+ Trả lời chủ đề
Trang 3/36 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 13 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 21 tới 30 của 355

Chủ đề: TẢN MẠN chuyện VÕ LÂM

  1. #21
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    Quote Nguyên văn bởi phamanhoa Xem bài viết
    TIÊU PHONG

    Anh hùng cái thế vướng hàm oan,
    Ôm nỗi ngậm ngùi bỏ Cái Bang.
    Hồn gởi Trung nguyên, tình mãi nợ,
    Thân về Quan ngoại, hận còn mang.
    Chạnh nhìn Tống quốc mù binh lửa,
    Đành chống Liêu vương gây tóc tang.
    Giấc mộng cùng săn chồn đuổi thỏ,
    Chôn vùi vực thẳm Nhạn Môn Quan.

    phamanhoa

    MÊ CUNG ĐỊNH MỆNH

    Tạo hóa cố tình giáng nỗi oan
    Chàng Tiêu xất bất lẫn xang bang
    Ai ra tay giết mình nên tội
    Kẻ giấu mưu hèn nợ phải mang
    Tình sử A Châu chìm sắc tận
    Nối nguyền A Tử rướm màu tang
    Khiết Đan Trung thổ thân đôi ngã
    Một mũi tên đời lặng cửa quan

    HANSY

  2. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn Hansy vì bài viết hữu ích này


  3. #22
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts

    Nghi Lâm

    14.
    Tâm sự NGHI LÂM
    Giọt lệ giữa trang kinh



    Thật là cảm thấy bâng khuâng và ngại ngùng bao xiết khi cầm bút bàn đến Nghi Lâm, mặc dầu đã có lần nhắc đến cô tiểu ni xinh đẹp này trong một bài bàn đến tình yêu trong tác phẩm Kim Dung.

    Viết về Tiêu Phong hay viết về Tạ Tốn, dẫu thấy đắng cay nhưng cũng không khó. Cuộc đời của các nhân vật anh hùng đó, dẫu là những bi kịch đẫm máu và nước mắt, nhưng ta vẫn còn chịu đựng được và thấy chưa hẳn là quá xa lạ với con người.

    Ta không anh hùng như họ, nhưng ta vẫn có thể theo họ lặn sâu vào tận đáy của cuộc đời, để cùng nắm tay nhau, tìm chút hơi ấm cảm thông, an ủi trong tấn tuồng bi thảm của nhân sinh cũng như cái thê thiết của kiếp người. Nhưng bàn đến Nghi Lâm, ta thấy như có chút gì e ngại. Ngòi bút ta như sắp chạm đến một cái gì tột cùng cao khiết, ta sợ nó sẽ làm vỡ mảnh linh hồn quá đỗi mong manh.

    Mà dường như Kim Dung cũng dành cho cô tiểu ni này rất nhiều ưu ái. Với một chút lòng thiên ái, dám khẳng định rằng không có nhân vật nữ nào của Kim Dung lại được độc giả dành cho nhiều cảm tình như Nghi Lâm. Kể cả hai nhân vật đáng yêu và gây được nhiều ấn tượng khác, là A Châu và Vương Ngữ Yên.

    Những đoạn văn bàn đến cô, hay để người khác nghĩ đến cô, đều long lánh như pha lê, tỏa ngời ánh sáng của tình thương yêu thanh khiết. Tâm hồn cô như một viên ngọc toàn bích, không tì vết. Mà oái oăm thay, cô tiểu ni rực rỡ như thiên thần đó lại là kết quả của một mối tình quái gỡ của một gã đồ tể thô lỗ và một ni cô dở hơi!

    Tấm lòng Nghi Lâm sáng ngời như thánh nữ, và ta hiểu vì sao Kim Dung lại cố tình hư cấu nên cái xuất thân gần như hạ tiện và kì quặc của cô. Có lẽ Kim Dung cũng sợ cái luật "Tạo hóa đố toàn", nên ông cố đem bụi bặm trần gian phủ lên viên ngọc đó, để tự trấn an lấy chính mình.

    Nếu để cô tiểu ni đó xuất thân từ một dòng dõi quí phái thanh cao, hoặc từ một nguồn gốc vương quyền, thì có thể ông e ngại cô không còn thuộc về cõi trần tục nữa, mà hình ảnh cô sẽ trở nên bềnh bồng hư ảo, quá xa lạ với con người. Ông đã để cô xuất gia ngay từ tấm bé, vì tâm hồn đôn hậu đó hướng về cõi Đạo Thiện Chân là hoàn toàn tự nhiên và phù hợp với thiên tính của cô. Nhưng rồi dường như ông lại lo sợ cửa Không mầu nhiệm sẽ dành mất cô tiểu ni thánh thiện đó ra khỏi chốn bụi hồng, nên ông cố tình sắp đặt bố cục câu truyện, để cô phải vướng lụy trần gian.

    Có lẽ ông muốn cô vẫn mang hình ảnh gần gũi của một con người. Bởi vì cái vưu vật của Tạo hóa đó, với dung nhan diễm kiều và tâm hồn thuần nhiên thanh khiết ngần ấy, nếu không nhuốm bụi trần thì nó chỉ có thể là chân dung của Bồ Tát Quan Âm! Nó sẽ theo mây trắng trôi qua vùng Nam Hải mà đi mất. Âu đó cũng là một cách điều hòa trong sáng tạo.

    Nhiều người cho rằng truyện tiểu thuyết võ hiệp, rốt cuộc cũng chỉ là những sáng tạo hoang đường không mang tính hiện thực. Họ quên rằng các truyện thần thoại Đông Tây, với các sáng tạo hoàn toàn hư đản, lại hiện thực và gần gũi tâm hồn con người, hơn rất nhiều so với các tác phẩm văn học hiện thực thô thiển.

    Tiếng nói tâm tình của nhân gian có rất nhiều con đường tiếp cận và biểu hiện. Văn học đâu phải chỉ mô tả những gì có thực trong đời mới có thể xem là giá trị về mặt nhân sinh. Câu nói "Bất dĩ từ hại ý" (đừng để ngôn từ làm hại ý tưởng) của Mạnh Tử vẫn đồng vọng như một lời nhắc nhở, trong suốt mấy ngàn năm văn học phương Đông.

    Lần đầu tiên xuất hiện trong tòa sảnh của Lưu Chính Phong, sự hồn nhiên ngây thơ của Nghi Lâm đã khiến quần hùng thay đổi cái nhìn về gã tửu đồ lãng tử Lệnh Hồ Xung. Và độc giả cũng linh cảm được rằng cô đã bắt đầu vướng vào nỗi khổ lụy của tình yêu, với gã "Lệnh Hồ đại ca" đó.

    Con chim sơn ca hồn nhiên của phái Hằng Sơn đã bất ngờ bị trúng mũi tên của vị thần tình yêu Cupide. Mũi tên đã xuyên qua tim vị tiểu ni, nhưng lại quá đỗi lặng lẽ vô thanh, nên cô chẳng hề hay biết. Đến khi hay được thì cô đã sầu thương héo hắt đến tiều tuỵ cả dung nhan!


    Kim Dung đã tỏ ra nhân đạo và sâu sắc biết bao, khi để cho cô vắng mặt trong lúc thảm cảnh xảy ra trong Lưu phủ: các cao thủ Tung sơn tàn sát toàn gia Lưu Chính Phong để nhằm thực hiện cho được tham vọng cuồng điên của Tả Lãnh Thiền. Nếu như tâm hồn cô xa lìa hẳn nhân thế, như các bậc cao nhân thế ngoại, thì thảm cảnh đó có thể là điều kiện trợ duyên để giúp cô thể hội thêm được tấn tuồng hư huyễn của nhân gian.

    Nhưng có lẽ trong thâm tâm, Kim Dung muốn cô vẫn còn thuộc về cõi hồng trần, muốn cô không chỉ là khán giả mà còn là diễn viên trên sân khấu cuộc đời, nên ông đã cố tình che bớt đi những hình ảnh thê thảm khỏi đôi mắt của cô. Kim Dung không nỡ nhẫn tâm, và chúng ta phải cám ơn Kim Dung nhiều lắm, vì hiểu rằng trái tim nhân hậu và cực kì thanh khiết đó sẽ tổn thương biết mấy, một khi đối diện và nhận chân ra được những âm mưu thâm hiểm cùng những tấn bi kịch khủng khiếp của trần gian.

    Kim Dung đã tạo nên một tình huống dỡ khóc dỡ cười, khi để cô tiểu ni đó phải chui vào trong chăn của một gã lãng tử, trong một kĩ viện thành Hành Sơn. Rồi vì Lệnh Hồ Xung, cô chấp nhận phải phạm giới: đi ăn trộm dưa giữa đồng vắng. Một việc làm thuờng có thể xảy ra đối với bất kì ai, nhưng với cô là chuyện tày trời. Lúc hái dưa, cô đã âm thầm khấn nguyện với Bồ Tát để tự minh oan cho hành động của mình, khiến ta vừa buồn cười vừa cảm mến cô biết bao nhiêu.

    Cho dẫu có theo các đồng môn xuôi ngược giang hồ, dấn mình vào chốn thị phi đi nữa, thì trái tim nhân hậu của cô, như tâm hồn vị thánh Francis, vẫn mãi toả ngời ánh sáng, để làm cho hình ảnh cuộc đời bớt đi vẻ thê lương. Giữa cảnh kiếm đao đẫm máu chốn giang hồ, tiếng tụng kinh và niệm Bồ Tát của cô, như giọt nước cành dương, xoa dịu phần nào nỗi đau của nhân thế.

    Khi cùng đồng môn theo Lệnh Hồ Xung nỗi trôi giữa giang hồ vì tai nạn của bản phái, thì những ánh mắt quan hoài thầm kín của cô dành cho gã lãng tử đó vô cùng đằm thắm và chan chứa biết bao sự thương yêu của một mối tình câm lặng. Như một hành giả Du già toạ thiền, quên đi ngoai cảnh mà chỉ chú tâm quán tưởng một đối tương duy nhất, thì tiểu sư thái Nghi Lâm dường như suốt đời chỉ "quán tưởng" mỗi một hình ảnh của Lệnh Hồ Xung!

    Độc giả thông cảm xiết bao khi biết cô từng đêm vẫn âm thầm tâm sự cùng bà già, mà cô ngỡ là câm điếc, trên núi Hằng Sơn. Đó lại chính là mẹ ruột của cô. Nỗi lòng u hoài đó ắt hẵn cô không dám ngõ cùng Bồ Tát, nhưng cũng không thể chôn dấu mãi trong lòng. Một trong những bi kịch của con người là khi nằm xuống vẫn chưa thể nói được điều mơ ước trong tim, với người mà ta thầm yêu dấu.

    Khi còn sống, triết gia F.Nietzsche dã yêu say đắm Lizt Cosima, vợ của nhạc sĩ Wagner, trong câm nín và tuyệt vọng đớn đau. Để rồi sau này Cosima mãi mãi là nàng Ariane thần thoại trong những giấc mơ của Nietzsche. Nhưng trước khi rơi vào tình trạng điên loạn, Nietzsche vẫn còn được hạnh phúc khi kịp nói những lời tha thiết "Ariane, je t''aime" với người thiếu phụ đó.

    Kim Dung cũng thâm cảm được rằng "Nhưng cũng lạ mối tình đau khổ ấy. Để riêng tây như có chỗ không đành" (Xuân Diệu ), nên ông phải sáng tạo thêm một bà già câm điếc để cô tâm sự. Rồi ông lại bố trí cho cô được hồn nhiên tâm sự với bà già giả là Lệnh Hồ Xung hoá trang. Như một chút an ủi khi cô sắp phải chia tay vĩnh viễn với gã "Lệnh Hồ đại ca" giảo quyệt mồm năm miệng mười mà cô ngày đêm tưởng nhớ.

    Nhân vật Nghi Lâm khiến ta liên tưởng đến hai nhận vật khác là Tất Đạt của Herman Hesse trong "Câu chuyện dòng sông" và Aleixei Karamazov của Dostoievski trong "Anh em nhà Karamazov".

    Dostoievsky không muốn một con người thuần nhiên huớng thiện như Aleixei vào tu viện quá sớm, dù anh ta khát khao muốn tìm đến với Chúa, mà ông muốn anh ta phải trải qua "trường đời" trước đã. Cũng như Hesse phải để Tất Đạt lăn lộn với bụi trần, xẻ chia bao nỗi nhục vinh, rồi mới có thể dứt bỏ tất cả, để lắng nghe ra được tiếng nói minh triết của dòng sông.

    Chưa nhập thế mà đã xuất thế, chưa đi trọn con đường ô trọc của cuộc đời mà đã vội từ bỏ nó để đem mình vào cõi đạo, thì sự từ bỏ đó không thể nào là sự từ bỏ chân chính được. Nên trong cõi thanh tu ấy, Nghi Lâm ắt hẵn phải bao lần đem tâm hồn mình ra làm bãi chiến trường tranh chấp giữa hai tiếng gọi của Đạo và Đời. Cõi Đạo thì thanh tĩnh nhiệm màu, nhưng cõi Đời dẫu đắng cay, vẫn đằm thắm quyến rũ với bao hương sắc của tình yêu.

    Trong suốt tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ, đã bao lần Nghi Lâm nhỏ lệ, mà chủ yếu chỉ vì Lệnh Hồ Xung. Sau này, khi cô tiếp chức chưởng môn phái Hằng Sơn, ta vẫn hiểu rằng vị tân chưởng môn đó sẽ rất nhiều phen phải tiếp tục khóc thầm. Vì chắc chắn cô chưa thể quên hẵn vị "Chưởng môn sư huynh" đang sống hạnh phúc và tiêu dao giang hồ cùng Nhậm Doanh Doanh, dù đó là điều mà cô nhiều phen thành tâm cầu nguyện cùng Bồ Tát. Ta tin rằng các Bồ Tát trên cao cũng sẽ chứng giám cho tấm lòng thành của cô, và sẽ nhìn vị đệ tử đang vướng luỵ trong cõi "Hồn bướm mơ tiên" kia bằng những tiếng thở dài thông cảm. Mỗi lần đọc đến những đoạn Nghi Lâm với đôi mắt long lanh lệ nhỏ, tôi thường nghĩ đến hai câu thơ của Bùi Giáng:

    Anh quì xuống, hai tay bệ vệ
    Để xin nâng một gịot lệ êm đềm


    Trong tất cả những sáng tạo của Kim Dung, nếu có gì xứng đáng được với hai câu thơ "bệ vệ" trên, thì đó chỉ có thể là những giọt lệ của Nghi Lâm, trong đêm vắng, âm thầm rơi trên những trang kinh!



  4. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn Hansy vì bài viết hữu ích này


  5. #23
    Avatar của phamanhoa
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    phamanhoa đang ẩn
    Tham gia ngày : Aug 2012
    Đến từ : HCM City

    Tuổi: 74
    Bài gửi : 3.016
    Thanks
    13.179
    Thanked 13.956 Times in 2.980 Posts
    Blog Entries
    19
    TRIỆU MN

    Quận Chúa cao sang vướng lụy tình,
    Mưu ma chước quỷ chẳng còn linh.
    Bao phen chẳng nệ điều oan khuất,
    Mấy lượt đâu màng chuyện tử sinh
    .
    Vượt biển, cùng ai tìm nghĩa phụ,
    Nhảy đèo, mình thiếp trốn hiền huynh.
    Chàng Trương ngồi vẽ lông mày nhạt,
    Ra khỏi giang hồ gió máu tanh.

    phamanhoa
    Lần sửa cuối bởi phamanhoa; 16-02-2013 lúc 07:27 PM

  6. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn phamanhoa vì bài viết hữu ích này


  7. #24
    Avatar của KIỀN ĐỨC -TRƯƠNG THẾ CÔNG
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    KIỀN ĐỨC -TRƯƠNG THẾ CÔNG đang ẩn
    Tham gia ngày : Dec 2011

    Tuổi: 69
    Bài gửi : 3.415
    Thanks
    35.515
    Thanked 17.914 Times in 3.398 Posts
    Blog Entries
    77
    Quote Nguyên văn bởi Hansy Xem bài viết
    5.
    ĐỊCH VÂN
    Kẻ lữ hành cô độc



    CẢM ĐỊCH VÂN

    Địch Vân ơi hỡi, Địch Vân ơi
    Có phải lầm sinh một cõi người
    Khờ khạo, thần tâm hay quỷ trạng
    Ngốc ngây, phật tánh tặng riêng đời
    Hàm oan bao nỗi, chua cay quá
    Cô quạnh một đời đắng đót ơi
    Thì đấy, đang sinh mà vẫn diệt
    Độc hành hãn mã khóc như cười!!!


    KIỀN ĐỨC - 16/02/13


    乾 德 - 張 世 功

    Trời thăm thẳm chứa vạn điều hay dở
    Đức dạt dào mang trăm sự ngổn ngang


    http://thuvicuocdoi.blogspot.com/

  8. Thành viên dưới đây cảm ơn KIỀN ĐỨC -TRƯƠNG THẾ CÔNG vì bài viết hữu ích này


  9. #25
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    Quote Nguyên văn bởi phamanhoa Xem bài viết
    TRIỆU MN

    Quận Chúa cao sang vướng lụy tình,
    Mưu ma chước quỷ chẳng còn linh.
    Bao phen chẳng nệ điều oan khuất,
    Mấy lượt đâu màng chuyện tử sinh
    .
    Vượt biển, cùng ai tìm nghĩa phụ,
    Nhảy đèo, mình thiếp trốn hiền huynh.
    Chàng Trương ngồi vẽ lông mày nhạt,
    Ra khỏi giang hồ gió máu tanh.

    phamanhoa
    MỘT CHỮ TÌNH

    Quyền uy chức trọng chẳng qua tình
    Rung động tơ lòng quá diệu linh
    Từ độ vung gươm nào ngán tử
    Mà nay bỏ giáo lại hoài sinh
    Dành lòng cô Triệu ngôi hiền muội
    Để dạ chàng Trương chức nghĩa huynh
    Bỏ mộng công hầu về quy ẩn
    Lông mày thê rạng xóa mùi tanh

    HANSY

  10. Thành viên dưới đây cảm ơn Hansy vì bài viết hữu ích này


  11. #26
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    Quote Nguyên văn bởi KIỀN ĐỨC -TRƯƠNG THẾ CÔNG Xem bài viết
    CẢM ĐỊCH VÂN

    Địch Vân ơi hỡi, Địch Vân ơi
    Có phải lầm sinh một cõi người
    Khờ khạo, thần tâm hay quỷ trạng
    Ngốc ngây, phật tánh tặng riêng đời
    Hàm oan bao nỗi, chua cay quá
    Cô quạnh một đời đắng đót ơi
    Thì đấy, đang sinh mà vẫn diệt
    Độc hành hãn mã khóc như cười!!!


    KIỀN ĐỨC - 16/02/13
    KẾT CÓ HẬU

    Thế sự não nề quá bạn ơi
    Lòng tham không đáy hại bao người
    Sư huynh trở mặt nên bầm xác
    Sư bá thay tim khiến lụy đời
    Môn phái còn gì khi nghĩa tận
    Trúc mai đâu nữa thuở tình vơi
    Thôi về động cũ tìm vui sống
    Nơi ấy Thủy Sinh vẫn rạng cười

    HANSY

  12. #27
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts

    Đoàn Dự

    15.
    ĐOÀN DỰ
    Kẻ phụng hiến trong tình yêu



    Tục ngữ bảo: “Con gái đôi tai, con trai đôi mắt”, nghĩa là trong tình yêu, phái nữ thường vì đôi tai mà trái tim bị chinh phục, còn phái nam thường do đôi mắt mà thần hồn bị đảo điên. Cho nên có người nói rằng: người đàn bà suốt đời chỉ khao khát nghe được câu "Anh yêu em" từ người đàn ông mà họ thương yêu, còn người đàn ông thì ngược lại, suốt đời họ cứ trăn trở mãi với câu hỏi "Ta yêu ai?". Nếu ta đem câu hỏi này để chất vấn Kim Dung, ắt hẳn ông, với nụ cười hóm hĩnh, sẽ đưa ra hình ảnh đáng yêu của vị vương tử đa tình nước Đại Lý: Đoàn Dự!

    Những nhân vật chính diện trong tác phẩm Kim Dung, cũng như trong các tác phẩm võ hiệp khác, thường là đối tượng thương yêu của nhiều trái tim kiều nữ, như Lệnh Hồ Xung, Trương Vô Kỵ.... Nhưng trong tình yêu của Đoàn Dự vẫn có chỗ khác biệt: đó là sự đắm say trong tất cả mối tình với những người con gái kiều diễm trên đời, mà chàng ta yêu ngay từ lần đầu gặp gỡ. Từ Chung Linh, rồi pho thạch tượng cho đến Mộc Uyển Thanh... Chỉ đến khi gặp được Vương Ngữ Yên thì tất cả hình ảnh giai nhân trên thế gian này mới thực sự bị xoá nhòa đi như không còn nữa. Tự tòng nhất kiến khanh khanh hậu. Trần thế giai nhân tổng thị vô. (Kể từ một lần gặp được khanh khanh, thì tất cả giai nhân trên đời này coi như không còn nữa).

    Vị vương tử đa tình họ Đoàn đi đến đâu đều đắm say tình yêu đến đó, như một thỏi sắt cứ mãi mãi bị hút bởi từ lực của giai nhân. Chàng ta chỉ tôn thờ nhan sắc, chẳng thèm quan hoài chi đến võ công hay quyền lực. Được cầm cương ngựa cho giai nhân là nỗi khát khao suốt đời của chàng ta. Mà hồng nhan thì có khắp trong thiên hạ, cho nên tình yêu của chàng ta cũng bén rễ khắp chốn khắp nơi.

    Đối với chàng ta thì chỉ có tình yêu là tất cả, như một Xuân Diệu thời trai trẻ "Tôi khờ khạo lắm ngu ngơ quá, chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì". Nhưng trong tình yêu của Xuân Diệu "Yêu là chết trong lòng một ít" vẫn ngầm chứa nỗi khát khao được yêu lại, mà không đạt được nên đâm ra khổ đau và chết một ít trong lòng.

    Còn Đoàn Dự thì hơn thế, chàng ta tìm đến với người đẹp dường như chỉ để chiêm ngưỡng tình yêu dưới quan điểm mỹ học thuần nhiên. Yêu chỉ để mà yêu, yêu chỉ để thoả mãn nỗi khát khao tôn thờ vẻ đẹp, yêu như một sự bột phát tuôn trào của những cảm xúc tự nhiên là muốn được phụng sự cho khách má hồng. Nhất là trong tình yêu chàng ta dành cho Vương Ngữ Yên.

    Suốt đời cứ mê mẫn lẽo đẽo theo nàng ta rong ruỗi khắp giang hồ, như một kẻ tuỳ tòng hờ, chỉ ước mong nàng hạ tứ ban cho một nụ cuời, một ánh mắt nhìn là mãn nguyện. Cái thiết tha say đắm đã được đẩy tới chỗ tận cùng "Ta đâu biết cõi vô tình vô tận, nhưng tình ta ta biết tận vô biên" (Hồ Văn Thắng). Chàng công tử đa tình ấy như muốn tìm một chốn an tâm lập mệnh trong chút hương thừa của quốc sắc thiên hương!

    Vương Sóc, một nhà văn Trung Quốc chuyên bài xích Kim Dung, đã phê phán rằng nhân vật Đoàn Dự chỉ là hình ảnh lặp lại của anh chàng công tử ẻo lả đa tình Gỉa Bảo Ngọc trong kiệt tác Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần mà thôi.

    Nói thế không khỏi cho chỗ oan uổng và bất công. Đoàn Dự làm gì uỷ mị đến mức sướt mướt khóc gió than mây như Giả Bảo Ngọc ? Nhưng cả hai đều rất giống nhau ở điểm: xem nhan sắc, hay đúng hơn phái nữ, là biểu trưng cho những gì đẹp đẽ nhất trên cõi đời này. Giả Bảo Ngọc cho rằng cốt cách đàn ông được cấu tạo từ đất, còn cốt cách đàn bà thì được cấu tạo từ nước. Nước thì mềm mại, nhu nhuyễn, cho nên giai nhân thì mong manh và đáng yêu vô kể !

    Khi Đoàn Dự nhìn thấy Du Thản Chi - đang là Bang chủ Cái Bang - chấp nhận quì lạy Đinh Xuân Thu và gọi lão bằng sư phụ để mong lão tha chết cho A Tỷ, một cảnh tượng làm tất cả các nhân vật võ lâm trong đương trường phải phẫn nộ vì xấu hổ cho "thân phận nam nhi", thì chàng ta lại thán phục và ngầm so sánh với mình.

    Chàng ta cứ ngỡ rằng tấm lòng mình dành cho Vương Ngữ Yên tưởng chừng như đã đạt đến chỗ sơn cùng thủy tận của tình yêu, đã đến mức hoan hỷ tận hiến tất cả thân tâm, nhưng ngẫm ra hãy còn thua xa Du Thản Chi, là kẻ tình nhân đã đạt đến trình độ yêu đương quỷ khốc thần sầu. Và chàng ta thầm khen Du Thản Chi mới đích thị là "bậc hiền thánh trong tình yêu" (tình trung hiền thánh)!

    Trong tình yêu của Đoàn Dự và Du Thản Chi không còn một chút dấu tích so đo tính toán của lý trí, còn "cái tôi" thì đã hoàn toàn biến mất để hoà tan trong đối tượng thương yêu. Hai ông "tình thánh" kia quả rất xứng đáng là những kẻ si tình vĩ đại nhất của mọi thời đại, suốt dưới vòm trời bốn bể năm châu!

    Còn môn Lăng ba vi bộ kỳ tuyệt mà chàng ta học được, khi vô tình lạc vào thạch thất của phái Tiêu Dao sau núi Vô Lượng, cũng nhờ đắm say chiêm ngưỡng bức thạch tượng tạc một phụ nữ dung nhan tuyệt đại trông tợ thần tiên.

    Những kẻ muốn đùa cợt hoặc xúc phạm bức tượng ắt phải chết vì những mũi tên tẩm độc ngầm dấu trong các cơ quan rồi. Chỉ có chàng ta vì mê mẫn bức tượng, xem đó là bậc thần tiên giáng thế, nên mới chịu khó cung kính quì lạy đủ 1000 lạy! Và chính tấm lòng đa tình lãng mạn đó vô tình cứu chàng ta khỏi hoạ sát thân.

    Kim Dung đã cực tả cái thần trong đôi mắt của thạch tượng làm người đọc liên tưởng đến sự quyến rũ kỳ diệu trong nụ cười Mona Lisa của Leonardo da Vinci. Nhan sắc ấy và đôi mắt ấy thì trách sao anh chàng đa tình Đoàn Dự không điên đảo thần hồn, hân hoan quì lạy, gọi bằng "Thần tiên nương tử, Thần tiên tỷ tỷ", và hứa hẹn thời gian sau sẽ quay về đoàn tụ, dù vị "thần tiên nương tử" đó chỉ là pho thạch tượng! Cái tình yêu ấy đã được thăng hoa gần như thoát tục, và còn như muốn đi xa hơn cả cái khái niệm amor platonicus trong văn học phương Tây.

    Dưới ánh sáng của tình yêu như thế, thì mọi vật dù vô tri giác cũng sẽ tràn đầy sức sống và được gán cho một linh hồn. Đó cũng là tình yêu mà sau này chàng ta mãi mãi dành cho người con gái diễm kiều thông tuệ Vương Ngữ Yên - một bản sao của pho thạch tượng thần tiên đó.


    Ngoài nhan sắc, chàng ta chẳng thiết tha gì với những cái mà thiên hạ sẵn sàng đổ máu để tranh giành nhau. Đường đường là vị hoàng thân quốc thích của nước Đại Lý, chuẩn bị kế thừa ngôi vua, nhưng vì không muốn học võ công, không ham chính trị, nên chàng ta dấn thân phiêu bạt giang hồ, kết bạn với anh hùng hảo hán.

    Hễ thấy nơi nào có tranh chấp là chen vào can thiệp, bằng lý lẽ của anh đồ gàn, bất chấp họ có thèm nghe theo mình hay là không. Võ công thì siêu đẳng với tuyệt kỹ Lục mạch thần kiếm độc bá võ lâm, nhưng chàng ta chẳng thèm mơ màng chi cả, nên khi thì thi thố thần diệu tuyệt luân, lúc thì ngơ ngơ ngẩn ngẩn như đứa bé không biết võ công.

    Chỉ có một môn võ công chuyên dùng để "chạy trốn" mà chàng ta luôn sử dụng thành công, đó là những bước Lăng ba vi bộ. Chàng ta học bộ pháp kỳ tuyệt đó rất dễ dàng bởi vì nó chỉ dùng để tránh đòn mà không phải sát thương một ai… Như vậy mới hợp với tấm lòng đôn hậu của chàng ta: muốn tất cả mọi người vất bỏ hận thù, và sống chan hoà với nhau như anh em.

    Một anh đồ gàn rong ruỗi giữa cõi giang hồ đầy bất trắc và ân oán thị phi, để rao giảng thuyết "Tứ hải giai huynh đệ" của Khổng Tử bằng cái tâm trong sáng hồn nhiên, giống như một Don Quichotte ở phương Đông. Ấy vậy mà đôi khi những lời lẽ gàn gàn, tưởng chừng như dở hơi đó, lại cứu vãn được nhiều cục diện căng thẳng sắp đi đến chỗ bất khả vãn hồi, và võ công cũng không thể giải quyết được gì.

    Kim Dung để cho Đoàn Dự kết nghĩa anh em với Tiêu Phong, Hư Trúc và mối giao tình của họ, như một dòng nước ngầm chạy suốt bên dưới tác phẩm Thiên long bát bộ, như để nêu lên những mối tư lường thâm huyền cho tư tưởng.

    Nếu Tạo hóa đã dùng đại lực lượng, đại ý chí để sáng tạo nên những vưu vật hiếm hoi, những cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ, thì con người phải biết thưởng ngoạn chiêm ngưỡng để khỏi phụ tấm lòng Hóa công, cái mà thơ Lý Hạ gọi là "Nguyên hoá tâm". Cũng vậy, khi con người đã bỏ tâm huyết cả một đời người để sáng tạo nên những công trình trác việt, như một thể cách đáp ứng lại đức Sinh của tạo hóa, thì những kiệt tác đó của con người cũng không thể bị vùi chôn trong quên lãng được.

    Đỗ Phủ đã từng cảm thán "Văn chương thiên cổ sự, đắc thất thốn tâm tri" (Văn chương là chuyện ngàn năm, được hay mất chỉ tấc lòng biết thôi). Nặn óc vắt tim, đẻo gọt gan ruột làm ra sách là để gởi lại cho hậu thế, mà không một ai biết đến, điều đó há chẳng đáng xót xa sao? Nhưng đâu chỉ trong văn chương, mà trong tất cả những công trình nghệ thuật do con người sáng tạo, đều là chuyện đem tấc lòng gởi vào thiên cổ cả, nên con người của vạn đại mai sau không có quyền để cho mai một.

    Do đó, khi Đoàn Dự phát hiện ra bao võ công uyên áo của phái Tiêu Dao còn lưu trong thạch thất núi Vô Lượng, nhưng lại hờ hững bỏ qua không chịu học, (vì ấn tượng mạnh nhất đối với chàng ta là pho thạch tượng chứ không phải các bí cấp võ công), thì Kim Dung phải bố trí cho người anh kết nghĩa của Đoàn Dự là Hư Trúc hưởng được toàn bộ chân truyền của các tuyệt kỹ đó trên cung Linh Thứu. Đó cũng là cách để Hư Trúc, thay mặt anh chàng tam đệ si tình, mà tạ lỗi với cổ nhân!

    Nào phải chỉ có những cái hợp nhau mới tìm đến với nhau theo lẽ "Thanh khí ứng cầu", mà những cái cực đoan cũng hay gặp gỡ nhau. Và chính hai cái thái cực đối nghịch, khi kết hợp lại, mới làm sáng tỏ thêm ý nghĩa đời. Ngạn ngữ phương Tây bảo "Les extrémités se touchent" cũng là ý đó.

    Một Đoàn Dự không thiết tha chi ngoài nhan sắc, một Tiêu Phong không thích gì ngoài rượu và võ công, hai người tưởng chừng như khác nhau một vực một trời đó, ở chỗ thẳm sâu lại vô cùng gần gũi nhau trong tâm hồn quãng đại. Kim Dung đã sâu sắc biết bao khi sắp xếp hai người đại diện cho hai cực đoan đó gặp nhau trên Tùng hạc lâu và kết nghĩa anh em. Để khi đối cực bên này đổ vỡ thì đối cực bên kia đi đến chỗ tựu thành, như một sự điều hoà và cứu vãn cho nhau.

    Người anh hùng Tiêu Phong lạc bước vào Mê Cung, và đã kết thúc cuộc đời trong bi hận. Mối tình ngậm ngùi đau đớn của ông với A Châu đã vỡ tan cung bậc, thì chút tâm nguyện xem như phó thác lại cho người em kết nghĩa là Đoàn Dự, để chàng ta tựu thành những gì ông để dở, bằng khối tình si đối với Vương Ngữ Yên. Tấm lòng đó của Đoàn Dự cho dẫu không cứu vãn được, thì cũng an ủi được rất nhiều cho những tình yêu ngang trái.

    Đoàn Dự sinh ra chỉ để phụng hiến cho tình yêu, và đối với một kẻ đa tình như chàng ta thì có lẽ trong tình yêu, người đàn bà không bao giờ có tuổi và người đàn ông không bao giờ có mối tình đầu!



  13. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn Hansy vì bài viết hữu ích này


  14. #28
    Avatar của phamanhoa
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    phamanhoa đang ẩn
    Tham gia ngày : Aug 2012
    Đến từ : HCM City

    Tuổi: 74
    Bài gửi : 3.016
    Thanks
    13.179
    Thanked 13.956 Times in 2.980 Posts
    Blog Entries
    19
    NGHI LÂM

    Ngây thơ,thanh khiết tiểu ni cô,
    Trần cấu đời thường khó uế ô.
    Ngọc sáng nào e chăn kỷ viện,
    Sen thơm đâu ngại gió giang hồ.
    Thân nơi Kiến Tính ngôi tôn quí,
    Hồn gởi Hoa Sơn gã khí đồ.
    Một kiếm xong đời tên ngụy tặc,
    Đêm trăng trong vắt tiếng nam mô.

    phamanhoa
    Lần sửa cuối bởi phamanhoa; 17-02-2013 lúc 07:35 AM

  15. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn phamanhoa vì bài viết hữu ích này


  16. #29
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    Quote Nguyên văn bởi phamanhoa Xem bài viết
    NGHI LÂM

    Ngây thơ,thanh khiết tiểu ni cô,
    Trần cấu đời thường khó uế ô.
    Ngọc sáng nào e chăn kỷ viện,
    Sen thơm đâu ngại gió giang hồ.
    Thân nơi Kiến Tính ngôi tôn quí,
    Hồn gởi Hoa Sơn gã khí đồ.
    Một kiếm xong đời tên ngụy tặc,
    Đêm trăng trong vắt tiếng nam mô.

    phamanhoa
    TRONG NGẦN

    Gia thế không làm xấu dáng cô
    Hiền ngoan tinh sạch chẳng dâm ô
    Khai kinh diệu ý lan tâm trí
    Tiếp đạo vi ba vỗ mặt hồ
    Phật pháp am tường lời thiện nguyện
    Lệnh Xung mê mết gã hồ đồ
    Trộm dưa run rẩy thương là thế
    Chưa sạch bụi trần khó vãng mô

    HANSY

  17. Thành viên dưới đây cảm ơn Hansy vì bài viết hữu ích này


  18. #30
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts

    Liên Tuyết Kiều

    16.
    Ẩn ngữ
    LIÊN TUYẾT KIỀU



    Một cô gái dung nhan tuyệt đại, tài năng và trí thông minh đáng được liệt vào hàng cực phẩm của nhân gian, mà đành phải bịt tai trước tiếng lòng thổn thức để gán duyên cùng một nhân vật nửa người nửa vượn. Một thanh niên thông tuệ tuấn tú phải chối bỏ tình yêu để người em kết nghĩa được tựu thành ước nguyện. Một kẻ nửa người nửa vượn - kết quả của một tấn thảm kịch não nùng giữa một con vượn và một cô gái đang tuổi thanh xuân - lại cứ hồn hồn ngạc ngạc giữa nhân gian, yêu say đắm người yêu của nghĩa huynh, mà không biết được rằng mình đã làm hai trái tim tan nát, cứ cuồng điên chiếm hữu cho được người ngọc theo sự sắp đặt của một nhân vật đa mưu túc trí.

    Tất cả bi kịch đó xảy ra cũng chỉ vì cái gọi là "đại cục của võ lâm". Ngọa Long Sinh đã bài thiết một tình huống não nùng làm người đọc phải cháy bỏng cả tim gan. Nhưng chính sự tan nát lòng người đó lại là điều kiện để tinh hoa phát tiết. Đó có thể xem như là “chủ đề tư tưởng” trong tác phẩm Vô danh tiêu của Ngọa Long Sinh.

    Không muốn tóm lược lại cốt truyện khi viết bài, vì điều đó chỉ thêm rườm rà vô ích đối với người đã đọc sách. Nhưng riêng đối với tác phẩm Ngọa Long Sinh, thì xin độc giả cho phép được “lung khởi” dài dòng đôi chút, vì các tác phẩm của ông ít được phổ biến ở Việt Nam. Phần tóm lược có thêm vài lời nhiếp dẫn, rất mong có thể giúp ích được chút gì đó đối với người chưa từng đọc qua Ngọa Long Sinh.

    Nhân vật chính trong bộ Vô danh tiêu là Thượng Quan Kỳ - một thanh niên tuấn tú thông tuệ - sau một biến cố của sư môn, phải lưu lạc giang hồ với thương thế trầm trọng do trúng độc. Y lưu lạc đến một ngôi cổ tự hoang phế và gặp một dị nhân là Tiêu Tiên - người chấp nhận giam mình trong gác vắng gần hai mươi năm trời để luyện võ công thượng thừa thù thắng, muốn đem nội kình gởi vào tiếng tiêu để sát thương địch nhân ở xa hàng dặm, trong chỗ vô hình tích.

    Tiêu Tiên tâm tính hỷ nộ bất thường vì ông có một tâm sự bi thương khôn tả: người nghĩa đệ mà ông yêu thương đã đầu độc ông để cướp cả vợ lẫn con. Do phát hiện căn cơ cốt cách của Thượng Quan Kỳ, ông chấp thuận truyền toàn bộ tuyệt nghệ cho Thượng Quan Kỳ mà không cần danh nghĩa thầy trò, chỉ với một yêu cầu là Thượng Quan Kỳ sẽ giúp ông tầm thù rửa hận, vì hai chân ông đã bị tàn phế do trúng độc, nên dù võ công tuyệt cao, ông không muốn rong ruổi giữa giang hồ.

    Vốn bản chất quật cường, Thượng Quan Kỳ vẫn khăng khăng từ chối. Sau đó, Thượng Quan Kỳ gặp nạn và rơi vào một tuyệt cốc. Chính ở nơi đây, y đã biết được một thảm kịch nhân gian. Người cứu nạn cho y là một con vượn khổng lồ, và là“chồng” của một thiếu phụ đáng thương!

    Thiếu phụ ấy, thuở còn là con gái, sống trong một ngôi làng bình dị ở vùng sơn cước với tất cả các ước mơ bình dị của một thôn nữ hiền lành. Một ngày kia tai hoạ bỗng đổ ập xuống làng khi một con báo từ đâu đến gieo hoạ cho gia súc lẫn người. Dân làng hiền lành mộc mạc đang đau khổ vì không có cách đối phó, thì bỗng nhiên xuất hiện một con vượn khổng lồ đánh chết con báo tai ác kia. Dân làng vô cùng mừng rỡ và hân hoan cảm tạ vị cứu tinh bất ngờ đó, đã đổ xô ra chứng kiến trận đánh kỳ lạ kia. Sổ đoạn trường lại chọn mặt người vô duyên: cô gái ra đứng xem đã bị con vượn bắt mang đi. Kết quả cuộc hôn phối đầy oan nghiệt ấy là Viên Hiếu - đứa con trai nửa vượn nửa người.

    Dưới sự sắp đặt của người mẹ bất hạnh, Viên Hiếu theo Thượng Quan Kỳ về lại “cõi người ta”, với tâm hồn ngẩn ngơ của một người sơ thuỷ vừa thoát khỏi cuộc sống vượn người. Sau khi học được võ công kỳ đặc của Tiêu Tiên, hai anh em dấn thân vào giang hồ và gặp Liên Tuyết Kiều, trong bối cảnh cô này, dưới vai một cô gái có tang, đang tìm cách chi phối quần hùng.

    Cô gái cực kỳ diễm lệ và võ công cao cường đó là con nuôi của một kẻ gian hùng tuyệt đại võ lâm đang nuôi mộng bá chủ giang hồ: Cổn Long Vương. Tài trí, dã tâm và thủ đoạn lẫn võ công của Cổn Long Vương còn cao gấp nhiều lần so với Tả Lãnh Thiền trong Tiếu ngạo giang hồ của Kim Dung. Y hiện thân như là Caesar giữa chốn giang hồ, và chỉ có một người đủ mưu lược và tài trí để chống đối lại y là Đường Toàn - sư đệ của chính y. Đường Toàn chỉ là một thư sinh trói gà không chặt, nhưng bằng trí thông minh kiệt xuất của mình, làm quân sư cho Cùng Gia Bang để đối đầu với vị sư huynh gian hùng đó.

    Liên Tuyết Kiều dùng mê dược của Cổn Long Vương để thu phục Thượng Quan Kỳ làm vệ sĩ. Một lòng trung thành với nghĩa huynh, Viên Hiếu cùng đi theo Thượng Quan Kỳ để bảo vệ. Cõi giang hồ đầy biến động dưới mắt y chẳng có gì đáng bận tâm, ngoài người nghĩa huynh và cô nàng Liên Tuyết Kiều diễm lệ.


    Viên Hiếu đối với Liên Tuyết Kiều như Du Thản Chi đối với A Tử. Trong tâm hồn yêu đương man dại đó, chân dung Liên Tuyết Kiều hiện ra như Bồ Tát Quan Âm! Còn Liên Tuyết Kiều càng ngày càng khám phá ra một đều: chàng vệ sĩ võ công cao cường, dưới lớp hoá trang bệnh hoạn và đang bị một thần trí vì mê dược, không biết tự bao giờ đã chiếm trọn trái tim nàng.

    Về sau, do khiếp sợ trước dã tâm và thủ đoạn của Cổn Long Vương, Liên Tuyết Kiều gia nhập Cùng Gia Bang để chống lại nghĩa phụ mình. Mê dược được giải, Thượng Quang Kỳ khôi phục thần trí và hỡi ơi, nghiệt oan cũng khởi đầu từ đó, khi chàng thanh niên tuấn tú thông tuệ kia tự hỏi lòng mình, và thấy rằng mình đã cùng Liên Tuyết Kiều "hẹn nhau từ muôn kiếp trước”.

    Một bên nghĩa đệ, một bên người yêu. Làm thế nào để đôi đường đều trọn vẹn? Ở đây không khởi đầu cho một mối tình tay ba rẻ tiền, mà vấn đề tư tưởng được đẩy lên đỉnh cao chót vót.

    Đường Toàn, với thân hoài tuyệt học nhưng thể trạng lại bạc nhược, đang muốn tìm người để kế thừa y bát. Chính thời điểm đó, Liên Tuyết Kiều hiện ra trước mắt ông như một môn đồ lý tưởng. Giống như Khổng Minh tìm được Khương Duy.

    Vị quân sư thông minh trác tuyệt đó biết rõ tình cảm của Liên Tuyết Kiều với Thượng Quan Kỳ, nhưng ông cũng đã vô cùng sâu sắc để hiểu rằng một khi gái quốc sắc tìm được trai thiên tài thì mọi sự xem như chấm dứt. Nàng sẽ tự an phận với cuộc sống bình yên của một người vợ hiền, sẽ lo vá may nội trợ để chăm sóc hạnh phúc cho tổ ấm gia đình. Một thằng cu hay con bé ra đời nữa là xem như xong!

    Cuộc sống gia đình êm ấm luôn là ước mơ của con người, nhưng oái ăm thay, đối với khách tài hoa, thì nó cũng là nguyên nhân làm lụi tàn đi tinh thể.

    Ta biết ngày mai em cưới vợ
    Ngày làm hai buổi tối về thăm
    Cơm xong chén nước chờ bên cạnh
    Em bế thằng con được mấy năm
    Mới mấy năm thôi đủ phận chồng
    Chàng trai ngày trước đã thành công
    Không còn mộng ước thời trai trẻ
    Mắt sáng phai rồi, má hóp không.

    (Xuân Diệu).

    Xuân Diệu đã từng chua xót cho bè bạn hào hoa thuở cũ, khi cay đắng nhận ra rằng cuộc sống êm ả đơn điệu của gia đình đã nhận chìm mất nơi họ bao hoài bão thuở thanh xuân.

    Ta bước lên đường kêu gọi mãi.
    Những người bạn cũ thuở anh niên

    (Xuân Diệu)

    Và lời kêu gọi đó của Xuân Diệu đã tìm được lời đồng vọng từ Ngọa Long Sinh.

    Thôi thì từ đây, bao võ công bao tài trí từng làm khiếp đảm quần hùng, em xin gởi trả hết cho đời. Dầu gì đi nữa em cũng chỉ là phận nữ nhi "nghìn tầm gởi bóng tùng quân, nắng mưa che chở cho thân cát đằng”, rong ruổi làm gì nữa, đem tài hoa ra ganh đua xông xáo với đời làm gì nữa, khi Thượng Đế đã ban cho em một đấng lang quân như ý?

    Chàng cứ tha hồ tung hoành đi nhé. Em sẽ lo toan mọi chuyện nhà, để mỗi khi quay về là chàng sẽ thấy một tổ ấm dịu êm. Đôi mắt từng áp đảo quần hùng từ nay sẽ mất hết thần quang để chỉ nhìn con nhìn chồng. Đôi tay từng chỉ huy nhiều trận huyết chiến từ đây sẽ tìm bình yên bên mâm cơm cái chén!

    Trong khi đó? Cục diện võ lâm đang cần một con người tài trí nhiều cơ biến như Liên Tuyết Kiều. Cái bản lĩnh ấy không thể để mất chìm trong tiếng ru con, và cái thông tuệ ấy không thể vùi mất nơi góc bếp. Nàng phải thay vị quân sư yểu mệnh kia để tiếp tục cứu vãn sát kiếp cho võ lâm.

    Và Đường Toàn bố trí để gá duyên nàng cùng Viên Hiếu. Mộng hoài thanh xuân đành đổ vỡ theo hình bóng ngậm ngùi. Thế thì từ nay ta sẽ đem hết tài hoa bạt tụy ra thi thố với đời để phát tiết cho hết mối hận lòng cay đắng. Trí tuệ bị ma chiết sẽ càng thêm sắc bén, khổ lụy đoạn trường sẽ càng làm thêm rõ nét tài hoa.

    Ngọa Long Sinh giúp ta thể hội một điểm: để cho hai cái tài hoa tuyệt đại gặp nhau ắt tinh thể sẽ tan hoang. Rồng gặp mây đâu chắc sẽ thi thố được hết tài năng, mà lắm khi sự êm ấm lâu ngày sẽ biến nó thành con giun đất!

    Con người chỉ khám phá được mình khi phải đương đầu với khổ đau và trở ngại.

    Cảnh đoạn trường sẽ đưa con người qua muôn vạn cảnh đời dâu bể để con người triệt ngộ và có điều kiện phát tiết anh hoa. Tấm vải của mộng đời chân chính sẽ không được dệt bằng tơ lụa trưởng giả của gác tía lầu son, của ngọc đường kim mã, mà phải được dệt băng nước mắt và cát bụi của trần gian.

    Ngọa Long Sinh cũng để Thượng Quan Kỳ và Liên Tuyết Kiều phải chia tay vĩnh viễn. Con người vô tâm Viên Hiếu phải kết duyên cùng Liên Tuyết Kiều để làm sáng tỏ thêm ẩn ngữ của nàng trong “cõi người ta”.

    --------------
    Trước 1975, tại Sài Gòn, Thương Lan đã dịch cuốn này với tựa đề “Điệu sáo mê hồn”. Song bản dịch lại bỏ một phần cuối là đoạn quan trọng nhất trong tác phẩm, thành thử bạn đọc có cảm tưởng bị hẫng khi đọc bản dịch này.



  19. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn Hansy vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề
Trang 3/36 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 13 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình