+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 3 của 3

Chủ đề: Tản mạn về ca dao

  1. #1
    Bạn Mới
    Hiện Đang :    SĨ THANH đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2013
    Đến từ : Hà Nội

    Tuổi: 87
    Bài gửi : 28
    Thanks
    611
    Thanked 320 Times in 28 Posts

    Tản mạn về ca dao

    VỀ MỘT LỜI RU CHIA BA

    Người bình dân Việt Nam, trong lời ǎn tiếng nói dân gian và những khúc hát ru của mình, đã truyền miệng ngàn đời hàng hàng châu ngọc, nhưng không ít lời phân định là ca dao hay tục ngữ hoặc những "lời ru chia ba" - hài hoà cả ba thể loại trên.



    Hai cặp lục bát dưới đây đã thấm vào lòng chúng tôi từ thuở còn nằm nôi, chính là một trong những lời ru - ca dao - tục ngữ cài đan, lồng ghép, tạo nên sự đa thanh, đa nghĩa, biểu cảm lạ lùng.

    "Bồng bồng mẹ bế con sang
    Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo
    Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
    Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"

    Hai câu trên rõ ra lời ru con - lời ca dao yêu thương, ngậm ngùi, kể lể. Mẹ bồng con đi dọc bờ sông vắng. Muốn sang sông nhưng: "Đò Dọc quan cấm, đò ngang không chèo". Mẹ than cùng con, mẹ than đời mẹ. Giọng giãi bày, nghẹn ngào, ấm ức.

    Hai câu dưới, hiển nhiên là tục ngữ nối theo, kết tinh bao trải nghiệm đắng cay suốt cuộc đời nổi nênh của mẹ. Có người hiểu câu 3: muốn sang trọng thì bắc cầu đẹp (lộng lẫy). Một số ý kiến khác: muốn sang (qua) sông thì phải bắc (làm) cầu để qua. Đặt trong vǎn mạch cả 4 câu. Chúng tôi nghiêng về cách kiểu thứ 2. Từ "sang" (động từ ) ở câu này đồng nghĩa cùng loại với từ "sang" trong câu đầu. Bởi mơ ước suốt đời của rmẹ là đứa con được sang bờ bên kia, vượt thoát dòng sông mênh mông đói nghèo, dốt nát.


    So với nhiều câu tục ngữ nói về thầy (không thầy đố mày làm nên, một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy, cơm cha, áo mẹ công thầy..v..v..) hai câu này mượt mà duyên dáng hơn. Trong hình thức lục bát, nối tiếp tự nhiên từ hai câu ca dao giàu âm thanh (bồng bồng), hình ảnh (mẹ bế con đò dọc, đò ngang, cầu kiều...), tuy là lời ru lúc ẵm con mà chở nặng lời mẹ dạy con từ sớm, từ xa, người ta có thể truyền trao kinh nghiệm sống, ứng xử, nhưng để có học thức, có vǎn hoá, (hay chữ) nhất định không thể thiếu được vai trò của ông thầy.


    Đó là lời bà mẹ Việt Nam nghèo, đảm đang, đặt cả niềm tin vào vị thế người dạy con mình, dẫu đời bao ngang trái, vẫn kiên dũng bắc cầu cho con qua sông, vượt lên nghèo đói lạc hậu.

    Vậy, chỉ còn cách "bắc cầu mà nối", vì "dốt phải đi tìm thầy"! Không nên hiểu "sang" ở đây là "giàu sang" thì bắc "cầu kiều" (đẹp). Đây cũng chẳng phải là chiếc cầu nổi (phù kiều) hoặc trùng lặp ("cầu" - "kiều" chữ Hán). "Cầu Kiều" là chiếc cầu cao ("kiều", tiếng cổ còn có nghĩa là "cao") để cho đò dọc, đò ngang đều qua lại được. Cần phải cao, chắc để con bước lên đường học tập vững vàng.

    Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học, "Không thầy đố mày làm nên", thậm chí "dốt nát đến đâu, học lâu cũng biết". Ở đây từ "thầy" chỉ có nghĩa người dạy học (thầy đồ, thầy giáo) - tấm gương mẫu mực. sáng ngời về đạo đức, học thức. Muốn thành người, muốn chữ tốt vǎn hay ắt phải tìm đến với thầy. ở xứ sông nước này, bắc cầu cũng cần như cần như cần ǎn, học, làm lụng (chính nhà giáo - nhà thơ hiền triết Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã bắc hai chiếc cầu Nghênh Phong và Trường Xuân khi lui về ở ẩn). Thế kỷ này con cháu bắc cầu qua sông Hồng, sông Mã, sông Gianh, sông Hương rồi sẽ qua sông Tiền, sông Hậu. Muốn sang sông phải biết bắc cầu. Muốn học hành thành đạt, phải yêu quí sự uyên bác và lòng yêu trẻ của thầy. Cái lý tự nhiên giản đơn là vậy.

    Cả hai câu đều kết cấu theo kiểu quan hệ điều kiện - giải thiết: Muốn A thì B. Nhưng kết luận sau thiên về giá trị tinh thần (yêu thầy). Từ "lấy" trong "lấy thầy" không bao giờ hàm ý "lấy làm chồng", mà chỉ biểu thị hướng của hành động nhằm mang lại kết quả thiết thực. Tất nhiên không phải là lấy được, lấy lệ. Giáo sư Nguyễn Thạch Giang cho biết có bản ghi là phải yêu lòng thầy. Chúng tôi nghĩ là có lý, đỡ gây hiểu lầm, nghĩa là yêu quý tấm lòng cao cả của thầy bằng cả tấm lòng. Xin chớ hiểu là lấy lòng, cho vừa lòng thầy, nịnh thầy.


    Từ ý câu tục ngữ, chúng tôi nghĩ về "Tam giác sư phạm" Thầy - trò (con trẻ) - kiến thức (chữ); rộng hơn là mô hình liên kết giáo dục: gia đình - nhà trường, xã hội. người bình dân xưa đã hiểu sâu vai trò truyền bá đạo lý, trí thức, lễ và vǎn của các nhà giáo, đồng thời cũng biết thắt chặt mối liên hệ giữa các thành phần giáo dục.

    Bốn câu mẹ ru con hay tự nói với mình? Mẹ nói với ta: người thấy rất xứng đáng được kính yêu vì là người chỉ đường, dẫn lối, giáo dục, giáo dưỡng mình hiểu biết, lao động, biết sống đẹp theo lẽ phải của cộng đồng, biết tự khẳng định. Còn mãi lời ru, lời biết ơn tất cả những ai hết lòng vì sự nghiệp đào tạo, giáo dục! Còn có giáo dục thì còn có thông minh, vǎn hoá, phát triển! Còn mãi trong ta, dẫu học đã thành, danh lập, vẫn nhớ về lời ru - giao thoa, hài hoà tục ngữ, ca dao.


  2. 9 Thành viên dưới đây cảm ơn SĨ THANH vì bài viết hữu ích này


  3. #2
    Bạn Mới
    Hiện Đang :    SĨ THANH đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2013
    Đến từ : Hà Nội

    Tuổi: 87
    Bài gửi : 28
    Thanks
    611
    Thanked 320 Times in 28 Posts
    QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG

    MÙA GIỖ TỔ ĐINH HỢI 2007
    VIỆT LỊCH 4886


    “Giở trang ..
    Quốc sử trước đèn
    Truyền kỳ lịch sử ..
    bao phen thăng trầm”
    Đại Việt …
    Thi sử Diễn ngâm ..
    Rồng Tiên huyền thoại…
    toả trầm kỳ hương ..!

    SỬ THI ĐẠI VIỆT NAM
    QUỐC VIỆT


    “ CÂY CÓ CỘI ..
    NƯỚC CÓ NGUỒN
    CHIM CÓ TỔ ..
    NGƯỜI CÓ NHÀ
    CÓ TỔ CÓ TÔN ..
    CÓ TÔN CÓ TỔ
    TỔ TỔ TÔN TÔN ..
    TÔN TÔN TỔ TỔ ..
    MỚI LÀ NGƯỜI !

    “ CÂY CÓ GỐC ..
    MỚI NỞ NHÀNH XANH NGỌN

    NƯỚC CÓ NGUỒN ..
    MỚI BỂ RỘNG SÔNG SÂU

    NGƯỜI TA ..
    NGUỒN GỐC Ở ĐÂU ?

    CÓ TỔ TIÊN TRƯỚC ..
    RỒI SAU CÓ MÌNH !”

    “ CÓ TỔ CÓ TÔNG ..
    TỔ TỔ TÔNG TÔNG ..
    TÔNG TỔ CŨ
    CÒN NON CÒN NƯỚC ..
    NON NON NƯỚC ..
    NƯỚC NON NHÀ”

    TẢN ĐÀ

    “ THÁC THỦY KHAI CƠ ..
    TỨ CỐ SƠN HÀ ..
    QUI BẢN TỊCH ĐĂNG CAO VỌNG VIỄN ,
    QUẦN PHONG LA LIỆT .. TỰ NHI TÔN ”.

    “ Mở lối đắp nền ..
    Bốn hướng non sông ..
    Qui một mối
    Lên cao nhìn rộng ..
    Nghìn trùng sông núi ..
    tựa đàn con ! ”

    CÂU ĐỐI Ở ĐỀN HÙNG


    NAM QUỐC SƠN HÀ

    Nam quốc sơn hà Nam đế cư
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư ..
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư ..?


    Sông núi trời Nam của nước Nam
    Sách trời định rõ tự muôn ngàn ..
    Cuồng ngông giặc dữ vào xâm luợc,
    Chuốc lấy bại vong lấy nhục tàn ..!

    PHẠM TRẦN ANH
    (Cẩn dịch)

    * Nhục xin hiểu vừa là nỗi nhục vừa là xương thịt.

    Tổ Hùng ..
    là vị cha chung
    Trăm con ở khắp ..
    mường trong mường ngoài
    Dù ai ..
    đi ngược về xuôi
    Nhớ ngày Giỗ Tổ ..
    mồng mười tháng ba.

    CA DAO VIỆT

    QUỐC TỔ

    Cúi đầu ..
    tưởng nhớ vua Hùng,
    Nghìn trùng sông núi ..
    chập chùng uy linh ..
    Giang sơn ..
    gấm vóc hữu tình,
    Hùng Vương Quốc Tổ ..
    văn minh Tiên Rồng ..!

    PHẠM TRẦN ANH


    ĐỒNG BÀO


    NHỚ XƯA ..
    QUỐC TỔ MỞ NỀN
    TRUYỀN THỐNG VĂN HIẾN ..
    SỬ THIÊN VIỆT HÙNG
    BỌC ĐIỀU ..
    TRĂM HỌ THAI CHUNG
    ĐỒNG BÀO TIẾNG GỌI ..
    VÔ CÙNG VIỆT NAM !

    PHẠM TRẦN ANH



    THÔNG ĐIỆP ..
    MUÔN NGÀN !

    Hoa văn hiến ..
    sáu ngàn năm lịch sử
    Tiếng trống đồng ..
    vang dội khắp trời Nam ..
    Huyền thoại Rồng Tiên ..
    thông điệp muôn ngàn
    Văn minh Việt ..
    mở đầu trang sử mới!

    Phùng Nguyên, Đông Sơn ..
    trống đồng Ngọc Lũ
    Hoa văn xưa ..
    in dấu mãi ngày nay
    Bao nhiêu năm ..
    mới có được ngày này
    Dòng giống Việt ..
    vươn mình như Phù Đổng ..

    PHẠM TRẦN ANH



    LỄ HỘI ĐỀN HÙNG 10-3 ÂM LỊCH

  4. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn SĨ THANH vì bài viết hữu ích này


  5. #3
    Bạn Mới
    Hiện Đang :    SĨ THANH đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2013
    Đến từ : Hà Nội

    Tuổi: 87
    Bài gửi : 28
    Thanks
    611
    Thanked 320 Times in 28 Posts
    GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
    PHẠM TRẦN ANH

    Hàng năm cứ vào ngày mồng mười tháng ba Aâm lịch nhân dân cả nước nô nức kéo về đền Hùng để dự lễ giỗ Tổ Hùng Vương, người khai mở nước Xích Qui, Văn Lang xa xưa của Việt tộc. Truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã đi vào tâm thức Việt như một nguồn suối tâm linh làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người Việt. N_ tự thuở xa xưa, người Việt cổ đã có một đời sống tâm linh siêu vượt. Người Việt cổ đã sớm nhận thức được cuộc sống thường nhật để tìm ra lẽ sống của cả một đời người, một nhân sing quan hiện thực nên người Việt cổ không chỉ tin vào thần thánh mà còn tin vào chính con người. Chính vì vậy, từ xa xưa người Việt ngoài việc thờ cúng thần linh che chở cho cuộc sống còn thờ cả nhân thần là những người khi còn sống đã giúp dân giúp nước, giúp ich cho địa phương. Đặc biệt người Việt có truyền thống thờ cúng Tổ tiên, ông bà cha mẹ là những người trực tiếp sinh đẻ ra mình, nuôi dưỡng mình thành người. N_ cả ông Trời, đối với người Việt là cư dân sống bằng nghề nông nên tôn thờ ông trời đã ban cho những giọt nước mưa tưới xuống đất để hạt giống nảy mầm, cây cối đâm chồi nảy lộc. Ông trời được dân gian Việt kêu cầu đến “Trời ơi” mỗi khi gặp sự đau buồn, dân gian còn nhân cách hoá ông trời thân thương từ chân trời, lưng trời đến mặt trời và nếu cần thì sẵn sàng bắc thang lên hỏi ông trời .. chứ không thần thánh hoá kiểu Hán tộc là có một ông Ngọc Hoàng Thượng đế toàn quyền ban phát, toàn quyền sinh sát trên thượng giới và cả ở dưới trần gian nữa.

    Một nhà Việt Nam học người Pháp Léopold Cadìere đã nhận định về tín ngưỡng và thực hành tôn giáo của người Việt Nam như sau: “Với người Việt, Trời không phải là một vị thần, ít nhất là trong quan niệm dân gian. Đó là ông Trời, đấng hình như thuộc về thế giới siêu việt. Hoàng đế tế trời một cách trọng thể còn dân gian thì cầu trời, kêu trời hàng ngày bằng ngôn ngữ thông thường. Ý niệm trời thấm sâu vào tâm tư người Việt và được biểu lộ thường xuyên mỗi ngày qua ngôn ngữ một cách minh nhiên đến nỗi ta không thể thấy rằng ý niệm trời chính là một nguyên lý cơ bản và cao cả nhất đối với đời sống tín ngưỡng của người Việt. Trong khi phương Tây với nền văn minh hết duy thần, duy linh, duy tâm rồi duy vật để con người hết nô lệ cho thần thánh, rồi lại lệ thuộc vào vật chất trở thành một động vật cao cấp vô hồn với lý thuyết duy vật của Karl Marx. Nền văn minh vật chất thái quá khiến con người tình cảm lạnh lùng chạy theo cuộc sống rồi đến một lúc nào đó, thất vọng chán chường cảm thấy bất an nên thường đặt ra những vấn nạn như chúng ta từ đâu đến rồi chết sẽ đi về đâu? Một khi tuổi đã xế chiều, người phương Tây thường hoang mang trước những câu hỏi muôn đời không giải đáp, hoảng hốt trước cái chết nên con người trở nên vô thần hoặc phải tìm đến tôn giao chấp nhận một cách vô thường.

    Với niềm tin đơn giản chân chất của người Việt cổ thì Tổ Tiên, ông bà cha mẹ đã sinh ra mình chứ không phải do một thần linh nào từ trên trời. Chính vì thế phải biết ơn cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục mình nên người. Bổn phận con người là phải hiếu thảo với cha mẹ, anh chị em thương yêu đùm bọc lẫn nhau vì cùng một mẹ mà ra. Huyền thoại Rồng Tiên với Bố Lạc mẹ Aâu của Việt tộc, chúng ta cùng một bào thai mẹ Aâu, trăm họ cũng cùng từ một gốc Bố Rồng mẹ Tiên mà ra cả. Trên thế giới duy nhất chỉ có dân tộc ta mới có hai chữ “ Đồng bào” nên đối với tha nhân chúng ta cũng dùng tình thân mà đối xử, mới gọi nhau là bà con cô bác như trong một nhà vậy. Khi sống phải biết tri ân thờ cúng ông bà cha mẹ để mai này khi ta có chết đi thì cũng về với ông bà cha mẹ mà thôi.

    Người Việt có một đời sống tinh thần tâm linh sâu thẳm, thể hiện tình cảm thiêng liêng cao cả mà không một dân tộc nào có được. Từ ý thức tôn thờ Quốc tổ Hùng Vương và các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá đến ông bà tiên tổ đã tập đại thành ý thức cao độ về lòng yêu nước thương nòi, tạo cho mỗi con dân đất Việt niềm tự hào về dòng dõi con Rồng cháu Tiên của Việt tộc. Hiện nay ở Việt Nam vẫn còn tôn thờ nhân thần và đạo thờ cúng ông bà vẫn còn trân trọng bảo lưu, đó chính là bản sắc văn hoá đặc trưng của dân tộc và cũng là đạo lý làm người của Việt tộc. Truyền thống cao đẹp này trải qua hơn sáu ngàn năm lịch sử vẫn thấm đậm trong lòng dân tộc với bao thăng trầm biến đổi của dòng vận động lịch sử. Cho tới nay và mãi mãi về sau, hàng hàng lớp lớp thế hệ trẻ Việt Nam vẫn tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc với tất cả lòng hãnh diện tự hào Việt Nam. Tự xa xưa, tiền nhân ta đã chọn n_ mồng mười tháng ba là ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Tháng ba là tháng Thìn, tháng của bố Rồng và ngày mười là ngày của mẹ Tiên vì giỗ quốc mẫu Aâu Cơ vào ngày mồng 5 tháng 5 hàng năm.


    Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh còn có tên là núi cả, núi cao nhất 175 mét trong quần thể 100 ngọn núi ở Vĩnh Phú. Theo Hùng triều Ngọc phả, Thần phả xã Tiên Lát huyện Việt Trì tỉnh Hà Bắc thì đến đời Hùng Vương thứ 16 là Hùng Tạo Vương huý Đức Quân Lang mới dời đô xuống Việt Trì, Phong Châu. Hùng Tạo Vương trị vì từ năm Tân Dậu 660 TDL đến năm Nhâm Thìn 569 TDL ngang với thời Chu Linh Vương đời Đông Chu. Sử quan triều Thanh là Tiền Hi Tộ đã nhân sự kiện này sửa đổi kéo lùi niên đại lập quốc của Văn Lang trong Đại Việt Sử Lược để xoá nhoà dấu tích về nước Văn Lang Việt cổ xưa như sau: “ Đến đời Trang Vương nhà Chu(696-682TCN), ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối thắt nút. Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương”. (*)

    Theo học giả Trần Quốc Vượng thì Việt Trì và vùng xung quanh Vĩnh Phú là đỉnh cao nhất của tam giác châu sông Hồng. Sông Hồng là tên gọi muộn màng ở cuối thế kỷ thứ XIX do màu nước của sông này. Sách Thuỷ Kinh chú ở thế kỷ thứ VI gọi nó là Tây Đạo, cái “tên chữ” Hán Việt này là sự phiên âm từ một tên Tày cổ “Nậm Tao” mà tên Việt hiện nay còn giữ được ở Việt Trì là sông Thao. Tam giác châu sông Hồng được giới hạn bởi dải núi Tam Đảo ở rìa Đông Bắc và dải núi Tản Viên ở rìa Tây Nam. Nói theo ngôn ngữ Phong thủy cận địa lý học thì đất tổ với trung tâm điểm Việt Trì ở ngã ba Bạch Hạc ngoảnh mặt hướng biển hậu chấm xa là dải Hoàng Liên Sơn chất ngất trời Nam, tay“Long” là dải Tam Đảo với dưới chân nó là sông Cà Lồ. Tay “ Hổ” là dãy Tản Viên với dưới chân nó là sông Tích, sông Đáy. Trước mặt là sự “ Tụ thuỷ” rồi “ Tụ nhân” trên đôi bờ nhị thuỷ với các đầm lớn trũng lầy như đầm Vạc Vĩnh Yên, ao Vua, suối Hai Sơ Tây … Thế đất đó bảo đảm một viễn cảnh phát triển ngàn năm, hơn bốn ngàn năn nếu tính từ người Việt cổ Phùng Nguyên đến ngày nay. Bao quanh điểm Việt Trì là những núi đồi lô nhô như bát cơm mà tư duy vũ trụ luận dân gian hình dung thành bầy voi trăm con mà tới 99 con chầu về đất tổ.

    Đền Hùng gồm Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng và Lăng vua Hùng. Từ dưới đi lên qua cổng Đền cao 8m1, nóc cổng hình dáng tám mái, hai bên là phù điêu hình 2 võ sĩ cầm đao và chuỳ bảo vệ đền. Bước lên 225 bậc đá lên đến đền Hạ. Tương truyền nơi đây mẹ Aâu đã sinh ra bọc trăm trứng sau nở thành trăm người con trai. Bước thêm 168 bậc thang đá là đến Đền Trung toạ lạc ngang sườn núi Nghĩa Lĩnh, theo tương truyền thì đây là nơi Lang Liêu đã gói bánh dày bánh chưng dâng vua cha để cúng tiên tổ nhân ngày Tết. Chính tại nơi đây, vua Hùng thường hội các Lạc Hầu Lạc Tướng để bàn việc nước.

    Đền Trung thờ phượng các vua Hùng và dòng dõi, có cả bệ thờ công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa. N_ ở gian giữa đền Trung treo bức đại tự “ Hùng Vương Tổ miếu” nghĩa là miếu thờ Tổ Hùng Vương, gian bên phải treo một bức đại tự “ Triệu Tổ Nam bang” nghĩa là Tổ muôn đời của nước Nam, gian bên trái treo bức “ Hùng Vương Linh tích” nghĩa là Huyền tích linh thiêng của vua Hùng. Bước thêm 132 bậc thang đá nữa là tới đền Thượng. Đền Thượng có 4 nếp nhà : Nhà chuông trống, nhà Đại Bái, nhà Tiền Tế, Cung thờ. Trên vòm cung cửa chính ra vào được trang trí phù điêu hình 2 vệ sĩ phương phi làm nổi bật bức hoành phi 4 chữ “ Nam Việt Triệu Tổ” nghĩa là Tổ muôn đời của nước Việt Nam. Trong nhà Đại bái có câu đối bất hủ :

    Thác thuỷ khai cơ, Tứ cố sơn hà qui bản tịch ..
    Đăng cao vọng viễn, quần phong la liệt tự nhi tôn ..!”

    Mở lối đắp nền bốn hướng non sông về một mối
    Lên cao nhìn rộng, nghìn trùng đồi núi tựa đàn con ..”

    Trong nhà Tiền tế đặt một Hương án trên để tráp thờ bên trong đặt một triện gỗ hình vuông có khắc 4 chữ “ Hùng Vương tứ phúc”. Đặc biệt có treo một bức hoành phi trong đó có câu : “Quyết sơ dân sinh” nghĩa là cuộc sống của nhân dân là điều quyết định đầu tiên của người lãnh đạo. N_ từ thời vua Hùng đã lấy dân làm gốc “Tất cả vì dân, do dân và của nhân dân” còn giá trị mãi đến muôn đời. Bên phải đền Thượng là cột đá thề của An Dương Vương, bên trái đền Thượng là Lăng vua Hùng nhìn về hướng Đông Nam, kiến trúc theo hình khối vuông, trên có cổ diêm 8 mái, đỉnh chóp đắp hình rồng uốn lượn nổi lên 3 chữ khắc chìm “Hùng Vương Lăng”. Trên mỗi mặt tường đều đắp mặt hổ phù, thành bậc đắp kỳ lân, cửa chính của Lăng nổi lên 2 câu đối tri ân Quốc Tổ Hùng Vương :

    “ Lăng tẩm tự năm nào, núi Tản sông Đà, non nước vẫn quay về đất Tổ …
    Văn minh đương buổi mới, con Hồng cháu Lạc, giống nòi còn biết nhớ mồ ông ..!”

    Hàng năm vào ngày mồng tám tháng ba là ngày lễ hội Hùng Vương được xem như Quốc lễ của cả một dân tộc. Thời xưa đích thân nhà vua đứng chủ tế với đủ nghi thức tế lễ long trọng. Lễ vật gọi là lễ “Tam sinh” gồm nguyên một con heo, một con bò và một con dê. Bánh chưng và bánh dày là lễ vật không thể thiếu được cũng như khi cử hành tế lễ phải có đầy đủ bộ nhạc cụ đặc biệt là chiếc trống đồng độc đáo của Việt tộc.

    Sau phần tế lễ là phần lễ hội với “cuộc rước bánh dày bánh chưng và rước cỗ chay”, “ Rước voi” và cuối cùng là lễ “ Rước kiệu bay” truyền thống của dân gian các làng xung quanh vùng đất Tổ. Mỗi làng đều đem theo kiệu riêng của làng mình từ các làng do vị bô lão dẫn đầu rồi đến thanh niên trai trẻ mặc võ phục thuở xưa tay cầm đủ loại cờ quạt sắc màu rực rỡ. Tất cả tề tựu dưới chân đền chờ cử hành tế lễ tạo nên một rừng người, rừng cờ hoa với đủ sắc màu. Mọi người nô nức dự lễ hội, già trẻ rộn rã tiếng cười nhưng khi tiếng chiêng tiếng trống khai lễ thì không khí trang nghiêm u mặc bao trùm cả một vùng đất Tổ.

    Sau phần tế lễ rước kiệu là phần hội hè với đủ mọi trò vui chơi cho nam thanh nữ tú tham dự thưởng ngoạn. Mở đầu là cuộc thi đua thuyền truyền thống của các đội thuyền Rồng của các làng trong hồ Đá Vao n_ cạnh chân núi. Dọc bờ hồ vòng quanh ven chân núi đủ các trò vui chơi nào là những rạp tuồng chèo, những cây đu tiên, những trò chơi dân gian như đánh cờ người, trò “tung còn” giữa thanh niên thiếu nữ ngày xuân, những phường “hát Xoan” của các nơi về tụ hội tổ chức hát Xoan với những làn điệu dân ca truyền thống mỗi độ xuân về.

    Việt tộc là cư dân nông nghiệp nên thường tổ chức lễ tết hội hè quanh năm suốt tháng nhưng lễ hội đền Hùng mang một ý nghĩa hết sức cao đẹp. Dự lễ hội đền Hùng chính là cuộc hành hương trở về nguồn cội dân tộc trong tâm thức mỗi con dân đất Việt. Lễ hội đền Hùng không đơn thuần là cuộc chơi xuân với những hội hè đình đám mà để chúng ta hướng vọng về Quốc tổ Hùng Vương, người truyền thừa sự sống và khai mở đất nước Văn Lang cho tất cả chúng ta. Trên thế giới ngày nay, có lẽ chỉ có dân tộc Việt Nam có Quốc tổ để tôn thờ và có một huyền thoại Rồng Tiên đẹp như áng sử thi để chúng ta có quyền tự hào gọi nhau là đồng bào, là anh em ruột thịt cùng một mẹ sinh ra :

    “ Nhớ xưa Quốc Tổ dựng nền,
    Truyền thống văn hiến sử thiên Việt hùng ..
    Bọc điều trăm họ thai chung,
    Đồng bào tiếng gọi vô cùng Việt Nam”


    Chúng ta hãy lắng nghe lời của Hoàng Đế Quang Trung, vị anh hùng tài ba lỗi lạc, một vị vua anh minh tài đức nhất trong lịch sử Việt nói với thế hệ hệ cháu con chúng ta về “Nguồn gốc tộc Việt” của chúng ta như sau:


    Chúng ta đều do Tổ Tiên sinh ra, không cớ là trai gái, già trẻ, không cứ là chi tộc nào, dòng họ nào .. Mọi người đều là “ CON RỒNG CHÁU TIÊN”, đều từ một bào thai của Mẹ Aâu nên tất cả từ một họ sinh ra các ngành các chi mà thôi .

    Cành cây lớn muôn lá, gốc vốn ở rễ. Nước có nghìn dòng sông, muôn ngọn suối, vốn có gốc từ một ngọn nguồn. Cảnh vật còn như vậy, huống chi là con người chúng ta. Con người sinh ra đời, đời đời nối tiếp về sau, đều do các người đời trước nuôi nấng dìu dắt vậy .

    Ngưỡng mộ và tưởng nhớ tổ tiên, Chúng ta hãy lấy việc siêng năng mà bồi đắp cho gốc rễ. Lấy sự cần kiệm làm răn .. Rồi tu nhân tích đức, giàu lòng thương người hơn là chê bai ghen ghét người .

    Là con cháu thì chúng ta phải nối tiếp truyền thống của Tổ tiên, chứ lẽ nào con cháu mà lại không suy nghĩ về ý nghĩa thâm trầm cao đẹp nói trên hay sao ?

    HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG
    Nói chuyện với các bô lão làng Vân Nội
    (BÁCH VIỆT TỪ ĐƯỜNG TỘC PHẢ)
    Thuyết minh của La Sơn Phu Tử


    CHÚ THÍCH:

    (Theo Lê Xuân Diệm trong LSVN tập 2 trích dẫn Lê Tư Lành “ Văn học đề vịnh Đền Hùng”, Khảo cổ học Hà Nội 1969 số 34 tr177).

    * Nguyên bộ sử có tên là Đại Việt sử lược của một tác giả vô danh đời Trần. Bộ sử đã bị quân Minh tịch thu và tiêu hủy. Bản duy nhất còn lưu giữ trong Tứ Khố Toàn Thư của Triều Thanh sau khi đã bị Tiền Hy Tộ sữa chữa lại và đổi tên là Việt sử lược. Đặc biệt nói về sự thành lập quốc gia Văn Lang, ngoài việc kéo lùi thời gian thành lập để xoá nhoà nguồn cội gốc tích Việt. Tiền Hy Tộ còn xuyên tạc ý nghĩa của sự hợp nhất 15 bộ để chống Hán tộc xâm lăng là do một người lạ dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc rồi tự xưng là Hùng Vương? Tiền Hi Tộ còn chép Hai Bà Trưng là nổi loạn, xuyên tạc ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa của Hai Bà … Thế mà một số người lại nhân danh khoa học lịch sử hiện đại đã bác bỏ niên đại 2879 TDL mở đầu và nhất loạt cho rằng “niên đại mở đầu của thời sơ sử ở Việt Nam được xác định là cách ngày nay khoảng từ 2.600 năm đến 2.500 năm” để phù hợp với sự sửa đổi Việt sử lược của Tiền Hy Tộ. Sử quan đóng khung trên đã phủ nhận cội nguồn và đi ngược lại quyền lợi của dân tộc, phản bội dân tộc.

    * Tính từ năm 2879TDL( Trước Dương lịch) là năm Kinh Dương Vương lên ngôi cho đến ngày nay 2.007 thì lịch sử lập quốc của Việt tộc là 4.886 năm. Chính vì vậy chúng ta có quyền tự hào là có gần năm ngàn năm văn hiến.

    * Các nhà Khảo Tiền sử đã đo chỉ số sọ của người Việt cổ rồi xác định niên đại bằng phương pháp phóng xạ Carbon C14 ít nhất là 6 ngàn năm. Chính vì vậy có thể nói dân tộc Việt Nam có hơn 6 ngàn năm lịch sử.
    ST ST

  6. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn SĨ THANH vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình