho nên đã có câu: giàu vì bạn, sang vì vợ. Vợ còn là người làm rạng rỡ công danh, vị thế của chồng cũng như ngoài xã hội.

    + Vai trò làm mẹ

    - Phụ nữ có công sinh thành ra con cái. Có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục con khôn lớn trưởng thành. Phụ nữ còn là người thầy đầu tiên của con người. Từ khi còn trong bụng mẹ đứa trẻ đã chịu ảnh hưởng về những tư duy suy nghĩ của mẹ, niềm vui, nỗi buồn đều phản ánh của người con. “Mẹ là người thầy giáo ban đầu, Con như trang giấy trắng phau bên đèn”.

    Mẹ là tấm gương phản chiếu cho con, người mẹ đức độ vị tha thì đứa con sẽ ngoan ngoãn, lễ phép.

    Trong giáo dục con cái, cần lưu ý những điểm sau:

    - Hãy tôn trọng mình và tôn trọng con.

    - Phát huy tính tự lập của con

    - Nghiêm túc đối với con, kỷ luật con trong ranh giới cho phép

    - Công bằng với con cả về tình yêu và vật chất

    Có vậy người mẹ mới nhận được sự yêu thương kính trọng của con.

    + Vai trò làm dâu

    Chúng ta là nàng dâu không chỉ có đối xử tốt với bố mẹ, anh chị em chưa đủ, mà phải biết đặc điểm tâm lý của bố mẹ chồng.

    Trong gia đình, người phụ nữ đóng vai trò trung tâm trong tổ chức cuộc sống gia đình, tạo không khí vui vẻ về tinh thần và vật chất cho các thành viên. Mặc dù kinh tế còn khó khăn nhưng biết cách tổ chức và chi tiêu có kế hoạch thì vẫn tạo nên không khí ấm cúng và vui vẻ. Một gia đình êm ấm, hạnh phúc thể hiện tài năng của người phụ nữ. Vậy đòi hỏi ở phụ nữ phải:

    - Biết phân công lao động trong gia đình phù hợp

    - Quản lý điều tiết mọi chi tiêu trong gia đình có kế hoạch

    - Biết được sở thích của từng thành viên trong gia đình để động viên kịp thời.

    - Am hiểu được những cơ bản về nữ công gia chánh

    - Phải là tấm gương tốt trong gia đình và ngoài xã hội.

    Trước những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, bất cứ ở đâu trong lĩnh vực nào vai trò và hình ảnh của người phụ nữ cũng không thể thiếu. Chúng ta có quyền tin tưởng và hi vọng rằng người phụ nữ sẽ có một cuộc sống, một công việc, một vị thế ngày càng xứng đáng hơn với những gì mà chị em chúng ta luôn cần mẫn, chắt chiu và cống hiến cho cuộc đời này.

    http://qui.edu.vn
    Đại học Công Nghiệp Quảng Ninh
    Cám ơn chị Maimơ,về bài viết nói về phụ nữ."Đại học công nghiệp quảng Ninh "
    Em rất đồng ý với chị và bạn Thái thanh tâm cũng như bài viết trên , nhưng em thấy điều cần nhất là chữ
    bình đẳng trong gia đình.
    người phụ nữ có được huởng đúng như vậy hay không ?
    hay những bất công đổ dồn hết trên đầu , trên vai người phụ nữ/chân yếu tay mềm ,
    nhất là phụ nữ á đông rất đáng thương.
    Những thành kiến mẹ chồng nàng dâu, chị em chồng ...
    bổn phận của người chồng đối với vợ như thế nào?

    Chúc chị và tất cả các bạn luôn an vui,
    Thugiangvũ
    Lần sửa cuối bởi thugiangvu; 25-06-2012 lúc 03:24 AM

  6. 8 Thành viên dưới đây cảm ơn thugiangvu vì bài viết hữu ích này


  7. #4
    Avatar của thái thanh tâm
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    thái thanh tâm đang ẩn
    Tham gia ngày : Mar 2012

    Bài gửi : 4.470
    Thanks
    5.846
    Thanked 15.062 Times in 4.021 Posts
    Blog Entries
    56
    Quote Nguyên văn bởi thái thanh tâm Xem bài viết
    Tôi rất đồng tình với bài viết của Maimo. Theo tác giả thì phụ nữ hiện nay có bao nhiêu % đạt được nội dung trên ? Những người không đạt và không muốn đạt thì phải làm gì cho họ nhận ra và tự giác rèn luyện, phấn đấu ?
    Rất mong được Maimo và các thi hữu khác quan tâm cho ý kiến.
    Thưa các chị em ! Thưa các thi hữu ! Thưa các nhà tâm lý học, giáo dục học, các nhà hoạt động xã hội...
    Tôi viết những dòng trên là có ý muốn xin ý kiến các quý vị. Để rõ ràng và cụ thể hơn, tôi xin trình bày như sau:
    Tôi có hai vợ chồng ông bà bạn già cùng trang lứa ở cạnh nhà. Hai vợ chồng ông bạn thường sang nhà tôi chơi để chia sẻ chuyện không vui của gia đình và tham khảo ý kiến tôi. Cũng như họ, tôi năm nay đã vào cái tuổi đầu sáu, đít quá nửa rồi, chẳng phải đầu còn xanh dạ còn trẻ gì nữa. Ấy vậy mà chẳng giúp gì được cho bạn mà vô tình còn ôm vào trong lòng nỗi buồn nhân thế. Hai vợ chồng bạn tôi cũng là những người từng có những vị trí nhất định trong xã hội (Trước nghỉ hưu chồng là cục trưởng của một bộ. Vợ là phó giáo sư một trường đại học) Họ là những người ở cơ quan được kính trọng,. Ở nơi cư trú được mọi người yêu mến vì ăn ở biết điều với bà con lối phố. Họ có một người con trai đẹp người, tính tình quá hiền lành, học xong đại học có một việc làm tử tế.(Chỉ có một người con duy nhất này thôi) Trong gia đình mọi việc đều tốt đẹp. Sự việc chỉ phát sinh sau khi anh con trai lấy vợ. Đúng hơn là anh con trai bị mẹ con cô kia "bắt" bằng được. Mẹ cô gái chuyên ngồi buôn bán ở chợ, rất dẻo mồm và mọi toan tính hôn nhân cho con gái theo tư duy của một người buôn bán nhỏ. Anh con trai trước những săn đón ngọt ngào của cô gái và mẹ cô gái "quyết" luôn dù bố mẹ mình không ưng thuận. Sau khi cưới và có con cái với nhau, cô gái bộc lộ đầy đủ những phẩm hạnh ngược với nữ công gia chánh (Mặc dù cô ta cũng đã tốt nghiệp đại học). Cô ta phát biểu qua người khác để đến tai bố mẹ chồng: Cô ta lấy chồng, chỉ biết có chồng thôi, không cần biết ai khác. Hầu như không giao tiếp với bố mẹ chồng. Bố mẹ chồng có trao đổi gì cô ta cũng bảo hãy nói với chồng cô. Hàng ngày cô ta đi làm đều về muộn 1-2 giờ. Đón con hoặc anh chồng, hoặc bố mẹ chồng. Cơm nước đã có mẹ chồng lo. Ăn xong rửa bát lại mẹ chồng hoặc chồng. Cô ta nói rất kinh việc rửa bát và cương quyết không động vào. Giặt giũ phơi phóng quần áo, vệ sinh rửa đít cho con cũng mẹ chồng hoặc chồng. Có lần chồng đi công tác xa, bố mẹ chồng có việc đi vắng vài ngày vê thấy chậu rửa bát và mặ bàn bếp đầy bát đĩa dơ, cô ta ăn xong tấp vào đó và lấy đến cái bát đĩa cuối cùng trong chạn bát đĩa ra ăn. Còn máy giặt đầy chật quần áo đã giặt và bên ngoài là mấy chậu tập kết để chuẩn bị chờ mẹ hoặc chồng về phơi giặt tiếp. Sau khi ăn cô ta hoặc xem ti vi, vào mạng, đọc sách hoặc chơi ghêm. Anh chồng có tham gia ý kiến với vợ nhưng không được đành làm thay vợ tất nếu mẹ mình bận vắng. Nhận lời vợ chồng bạn, tôi có lần sang chơi và tham gia ý kiến với cô ta rằng cháu nên thế này thế nọ. Cô ta nói thẳng với tôi: Đây là việc riêng nhà cháu, bác không có quyền dúng vào. Chúng cháu sống thế nào là quyền của chúng cháu. Chồng cháu giúp đỡ vợ việc nội trợ, con cái thì tốt chứ sao ?
    Tôi không thể nói gì hơn và chào ông bà bạn ra về.
    Vợ chồng ông bà bạn không chịu nổi cách ứng xử của con dâu và sự nhu nhược, cam chịu của con trai nên đã mua cho chúng một căn hộ và cho chúng ra ở riêng. Thỉnh thoảng thương con nhớ cháu thì đến thăm chúng một lúc trong sự thờ ơ nhạt nhẽo của cô con dâu. Còn chúng hầu như không về và không cho con chúng về thăm ông bà ngoài dịp tết âm lịch hàng năm một buổi dù hai nhà không cách xa nhau lắm.
    Ông bà bạn tôi thật buồn. Cả đời lo cho con cháu mà bây giờ nó lại vậy. Thỉnh thoảng họ lại sang tôi. Tôi cũng chỉ biết nhận tiếp cái buồn của họ . Tôi biết nỗi buồn của họ không vơi đi mà trong tôi lại đầy thêm. Có phải bây giờ con cái học hành nhiều, đọc nhiều, xem nhiều...nhưng học để làm người thì ít, rất ít ???
    Các quý vị có cao kiến gì để giúp đỡ được bạn tôi chăng ?
    Kính chờ ý kiến của các vị (Đặc biệt muốn xin ý kiến của Maimo, TGV, Bùi Thanh Thanh Khiết, Trần Thị Thanh Liêm, Thy Lan và các chị phụ nữ trong diễn đàn mà tôi không biết hết tên tuổi. Rất cám ơn các quý vị đã đọc - TTT
    Lần sửa cuối bởi thái thanh tâm; 25-06-2012 lúc 10:42 PM
    Trên đời này, mọi chuyện đều có thể xẩy ra."- Thái Thanh Tâm.

  8. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn thái thanh tâm vì bài viết hữu ích này


  9. #5
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.668 Times in 4.450 Posts

    Cảm ơn chị MM vời bài viết này cùng những ý kiến đóng góp của các bạn, nhất là ý kiến của bạn ThuGiangVu là phụ nữ phải được bình đẳng với nam giới
    Theo thiển ý của Thy Lan, bình đẳng là cả hai người cùng có trách nhiệm với nhau, cùng thương yêu nhau, bổ sung cho nhau và mỗi người đều phải thể hiện tình yêu thương, trách nhiệm qua những việc làm cụ thể mỗi ngày.
    Đồng ý với chị MM là không riêng gì ngày xưa mà ngay cả ngày nay, thì công, dung, ngôn, hạnh là những đức tính không thể thiếu được đối với phụ nữ, rồi trên cơ sở đó ta mới bình đẳng với nam giới, có nghĩa là cứ làm tốt bản thân mình trước đi theo châm ngôn: "cho đi không cần nhận lại", nhưng có thể ta sẽ nhận được rất nhiều (nếu được người chồng biết điều và thực lòng thương yêu vợ))
    Trong khi đó các đức ông chồng cũng phải thể hiện tình thương yêu và sự quan tâm đến vợ mình như thế nào cho xứng đáng với sự chăm sóc đó có nghĩa là nhận biết vai trò của người chồng, nếu vợ mình làm những việc này thì mình cũng phải phụ vào hoặc làm những công việc khác phù hợp, chứ không thể ỳ ra đợi vợ mình phục vụ từ A đến Z theo kiểu gia trưởng là không được.
    Cho đến thời buổi bây giờ, nhiều ông vẫn còn sai lầm đến mức là cho việc nấu nướng, chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa là việc riêng của đàn bà, các ông không động tay vào
    Bất bình đẳng nghiêng về phía nào cũng dẫn đến kết quả xấu, và hạnh phúc thật sự chỉ đến được với những gia đình mà cả hai người cùng biết quan tâm, chăm sóc nhau, có nghĩa là phải BÌNH ĐẲNG theo đúng nghĩa.
    Trường hợp của anh TTT đưa ra cũng là một gia đình thiếu bình đẳng "vợ chúa, chồng tôi", nhưng cảnh "chồng chúa, vợ tôi" vẫn còn nhan nhản trong xã hội chúng ta.
    Thưa các bạn, Thy Lan chỉ xin được góp một vài ý nho nhỏ vào chuyên mục này. Xin mời ý kiến khác của các bạn.

    Thy Lan
    Lần sửa cuối bởi thylan; 29-06-2012 lúc 07:36 PM

  10. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình