Ðề tài đã khoá
Trang 2/3 ĐầuĐầu 1 2 3 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 23

Chủ đề: Về chuyện thơ đường luật ngũ độ thanh

  1. #11
    Avatar của Nắng Xuân
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    Nắng Xuân đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2013
    Đến từ : Đại học Cần Thơ

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 2.093
    Thanks
    18.668
    Thanked 17.521 Times in 2.104 Posts
    Tôi xin lỗi thi Huynh KIỀN ĐỨC -TRƯƠNG THẾ CÔNG vì tôi nói không khéo. Ý tôi muốn nói là không nên bơm nhau quá để giữ nét văn hóa chứ không hề ám chỉ ai thiếu văn hóa cả. Việc Huynh thắc mắc về thơ của Thi hữu thì Chị Nguyên Xuân đã giải thích rồi (cảm nhận thơ người khác rất khó). Huynh cũng đâu có chê gì thơ tôi đâu. Đúng không nào?

    Xin mọi người hãy ghi nhận ở Nắng Xuân lòng cầu thị.

    Xin lỗi Ban Điều Hành và Toàn thể Thành viên vì Nắng Xuân đã viết không khéo để gây ra hiểu lầm.


  2. #12
    Avatar của Ngọc Châu
    Bạn Thâm Giao
    Hiện Đang :    Ngọc Châu đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 190
    Thanks
    1.337
    Thanked 1.034 Times in 187 Posts
    Anh Kiền Đức phát biểu: "Thơ Đường luật ngũ độ thanh dù sao cũng chỉ là một lối chơi, xin đừng đăt lên như một kiểu mẫu, hay như sự thách đố hoặc phân chia đẳng cấp..."

    Ngọc Châu tán thành với anh ấy nhưng muốn nói thêm là " ngay cả các bài thơ HỒI VĂN CÁCH cũng chỉ nên coi là thú chơi của người có nhiều thời gian rảnh mà thôi."
    Mơi làm TLĐ được bốn năm nay, nhưng do có tính thích nghiên cứu và áp dụng không đến nỗi quá chậm, vì vậy Ngọc Châu cũng có được một số bài TLĐ được bạn bè ưng ý. Tuy nhiên do còn nhiều ham thích khác, cần phải phân chia thời gian hợp lí nên không muốn bỏ công để viết ra những bài chỉ mang tính LÀ THÚ CHƠI như trên.
    Mặt khác ta nên đặt với nhau câu hỏi: TẠI SAO CÁC BÁO RẤT ÍT IN TLĐ VÀ CÁC NHÀ THƠ CHUYÊN NGHIỆP ÍT NGƯỜI LÀM TLĐ?
    Chưa có ai được kết nạp vào các hội nhà văn Trung ương và địa phương vì làm TLĐ hay cả. Đó là thưc tế, làm TLĐ chỉ gồm các vị "ấu-vờ" ngũ thập mà thôi, nhiều nhất lại là lứa tuổi trên 60 đến trên 80!

    Theo NC đó là vì tính BẢO THỦ QUÁ MỨC của loại hình TLĐ. Cũng không cần thiết phải diễn giải dài dòng nữa vì NC đã từng có tham luận khá daÌ về TLD THỜI @ , đầu tiên đăng ở Vanvn, sau đó nhiều nơi đăng lại http://thoduongdatviet.com/11405/145...ong-thoi-.aspx
    Cuối cùng NC muốn nói là mình luôn kiên định với ý kiến "LÀM THƠ CẦN TRỌNG TỨ HƠN TRỌNG TỪ" mà thôi.
    NHỮNG BÀI THƠ LUẬT ĐƯỜNG HAY, ĐƯƠC LƯU TRUYỀN (NGAY CẢ THƠ THỜI NHÀ ĐƯỜNG CHÍNH HIỆU) cũng đều mắc lỗi nếu đem luật ra soi. TRONG KHI NHỮNG BÀI THƠ THẬT CHUẨN LẠI CHẲNG THẤY ĐƯỢC LƯU TRUYỀN.
    Vậy mọi người nghĩ sao về vấn đề này?
    Mong được nghe thêm ý kiến bạn bè
    Ngọc Châu


  3. #13
    Avatar của Nắng Xuân
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    Nắng Xuân đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2013
    Đến từ : Đại học Cần Thơ

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 2.093
    Thanks
    18.668
    Thanked 17.521 Times in 2.104 Posts
    Nắng Xuân ghi nhận lời phê bình của thi huynh Phamnhoa về việc dùng từ Cao nhân.

    Xin lỗi huynh KIỀN ĐỨC -TRƯƠNG THẾ CÔNG một lần nữa và xin xóa 2 từ nhạy cảm này và những câu thiếu tế nhị dễ gây hiểu lầm mà thi hưynh KIỀN ĐỨC -TRƯƠNG THẾ CÔNG đã nhắc đến.

    Trân trọng.


  4. #14
    Avatar của nguyenxuan
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    nguyenxuan đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2013

    Tuổi: 65
    Bài gửi : 3.287
    Thanks
    30.846
    Thanked 24.155 Times in 3.311 Posts
    Blog Entries
    114
    "Khi giới thiệu và nhận định về văn phong của một tác giả, các Mod cần tránh những nhận xét thiếu khách quan,đại loại như:"Tác giả lucbinhtim viết theo lối Ngũ độ thanh, cảm xúc man mác buồn được lồng trong những vần thơ rất mượt."dù như Mod NX đã thố lộ rằng mình đã viết những lời này dựa trên "cảm giác lo ngại của những ngày đầu mình gia nhập diễn đàn" thì cũng không nên có"


    Thực ra với người mới làm thơ ĐL như Nguyên Xuân, lại đang học hỏi viết ĐL NĐT thì Nguyên Xuân rất ngưỡng mộ kỹ thuật thơ của tác lucbinhtim, mặc dù Nguyên xuân không biết tác giả ai, tác giả trẻ hay già, nam hay nữ, đã làm thơ lâu chưa ... cứ thấy viết mượt hơn mình thì khen, chân thành từ đáy lòng. Xin lỗi mọi người nếu Nguyên Xuân có cảm nhận khác.


  5. #15
    Avatar của HuyenLam
    Bạn Chí Thân
    Hiện Đang :    HuyenLam đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2013

    Tuổi: 73
    Bài gửi : 652
    Thanks
    29
    Thanked 3.966 Times in 659 Posts
    Blog Entries
    23
    Khó Quá

    Để viết tròn
    câu Ngũ Độ Thanh
    Đêm đêm tớ vẫn phải
    chuyên dành
    Bôi đi bảy bận còn sai bét
    Xóa lại mười phen vẫn chửa rành
    Khó dễ cho lòng càng phải bực
    Nề hà để dạ tức cầm canh
    Giờ đây nhất định không chơi nữa
    Biết phận thôi ta bỏ cũng đành !

    HL
    Lần sửa cuối bởi HuyenLam; 24-06-2013 lúc 10:51 PM
    Tình một thuở gặp nhau còn rất lạ
    Huống chi người chưa hiểu biết gì ta
    !


  6. #16
    Avatar của KIỀN ĐỨC -TRƯƠNG THẾ CÔNG
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    KIỀN ĐỨC -TRƯƠNG THẾ CÔNG đang ẩn
    Tham gia ngày : Dec 2011

    Tuổi: 69
    Bài gửi : 3.415
    Thanks
    35.515
    Thanked 17.915 Times in 3.398 Posts
    Blog Entries
    77
    Quote Nguyên văn bởi Nắng Xuân Xem bài viết
    Nắng Xuân ghi nhận lời phê bình của thi huynh Phamnhoa về việc dùng từ Cao nhân.

    Xin lỗi huynh KIỀN ĐỨC -TRƯƠNG THẾ CÔNG một lần nữa và xin xóa 2 từ nhạy cảm này và những câu thiếu tế nhị dễ gây hiểu lầm mà thi hưynh KIỀN ĐỨC -TRƯƠNG THẾ CÔNG đã nhắc đến.

    Trân trọng.
    Một lần nữa, Kiền Đức xin lỗi TẤT CẢ QUÝ THI HỮU có hay không có liên quan đến cuộc 'lùm xùm' này. Cũng có phần nóng vội, mà cũng có phần bức xúc với một số bài không 'ngọt ngào' mấy, cũng nghĩ đến cảm giác của một vài Thi Hữu (chắc thế), mà Kiền Đức phát biểu, làm xáo động Làng Thơ. Thực sự Kiền Đức cũng muốn học hỏi, đáp ứng phong trào, và còn muốn đưa ra đôi bài thử phá cách xem sao... Kiền Đức tuyệt đối không dám chê bai, bài bác bất cứ một ai, một bài thơ nào.
    Gây ra sự ồn ào nay, Kiền Đức lại thêm một tội lỗi nữa rồi.
    Kính mong tất cả Diễn Đàn chúng ta luôn vui vẻ, thân thiện và chân tình xướng họa và đăng tải thật nhiều bài thơ hay. Thực sự thơ vốn là món ăn tinh thần rất hữu ích cho mọi người và đặc biệt là cho chính chúng ta vậy.
    Lần nữa xin tạ lỗi và kính chúc tất cả mọi điều tốt đẹp.
    Kiền Đức chân thành kính cẩn thưa chuyện. Trân trọng.
    KIỀN ĐỨC
    Lần sửa cuối bởi KIỀN ĐỨC -TRƯƠNG THẾ CÔNG; 24-06-2013 lúc 09:47 PM
    乾 德 - 張 世 功

    Trời thăm thẳm chứa vạn điều hay dở
    Đức dạt dào mang trăm sự ngổn ngang


    http://thuvicuocdoi.blogspot.com/

  7. 12 Thành viên dưới đây cảm ơn KIỀN ĐỨC -TRƯƠNG THẾ CÔNG vì bài viết hữu ích này


  8. #17
    Bạn Thân
    Hiện Đang :    lucbinhtim đang ẩn
    Tham gia ngày : Jun 2013

    Bài gửi : 118
    Thanks
    98
    Thanked 795 Times in 120 Posts
    Đôi dòng cùng t/g Ngọc Châu:
    1. LBT đồng ý với thi hữu NC và KĐ như ý nghĩa ban đầu.
    2. NĐT là kiểu chơi trong thơ và bất kỳ hình thức khác lạ nào so với chính thể đều xem là kiểu chơi: Thuận nghịch, nhất thủ, độc vận, vỹ tam thanh, khoán thủ,...
    3. LBT không tán thành câu nói NĐT là kiểu mẫu để phân chia đẳng cấp, nó chỉ phân loại t/g quan tâm hay không quan tâm đến kiểu chơi ấy.
    4. Ý nghĩa của chữ Đường luật, nếu chú ý cảm xúc thì không sai nhưng chưa đủ.
    5. Thi hữu NC bảo lối chơi "thời gian rảnh mà thôi" nghe không thấu tình lắm, bởi vì có người chỉ thích viết mỗi kiểu thơ "hồi văn" rồi sao, nếu luận vấn đề thời gian thì xem ra ai làm thơ cũng đều là "rảnh" hết.
    6. Việc báo chí ít đăng cũng không là vấn đề gì cả bởi vì đối với những ai làm thơ Đường thì ắt hẳn họ đã biết điều ấy, họ xem thơ Đường là thú vui tao nhã không vì nhuận bút.
    7. Thơ đường không phải là thể thơ dành riêng cho thế hệ 60-70 viết và thưởng thức đâu vì bây giờ cũng có nhiều t/g và bạn đọc là thanh niên trẻ tuổi 20-30-40.
    8. Thực ra mà nói người viết thơ đường ít vào được Hội nhà văn, nguyên nhân mặt bằng văn học nghệ thuật thì dĩ nhiên thể tự do ưu thế hơn và dễ phát triển hơn. Mà ít ai có khả năng chỉ làm thơ không mà đủ kiếm gạo, tiền phục vụ cuộc sống.
    9. Điều mà LBT hay gặp thường xuyên và hốc búa trên mạng và các thi đàn là khi đem lỗi, bệnh ra trao đổi thì đa số dùng các tác phẩm xưa, của ông cha trước đây ra soi rọi.
    10. Khi ấy, thơ cũng khi vầy khi khác ở bình diện thời gian và tiến trình của lịch sử phát triển cũng như điều kiện không gian, địa lý. Cái buổi ngày xưa đó, thơ đường cực thịnh và góc nhìn, đánh giá khác so với bây giờ
    11. XH phát triển nhu cầu thẩm mỹ đòi hỏi xa hơn, nhiều người tâm huyết đã tập hợp tài liệu và lọc ra những điều cơ bản để làm tiêu chí đánh giá, nhận xét nhằm nâng lên một góc nhìn khác.
    12. Việc so sánh như thi hữu NC đưa ra quả thật có sự khập khiểng, vì sao không nhận định thơ tự do và thơ tự do thời kỳ 32-45 để xem và đánh giá tầm vóc của nó.

    Đôi điều cùng thi hữu,
    Trân trọng!
    LBT


  9. #18
    Bạn Mới
    Hiện Đang :    Trần Thế Nhân đang ẩn
    Tham gia ngày : Feb 2013

    Bài gửi : 25
    Thanks
    62
    Thanked 185 Times in 25 Posts
    Trần Thế Nhân xin trân trọng cảm ơn mọi người đã cùng góp ý đầy thiện chí xây dựng tìm hiểu về chủ đề này!



    “Ngũ Độ Thanh là dạng thơ giàu nhạc điệu. đó là dạng thơ có từ thời nhà Hán với Nhạc phủ rồi đến khi Luật Thi ra đời. Các tiền nhân xưa đã kết hợp Nhạc phủ vào ĐưỜng Thi và nổi trội hơn cả là Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu với 4 câu đầu trong bài thơ :

    Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
    Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu
    Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
    Bạch vân thiên tải không du du

    Mọi người khi nhìn vào 4 câu này đều cho rằng Thôi Hiệu (khoảng 704–754 đời Đường Huyền Tông) làm bài thơ này là thơ Cổ Phong chứ ko phải thơ Đường (sai luật, điệp từ Hoàng Hạc đến 3 lần) nhưng nếu tìm hiểu kỹ thì đây là sự cách tân của ông với 4 câu đầu làm theo điệu thức từ thời kỳ đầu của Nhạc phủ Nam triều (Mã Mậu Nguyên khi chú giải Hoàng Hạc Lâu cho ta biết: “Bốn câu đầu bài thơ này dùng ba chữ hoàng hạc liên tiếp nhau, kiểu câu này bắt đầu từ nhạc phủ Nam triều, người đời Đường đưa nó vào luật thi, hình thành một loại biệt điệu của thất ngôn luật thi”. Xin xem: Mã Mậu Nguyên tuyển chú: Đường thi tuyển, Thượng Hải Cổ Tịch xuất bản xã, bản 1999).

    Ngoài nhạc phủ Nam triều ra, ở đầu đời Đường, Thẩm Thuyên Kỳ từng sử dụng điệu thức này khi trước tác Long trì thiên. Như vậy, sáng tạo của Thôi Hiệu là kế thừa truyền thống. Ông không bịa chuyện, cũng không hoàn toàn “hư cấu” nên mô thức mới. Thôi Hiệu đã tìm được sự gợi ý từ những sáng tạo của tiền nhân. Chính điều này đã khiến những cách tân của ông, như nói ở trên, đã không gây sốc đối với độc giả. Lý Bạch sau khi đọc biết ngay đó là bài thơ vô tiền khoáng hậu, đành chấp nhận gác bút.

    Một câu hỏi tiếp: tại sao cũng kế thừa tiền nhân (không chỉ Thẩm Thuyên Kỳ, sau Thôi Hiệu còn có Lý Bạch cũng sử dụng mô thức này), song chỉ có Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu lưu danh thiên cổ?

    Cùng với những phân tích ở bài viết trước, chúng tôi xin nhấn mạnh thêm, chính Thôi Hạo, qua mô thức tự sự / trữ tình được thực hiện bởi những âm thanh được lạ hóa đến mức cực đoan ở liên thứ hai đã thổi hồn vía Thịnh Đường vào câu chuyện truyền thuyết, khiến Hoàng Hạc Lâu của ông vượt qua tiền nhân và làm bó tay tất thảy thi nhân đời sau, không ai - kể cả Lý Bạch - có thể làm hay hơn được.

    Nói đến luật thi Thịnh Đường, phải kể đến Đỗ Phủ. Những sáng tạo mới mẻ về luật thi đã đem lại cho Đỗ Phủ vinh dự lớn lao, trở thành tập đại thành của thơ ca Thịnh Đường, được đời sau phong danh hiệu Thi Thánh. Một số tác phẩm luật thi của ông như Đăng cao, Thu hứng bát thủ đã trở


    thành những đỉnh cao của thể loại này về cả quy mô và sự đa dạng. Thế nhưng, những sáng tạo luật thi của Đỗ Phủ đi theo con đường chính cách, do vậy trước nay chỉ có những lời trầm trồ khẳng định, chứ ít có những ý kiến trái chiều. Thôi Hạo thì khác. Sáng tạo luật thi của ông không chỉ xuất hiện ở thời kỳ đầu, mà còn thuộc loại độc nhất vô nhị. Điều đó đã tạo ra khoảng cách thẩm mỹ nhất định đối với người đọc đương thời và tạo nên hố ngăn cách đối với độc giả ngày nay - những người bị đứt gãy với văn hóa văn học truyền thống.

    Nói tóm lại, với những tìm tòi và kế thừa tinh hoa truyền thống, với những sáng tạo vượt bậc đưa luật thi lên tầm cao mới, đặc biệt hơn, với những cách tân táo bạo nhằm cải biến luật thi, phá vỡ khuôn khổ chật hẹp, mở rộng chiều kích của thể loại này, Thôi Hạo xứng đáng được coi là nhà cách tân luật thi hàng đầu thuộc thời kỳ thứ nhất của “cải cách văn phong văn thể” ở đời Đường. Cống hiến của Thôi Hạo cho luật thi vì thế thuộc loại tiên phong, vượt tầm thời đại. Có lẽ bởi thế mà hai vị thi luận gia nổi tiếng nhất thời cổ đại là Nghiêm Vũ và Kim Thánh Thán đều nhất trí cho HHL không chỉ là tác phẩm luật thi, mà còn là trước tác “đệ nhất”. HHL của Thôi Hạo quả đã từng tạo ra hố ngăn cách giữa cổ nhân và kim nhân, song tác phẩm này cũng sẽ lại chính là nhịp cầu xóa đi khoảng cách, kết nối truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế






    Vậy thơ Đường Luật Ngũ Độ Thanh là 1 dạng thơ được kết hợp nhạc tính của thời kỳ Nhạc phủ với thi luật thời Đường chứ không phải là sự “vẽ vời” của những người chơi thơ đương đại như nhiều người lầm tưởng. Dạng thơ này là cách sắp xếp các thanh làm sao cho nó hài hòa và có âm bổng trầm khác nhau. Khi làm thơ Ngũ Độ Thanh mọi người đôi khi rất nản chí vì phải gò ép và mất thời gian vì phải vận dụng rất nhiều từ ngữ để sắp xếp làm sao 1 câu có 5 thanh dấu: 1 câu thơ thất ngôn bát cú có 4 thanh bằng 3 thanh trắc hoặc 4 trắc 3 bằng, trong đó:

    + 1 câu thất ngôn bát cú 4 thanh bằng 3 thanh trắc: thì 2 thanh bằng có cùng dấu (không dấu hoặc dấu huyền) không được đứng liền kề nhau, 3 thanh trắc thì tùy nghi mà sắp xếp Sắc – Hỏi – Ngã – Nặng sao cho phù hợp với câu thơ.
    + 1 câu thất ngôn bát cú 4 thanh trắc 3 thanh bằng: thì câu thơ đó phải đầy đủ 4 thanh Sắc – Hỏi – Ngã – Nặng, 3 thanh bằng thì 2 thanh Không hoặc thanh Huyền không được đứng liền kề nhau.”




    Theo thiển ý cá nhân thì dòng thơ NDT này rất không có lợi cho sự giữ gìn và phát triển sự trong sáng thuần Việt của Tiêng Việt. Những câu phương ngữ, thành ngữ, luyến láy sẽ không còn chỗ đứng.

    TTN lấy làm khó hiểu khi Thi hữu Nắng Xuân “nói có sách, mách có chứng” từ Rẽ Rọt? tại sao cứ phải phức tạp hóa rồi đi giải thích? Trong khi với câu thơ này thì tiếng Việt có từ “Thẽ Thọt” _ ai đọc cũng hiểu ngay!

    TTN rất đồng tình với Các thi hữu về cái nhìn khách quan đầy nhân văn!


    TTN

    Lần sửa cuối bởi Trần Thế Nhân; 24-06-2013 lúc 10:28 PM

  10. 11 Thành viên dưới đây cảm ơn Trần Thế Nhân vì bài viết hữu ích này


  11. #19
    Avatar của Nắng Xuân
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    Nắng Xuân đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2013
    Đến từ : Đại học Cần Thơ

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 2.093
    Thanks
    18.668
    Thanked 17.521 Times in 2.104 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Trần Thế Nhân
    TTN lấy làm khó hiểu khi Thi hữu Nắng Xuân “nói có sách, mách có chứng” từ Rẽ Rọt? tại sao cứ phải phức tạp hóa rồi đi giải thích? Trong khi với câu thơ này thì tiếng Việt có từ “Thẽ Thọt” _ ai đọc cũng hiểu ngay!

    Bạn Trần Thế Nhân thân mến,

    Mình không phức tạp hóa đâu bạn Trần Thế Nhân ạ. Tại có thắc mắc mới phải giải thích. Mình hay dùng từ láy như Rẽ rọt/ Khẽ khọt và Thẽ thọt. Những từ mình đã dùng trong các bài thơ trước rồi thì trừ vạn bất đắc dĩ ra sẽ không dùng lại.

    Trong kiến thức nhân loại bao la, không phải thứ gì thấy là hiểu, muốn hiểu đôi khi phải tìm tòi khá lâu. Có những chữ tìm cả tháng, cả năm chưa chắc đã hài lòng. Thơ là một dạng ngôn ngữ chắt lọc. Để hiểu bài BA TIÊU của Nguyễn Trãi, Xuân Diệu phải mất 24 năm. Đó là một ví dụ. Nếu ai đọc cũng chủ quan nói mình hiểu ngay thì có khi chỉ hiểu được cái vỏ.

  12. 10 Thành viên dưới đây cảm ơn Nắng Xuân vì bài viết hữu ích này


  13. #20
    Bạn Mới
    Hiện Đang :    Trần Thế Nhân đang ẩn
    Tham gia ngày : Feb 2013

    Bài gửi : 25
    Thanks
    62
    Thanked 185 Times in 25 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Nắng Xuân Xem bài viết






    Trong kiến thức nhân loại bao la, không phải thứ gì thấy là hiểu, muốn hiểu đôi khi phải tìm tòi khá lâu. Có những chữ tìm cả tháng, cả năm chưa chắc đã hài lòng. Thơ là một dạng ngôn ngữ chắt lọc. Để hiểu bài BA TIÊU của Nguyễn Trãi, Xuân Diệu phải mất 24 năm. Đó là một ví dụ. Nếu ai đọc cũng chủ quan nói mình hiểu ngay thì có khi chỉ hiểu được cái vỏ. [/COLOR]
    Bạn Nắng Xuân thân mến!

    Quan điểm chúng ta khác nhau! theo bạn thì :"
    Thơ là một dạng ngôn ngữ chắt lọc." nhưng với tôi thì khác.Thơ không nằm ở ngôn ngữ. Ngôn từ chỉ là công cụ, là "dung môi" để thơ tỏa ra...ví dụ: nếu ngôn từ là cánh hoa với những sắc màu...thì Thơ là hương hoa... đôi khi dùng từ rắc rối quá thì ngôn từ trở thành cái lồng bó kín...Ý thơ không thoát ra...
    Những bài thơ lưu danh thiên cổ đều được viết với ngôn từ giản dị để những áng thơ đẹp bay mãi ngàn năm!


  14. 10 Thành viên dưới đây cảm ơn Trần Thế Nhân vì bài viết hữu ích này


Ðề tài đã khoá
Trang 2/3 ĐầuĐầu 1 2 3 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình