+ Trả lời chủ đề
Trang 30/36 ĐầuĐầu ... 20 28 29 30 31 32 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 291 tới 300 của 355

Chủ đề: TẢN MẠN chuyện VÕ LÂM

  1. #291
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    13
    Bàn về tư tưởng Phật Học
    trong tiểu thuyết Võ Hiệp Kim Dung


    Phần 12
    Hồi 11 : Rượu thuốc


    A. Tóm tắt Hồi 11
    - Thạch Phá Thiên ( Cẩu Tạp Chủng ) trở lui hang động thì Sử bà bà và A Tú đã dời chỗ ở đi nơi khác.

    - Chàng bước vào một chiếc thuyền lớn giạt vào đảo. Thuyền đầy các thi thể của Phi Ngư bang do sự trừng phạt của hai sứ giả " Thưởng thiện Phạt ác "

    - Hai chiếc thuyền lớn khác của Thiết Xoa Hội kéo chiếc thuyền của Phi Ngư bang xuống miền hạ lưu, cảng Hồng Liễu. Thạch Phá Thiên trốn ở lòng thuyền nghe được câu chuyện Thiết Xoa Hội làm sào huyệt dưới lòng đất để tránh mặt "sứ giả ". Khi tất cả đã vào đất liền của cảng, Thạch Phá Thiên đi giọc ven sông đến ẩn trong một khu rừng rậm. Chàng hạ sát một chú heo rừng đến tấn công chàng; lên lửa thui các đùi heo để trừ cơn đói.

    - Tại đây, hai sứ giả xuất hiện, cùng chàng trò chuyện bên lửa, rượu và thịt heo rừng.
    - Tình cờ, nhân duyên đưa đẩy chàng nốc sạch hai bình rượu kịch độc của hai sứ giả: lượng rượu mà hai sứ giả đã tinh luyện để luyện nội lực cho nửa năm .

    " La hán phục ma thần công " đã hoá giải rượu độc thành rượu bổ tăng thêm nội lực cho Thạch Phá Thiên.

    - Cả ba kết nghĩa sinh tử rồi cùng lên đường đến hành dinh của Thiết Xoa Hội.

    B. Ý Kiến
    1. Ý nghĩa rượu độc thành rượu bổ
    - Thực tế đời sống cho thấy, nếu rượu bổ, hay thuốc bổ, mà dùng vô độ có thể dẫn đến cái chết.
    - Chất kịch độc, thông thường thì cơ thể rất khó dung nạp nên dễ kết thúc mạng sống do tê liệt hệ tim, hay thần kinh.

    - Nếu lượng độc vào với liều lượng mà cơ thể có thể dung nạp thì nó trở thành khả năng đề kháng chống độc, như các loại vắc -xim.
    - Nếu cơ thể có khả năng đề kháng rất cao, thì khả năng dung nạp chất độc cao hơn: đây là trường hợp của hai sứ giả dùng rượu độc để gia tăng công lực như Kim Dung viết. Cẩu Tạp Chủng do có nội lực của" La hán phục ma thần công " mà dung nạp rượu độc nhiều lần lớn hơn hai sứ giả.

    - Về mặt tâm lý cũng thế, khổ đau, bất hạnh ở đời khiến nhiều người không chịu được phải điên cuồng, hay tự vẩn. Nhưng cũng có nhiều người có khả năng làm chủ tâm thức và tình cảm cao có thể chịu đựng nhiều khổ đau : càng khổ đau, tâm thức càng thức tỉnh, tình người càng dâng cao, và dục vọng càng vơi đi : đây là ý nghĩa thực sự của sự kiện rượu độc chuyển hoá thành rượu thuốc ( bổ ) đối với người có định lực ( khả năng thiền định ) sâu như Cẩu Tạp Chủng.

    2. Tính chất bất định của các hiện hữu
    - Tính chất của các hiện hữu, ví như rượu, được xác định bởi một số điều kiện nào đó, trong môi trường nào đó; tính chất đó sẽ khác đi trong các điều kiện xác định khác, ở môi trường khác. Đây gọi là tính chất bất định, hay không thật sự có tự ngã, của các hiện hữu. Tương tự như câu nói " thù của kẻ thù là bạn ".
    Phật giáo xác định các hiện hữu đều do điều kiện sinh nên không có tự ngã, gọi là vô ngã, vô thường.

    Các học thuyết ( " isme " ) ở đời thường có khuynh hướng khẳng định, cho hiện hữu một tính chất bất biến nào đó. Đây là chủ trương không phù hợp với thực tế, thực tại. Hồi truyện về " Rượu thuốc " gợi cho người đọc tư tưởng nầy.

    3. Nét khác biệt giữa hai thái độ hiền thiện, hay nét khác biệt giữa văn hoá " Thiếu Lâm tự " và đảo Hiệp Khách:
    a/ Thiện chấp thủ ( dính mắc ) của Hiệp Khách đảo
    Hai sứ giả " Thưởng thiện, Phạt ác " của đảo Hiệp Khách chuyên hành hiệp, làm việc thiện, nhưng làm với thái độ cố chấp, chấp thủ, dính mắc.

    b/ Thiện rất thuần thiện, không dính mắc của Cẩu Tạp Chủng ( thuộc văn hoá của Thập Bát La hán, Thiếu Lâm tự )

    Cẩu Tạp Chủng sống rất thuần thiện, tự nhiên, không bị dính mắc, không bận tâm đến khen, chê nên có điều kiện để phát triển nội lực cao, phát triển trí tuệ.

    Đây là đặc tính rất cơ bản rọi sáng lý do vì sao đảo Hiệp Khách suốt 40 năm, không phá giải được bí pháp " Thái Huyền Kinh ", trong khi Cẩu Tạp Chủng chỉ cần vỏn vẹn 100 ngày, giải mã dễ dàng bí pháp. Hãy lắng nghe một mẫu đối thoại ngắn sau đây về sự khác biệt của hai thái độ tâm lý nói trên :

    " Thạch Phá Thiên ( Cẩu Tạp Chủng ) xua tay nói :' Hai vị ca ca có thêm một tay phụ lực há chẳng tốt hơn ư ? Chúng ta ít người không địch nổi số đông, nếu gặp nguy cấp thì cứ chạy trốn, đâu có nhất định phải chết ? '

    Lý Tứ cau mày nói : ' Đánh thua bỏ chạy thì đâu phải là anh hùng hảo hán ? Hay nhất là ngươi đừng đi theo để làm mất mặt chúng ta ' ".
    ( tập 3, tr. 40)

  2. #292
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    14
    Bàn về tư tưởng Phật Học
    trong tiểu thuyết Võ Hiệp Kim Dung


    Phần 13
    Hồi 12 : Hai tấm bài đồng


    A. Tóm tắt Hồi 12
    - Hai " sứ giả " và Cẩu Tạp Chủng đi vào tổng hành dinh của sào huyệt Thiết Xoa Hội. Không có sức mạnh nào ngăn cản bước chân đi của ba người.

    - Tại hành dinh, tổng đà chủ Uông Đắc Thắng long trọng, vừa kinh hãi, tiếp đón hai tấm bài đồng, thiếp mời đi dự hội yến " Lạp bát ". Tại đây, hai sứ giả đúng thời điểm ngấm rượu độc ngất đi. Uông Đắc Thắng và các cao thủ Thiết Xoa xông vào giết cả ba. Cẩu Tạp Chủng, với bản năng tự vệ, múa tít song chưởng, độc khí của rượu độc tiết ra làm chết tức khắc gần 100 người Thiết Xoa ở đó. Chàng bèn vận khí điều hoà kinh mạch cho Trương Tam, Lý Tứ, cứu hai sứ giả. Cả ba lại tiếp tục lên đường. Hai sứ giả đi riêng theo sứ mệnh.

    - Cẩu Tạp Chủng một mình đi lạc đến Thượng Thanh Quán của các đạo sĩ Lão Trang và ẩn mặt theo dõi Thạch Thanh và Mẫn Nhu ( vốn là môn sinh của Thượng Thanh Quán ) đang đàm đạo với Thiên Hư ( đạo chủ ) và các huynh đệ cao cấp, đòi nhận lãnh hai tấm bài đồng đi phó hội chịu chết thay cho Thiên Hư.

    - Bị phát hiện, Cẩu Tạp Chủng xuất chưởng tự vệ khiến hai đạo trưởng bị ngất đi ( có thể vong mạng ). Các đạo trưởng nghi ngờ đây là âm mưu của Thạch Thanh - Mẫn Nhu. Cuộc xung đột đao kiếm xẩy ra giữa các đạo trưởng và Cẩu Tạp Chủng : các đạo trưởng gồm Thiên Hư, thua trận; nhiều người bị té ngất; Cẩu Tạp Chủng cứu tỉnh được tất cả; rồi chia tay các đạo trưởng; trả lại hai tấm bài đồng cho Thiên Hư; đoạn cùng Thạch Thanh - Mẫn Nhu tiếp tục hành trình...

    B. Ý Kiến
    1. Dòng sống đầy yếu tố bất ngờ :
    - Sự kiện hai " sứ giả " tài ba, thông thái, ngót 40 năm bất bại trên giang hồ qụy ngã tại hành dinh Thiết Xoa Hội nói lên sự thật dòng sống đầy yếu tố bất ngờ mà thuật ngữ Phật học gọi là vô thường : đầy nguy hiểm và khổ đau. Đời sống là biến động, mà không tỉnh tại.
    2. Cái nhìn thực và trí tuệ :
    - Các đạo trưởng của Thạch Thanh Quán tu hành chú trọng phần chuyển đổi về thân, mà nhẹ về tâm lý, nên cái nhìn trở nên phàm tục : đã không nhận ra cái tâm chân thật của Thạch Thanh, Mẫn Nhu và Cẩu Tạp chủng. Nếu các đạo trưởng nặng về tu tập tâm lý, huấn luyện tâm lý, thiền định thì cái nhìn sẽ trở nên khoan dung hơn, sáng suốt hơn, vị tha hơn, và đã không rơi vào các ngộ nhận, sai lầm đáng tiếc.

    Cho đến khi các sự việc trở nên sáng tỏ, tâm lý của các đạo trưởng vẫn cố chấp, hẹp hòi, cảm thấy tức bực, bẽ bàng, thay vì cảm thông sâu sắc hơn và đạo tình hơn đối với Thạch Thanh, Mẫn Nhu và Cẩu Tạp Chủng. Tu hành như vậy thì có lợi ích rất ít cho mình và người, vẫn còn cách xa với cái nhìn đầy chân thật và trí tuệ.

    3. Chiêu thức của Thượng Thanh Quán và chiêu thức của Cẩu Tạp Chủng
    - Các thế võ, kiếm, đao chẳng qua chỉ khác nhau ở thế vận hành tay, chân, và tốc độ của vận hành. Sức mạnh của võ, đao, kiếm nầy được gọi là " hữu chiêu ", luôn bị hạn cục.

    - Cẩu Tạp Chủng ra chiêu về võ, đao, kiếm cũng thế, về mặt tướng trạng biểu hiện thì vẫn là hạn cục. Điểm khác biệt duy nhất đã khiến cho võ thuật, kiếm pháp, đao pháp ấy trở nên vô song là do nội lực ( hay gọi là sức mạnh của tâm lý, thiền định ) hùng hậu, do cái tâm, nhân hậu, vô dục, vị tha, vô chấp. Sức mạnh vô song đó thật sự có mặt trong thiền định Phật giáo, trong văn hoá Phật giáo. Đây hẳn là nội dung mà tác giả muốn đề cập khi giới thiệu giá trị vô song của "La hán phục ma thần công ".

  3. #293
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    15
    Bàn về tư tưởng Phật Học
    trong tiểu thuyết Võ Hiệp Kim Dung


    Phần 14
    Hồi 13 : Tình cốt nhục


    A. Tóm tắt Hồi 13
    - Sau lần giáp mặt các đạo sĩ Thương Thanh Quán, Cẩu Tạp Chủng được Thạch Thanh và Mẫn Nhu nhận làm con đẻ ( Thạch Trung Ngọc ) và sống chung với hai ông bà trong một thời gian : Ông bà trong lòng vẫn vờn lên vài ý nghĩ hoài nghi về sự lững quên quá khứ của Cẩu Tạp Chủng; phần Cẩu Tạp Chủng cũng phân vân về Mẫn Nhu và " má má " ở núi Hùng Nhĩ : ai là mẹ thật ? Nhưng họ xử sự theo tình cảm thiết tha, chân thành gọi là tình cốt nhục.

    - Cẩu Tạp Chủng thuật cho Mẫn Nhu hiệp nữ nghe hết mọi chuyện xẩy đến với chàng ở núi Hùng Nhĩ, ở thị trấn Hầu Giám Tập, ở bang Trường Lạc, ở đảo Tử Yên với Sử bà bà và A Tú, ở nhà Đinh Bất Tam làm lễ thành hôn với Đinh Đang, việc liên thủ vơiù Bạch Vạn Kiếm đánh bại Đinh Bất Tam và Đinh Bất Tứ, và việc kết nghĩa sinh tử với hai " sứ giả " ( Thưởng thiện, Phạt ác ) và ở Thiết Xoa Hội... Nếu bà Mẫn Nhu không bị ám ảnh rằng Thạch Trung Kiên đã chết, thì bà đã nhận ra Cẩu Tạp Chủng là Thạch Trung Kiên và tiếp tục khám phá ra thêm nhiều chuyện giang hồ liên hệ đến Hiệp Khách đảo và Trường Lạc bang...

    - Hai ông bà giảng dạy cặn kẻ võ học cho Cẩu Tạp Chủng và nói về hành tung của Trương Tam, Lý Tứ ... chuyện nào cũng nửa đúng, nửa sai, nửa hư nửa thật... và quyết tâm đến Trường Lạc bang để làm rõ sự thật Thạch Phá Thiên được giả lập làm bang chúa để chịu chết thay cho Bối Hải Thạch trên Hiệp Khách đảo, hầu cứu gỡ mạng cho Cẩu Tạp Chủng ( Thạch Phá Thiên, con ông bà )

    B. Ý Kiến
    1. Kinh nghiệm tình cốt nhục :
    - Khi bà Mẫn Nhu nghĩ Cẩu Tạp Chủng là Thạch Trung Ngọc, con đẻ của mình, thì chi xiết thương cảm, tận tình săn sóc, bảo bọc, dù chàng có phạm vào tội lỗi lớn lao nào; thương với tình thương vong ngã muốn thay thế con để nhận lấy hậu quả của việc làm sai quấy của con để con được sống hoan hỷ, hạnh phúc.

    - Khi Cẩu Tạp Chủng nghĩ về " má má " trên đỉnh Hùng Nhĩ, dù bà lạnh lùng, khe khắt, chàng vẫn nhớ nhung, quyến luyến.

    Tình cốt nhục, hay tình người biểu hiện đến mức độ tình cốt nhục, đã giúp con người sống tha thứ, thương yêu và hạnh phúc.

    2. Sức mạnh của ý nghĩ ( tác ý )
    - Khi Bạch Vạn Kiếm nghĩ rằng Cẩu Tạp Chủng là Thạch Trung Ngọc " quấây phá " thì liền trút xuống đầu chàng bao tức giận, dù Cẩu Tạp Chủng rất chi là hiền hoà, lịch sự và đứng đắn.

    - Khi nghĩ Cẩu Tạp Chủng là Thạch Phá Thiên, kẻ đã hại tiết hạnh của vợ mình thì Triển hương chủ vô cùng căm hận, liền vung chưởng để giết ngay, dù chàng rất nhân ái, vị tha.

    - Khi nghĩ Cẩu Tạp Chủng là Thạch Trung Ngọc, người tình của mình, thì Đinh Đang rất thiết thân, tận tình săn sóc khi bệnh ...

    Nếu nghĩ tha nhân đều là thân nhân, như tình đồng bào, cùng cha mẹ huyết thống, thì mọi người sẽ xử sự thân ái với nhau, che chở đùm bọc nhau chí tình. Con người làm chủ ý nghĩ ấy, và có thể khởi nghĩ đối với cứ ai, lúc nào và ở đâu.

    Đây là kinh nghiệm tâm lý mà giáo lý nhà Phật dạy con người nghĩ đến người khácnhư bà mẹ nghĩ đến người con duy nhất của mình ( như sự biểu hiện tình mẹ của bà Mẫn Nhu ) để nuôi dưỡng tâm từ bi (...).

    Câu chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ mở đầu lịch sử Việt Nam với 100 người con chung bào thai mẹ nên tình người Việt Nam gọi là tình đồng bào, cũng cùng một ý nghĩa giáo dục tâm lý ấy.

    Đây cũng là một góc tâm tình của tác giả Kim Dung ?

  4. #294
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    16
    Bàn về tư tưởng Phật Học
    trong tiểu thuyết Võ Hiệp Kim Dung


    Phần 15
    Hồi 14 : Tứ đại môn phái ở Quan Đông


    A. Tóm tắt Hồi 14
    - Tại khách sạn thị trấn Long Câu, Đinh Đang đến bí mật gặp Cẩu Tạp Chủng, lừa cho Thạch Thanh - Mẫn Nhu đi tìm chàng, rồi hai người thong dong đi về hướng khác để có những ngày sống riêng tư. Ghé vào một thị trấn nhỏ, ăn uống tại một tiệm cơm. Tại đây có nhiều quần hào, trong đó có môn chủ của bốn đại môn phái ở Quan Đông. Đinh Bất Tứ xuất hiện với tính khí kiêu mạn gây sự với quần hùng rồi động thủ. Ở ngoài quán cơm, bốn môn chủ liên thủ tấn công Đinh Bất Tứ, mà vẫn ở hạ phong, nhiều lần cả bốn suýt vong mạng, nếu không có sự nhắc chừng của Cẩu Tạp Chủng về các chiêu hiểm của Đinh Bất Tứ.

    - Lúc cực kỳ nguy hiểm, Cẩu Tạp Chủng bước vào vòng chiến song đấu với lão Tứ. Chỉ qua mười chiêu cẩm nã thủ, lão Tứ đã không chịu nỗi kình lực từ song chưởng của chàng; cây nhuyễn tiên bị chàng bắt chặt rồi bung ra khiến lão Tứ bị văng ra xa làm đổ sập cả một góc tường rồi bỏ chạy.

    Quần hùng rất cảm kích và ngưỡng mộ tài ba và hào hiệp của Cẩu Tạp Chủng, đãi tiệc chàng và Đinh Đang, và mời hai người cùng lưu lại phòng trọ để cảm tạ ...
    - Nhóm Trường Lạc Bang lại xuất hiện ở thị trấn nầy và hẹn tương kiến với nhóm môn chủ Quan Đông ở cánh rừng kế cận.

    B. Ý Kiến
    1. Từ Hồi truyện 14,
    Cẩu Tạp Chủng đã thừa khả năng đánh bại Đinh Bất Tứ dễ dàng. Chàng đã biết nhiều phép xã giao trên chốn giang hồ. Chàng đã nhận được nhiều ngưỡng mộ của các cao thủ chân chính qua tài năng, lòng nhân ái, nghĩa hiệp và tánh khiêm tốn, ôn hoà.

    2. Bình thường tâm:
    - Dù được nhiều sự chiêm ngưỡng tài năng, nhưng tự Cẩu Tạp Chủng thì thấy bình thường như là tài năng ấy không phải của chàng. Tâm chàng vì vậy vẫn khiêm tốn, nhân hoà như mọi khi. Đây là ưu điểm khiến chàng không ngừng phát triển nhanh tâm thức hướng về trí tuệ về sự thật của vạn hữu, như là sự phát triển theo giáo lý nhà Phật : " Bình thường tâm là đạo ".

    3. Lại bất ngờ của cuộc sống :
    - Sự thay đổi, phát triển nhanh nội lực, võ công và hiểu biết của Cẩu Tạp Chủng khiến nhiều người kinh ngạc :

    - Cách xa chưa quá một tháng, từ chỗ vụng về chưởng pháp đến chỗ " hạ đo ván " dễ dàng một cao thủ tuyệt luân như lão Tứ : lão đã thua trận bẽ bàng.
    - Đinh Đang từ tháng trước là người truyền dạy cẩm nã thủ cho Cẩu Tạp Chủng với tâm lý ngây ngô của chàng, nay thì nàng quá hãnh diện về chàng về võ công lẫn giao tiếp.

    - Tứ đại cao thủ Quan Đông, danh rền một cõi, mới ngày đầu đến Trung Nguyên thì liền suýt vong mạng trước một ông già Đinh Bất Tứ... rồi tận mắt thấy tài nghệ phi thường của chàng thiếu hiệp, lòng nghĩa hiệp và sự khiêm cung của chàng...
    Bất ngờ luôn xẩy ra quanh cuộc sống ! Điều mà Phật học nói là vô thường, vô thường...

  5. #295
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    17
    Bàn về tư tưởng Phật Học
    trong tiểu thuyết Võ Hiệp Kim Dung


    Phần 16
    Hồi 15 : Chân tướng


    A. Tóm tắt Hồi 15
    - Tại khu rừng thông rậm rạp ngoài thị trấn Long Câu, bang chủ của tứ đại môn phái Quan Đông được Bối Hải Thạch, 9 vị Hương chủ, Hương phó và gần 100 người bang Trường Lạc tiếp đón trong tinh thần hai bên thăm dò, tìm hiểu nhau. Cao Tam Nương, tánh nóng nảy, phóng phi đao làm Hương chủ Trần Xung Chi bị thương ở chân; cuộc xung đột binh khí sắp xẩy ra thì Thạch Phá Thiên ( Cẩu Tạp Chủng ) xuất hiện trước sự tôn kính cả hai bên, giảng hoà vui vẻ, tất cả kéo về tổng đà bang Trường Lạc.

    - Tại bang Trường Lạc, nhiều cao thủ Tuyết Sơn đang bị đánh thuốc mê và bắt giữ; Bạch Vạn Kiếm đi đến đối chất; rồi Thạch Thanh, Mẫn Nhu và nhiều cao thủ trọng tuổi tiếng tăm trong võ lâm đồng kéo đến để bạch hoá lai lịch của Thạch bang chúa.

    - Hai sứ giả đảo Hiệp khách cũng đến đem theo kẻ ẩn trốn Thạch Trung Ngọc. Các âm mưu gian dối của Bối Hải Thạch, bang Trường Lạc, các sai trái của Thạch Trung Ngọc đã tạo ra sự ngộ nhận về Cẩu Tạp Chủng trên giang hồ lần lượt được phơi bày. Con người chân thật, hiệp nghĩa và trong sáng, tài năng của Cẩu Tạp Chủng được tỏa sáng hơn bao giờ. Các sai quấy, phóng đãng và vị kỷ của Thạch Trung Ngọc lộ rõ. Các ngộ nhận của Bạch Vạn Kiếm, các cao thủ Tuyết Sơn, Thạch Thanh - Mẫn Nhu và quần hùng được rọi sáng...

    - Thạch Trung Ngọc khước từ chức vị bang chủ bang Trường Lạc; Cẩu Tạp Chủng khởi lên từ tâm tự nguyện nhận chức bang chủ để gánh vác " khó khăn " đi dự hội yến, và được toàn bang tín nhiệm, trân trọng. Cẩu Tạp Chủng vui vẻ nhận hai tấm thiệp mời bài đồng từ tay hai " sứ giả "

    - Bang chủ của tứ đại môn phái Quan Đông cũng chính thức nhận hai tấm bài đồng;
    - Hai vị sứ giả từ giả bang Trường Lạc đi đến Tuyết Sơn, thành Lăng Tiêu để chuyển thiệp thỉnh. Tất cả đồng rời khỏi bang Trường Lạc...

    B. Ý Kiến
    1. Kinh nghiệm về ánh sáng của sự thật và lịch sử
    - Tác giả Kim Dung đã khéo dẫn dắt câu chuyện, chuyển vận các nghi vấn, các việc làm rất kín đáo mà đầy hổ thẹn đến tổng đà Trường Lạc với các nhân sự liên hệ, đủ mặt như là chuẩn bị đầy đủ cho một phiên tòa, mà cơ quan điều tra là hai vị sứ giả " Thưởng thiện Phạt ác " rất công chính, đầy đủ tài năng đáng tin cậy. Tại đây, tất cả được đưa ra ánh sáng : xấu hổ, ủ rũ như nhân vật Bối Hải Thạch và bang Trường Lạc; trơ trẻn như Thạch Trung Ngọc; hổ thẹn, mắc cỡ như Bạch Vạn Kiếm; ngỡ ngàng như Thạch Thanh, Mẫn Nhu, ân hận như Triển Phi hương chủ và nhiều cao thủ khác v.v....
    Dưới ánh sáng của sự thật và lịch sử, không có gì có thể được dấu kín. Đây là bài học cho các trí thức, hiệp khách, các nhân vật lãnh đạo của các tổ chức xã hội.

    2. Mẫu tâm lý hành hiệp lý tưởng :
    - Bạch Vạn Kiếm là một tài năng, là một người con có hiếu nên hẳn là một kiếm khách tốt, nhưng tầm nhìn bị hạn chế, tánh tình cố chấp, thiếu bao dung nên hành xử thường rơi vào các sai lầm đáng tiếc !

    - Các bang chủ ở Quan Đông thì ngay chính, nhưng thiếu trí tuệ, chưa đủ điều kiện để hành hiệp tốt.

    - Các đạo trưởng ở Thượng Thanh Quán chuộng các giá trị hình thức nên thiếu tâm đức và thiếu trí tuệ để phát triển Thượng Thanh Quán và giúp đời !

    - Bạch Tự Tại và Sử bà bà thì cố chấp, tự kiêu, háo danh, nên dễ trở thành tác nhân của các rối loạn gia đình và xã hội !

    - Thạch Thanh, Mẫn Nhu và hai sứ giả " Thưởng thiện Phạt ác " là các hiệp khách chân chính, nhưng còn đối đãi thị phi nên hành động hiệp nghĩa còn bị hạn chế, chưa thực sự lý tưởng.

    ° Có thể mẫu tâm lý thông tuệ, vô dục ( hay thiểu dục ), vô chấp và đầy nhân ái của Cẩu Tạp Chủng là thực sự lý tưởng cho việc hành hiệp giúp đời :

    Cái nhìn vô sự vô hại của chàng như là vui vẻ chấp nhận, kính trọng các hành vi của người khác, miễn là các hành vi ấy không gây tổn hại đến ai. Cái nhìn nầy giúp tha nhân có " tự do tâm lý " để sống thoải mái, dễ chịu hơn. Cái nhìn đánh giá " xì xào " sẽ gây trở ngại " tự do tâm lý " của tha nhân, gây tổn hại đến quyền sống của tha nhân, và tạo ra một thái độ sống lệch lạc, chuộng giá trị hình thức rất ảo cho người đánh giá và cho xã hội. Con người vốn làm chủ cái nhìn và làm chủ văn hoá, tại sao không xây dựng cái nhìn ấy trong văn hoá ?

    Thật đáng suy ngẩm nếu bạn đọc lại một đoạn mà tác giả đã tinh ý viết ở Hồi 14 (tr.167 ) rằng :

    " Chủ quán cùng bọn tiểu nhị thấy hôm qua Thạch Phá Thiên theo vợ chồng Thạch Thanh vào ngủ trọ, mà bây giờ lại từ phòng một cô gái xinh đẹp đi ra thì ngấm ngầm kinh ngạc. Họ thi nhau bàn tán về chuyện này đến mười mấy ngày. Những câu chuyện của họ càng lúc càng thêm thắt những chi tiết kỳ dị, phần lớn đều là đoán mò ".

    Cái nhìn vô sự , vô hại ấy của Cẩu Tạp Chủng là cái nhìn kính trọng, chấp nhận tha nhân và chấp nhận cuộc sống một cách tích cực. Tâm lý học nhà Phật xếp tâm lý vô hại thuộc nhóm thiện tâm cần được nuôi dưỡng.

    Thật đáng kinh ngạc nếu xem thái độ sống vô sự, vô hại kia là" ngố "," khờ khệch ", và xem thái độ vị kỷ, dối gạt, " ma lanh " là lịch đời, khôn ngoan !

  6. #296
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    18
    Bàn về tư tưởng Phật Học
    trong tiểu thuyết Võ Hiệp Kim Dung


    Phần 17
    Hồi 16 : Thành Lăng Tiêu


    A. Tóm tắt Hồi 16
    - Đoàn người Bạch Vạn Kiếm, các cao thủ Tuyết Sơn, Thạch Thanh, Mẫn Nhu và Thạch Trung Ngọc trở về thành Lăng Tiêu.

    - Đinh Đang thuyết phục thành công Thạch Phá Thiên " vác cây thánh giá " thay cho Thạch Trung Ngọc.

    - Tại thành Lăng Tiêu, sau khi Sử bà bà ra đi biệt tăm, A Tú mất tích, đoàn cao thủ do Bạch Vạn Kiếm dẫn đầu đi lùng tìm Thạch Trung Ngọc, Bạch Tự Tại trở nên nóng nảy bất thường và trút các cơn thịnh nộ xuống hàng đệ tử : đã vô lý giết chết nhiều đệ tử khiến bang phái trở nên vô cùng bất an. Các sư đệ Bạch Tự Tại cùng hàng đệ tử lập mưu tống ngục Bạch Tự Tại và bàn chuyện phế ông ta, cử người mới lên làm chưởng môn.

    - Đoàn người mới trở về cũng bị đánh thuốc mê và giam vào ngục thất. Thạch Phá Thiên nghĩ ra cách thoát ngục và đi cứu giải, vừa lúc Sử bà bà và A Tú đến, đang bị vây quanh các làn kiếm rất nguy kịch. Thạch Phá Thiên nhảy vào cứu nguy cho Sử bà bà và A Tú, tất cả ba cùng tìm cách cứu vãn tình thế nội biến trong bang.

    B. Ý Kiến
    1. Hai nhóm người
    Các nhân vật trong truyện mỗi người một vẻ, có tâm lý biểu hiện khác nhau, tựu trung có thể xếp thành hai loại :

    Vị kỷ : Nhóm vị kỷ, điển hình như Thạch Trung Ngọc, Đinh Đang, Đinh Bất Tam, Đinh Bất Tứ, Bạch Tự Tại và rất nhiều cao thủ khác của Tuyết Sơn. Trung tâm hành dinh của vị kỷ là tự ngã, chấp thủ nặng cái " ta " và cái " của ta ", chỉ sống nhằm thỏa mãn dục vọng, hiếu danh, hiếu lợi.

    Vị tha : Điển hình có hai sứ giả, Thạch Thanh - Mẫn Nhu, Cẩu Tạp Chủng, A Tú ...
    Trung tâm điểm của tâm lý là hoạt động hành hiệp vì lợi ích của tha nhân, vì công lý mà trừ gian diệt hại, vì tình người, yêu con người. Chính sự có mặt của nhóm nầy trong tiểu thuyết kiếm hiệp đã tạo ra một sức hấp dẫn lớn, một sự đam mê truyện.

    2. Hai ảnh hưởng :
    - Nhóm thần tượng cái " ta " và cái " của ta " thì mãi là nguyên nhân, tác nhân của các xung đột, bạo hành, gây rối ren xã hội dẫn đến hậu quả không lường.
    - Nhóm vị tha có khuynh hướng không nhìn thấy gì là " ta ", " của ta ", nhưng lại thường hành động tích cực giúp đời, giúp người khốn khó, bị bức hiếp, đem lại an lành, ổn định và tình người ấm áp cho xã hội.

    Giáo lý nhà Phật có thể được giới thiệu là giáo lý của " không ta ", " không của ta " ấy, là giáo lý của thái độ sống thật, tích cực, mà không phải của triết lý, huyền đàm, rất đáng được tham cứu, trân trọng.

  7. #297
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    19
    Bàn về tư tưởng Phật Học
    trong tiểu thuyết Võ Hiệp Kim Dung


    Phần 18
    Hồi 17 : Tự đại thành cuồng


    A. Tóm tắt Hồi 17
    - Các chi thuộc bang Tuyết Sơn đều tụ tập ở sảnh đường và đang múa kiếm tàn sát lẫn nhau thì Trương Tam, Lý Tứ xuất hiện đòi gặp mặt Bạch Tự Tại để trao thiệp mời dự hội yến Lạp bát.

    - Các chi trưởng Thành, Tề, Liêu, Lương đang đấu kiếm kịch liệt để giành ngôi bang chủ, nay lại đấu kiếm tranh thua để nhường ngôi bang chủ. Thật mỉa mai!

    - Tiếp theo, Sử bà bà, A Tú và Sử Ức Đao ( Cẩu Tạp Chủng ) tiến vào sảnh đường trước sự kinh hãi của các chi trưởng. Bà lên tiếng : " Các ngươi giam hãm chưởng môn cùng các đệ tử chi trưởng ở đâu, mau thả họ ra ! ". Đoạn bảo Sử Ức Đao ra đao đấu với các chi trưởng. Các ông đều nhường kiếm để nhường ngôi bang chủ...

    - Bạch Vạn Kiếm ra khỏi nhà lao liền xuất kiếm đánh Liêu chi trưởng : hai bên giao đấu đến vài trăm chiêu thì Bạch Vạn Kiếm xuất tuyệt chiêu chặt lìa một chân của Liêu sư thúc.

    - Sử bà bà ra lệnh cho Sử Ức Đao sử dụng Kim Ô đao pháp đánh bại Bạch Vạn Kiếm để minh bạch xác định ngôi bang chủ. Sử Ức Đao không dám đánh bại Bạch Vạn Kiếm, chỉ thủ cầm chừng, rồi sử chiêu " Bàng Cổ Trắc Kíc " để thủ hoà. Bạch Vạn Kiếm trước đám đông đã thành thật nhìn nhận thua cuộc.

    Sử bà bà bèn bảo Sử Ức Đao trao chức chưởng môn và hai thẻ bài đồng để bà đi dự hội yến "một đi không trở lại"

    - Sau khi nghe Phong Vạn Lý thuật lại các biến cố thay đổi tâm lý của Bạch Tự Tại, Sử bà bà cùng nhiều người thân vào ngục lao thăm và tâm sự cùng Bạch Tự Tại...
    Bạch Tự Tại thử đấu nội lực với Sử Ức Đao và đã kinh hoàng, vừa thất vọng, thấy nội lực của thiếu hiệp hơn xa mình...

    Ông nói một cách thê lương : " Bạch Tự Tại mỗ cuồng vọng tự cao, tội nghiệt nặng nề. Bây giờ ta phải ở đây quay mặt vào tường để sám hối lỗi lầm... "

    B. Ý Kiến
    1. Nguy hiểm của " cái tôi "
    - Vì quá tự hãnh về tài kiếm pháp của mình, và kiêu ngạo vì nội lực vượt trội của mình nhờ vào một dược liệu đặc biệt, ông trở nên xem nhẹ cả vợ con, các huynh đệ, môn đồ, đánh phạt và tàn sát vô lý... đã dẫn đến cảnh nội biến tang tóc. Tất cả chỉ vì một cái " Tôi " muôn thuở của cuộc đời, rất chi nguy hiểm !

    2." Tôi" vốn là tập thể... :
    Cái " tôi " của Bạch Tự Tại không phải chỉ là thân tướng của ông cộng với võ công, nội lực, tham vọng, ham muốn... mà là toàn bộ bang phái Tuyết Sơn, thành Lăng Tiêu, và rộng xa hơn nữa. Bạch Tự Tại trút tức giận, đánh phá chung quanh chính là đang trút giận, đánh phá chính mình : không thể có một cái " tôi " nào độc lập cả.

    Đây là tinh thần, nội dung giáo lý Duyên khởi, Vô ngã của Phật giáo.

    3. Nhân duyên cứu gỡ :
    - Các nhân tố dưới đây là các nhân tố cứu nguy cho thành Lăng Tiêu :
    - Hai "sứ giả" Trương Tam, Lý Tứ ;
    - Sử Ức Đao ( Cẩu Tạp Chủng ) ;
    - Tâm lý hồi tỉnh, ân hận về việc làm sai quấy ;
    - Tâm lý thức tỉnh, nhàm chán các thị phi, tang tóc ;
    - Tình người ấm áp...

    Đấy là các nhân tố của một hệ văn hoá an lành !

  8. #298
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    20
    Bàn về tư tưởng Phật Học
    trong tiểu thuyết Võ Hiệp Kim Dung


    Phần 19
    Hồi 18 : Điều phải cầu xin


    A. Tóm tắt Hồi 18
    - Tạ Yên Khách sau khi luyện rất thành thạo chiêu " Bích Châm Thanh Chưởng " liền tìm đến Trường Lạc Bang để rửa nhục, cái nhục ngày trước Bối Hải Thạch đã tự tiện đến Ma Thiên Lãnh bắt Cẩu Tạp Chủng đi. Trong thoáng nhìn, ông đã hạ sát liền bốn Hương Chủ; tiếp liền đánh Bối Hải Thạch trọng thương, nằm bất động dưới nền, máu chảy loang lố.

    - Thạch Trung Ngọc bắt được sơ hở của Tạ Yên Khách là đang nợ một yêu cầu của Thạch Phá Thiên, nên giả vờ mình là Thạch Phá Thiên, và yêu cầu Tạ Yên Khách tru lục toàn bang phái Tuyết Sơn. Đây là lý do Tạ Yên Khách, Thạch Trung Ngọc và Đinh Đang có mặt ở Lăng Tiêu bấy giờ.

    - Bạch Vạn Kiếm, Thành Tự Học và Tề Tự Miễn đang liên thủ tấn công Tạ Yên Khách. Cẩu Tạp Chủng nhảy vào vòng chiến và giàn hoà, thân thiết kính chào Tạ Yên Khách. Ông ta kinh ngạc thấy có mặt đến hai Cẩu Tạp Chủng, bèn hỏi " đứa nào là Cẩu Tạp Chủng thật ? "

    Cẩu Tạp Chủng , trước quần hùng, thỉnh cầu Tạ Yên Khách nuôi dạy Thạch Trung Ngọc nên người tốt. Ông ta vô cùng bực bội, nhưng không thể chối từ.

    - Bạch Tự Tại đón nhận lại tình cảm chung thủy thiết tha của Sử bà bà, bèn điểm huyệt bà, lấy hai tấm bài đồng và ra đi, đi về hướng lên thuyền đi Hiệp Khách đảo.
    Sau đó, Cẩu Tạp Chủng, Bạch Vạn Kiếm, Sử bà bà, A Tú, Thạch Thanh - Mẫn Nhu cùng lên đường theo chân Bạch Tự Tại...

    B. Ý Kiến
    1. Danh tiếng mộng mị
    - Tạ Yên Khách là một quái khách giang hồ, võ công cái thế mà chỉ mắc phải một chứng bệnh trầm kha : đó là ưng nổi tiếng " anh hùng " trên giang hồ, mọi người nghe đến tên mình là phải nể vì, kính sợ. Từ đó mắc phải biết bao việc ác :

    - Chỉ một chuyện Bối Hải Thạch và quần hào Trường Lạc Bang lầm tưởng Thạch Phá Thiên ở Mã Thiên Nhai, đến đón về mà không được Tạ Yên Khách ưng thuận, thì cho đó là một điều nhục nhã cần được rửa sạch : đã thân hành đến Trường Lạc Bang giết các Hương Chủ và đánh gục Bối Hải Thạch.

    - Ngông cuồng ban ra Huyền Thiết Lệnh để rồi giữ lời hứa ấy xem là quan trọng như sinh mạng, lại xem mạng sống của nhiều người khác như cỏ rác, giết chết vô cớ mà không ái ngại.

    Những ý tưởng về giá trị của Tạ Yên Khách như thế là rất bệnh hoạn, rất mộng mị, điên đảo! Nhưng, những ý tưởng đó vẫn đeo đẳng con người từ thế kỷ nầy đến thế kỷ khác, giục con người từ bỏ nghĩa sống chân thật mà chạy theo các bóng hình hư ảo, mở ra các bi kịch rất bi thương !

    Đó là những gì thuộc điên đảo kiến, điên đảo tâm ( như đã đề cập ở phần trước ) mà giáo lý nhà Phật đã thiết tha chỉ rõ..

    2. Cái bất nhân vô hạn của tâm vị kỷ :
    Thạch Trung Ngọc sống chỉ biết hưởng thụ khoái lạc cho chính tự thân, không cần biết đến các tổn hại do thói vị kỷ của anh ta gây nên. Trung Ngọc với vẻ khoái chí thỉnh cầu Tạ Yên Khách rằng :

    " Tại hạ cả gan xin Tạ tiên sinh đến thành Lăng Tiêu tru diệt sạch sẽ phái Tuyết Sơn từ trên xuống dưới, không để sống sót một người nào ". ( tập 4, tr. 147 )
    Thật đáng sợ thay dục vọng và vị kỷ !

    3. Tâm lý vị tha :
    Cẩu Tạp Chủng thường nghiêm túc làm theo lời " má má " ở núi Hùng Nhĩ rằng : " Trọn đời không mở lời xin ai một điều gì ". Vậy mà khi thấy bà Mẫn Nhu ứa nước mắt lo sợ Tạ Yên Khách xuất chưởng đánh chết Thạch Trung Ngọc, chàng liền lấy thân mình che chắn cho Trung Ngọc và khẩn xin Tạ Yên Khách tha tội cho Trung Ngọc và nuôi dạy chàng cho đến lúc nên người tốt. Không có nguyên tắc, lời hứa nào giá trị bằng lòng nhân ái và mạng sống của con người !

  9. #299
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    21
    Bàn về tư tưởng Phật Học
    trong tiểu thuyết Võ Hiệp Kim Dung


    Phần 20
    Hồi 19 : Cháo Lạp Bát


    A. Tóm tắt Hồi 19
    - Ngày mồng 8 tháng chạp năm nay là ngày hội yến Lạp Bát trên Hiệp Khách đảo. Theo truyền thống của Phật giáo Trung Quốc, đó là ngày kỷ niệm Phật thành đạo.
    Trên bờ biển, bịn rịn từ giã những người thân tình nhất, Thạch Phá Thiên ( Cẩu Tạp Chủng ) lên thuyền con ra đảo. Một đảo vắng giữa biển lớn, phong cảnh đẹp, nơi đến là một vùng hang động thiên nhiên rộng lớn, đẹp đẽ có bàn tay con người tu sửa.

    - Quần hùng của hơn 30 năm qua, trừ một số chết vì hết tuổi thọ, và quần hùng năm nay, tất cả đều có mặt ở phòng nghinh tân. Long, Mộc nhị vị đảo chúa cùng với hơn 50 chúng đệ tử áo vàng, áo xanh ( Trương Tam ở hàng 12 của áo vàng , Lý Tứ ở hàng 14 áo xanh ) ra mắt quan khách rất trang trọng. Long đảo chúa là vị phương phi đầy tiên phong đạo cốt mở lời chào đón và mời tất cả nhắp rượu và dùng cháo (cháo nấu bằng loại rau cỏ rất quý hiếm )

    - Các thắc mắc, nghi ngờ của quần hào về Hiệp Khách đảo lần lượt được Long đảo chúa rất ôn tồn giải toả : Tất cả được mời xem các sổ sách ghi chép công phu về các việc làm thưởng thiện, phạt ác phân minh trên chốn giang hồ 40 năm qua. Các bang phái và các cá nhân bị hai sứ giả tiêu diệt đều là các bang phái, cá nhân thuộc ma đạo, tạo ra quá nhiều tội ác không thể dung tha : sổ sách ghi rõ các lý do trừng phạt : Bấy giờ quần hào mới bớt nỗi lo.

    B. Ý Kiến
    1. Giáp mặt sự thật
    - Các dư luận về hai sứ giả " Thưởng thiện, Phạt ác ", và về các việc làm, chủ trương của Hiệp Khách đảo đều là " hý luận "," huyền đàm ", " suy nghĩ một chiều " thiếu căn cứ. Tất cả chỉ là tin đồn làm rối tung toàn cõi giang hồ. Sự thật trên đảo cho thấy hoàn toàn khác. Đây là ảnh tượng của diệu nghĩa Kim Cang Bát Nhã : ở ngoài vòng ngôn ngữ, huyền đàm, ở ngoài các ngã tưởng.

    Một lời dạy của đức Phật cho các người Kàlamà rất phổ biến trong giới Phật tử Á Đông là : Đừng vội tin những gì thuộc tin đồn ! Đừng vội tin những gì thuộc huyền đàm! Đừng vội tin những gì từ cửa miệng nhà truyền giáo... Nhưng hãy tin những gì tự mình thấy là thiện, lành cho mình và người trong hiện tại và tương lai, hãy xem đó là sự thật mà sống !... cũng cùng một gợi ý rằng hãy tự mình sống, thể nghiệm rồi sẽ tin là thật .

    2. Các điều kiện tâm lý có thể khám phá sự thật :
    - Các đạo sĩ, như Ngu Trà đạo trưởng, Thiên Hư đạo trưởng là các bậc thanh tu nên hi vọng có điều kiện để tiếp cận chân lý.

    - Diệu Đế Thiền sư của Thiếu Lâm tự chuyên hành Giới, Định, Tuệ của Phật giáo, rất có hi vọng để giác ngộ chân lý.

    - Mai Nữ hiệp có tâm sáng tạo, hi vọng có thể bắt gặp vài ánh sáng chân lýù.
    - Các nhà bác học : hi vọng có điều kiện để mở tung bí pháp.

    - Các bang chủ hầu hết đều có định lực cao, và kinh nghiệm khổ đau trần thế nhiều, hi vọng có bừng dậy sự giác tỉnh về sự thật.
    - Tâm lý thuần thiện, và thông tuệ như Thạch Phá Thiên hi vọng có nhiều nhân duyên tương ưng với chân lý.

    3. Lý do qua 40 năm mà bí kíp vẫn còn khép kín
    - Các cao nhân đều bị kẹt vào phân tích luận giải, trong khi chân lý thì ở ngoài thế giới ý nghĩa của các ngã niệm, ngã tưởng.

    - Các cao nhân đều đắm trước, dính mắc vào các cảm thọ khinh an, hỷ, lạc nên còn bị trói buộc bởi Thọ uẩn ( của Ngũ uẩn ) như Tôn Hành Giả bị kẹt ở Ngũ Hành sơn : Thọ uẩn là pháp bị làm ra gọi là hữu vi, trong khi sự thật thì không bị làm ra, gọi là vô vi.

    - Các cao nhân đều bị dính mắc vào cái thấy biết của mình nên không thể đi xa vào sự phát huy trí tuệ.

    Còn bị dính mắc là còn hữu hạn, trong khi trí tuệ giải thoát và giải thoát thì vô hạn.
    Điểm dính mắc của các đạo nhân, kiếm khách trên đảo được Kim Dung giới thiệu tương tự sự dính mắc của 62 học thuyết phi Phật giáo ở xứ Ấn trước khi Đức Phật giác ngộ dưới cội bồ đề, đã được trình bày ở Kinh Phạm Võng, Trường Bộ I, Nikàya; và Kinh Phạm Động, Trường A hàm I, tạng A-Hàm.

    Theo kinh Phật, kẹt vào ba điểm nêu trên thì hành giả không thể vào đại định của Diệt thọ tưởng định ( định đã dập tắt các cảm thọ và các ngã tưởng ) để tỏa sáng trí tuệ thể nhập chân lý.

  10. #300
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    22
    Bàn về tư tưởng Phật Học
    trong tiểu thuyết Võ Hiệp Kim Dung


    Phần 21
    Hồi 20 : Hiệp Khách Hành


    A. Tóm tắt Hồi 20
    - Khi mọi cao thủ đều hoan hỷ với các lời dẫn giải của Long đảo chúa thì đồng thanh muốn tận mắt xem bí kíp " Hiệp Khách Hành " , một bài thơ cổ của Lý Thái Bạch, một đại thi hào của Trung Quốc ngày xưa.

    - Các môn đồ của đảo trải rộng tấm bản đồ của Động bí pháp gồøm 24 gian thạch thất có chữ và đồ hình trên vách đá. Tất cả được vào, ra tự do, hoặc ở lại luôn trong động tại từng gian thạch thất : đã chuẩn bị đầy đủ thức ăn , thức uống và các nhu cầu thiết yếu khác.

    ° Gian thạch thất thứ nhất : Câu đầu bài thơ là :
    " Triệu khách mạn hồ anh "
    ( Khách nước Triệu phất phơ giải mũ )
    với đồ hình một chàng văn nhân, phong nhã, thanh tú.

    ° Gian thạch thất thứ hai :
    Câu thơ thứ hai là :
    " Ngô câu sương tuyết minh "
    ( Kiếm ngô câu rực rỡ tuyết sương )

    - Các chữ viết trên vách động hất lên, tạc qua, đá xuống như là các đường kiếm : có 24 đường kiếm : nhìn kỹ 24 đường kiếm nầy thì Cẩu Tạp Chủng phát hiện có một nguồn nội lực vận hành từ huyệt Nghinh Hương đến huyệt Thương Dương ; phương vị cùng hình trạng các thanh kiếm hoàn toàn tương hợp với vị trí và đường lối vận chuyển kinh mạch trong nội thể.

    - Cẩu Tạp Chủng trở lui nhìn ngắm đồ hình ở gian thạch thất thứ nhất : khi nhìn cái tay áo phất thì nhiệt khí đi theo Túc Thiếu Dương Đảm Kinh, hướng vào hai huyệt Nhật Nguyệt và Kim Môn; các nét trong đồ hình liên quan chặt chẽ với nhau như các đường kinh mạch trong cơ thể.

    Có 9 lần 9 là 81 nét bút thuận, nghịch, Cẩu Tạp Chủng luyện theo từng nét cho đến khi thuộc lòng.

    ° Gian thạch thất thứ ba :
    " Ngân Yên chiếu bạch mã "
    ( Ngân yên bạch mã huy hoàng )

    Đồ hình là một con tuấn mã đang nghểnh cổ phóng nước đại, dưới vó có nhiều mây mù, như đang bay lên trời. Tập trung nhìn đồ hình thì Cẩu Tạp Chủng thấy khí nóng trong người ngưng trệ, không chuyển vận; rồi nội lực bỗng cuồn cuộn nổi lên giục giã co chân chạy, chạy tiếp nhiều vòng. Chàng chạy chín vòng, vừa để tâm trên đồ hình vách đá cho đến khi đồ hình khắc sâu vào tâm trí thì chàng ngừng chạy và đến gian thạch thất kế tiếp.

    °Gian thạch thất thứ tư :
    " Tạp đạp như lưu tinh "
    ( Vó câu vun vút như ngàn sao bay )

    Cẩu Tạp Chủng theo đồ hình mà luyện tập.
    Từ đây, Cẩu Tạp Chủng đi qua đủ 24 gian thạch thất và nhận ra rằng :
    - Câu thơ số 5, số 10 và số 17 : mỗi câu là một loại kiếm pháp.
    - Câu 6, 7, 8 : mỗi câu là một loại khinh công.
    - Câu 9, 10, 16 : mỗi câu là một loại chưởng pháp.
    - câu 13, 18, 20 : là công phu vận khí, luyện công.

    Chàng học rất nhanh : có ngày học đến 3 môn ; có khi 18 ngày mới học xong một môn. Chàng luyện liên tục cho đến gian thạch thất thứ 23. Vậy cho đến nay, chàng ở trong động 75 ngày trọn.

    ° Gian thạch thất 24 :
    - 23 gian đầu đều có đồ hình trên vách đá; gian 24 thì không có đồ hình, mà toàn chữ nghĩa.
    - Tại đây, Long Mộc đảo chúa đang ngồi tịnh tọa.
    - Các nét bút vừa nhìn vào thì liền choáng váng đầu óc. Nhìn kỹ ngưng thần thì thấy vô số nét bút biến thành những con nòng nọc chuyển động. Nếu chăm chú nhìn thì nòng nọc ngưng chuyển động.

    Chàng thanh thản nhìn từng con nòng nọc, thấy nội tức nhảy nhót ở huyệt Chí Dương sau lưng, rồi đến Huyền Khu nối thành một sợi dây. Chàng tìm các con nòng nọc nhìn thế nào để mấy trăm huyệt đạo liên lạc với nhau thành một luồng nội khí thông với nhau thì toàn thân cảm thấy rất khoan khoái. Chàng trải qua ở thạch động 24 nầy đã 7,8 bữa ăn rồi.

    Rồi đến một thời điểm nội khí trong người chàng cuồn cuộn dâng trào như một con sông lớn, chàng tự động phóng chưởng " Ngũ nhạc đảo vi khinh ", rồi tiếp sử kiếm pháp " Thập bộ sát nhất nhân " ( dù tay không có kiếm )... đi qua hết 24 câu trên bài thơ cổ.
    Khi chàng đi qua một mạch đến câu 23 ( Thùy Năng thư các hạ ) thì nội công và khinh công hoà thành một khối ...

    Rồi hàng vạn chiêu thức trên vách đá bỗng dưng từ vô thức mà phát ra không ngớt, cảm thấy lòng vui thích mà buột miệng la lên : " Thật là tuyệt diệu ! "
    - Long Mộc đảo chúa chứng kiến sự thành tựu ấy cũng buột miệng kêu : " Quả nhiên tuyệt diệu ! " rồi sụp lạy chàng thiếu hiệp một lạy. Thạch Phá Thiên vội lạy đáp lễ.
    Bấy giờ, Long, Mộc đảo chúa kiệt sức do vì cả hai liên thủ để đỡ chưởng phong do Thạch Phá Thiên đánh ra, mà không đỡ nỗi ( Sức mạnh nội lực của hai vị là vô song mà cũng kiệt sức )

    - Sau đó, Thạch Phá Thiên xin dẫn hai vị đảo chúa trở lại từ động đá thứ nhất đến động 24 và cắt nghĩa ở mỗi động chàng đã làm gì và cho biết rõ chàng không biết chữ. Hai vị đảo chúa cảm tạ mà không đi, vì đã cùng bừng ngộ bí kíp : thì ra các văn tự trên đồ hình là vô dụng !

    ( thực tại ở ngoài văn tự, ngữ nghĩa )
    Chẳng những vô dụng mà còn có hại nữa !
    - Hai vị đảo chúa khuyên Thạch Phá Thiên giữ kín sự thành tựu, tuyệt nhiên không tiết lộ để tránh các nguy hiểm ở đời. Động đá bị chấn ,hỏng bởi chưởng phong của ba vị, không bao lâu nữa sẽ đổ. Hai vị liền " quy tiên "

    - Chư quan khách được triệu tập mời lên thuyền rời đảo. v.v...
    - Hai sứ giả hẹn gặp Thạch Phá Thiên ở đất liền để tiếp tục con đường hành hiệp.

    B. Ý Kiến 24 động đá ở Hiệp Khách đảo và Phật học
    1. Thạch Phá Thiên ở động thứ nhất và thứ hai cho đến động 23 :
    - Trước khi đến các thạch động, Thạch Phá Thiên vốn đã thành tựu " La hán phục ma thần công " do tự huấn luyện thiền chỉ và thiền quán. Ở cấp độ thành tựu nầy, chàng thiếu hiệp đã gột sạch các tâm lý cấu uế, bất thiện.

    - Thạch Phá Thiên có tâm lý vô dục, không vướng mắc vào tư biện, chữ nghĩa nên dễ đắc các định.
    - Công phu chỉ nhìn các đồ hình là một hình thức thiền quán (Vipassana) của Phật giáo.

    - Nhìn và nội khí tự vận hành qua các huyệt đạo cho đến khi tất cả các huyệt đạo trong nội thể đều thông suốt, tâm hoàn toàn xả, khinh an thì sự vật tự phô bày thực tướng duyên sinh của nó như chàng đã ngộ từ động thứ hai.

    Cứ thế, lập đi lập lại nhiều lần cho đến động thứ 24 thì định lực sung mãn và cái tuệ thấy rõ sự thật duyên sinh sung mãn sẽ cắt đứt tất cả tâm lý ngăn che tâm thức để thể nhập chân lý (thực tướng). Đây là thành tựu sau rốt gọi là phá giải được bí kíp " Thái Huyền Kinh ".

    2. Ý nghĩa của 9x9=81 nét bút xuôi, ngược trên đồ hình
    Theo Phật học, cảnh giới chúng sinh có chín cảnh trước khi vào cảnh giới Phật ( giác ngộ thật pháp ); mỗi cảnh giới, mỗi chúng sinh có đủ 9 cảnh giới tâm; 9 cảnh giới chúng sinh sẽ có 9x9=81 cảnh giới tâm sai biệt mà hành giả cần chứng nghiệm.

    3. Ý nghĩa 24 thạch động
    - Qua mỗi thạch động thì công phu thiền quán của hành giả, và cả định lực, sẽ mạnh hơn, phát triển cao hơn. 24 thạch động là tượng trưng cho tâm thiền định của hành giả qua 24 cảnh giới tâm của cõi trời Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới; trước khi giác ngộ sự thật . Đó là :

    - Cõi trời Dục giới có 6 : Tứ Thiên vương, Tam thập tam, Dạ ma, Đâu suất đà, Hoá lạc, Tha hoá tự tại.

    - Cõi trời sắc giới có 14 :
    Sơ thiền có 3 : Phạm Chúng, Phạm Phụ, Đại Phạm.
    Nhị thiền có 3 : Thiện Quang, Vô lượng Quang, Quang Âm.
    Tam thiền có 3 : Thiện Tịnh, Vô lượng Tịnh, Biến Tịnh.
    Tứ thiền có 5 : Quảng Quả, Vô Tưởng, Vô Phiền, Vô Nhiệt và Thiện Hiện.

    - Cõi trời vô sắc giới có 4 :
    Khôngvô biên.
    Thức vô biên.
    Vô Sở Hữu.
    Phi tưởng phi phi tưởng.

    4. Hai vị đảo chúa Long, Mộc đã đến thạch động 24 đối mặt với một bản văn tự "Hiệp Khách Hành " tại đây hai vị rơi vào hai vướng mắc :

    - Nghĩ là mình có thành tựu công phu qua 23 thạch động, đang kẹt vào tri kiến, và đang chờ đợi một tri kiến giải mã bí pháp. Đây gọi là chấp thủ tri kiến, theo Phật học.
    - Hai vị đang mãi miết an trú vào cảm thọ lạc của thiền định nên đang bị vướng mắc vào Thọ uẩn, chưa có thể thắng vượt được Thọ và Tưởng nên không thể vào được đại định cao nhất gọi là Cữu định ( Diệt thọ tưởng định ) để giáp mặt với chân lý, giải thoát.

    5. Hai vị đảo chúa khi biết Thạch Phá Thiên không biết chữ nghĩa, cả hai liền bừng tỉnh, sụp lạy Thạch Phá Thiên, chàng kiếm hiệp lạy đáp lễ. Tâm thức cả ba vị bấy giờ đang reo vui như đang vang vọng đoạn kinh cuối của bài Bát Nhã Tâm Kinh :

    " Qua rồi, qua rồi, hoàn toàn đã qua rồi,
    Tất cả hoàn toàn đã qua rồi. Ôi giải thoát ! "
    ( Yết đế, yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế,
    Bồ đề tát bà ha )
    Đó là thời điểm sinh tử, khổ đau sụp đổ như là hình ảnh 24 động đá bị chấn động vỡ và sắp sụp đổ !

    6. Bản văn "Hiệp Khách Hành"
    - Theo giáo lý nhà Phật, thế giới chân thật là thế giới vô ngã ở ngoài mọi ngã tính cố định. Do ở ngoài các ngã tính cố định, nên ở ngoài thế giới ý nghĩa của khái niệm, của lý luận, huyền đàm.
    Kinh Kim Cương dạy : Đoạn 17 c : Này Tu-Bồ-Đề, Như Lai đồng nghĩa với như tính ( suchness )

    Đoạn 17 d : " ... Vì pháp mà Như Lai chứng đắc và tuyên thuyết thì không phải thật, không phải hư. Cho nên Như Lai dạy tất cả pháp đều là pháp đặc biệt và riêng của Như Lai "
    Như thế, dưới cái nhìn không chấp thủ ngã tướng, thì các pháp đều xuất hiện như thực, là thực tại như thực.

    Đoạn 26 b : ( Bản dịch của Edward Conze )
    " Nên thấy chư Phật ở các pháp,
    Nên thấy sự chỉ giáo của chư Phật ở pháp thân,
    Nhưng thực tính của các pháp không thể nhận thức,
    Và không ai có thể nhận thức thực tính như một đối tượng "

    Bài cổ thi của Lý Thái Bạch, " Hiệp Khách Hành ", là bài thơ thế tục, nếu được nhìn với cái nhìn ngã tính, ngã tướng ( nhìn với văn tự và ý nghĩa ): nó là như thực, nếu được nhìn với cái nhìn không chấp thủ như cái nhìn thuần khiết của Thạch Phá Thiên. Bấy giờ, với chàng thiếu hiệp, " Hiệp Khách Hành " qủa thật là " Thái Huyền Kinh ", tương tự các dòng Kinh Kim Cương đã nói rằng :

    " Nếu thấy ta qua sắc tướng
    Cầu Ta qua âm thanh,
    Thì người ấy làm sai
    Sẽ trọn không thấy Ta "
    ( " Nhược dĩ sắc kiến ngã
    Dĩ âm thanh cầu ngã
    Thị nhân hành tà đạo
    Chung bất kiến Như Lai " )


+ Trả lời chủ đề
Trang 30/36 ĐầuĐầu ... 20 28 29 30 31 32 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình