+ Trả lời chủ đề
Trang 4/4 ĐầuĐầu ... 2 3 4
Hiện kết quả từ 31 tới 35 của 35

Chủ đề: Theo dòng hoài niệm

  1. #31
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    VÌ SAO NGƯỜI NHẬT....?

    Nghe nói ở đường 5 (khu ruộng thí nghiệm) người Nhật bón đạm, lân xuống ruộng, cho máy nồng kỹ, hôm sau tháo nước đi, cho nước khác vào mới cấy, tôi cứ thắc mắc: người Nhật rất thực dụng, không lẽ họ lại phí đạm đến thế, hẳn phải có nguyên nhân gì? Lục lọi kiến thức, tôi nhớ hồi ở trường có đọc một Giáo trình ĐH về Thổ nhưỡng học, trong đó có chương "Keo đất và dung dịch đât", tôi đã tóm tắt ghi lại những điều trong vở học không có. Đọc lại, liên hệ, suy ngẫm và lý giải rằng: Khi cho máy nồng ruộng, người ta đã biến đất và nước thành một dung dịch huyền phù, trong đó có vô vàn các hạt keo đất. Keo đất là những hạt đất ở trạng thái phân tán, nó có kích thước rất nhỏ (0,000.001 m/m) mắt thường không nhìn thấy, trong cùng là hạt nhân keo, bao quanh nó là tầng ion tạo điện thế, thông thường là mang điện âm, phía ngoài là tầng ion hấp phụ, có điện lượng tương đương nhưng ngược dấu, trong đó có một lượng lớn ion
    H+. Thông thường các hạt keo mang điện âm nên nó có khả năng hút các ion mang điện dương. Vì hạt keo mang điện âm nên các cachion trong dung dịch bao quanh nó như một đám mây mờ. Những ion bám trên mặt keo đất có thể bị đẩy ra ngoài, thay thế bằng các ion khác trong dung dịch. Đó là hiện tượng trao đổi. Nhờ hiện tượng này mà keo đất giữ được thức ăn cho cây, mặt khác thức ăn ở keo đất đưa ra ngoài cung cấp cho cây.
    Khi bón đạm xuống ruộng, (ví dụ clorua amon NH4Cl), NH4Cl thủy phân thành NH4+ và Cl- , NH4+ được keo đất hấp phụ, đẩy H+ ra ngoài hợp với Cl- thành HCl làm cho nước chua. Khi tháo nước đi thì chỉ làm cho ruộng bớt chua, còn các ion đạm, lân đã được keo đất giữ lại trong tầng ion hấp phụ, để rồi lại sẩy các quá trình trao đổi ion giữa rễ cây và keo đất, cây được cung cấp thức ăn mà sinh trưởng. Với hiểu biết này, tôi không ngần ngại áp dụng qui trình bón phân theo tài liệu trên hướng dẫn: bón lót toàn bộ lượng lân và 40
    0/0lượng đạm, nếu không có điều kiện bừa lại thì tôi dùng ống trang nhỏ khua kỹ rồi hôm sau mới cấy. Như thế tôi không sợ nắng bốc hơi, mưa rữa trôi mất đạm.

    Đánh ở máy thì được nhưng post lên thì không được, điều chỉnh cũng không được, đành nhờ các bạn tự hiểu giúp các công thức hóa học vậy
    Lần sửa cuối bởi buixuanphuong09; 24-09-2012 lúc 08:17 PM

  2. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  3. #32
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    LÒNG HAM HỌC VÀ TRÍ TIẾN THỦ (Tiếp)
    3- VÌ SAO CẦU VỒNG CÓ HÌNH VÒNG CUNG?

    Nhìn hiện tượng cầu vồng sáng, chiều, tôi hiểu đó là sự tán sắc ánh sáng: "Hiện tượng một chùm tia sáng trắng sau khi đi qua một lăng kính bị lệch về phía đáy và phân tích thành nhiều chùm tia có mầu sắc khác nhau gọi là Sự tán sắc ánh sáng". Hiểu như thế nhưng còn thắc mắc vì sao nó có hình vòng cung? Có phải là do ảnh hưởng trái đất hình cầu không? Cứ ôm thắc mắc như thế trong nhiều năm... Cho đến cuối năm 1979, tôi mới làm được một ngôi nhà lá 5 gian bằng chính tre xoan mình trồng... Phải dẫn giải dài dòng vì nó dính đến một chi tiết quan trọng: nhà 5 gian thì không có chái, chỉ có hồi, tức là nó tạo được một khoảng trống tối... Một buổi sớm, khi mặt trời đã soi nắng vào hồi nhà, tôi đứng ở bậc lên lốc (lốc là hệ thống boong ke của Pháp dựng lên trên một phần đất tôi ở), quay lưng về phía mặt trời, đang uống nước bỗng một cơn ho bất ngờ ập đến làm cho ngụm nước trong miệng bật tung ra, trong khoảnh khắc, tôi thấy hình như có một vệt cầu vồng hiện ra trong màn bụi nước... Thế là tôi tiếp tục ngậm nước phun ra nhiều lần và thấy rõ trong màn bụi nước hiện ra một cầu vồng rực rỡ đủ cả tay vịn... Tôi nghĩ, hình cầu vồng hiện ra ở đầu nhà hẳn không do trái đất hình cầu. Lục lọi kiến thức, tôi nhớ có lần đọc một cuốn sách nói về các tinh thể nước thường có xu hướng trở về trạng thái nhỏ nhất có hình cầu. Tôi suy ngẫm và lý giải rằng: Chính những tinh thể nước ở dạng lăng kính hình cầu khi ánh sáng chiếu qua đã tạo nên hình dáng và mầu sắc của cầu vồng trong không gian.

    Những lý giải cho những cái tại sao? thế nào? như thế nó có rất nhiều trong suốt cuộc đời tôi, chỉ xin nêu vài thí dụ.

  4. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  5. #33
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    CÁI TA KHI CHƯA HỌC PHẬT

    Trước khi đến với giáo lý Phật Đà, cái TA trong đầu tôi nó cũng lớn lắm, cứ lao vào cái tranh hơn tranh phải... Là một nông dân "đầu trần, chân đất" , thường hay mặc cảm tự ti, nhưng nếu làm được một cái gì đó lại tự kiêu, tự mãn..., khi cảm thấy mình bị xúc phạm, lòng tự trọng bị tổn thương thì ôm hận, khi đã mang HẬN thì "Trời con cũng bé"! Xin nêu ra đây một bài thơ ghi lại dấu ấn của một thời mang nặng "CÁI TA ẢO VỌNG" ấy.

    ÔNG CHÁNH CƯỚI CON (1)

    Chuyện rằng ông Chánh cưới con
    Hơn trăm mâm cỗ vẫn còn ì eo!
    Bởi chưng ông Chánh tôi nghèo
    Bà con tình "cảm" phong bao ít tờ
    Thôi thì vài tí "cà chua"
    Của nhiều, lòng ít cho vừa bụng nhau
    Nếu mà ông Chánh tôi giầu
    Phen này ắt mổ ba trâu, bẩy bò
    Thì dân hẳn được bữa no
    Mất mùa thì mặc mất mùa, có sao?
    Ngày công mấy lạng, không hào
    Lúa cằn bán đạm đổ vào truyền thanh
    Để ông ngồi vững ghế bành
    Hoàng Tung nghĩa tử vây quanh phởn phè (2)
    Lời dân ông hỡi có nghe?

    N.Đ.L.

    (1) Chuyện ở xã NL, Cẩm Bình - Hải Hưng
    (2) Hoàng Tung trong chuyện Nhị Độ Mai
    (Bài đã đăng trên báo QĐND số 9503 Thứ hai 9 - 11 - 1987, mục "Ống kính chụp nhanh" với bút danh NĐL nghĩa là Nói Để Làm.)

  6. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  7. #34
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    NHÌN LẠI CHÍNH MÌNH

    Nhờ thấm nhuần giáo lý Phật Đà tôi đã nhận ra rằng: Nhược điểm lớn nhất đời tôi là sự u sầu ủy mị, chính nó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến mọi khổ đau bất hạnh của đời tôi, chứ không không có vị Thượng đế tối cao nào bắt tôi phải khổ. Chưa tính những nghiệp duyên tiền kiếp nay phải trả, chỉ tính nghiệp duyên kiếp này cũng đáng để tôi chịu khổ lắm rồi!

    + Một hình ảnh từ 70 năm trước mà nay tôi còn nhớ rõ: Vào khoảng Hè-Thu năm 1942, cha tôi dạy học xa, nhà chỉ có Bà, Cô, Mẹ và mới có hai anh em tôi, đất tôi ở còn đủ 1 sào, chưa bị mất một phần vào hệ thống boong ke của Pháp, có 5 gian nhà trên và ba gian nhà dưới. Một buối sáng, Mẹ tôi đi chợ, Bà tôi bế chú em ở nhà trên, một mình tôi nghịch chao võng ở nhà dưới, đang chao võng bỗng nhiên dừng lại nghĩ đến cái chết và ôm mặt khóc nức nở...

    + Đầu năm 53, tôi mới biết làm thơ mấy tháng, đã làm một bài thơ rất buồn, trong đó có câu:
    "Mẹ ơi con chán lắm rồi
    Đời con thôi thế là thôi còn gì..."

    + Thu năm 55, nhìn các bạn tới lớp tôi thốt lên:
    "Đau buồn chi lắm hỡi ai ơi!
    Cuộc thế trầm luân chán lắm rồi
    Giờ tôi chỉ muốn quy y Phật
    Mượn cửa Từ Bi sống đổi đời!"

    Năm 42, tôi mới tròn 4 tuổi, một tâm hồn non nớt thơ ngây, còn tinh khiết như một tờ giấy mới, thế mà tôi đã nghĩ đến cái chết! Một vết đen đầu tiên trong đời.
    Năm 53, tôi đang học Thành trung năm thứ nhất, đời một học sinh Trung học trên đất Hà thành thật hồn nhiên, thơ mộng, đẹp như một giấc mơ hoa, thế mà tôi đã thốt ra những lời thơ u sầu đến thế!
    Năm 53 thì tôi đã có lý do để buồn: Tôi rất ham học mà không được học nên nỗi khát khao cứ âm ỉ làm cho lòng luôn trĩu nặng..., nhưng lúc này tôi còn trẻ lắm, mới 17 tuổi đời, tiền đồ phía trước vẫn còn thênh thang rộng mở... Muốn "quy y Phật" thực ra là tư tưởng yếm thế, tiêu cực chứ không phải muốn tìm đường "Giác ngộ thoát khổ". Giá như tôi thực đến với đạo Phật ngay từ thời ấy..., tiếc rằng duyên tiền kiếp chưa đủ.
    Những chuyện ấy, người lớn không hề biết. Giá như Cha tôi biết được cái mầm mống tai hại trong đầu một đứa con, kịp thời uốn nắn thì đã tốt hơn.
    Nàng Kiều ở tuổi 15 tài sắc vẹn toàn, một thiếu nữ phòng khuê cuộc đời trong nhung lụa, chỉ có hoa và bướm, thế mà đã sáng tác ra khúc: "Đoạn trường" làm não nuột lòng người, để rồi phải gánh chịu 15 năm đắm chìm trong biển khổ trầm luân....
    Còn tôi, một vết đen nẩy sinh từ một tâm hồn bé bỏng thơ ngây đã lớn dần trong đầu một thiếu niên, rồi trở thành một đám mây mù ảm đạm bao phủ quanh mình một thanh niên mới lớn, báo hiệu những cơn giông tố phũ phàng...
    Sự u sầu ủy mị, "chất độc nguy hại của cuộc sống con người" cứ bám theo tôi dai dẳng suốt cả cuộc đời, dù khi đã thấm mùi Pháp vị vẫn chưa đoạn tuyệt được với nó!
    Cái hay nhất của đời tôi là là lòng ham học, ý chí vươn lên cầu tiến, nhờ nó mà tôi đã vượt lên số phận để có hôm nay.

    Cái dở, cái hay tôi đã phơi bày
    Trang Hoài niệm từ đây xin gửi lại.
    Nắng dần tắt...vẫn vươn mình xốc tới
    Lòng yêu Hoa ...còn vời vợi phía xa....
    Gối mỏi, tay run...vẫn cháy bỏng, thiết tha
    Khát vọng tìm Hoa tới khi về cát bụi!

    BXP 20.12.2012

  8. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  9. #35
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    HÀNH TRÌNH ĐI TÌM NGUỒN CỘI

    Đêm 10 rạng 11 tháng 2 năm 1947, Pháp đánh Cẩm Giàng, trong một phút cuống cuồng chạy giặc, cha tôi, Bùi Xuân Diệu, đã làm văng mất chiếc ống quyển, trong đó có cuốn Gia phả mà Nội tôi đã dịch ra Quốc ngữ để lại cho cha tôi cùng một số giấy tờ quan trọng khác. Cuốn Gia phả cha tôi để lại cho tôi chỉ vẻn vẹn mấy dòng ghi lại ngày giỗ. Trong lòng tôi luôn âm thầm một nỗi đau “kẻ mất Gia phả”. Tháng Giêng năm 1995, tôi khởi thảo viết lại Gia phả. Tháng chạp năm Ất Dậu (t.1/2006), anh em tôi đã quy tập, xây cất hoàn thiện hệ thống phần mộ gia đình khang trang bền vững. Bên cạnh niềm vui mộ phần hoàn thiện, lòng tôi lại nhói đau. Những điều tôi viết được cũng chỉ hạn hẹp về hai đấng sinh thành, còn về cội nguồn dòng họ thì mịt mờ tăm cá. Tháng 3/2006, như có một sức mạnh tâm linh huyền bí thôi thúc, tôi cùng con trưởng quyết tâm ra đi tìm cội nguồn, dựa vào mấy chi tiết : 1- Năm 1960, đọc tiểu sử TBT Trần Phú thấy ghi thôn Tùng Ảnh, xã Việt Yên, trùng với địa danh ghi trong Gia phả. 2- Về cụ tôi “Mậu Thân khoa Tú tài tự Đình Nghi” (Tức là cụ Bùi Đình Nghi đỗ Tú tài khoa Mậu Thân 1848). Xe ôm đã đưa cha con tôi đến tận nhà người trông nhà thờ họ Bùi Đình, được đọc Phả hệ và danh sách khoa bảng. Tôi không tìm thấy tên cụ tôi trong phả hệ và DSKB, nhưng nghiên cứu DSKB tôi xác định cụ tôi thuộc đời thứ 12 của dòng họ này. Sau đó xe ôm lại đưa cha con tôi đến người giữ gia phả cách đó 30km, nhờ ông tìm giúp trong gia phả đời thứ 12. Khi ông giở gia phả đời thứ 12 thì đúng có tên cụ tôi : Bùi Đình Nghi con cụ Bùi Đình Truyền, nhưng đã chuyển sang Lương Diễn-Nam Đàn. Thấy rõ tên cụ mình trong gia phả làm sao không tin! Sau đó anh em tôi đã tổ chức về dâng hương, chụp ảnh toàn bộ Gia phả, phả hệ, DSKB. Nhưng khi về, nghiên cứu kỹ gia phả, ngoài tên cụ tôi trùng với tên cụ đời thứ 12, còn lại đầy dẫy những mâu thuẫn về địa danh và nhiều thứ khác. Tôi bảo em đến hỏi ông chú ở HN về cuốn gia phả của cụ Mậu, chú tôi đã nhờ người dịch và trao cho tôi. Nghiên cứu gia phả này tôi càng thất vọng : không có một tên nào trùng với tên các cụ nhà tôi. Nhưng vì sao các cụ nhận nhau, lại xác định rõ nhà tôi thuộc ngành trên và đi lại với nhau rất thân tình. Mười một năm qua, nỗi khát khao cội nguồn vẫn luôn cháy bỏng trong tôi. Những ngày gần đây tôi cứ thấy bồn chồn, day dứt. Một hôm, ngồi trước bàn phím, tôi thẫn thờ gõ vào google mấy chữ “họ Bùi Tùng Ảnh”, cũng không có ý niệm rõ rệt tìm gì. Thế rồi, trang website HỌ BÙI TÙNG ẢNH hiện lên rực rỡ, nhìn mấy chữ “Việt Yên hạ” tôi thấy ngỡ ngàng. Một cảm giác rất lạ lùng, tôi không giải thích được. Tôi cứ đọc, thấy nhiều điều khác lạ so với gia phả họ Bùi Đình. Tôi viết thư cho Bùi Năng Tiến (chủ trang website) nhờ xác định họ Bùi Đình ở Yên Hội… Sau khi nhận được hồi âm, biết rõ mình đã nhận nhầm họ Bùi Đình, tôi tiến hành nghiên cứu kỹ Phả hệ HỌ BÙI TÙNG ẢNH. Mặc dầu không tìm thấy tên các cụ tôi trong Phả hệ này nhưng tôi đã sớm khẳng định đây chính là gốc Tổ của tôi. Đọc bài “Họ Bùi Đức Thọ” và Phả hệ “họ Bùi tùng Ảnh”, liên hệ với Gia phả cụ Mậu tôi tìm được những chi tiết trùng hợp : {Dòng họ Bùi gốc bản địa có từ thời Việt cổ ở xã Cổ Quyết Việt (Sau là Việt Yên Hạ); Thủy Tổ của họ này là Bùi Lạo (Gọi là ông Hư Vô); Bùi Thọ (Sau đổi thành Bùi Thứ), Bùi Ân (Sau đổi thành Bùi Viết Tâm).} Đọc Phả hệ Chi 5-11, Tiên Tổ Bùi Lãng chỉ có một con trai là Bùi Đá, sau đổi là Bùi Trung. Cụ Bùi Trung sinh ba trai Bùi Thọ, Bùi Do, Bùi Sơn và một gái là Bùi thị Khê, Gia phả của cụ Mậu : Bùi Thứ, Bùi Ân và Bùi Thị Khê. So sánh Phả hệ thì Bùi Thứ chính là Bùi Thọ, Bùi Ân chính là Bùi Sơn (Bùi Viết Tâm), thiếu cụ Bùi Do. Đến dòng cụ Bùi Thọ sinh được ba trai là Bùi Tố, Bùi Tế, Bùi Thanh và một gái là Bùi Thị Hóa. Ở đời này thì Gia phả cụ Mậu trùng khớp với Phả hệ. Đời tiếp : Cụ Bùi Tố sinh được một trai là Bùi Nguyện không biết đi đâu. Cụ Bùi Tế mất sớm, cụ Bùi Thanh có hai trai là Bùi Úy, Bùi Mậu, chuyển sinh sống ở Yên Bái. Ở gia phả cụ Mậu có thêm cụ Bùi Dịch Từ (sinh ra ông Long).
    Đối chiếu Gia phả cụ Mậu và Phả hệ HỌ BÙI TÙNG ẢNH có những nét trùng hợp cơ bản, chỉ khác một số chi tiết do tên các cụ thay đổi.
    + Gốc xuất xứ là Quảng Hóa – Thanh Hóa
    + Thủy Tổ là Bùi Lạo (Hư Vô)
    + Trùng với Phả hệ Chi 5-11
    + Dòng cụ Bùi Thọ có bốn con thì ba trùng, còn trưởng là Bùi Sóc khác với Bùi Tố, nhưng Bùi Sóc có con là Bùi Nguyện, Bùi Tố cũng có con là Bùi Nguyện. Vậy Bùi Sóc cũng chính là Bùi Tố rồi.
    Liên hệ gia đình tôi với gia phả cụ Mậu :
    + Các cụ nhận nhau từ khi Nội tôi còn, xác định rõ gia đình tôi thuộc ngành trên, cụ Mậu, cụ Từ đã nhiều lần về nhà tôi, cụ Từ gửi con là ông Long về học cha tôi, hai nhà đi lại với nhau rất thân tình.
    + Theo lời bà thím (mẹ cô Liên), người mà cô Liên gọi là cụ và người mà tôi gọi là cụ là hai anh em ruột. Anh ruột cụ Thanh là cụ Sóc hay cụ Tố, cũng chính là cụ Bùi Đình Nghi. Vậy cha tôi và các ông Ý, Tứ, Long là anh em cháu chú cháu bác; tôi và các cô Liên, Hạnh, Vân là anh em chắt chú chắt bác (đời thứ tư).
    Kết lại, dòng cụ Bùi Thứ (gia phả cụ Mậu) cũng là cụ Bùi Thọ, chính xác là dòng trưởng của Chi 5-11.
    Xét riêng về cụ Bùi Đình Nghi tức Bùi Tố : Cụ Bùi Thọ sinh năm Đinh Mão tức 1807, Đình Nghi tức cụ Bùi Tố, gt sinh năm 1828, đỗ Tú tài khoa Mậu Thân (1848), tức là năm 20 tuổi; năm 1853, 25 tuổi sinh con là Bùi Nguyện (Bùi Thuật), mất năm Đinh Hợi 1887, thọ 60 tuổi. Như vậy là hợp lý. Theo Phả hệ Chi 5-11 (thi đỗ đầu phủ rồi thi trúng nhị trường, tháng sáu năm Ất Dậu (1885), hiệu Hàm Nghi, kinh thành thất thủ, ông qua tỉnh Thanh Hóa, Huyện Yên Định khởi nghĩa cần vương, đến năm Đinh Hợi ông mất ở phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.)
    “thi đỗ đầu phủ” có thể ứng hợp với “đỗ Tú tài khoa Mậu Thân” (1848), “rồi thi trúng nhị trường” thì không rõ năm nào. “tháng sáu năm Ất Dậu (1885), hiệu Hàm Nghi, kinh thành thất thủ” – Liên hệ tư liệu lịch sử :
    Bắc Kỳ sau năm 1884 đã thực sự nằm trong tay quân đội viễn chinh Pháp, vận mệnh Triều đình Huế cũng treo lơ lửng …Tháng 8/1884, Tôn Thất Thuyết phò Ưng Lịch nên ngôi hiệu là Hàm Nghi, Pháp đòi phải làm giấy xin phép. Nguyễn Văn Tường phái đứng ra dùng biện pháp ngoại giao mềm mỏng để Tôn Thất Thuyết ngấm ngầm chuẩn bị … Đêm mồng 4 rạng mồng 5/7/1885 (23/5/Đinh Dậu), quân Nam bất ngờ nổ súng đánh đồn Mang Cá. Pháp bị bất ngờ có chút thiệt hại nhưng đến gần sáng thì phản công, quân Nam thiệt hại nặng, Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở, phát chiếu Cần Vương. Phả hệ viết cụ tham gia phong trào Cần Vương ở Yên Định TH, nhưng truy cứu lịch sử Yên Định không có phong trào Cần Vương. Thời ấy có rất nhiều cuộc khởi nghĩa Cần Vương, nhưng chỉ có hai cuộc khởi nghĩa ứng hợp với cụ : cuộc khởi nghĩa của Phân Đình Phùng ở quê và cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy ở Hưng Yên. Phả hệ viết cụ mất ở Hưng Yên năm 1887. Như vậy có thể cụ tham gia cuộc khởi nghĩa này.
    * Còn một mắc míu cuối cùng : cụ Bùi Thân sinh năm 1932 và cụ Bùi Thuật sinh năm 1853, chênh nhau 79 tuổi là anh em?
    Tiên Tổ Bùi Thọ sinh năm 1807, Tiên Tổ Bùi Sơn sinh năm 1828, chênh 21 tuổi.
    Tổ Bùi Đình Nghi sinh năm 1828, Tổ Bùi Viết Mỹ sinh năm 1867, chênh 39 tuổi.
    Cụ Bùi Thân sinh năm 1932, tức là Tổ Bùi Viết Mỹ năm 65 tuổi mới sinh con út.
    Chuyện này đối với các cụ xưa không lạ. Cha tôi là út, sinh năm 1911, tức là ông nội tôi năm 58 tuổi mới sinh cha tôi.
    Cụ Thuật sinh năm 1853, cụ Thân sinh năm 1932, chênh nhau 79 tuổi là lẽ đương nhiên. Cụ Thuật và cụ Thân là anh em cháu chú cháu bác, dòng máu trực hệ gần.
    Như vậy, xâu chuỗi các sự kiện, xác minh các mâu thuẫn, giải tỏa hết không còn gây gợn, tôi chính thức nhận họ. Nhận họ phải nhận hàng, không có hàng sao gọi là họ. Tôi rất sung sướng được kính hai cụ Thêm, Thân là Ông.
    Suy ngẫm lại : Chính việc nhận nhầm năm 2006 đã dẫn tới kết quả mỹ mãn hôm nay. Nếu năm ấy xe ôm đưa tôi đến ngay “họ Bùi Tùng Ảnh” chưa chắc tôi đã nhận vì không thấy tên cụ tôi trong phả hệ. Không có mâu thuẫn Gia phả Bùi Đình tôi không được đọc Gia phả cụ Mậu, mọi thứ rồi sẽ chìm vào dĩ vãng mênh mông.
    Tổ Tiên đã chứng dám lòng thành ban cho tôi được hưởng lộc lớn hôm nay.
    Bùi Xuân Phượng Hậu duệ đời 18 Chi 5-11 HỌ BÙI TÙNG ẢNH

  10. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề
Trang 4/4 ĐầuĐầu ... 2 3 4

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình