+ Trả lời chủ đề
Trang 33/40 ĐầuĐầu ... 23 31 32 33 34 35 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 321 tới 330 của 400

Chủ đề: Thông Báo - Trao đổi Chuyên môn

  1. #321
    Avatar của Huy Thanh
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    Huy Thanh đang ẩn
    Tham gia ngày : Apr 2012

    Bài gửi : 14.396
    Thanks
    51.087
    Thanked 71.734 Times in 14.210 Posts
    Blog Entries
    404
    Quote Nguyên văn bởi Nắng Xuân Xem bài viết
    Kính anh Huy Thanh:
    THUYỀN GHE và BÃI BIỂN => Thất đối.
    THUYỀN GHE là ghép đẳng lập và 2 từ đều tương đương nhau. BÃI BIỂN ghép chính phụ.
    BẠN ĐƯỜNG THI

    Ngỏ ý Đường thi bạn Vũng Tàu
    Xuôi buồm vỗ mạn thả từ mau
    Đoàn ghe ngạo nghễ nhìn mưa trút
    Bãi biển đìu hiu đợi sóng trào
    Ủ mộng thời gian hồng nghĩa kết
    Đan vần kỉ niệm thắm tình trao
    Thùy Vân ngắm cảnh chờ tương ngộ
    Rạng rỡ niềm tin ngả nón chào.

    11/9/2017
    Huy Thanh

    @ Đã sửa THUYỀN GHE thành ĐOÀN GHE. Cảm ơn NX và xuandong đã góp ý.


  2. #322
    Avatar của Gió Bụi
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    Gió Bụi đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : TP biển Nha Trang

    Tuổi: 61
    Bài gửi : 1.760
    Thanks
    27.857
    Thanked 13.327 Times in 1.758 Posts
    Blog Entries
    28


    Quí thi hữu dò lỗi Khắc Lục bài THU MÙA tại bảng này.
    Lần sửa cuối bởi Gió Bụi; 19-10-2017 lúc 12:07 AM
    ...gió vẫn dậy bụi hồng trăm năm cũ...


  3. #323
    Avatar của Gió Bụi
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    Gió Bụi đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : TP biển Nha Trang

    Tuổi: 61
    Bài gửi : 1.760
    Thanks
    27.857
    Thanked 13.327 Times in 1.758 Posts
    Blog Entries
    28
    9-TRIỀU ĐÌNH NHÀ TRẦN HIỂU DỤ TOÀN DÂN

    Giặc sắp xâm lăng có thấu không
    Biên cương mùi giặc đã tanh nồng
    Sao không tập trận, rèn binh pháp
    vẫn hát ca, múa Bài bông
    Hãy dựng pháo đài, xây chiến lũy
    Cùng mài gươm giáo, luyện trống đồng
    Cả nước phải sẵn sàng “Sát Thát”
    Mấy ngàn năm trước vẫn chờ trông



    Thất Niêm Luật!
    Bác Thông dùng thể bất luận chỉ ở vị trí chữ 1 & 3, còn những chỗ khác bắt buộc phải theo đúng bảng luật.
    Lần sửa cuối bởi Gió Bụi; 17-10-2017 lúc 11:37 PM
    ...gió vẫn dậy bụi hồng trăm năm cũ...

  4. 10 Thành viên dưới đây cảm ơn Gió Bụi vì bài viết hữu ích này


  5. #324
    Avatar của Tran Xuan Sinh
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    Tran Xuan Sinh đang ẩn
    Tham gia ngày : Oct 2012

    Tuổi: 78
    Bài gửi : 10.801
    Thanks
    51.743
    Thanked 56.645 Times in 10.887 Posts
    Blog Entries
    3
    Nguyên văn bởi Tran Xuan Sinh
    [/SIZE]
    THÂN GIÀ

    Thân già giấc ngủ hững hờ đêm
    Trở dậy thờ ơ đứng giữa thềm
    Chuyện bẽ bàng ghi lời đủ nhớ
    Tâm dày gỡ mối đậm đà thêm
    Tình dang dở nghĩa còn mang nặng
    Đạo vẫn tìm sâu ý mỏng mềm
    Ngán ngẫm mà chi giờ tuổi hạc
    Ăn rồi ngớ ngẩn lại rành quên./.

    TXS 18/10/2017
    @ Ôi thứ "êm đềm" của GB, TXS phải lạc vận "mỏng mềm" thôi!

    Cảm ơn thầy Sinh đã họa thơ theo thể Giao cổ đối, nhanh và hay nhưng vẫn còn thiếu chút nữa là trọn vẹn.
    ÊM ĐỀM là tử vận khi họa thơ nên thầy thay vần là đúng rồi, nhưng thầy xem lại:
    DANG DỞ=> từ láy</>MỎNG + MỀM
    Tuy Giao cổ đối chéo nhưng phải ngắt và giữ nhịp 2/2/3 hoặc 4/3.
    Tình dang dở / nghĩa còn mang nặng
    GB thấy kiểu đối này cũng hay hay nên mới tập tành, có gì không đúng xin thầy chỉ giùm cho.


    TXS cũng đã thấy "mỏng mềm" khác "mềm mỏng" (từ láy), Nhưng bí quá, góp chút cho vui. TXS đã vào "Bảng các từ láy" để tìm các chữ có đuôi "ềm", thấy độc nhất chỉ có "êm đềm"; tìm đuôi "ền" cũng chỉ thấy "hảo huyền" (Có lẽ ai đó lập ra cái bảng từ láy này còn thiếu nhiều).
    Riêng cái nhịp 2/2/3 với "Giao cổ đối" thì cũng khó thật; còn nhịp 4/3 thì sao tránh khỏi. Nếu câu trên là 4/3 thì câu dưới ắt sẽ là 3/4. Đọc bài của GB cũng thấy vậy mà. Để họa tôi có tham khảo thêm mấy ví dụ khác. Chẳng hạn 2 câu luận:
    Chân bước vững, đường chiều khập khễnh
    Rừng cây rậm rạp, trúc vươn cao.
    Tác giả Trần Tuấn Ngọc, in trong "Bạn và thơ là Xuân - NXB VHDT, Hà Nội, 2004".
    Trao đổi chút cho vui thôi. TXS rất thích tìm cái mới. Hễ ai có gì mới là muốn học. "Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên" (Acsimet).
    Thơ tôi viết vui cùng bè bạn
    Không hám danh, buôn bán chợ trời
    Mời bạn vào đọc thơ tôi
    Chưa hay nhưng có tình đời thủy chung./.
    Cảm ơn GB đã góp ý!
    TXS

    Lần sửa cuối bởi Tran Xuan Sinh; 19-10-2017 lúc 07:18 AM


  6. #325
    Avatar của Gió Bụi
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    Gió Bụi đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : TP biển Nha Trang

    Tuổi: 61
    Bài gửi : 1.760
    Thanks
    27.857
    Thanked 13.327 Times in 1.758 Posts
    Blog Entries
    28
    Bảng dò lỗi Khắc Lục bài Trải nhớ - Thơ Đường luật Gió Bụi mời góp họa.



    Xin chúc mừng nữ sĩ NHƯ QUỲNH đã góp họa với một kỷ lục thật đáng nể là 40 bài!

    Chữ viết HOA Khắc Lục với chữ gạch chân
    Lần sửa cuối bởi Gió Bụi; 25-10-2017 lúc 02:45 AM
    ...gió vẫn dậy bụi hồng trăm năm cũ...

  7. 10 Thành viên dưới đây cảm ơn Gió Bụi vì bài viết hữu ích này


  8. #326
    Avatar của Gió Bụi
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    Gió Bụi đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : TP biển Nha Trang

    Tuổi: 61
    Bài gửi : 1.760
    Thanks
    27.857
    Thanked 13.327 Times in 1.758 Posts
    Blog Entries
    28
    Quote Nguyên văn bởi Tran Xuan Sinh Xem bài viết
    Nguyên văn bởi Tran Xuan Sinh
    [/SIZE]
    THÂN GIÀ

    Thân già giấc ngủ hững hờ đêm
    Trở dậy thờ ơ đứng giữa thềm
    Chuyện bẽ bàng ghi lời đủ nhớ
    Tâm dày gỡ mối đậm đà thêm
    Tình dang dở nghĩa còn mang nặng
    Đạo vẫn tìm sâu ý mỏng mềm
    Ngán ngẫm mà chi giờ tuổi hạc
    Ăn rồi ngớ ngẩn lại rành quên./.

    TXS 18/10/2017
    @ Ôi thứ "êm đềm" của GB, TXS phải lạc vận "mỏng mềm" thôi!

    Cảm ơn thầy Sinh đã họa thơ theo thể Giao cổ đối, nhanh và hay nhưng vẫn còn thiếu chút nữa là trọn vẹn.
    ÊM ĐỀM là tử vận khi họa thơ nên thầy thay vần là đúng rồi, nhưng thầy xem lại:
    DANG DỞ=> từ láy</>MỎNG + MỀM
    Tuy Giao cổ đối chéo nhưng phải ngắt và giữ nhịp 2/2/3 hoặc 4/3.
    Tình dang dở / nghĩa còn mang nặng
    GB thấy kiểu đối này cũng hay hay nên mới tập tành, có gì không đúng xin thầy chỉ giùm cho.


    TXS cũng đã thấy "mỏng mềm" khác "mềm mỏng" (từ láy), Nhưng bí quá, góp chút cho vui. TXS đã vào "Bảng các từ láy" để tìm các chữ có đuôi "ềm", thấy độc nhất chỉ có "êm đềm"; tìm đuôi "ền" cũng chỉ thấy "hảo huyền" (Có lẽ ai đó lập ra cái bảng từ láy này còn thiếu nhiều).
    Riêng cái nhịp 2/2/3 với "Giao cổ đối" thì cũng khó thật; còn nhịp 4/3 thì sao tránh khỏi. Nếu câu trên là 4/3 thì câu dưới ắt sẽ là 3/4. Đọc bài của GB cũng thấy vậy mà. Để họa tôi có tham khảo thêm mấy ví dụ khác. Chẳng hạn 2 câu luận:
    Chân bước vững, đường chiều khập khễnh
    Rừng cây rậm rạp, trúc vươn cao.
    Tác giả Trần Tuấn Ngọc, in trong "Bạn và thơ là Xuân - NXB VHDT, Hà Nội, 2004".
    Trao đổi chút cho vui thôi. TXS rất thích tìm cái mới. Hễ ai có gì mới là muốn học. "Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên" (Acsimet).
    Thơ tôi viết vui cùng bè bạn
    Không hám danh, buôn bán chợ trời
    Mời bạn vào đọc thơ tôi
    Chưa hay nhưng có tình đời thủy chung./.
    Cảm ơn GB đã góp ý!
    TXS

    Như thầy Sinh đã biết, ngắt nhịp thơ ĐL cho dễ đọc và khi ngâm sẽ lưu loát hơn thôi. Thí dụ:

    Chuyện bẽ bàng ghi / lời đủ nhớ
    Tâm dày gỡ mối / đậm đà thêm
    Tình dang dở / nghĩa còn mang nặng (câu này thì không thể ngắt thành "Tình dang dở nghĩa"
    Đạo vẫn tìm sâu / ý mỏng mềm

    Theo ý riêng của GB thì giữ đúng nhịp thơ ĐL khi dùng Giao cổ đối vẫn tốt hơn.
    Giống thầy Sinh là Gb cũng ham học cái mới lạ, nên có gì sai trái nhờ thầy chỉ bảo thêm. Cảm ơn thầy Sinh nhiều!

    GB
    ...gió vẫn dậy bụi hồng trăm năm cũ...


  9. #327
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.678
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Tôi đã mang bài thơ của GB vào lớp ĐV hỏi Trà My, nhưng TM không dám trả lời và phải chờ ý kiến thầy AH. Thầy AH đã trả lời, tôi mang về đây góp với GB và bác TXS tham khảo.

    GB là người có trình độ và rất thận trọng, không lẽ làm thơ lại thất đối? Nhưng nhìn hai cặp Thực & Luận theo cái thông thường thì không đối. Quả thật là tôi không hiểu nổi. Nhờ Trà My giải tỏa.

    Luật đối là vấn đề lớn, chắc phải đợi ông thầy Iu Bông, TM hổng dám lạm bàn

    Các lớp dạy làm thơ ĐL ngày nay thường dựa vào cuốn Thi Pháp Thơ Đường của Quách Tấn. Trong sách này, ngoài phép Chính đối (là phép đối học trong lớp ĐL),Quách Tấn có giải thích một số phép đối khác như là Cú trung đối, Tựu cú đối, Tá đối, Phiến đối, Lưu thuỷ đối, Giao cổ đối và Bất đối chi đối. Nếu có thì giờ AH sẽ viết một bài về đối, một bài về vận để các bạn học thơ tham khảo thêm.

    Giao cổ đối khác hẳn với các loại đối thông thường, trong đó những chữ, đoạn đối nhau không đi song song nhau mà lại ở vị trí chéo nhau, chữ sau của câu trước đối với chữ trước của câu sau. Thí dụ:

    Tâm sự không người chung sưởi ấm
    Sống còn nhờ bút có văn chương
    (Phùng Anh)

    Trong đó "Tâm sự không người" đối với "Văn chương có bút".

    Giật mình trở gối hương còn thoảng
    Người mộng đà xa gọi khó lui
    (Trường Xuyên)

    Câu này "Gối hương còn thoảng" đối với " Người mộng đà xa". Hay là:

    Xuân thâm diệp mật hoa chi thiểu
    Thuỵ khởi trà đa tửu trản sơ
    (Xuân sâu lá nhặt cành hoa ít
    Ngủ dậy trà nhiều chén rượu thưa)

    Sách Nghệ Uyển chép rằng: "Ở đây lấy chữ Mật (nhặt) đối với chữ Sơ (thưa), lấy chữ Đa (nhiều) đối với chữ Thiểu (ít), chính là phép đối Giao cổ vậy".

    Tuy nhiên Quách Tấn cũng viết thêm: "chỉ có Chính đối là nên chú ý và ra công luyện tập". Ông giải thích: "Bởi vì làm thơ cũng như viết chữ, mới tập thì phải ngang ngay sổ thẳng trước đã. Phải đối cho chỉnh, bằng đối trắc, trắc đối bằng, loại chữ nào đối theo loại chữ nấy, hễ vế trên dụng điển thì vế dưới cũng dụng điển". Mặt khác, ông còn nhấn mạnh rằng: "Phải chú trọng ý nghĩa nhiều hơn tự diện, tự loại... Chớ đừng vì muốn cho được công chỉnh mà bỏ cả tình và lý."

  10. 11 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  11. #328
    Avatar của Gió Bụi
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    Gió Bụi đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : TP biển Nha Trang

    Tuổi: 61
    Bài gửi : 1.760
    Thanks
    27.857
    Thanked 13.327 Times in 1.758 Posts
    Blog Entries
    28
    Quote Nguyên văn bởi Tran Xuan Sinh Xem bài viết
    NGẪM NGỢI

    Ngẫm ngợi bao điều khỏi trái ngang
    Làm ăn vất vả mộng thiên đàng
    Đời dang dở đói trong lòng dạ
    Tận mối duyên tình lỡ dở hoang
    Để vợ vui vầy theo lẽ sống
    Tìm con chữ tặng cháu ra ràng
    Nên đành vội vã bàn phương kế
    Dũng cảm tinh tường xếp loại sang./.

    TXS 19/10/2017
    @ Theo cách giải thích của GB, TXS làm bài khác thế này có "giao cổ đối" chưa? Nếu được thì TXS có mẹo rồi (dùng một "điểm tựa" của Acsimet gánh hai phía lên). Mà hình như là không cần từ láy cũng được?
    + Nếu bài trên được thì tha hồ họa, từ láy "ra ràng" thì có thể dùng Rõ ràng, rập ràng, rẽ ràng, rộn ràng, rỡ ràng, không như "êm đềm" đâu!
    Trước hết, cảm ơn thầy Sinh đã cùng GB trao đổi, thảo luận về phép Giao cổ đối thể thơ ĐL vì sự hiểu biết của GB vẫn còn nông cạn lắm, nên thầy Sinh thấy gì không đúng cứ thẳng thắn chỉ bảo, để GB học hỏi thêm.
    Mời thầy Sinh và GB cùng xem 2 bài thơ sau.

    Theo ý của GB thì sẽ ngắt nhịp như vầy:

    NGẪM NGỢI

    Ngẫm ngợi / bao điều / khỏi trái ngang
    Làm ăn / vất vả / mộng thiên đàng
    Đời dang dở / đói trong lòng dạ
    Tận mối duyên tình / lỡ dở hoang
    Để vợ vui vầy / theo lẽ sống
    Tìm con chữ / tặng cháu ra ràng
    Nên đành vội vã / bàn phương kế
    Dũng cảm / tinh tường / xếp loại sang./.

    TXS 19/10/2017

    và đối:
    Đời dang dở đói><tình lỡ dở hoang
    Tận mối duyên ><trong lòng dạ
    Để vợ vui vầy><tặng cháu ra ràng
    Tìm con chữ>< theo lẽ sống


    DÙNG DẰNG
    (Giao Cổ đối)

    Mãi đợi / em về / khắc khoải đêm
    Nhìn trăng / quạnh quẽ / úa bên thềm
    Lời u ẩn gọi / theo ngày tháng
    Quyện tiếng chim rừng / ảo não thêm
    Cám cảnh đìu hiu / sầu trĩu đọng
    Đường khuya níu giữ / thuở êm đềm
    Đòng đưa / lá vẫy / rơi tìm cội
    Kỷ niệm / ai đành / nỡ chóng quên.

    Gió Bụi
    10162017

    và đối:

    Lời u ẩn gọi><rừng ảo não thêm
    Quyện tiếng chim><theo ngày tháng rừng
    Cám cảnh đìu hiu><giữ thuở êm đềm
    Đường khuya níu>< sầu trĩu đọng

    Về ĐỐI NGẪU thì GB xin phép thầy Sinh khỏi luận bàn vì GB vẫn còn mập mờ lắm, chỉ thảo luận về cách ngắt nhịp thơ ĐL mà thôi và cách ngắt nhịp không hẳn phải đi liền với Giao cổ đối.

    Theo ý riêng của GB thì Giao cổ đối cần phải giữ đúng NIÊM, LUẬT, ĐỐI NGẪU, NHỊP THƠ và NGŨ ĐỘ THANH (nếu muốn), vì Giao cổ đối chéo nên dễ bị sai nhịp thơ.

    VẦN bài thơ của GB là ÊM ĐỀM (từ láy) nên GB phải dùng ĐÌU HIU cho chỉnh đối, chứ không bắt buộc phải dùng từ láy thầy ạ.
    Câu 3 bài thơ của thầy, GB nghĩ vì từ láy DANG DỞ mà làm sai nhịp.
    Nếu có gì sai, không đúng xin thầy cứ trao đổi ạ.

    GB
    ...gió vẫn dậy bụi hồng trăm năm cũ...

  12. 6 Thành viên dưới đây cảm ơn Gió Bụi vì bài viết hữu ích này


  13. #329
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    hoanggiao đang ẩn
    Tham gia ngày : Feb 2014

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 4.458
    Thanks
    30.429
    Thanked 29.986 Times in 4.483 Posts
    Blog Entries
    1
    Theo HG hiều thì phép GIAO CỔ ĐỐI là phép đối chéo nhau trong 1 liên. Ví dụ:

    Chân bước vững, đường chiều khấp khểnh
    Rừng cây rậm rạp, trúc vươn cao.

    "Đây chính là phép Giao cổ đối: chân bước vững đối chéo xuống với trúc vươn cao, và rừng cây rậm rạp đối chéo lên với đường chiều khấp khểnh".

    Do vậy HG nghĩ phép Giao Cổ Đối không cần giữ nhịp như một bài đường luật bình thường, mà là nhịp cũng chéo nhau (4/3 ><3/4 hoặc 2/2/3><3/2/2) như sự đối chéo câu chữ ở trên vậy.
    Lần sửa cuối bởi hoanggiao; 20-10-2017 lúc 07:19 AM
    http://vnthihuu.net/image.php?type=sigpic&userid=60789&dateline=140742  1116

  14. 6 Thành viên dưới đây cảm ơn hoanggiao vì bài viết hữu ích này


  15. #330
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    hoanggiao đang ẩn
    Tham gia ngày : Feb 2014

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 4.458
    Thanks
    30.429
    Thanked 29.986 Times in 4.483 Posts
    Blog Entries
    1
    HG sưu tầm bài này để chúng ta cùng suy ngẫm


    Đối ngẫu ,trong thơ Đường
    06-10-2010
    101004082537.bmp Ông Nguyễn Văn Thụ , nguyên Kỹ sư thủy lợi nghỉ hưu, năm nay ông đã ngoài thất thập, nhưng sức khỏe vẫn rất tốt. Hiện ông là Chủ nhiệm CLB thơ Đường Hà Nội. UV BCH CLB UNESCO thơ Đường Việt Nam . Ông vừa gửi tời một bài viết , giúp bạn đọc cùng suy ngâm về một nét nghệ thuật sáng tác thơ Đương.

    ĐỐI NGẪU - LÀ MỘT VẺ ĐẸP ĐẶC SẮC, LÀ MỘT TRONG NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT.



    Tôi được biết, người sáng tác thơ luật Đường khi bắt gặp một cảnh huống thơ, hồn thơ đang dào dạt, bao nhiêu ý tứ cứ trào ra, vội phô diễn nó lên giấy mực. Chưa xong. Người sáng tác thơ còn phải cô đúc, dồn nén, sao cho số câu, số chữ phải đúng theo luật; số chữ trong bài có thanh trắc phải xấp xỉ số thanh bằng. Nếu ta gọi chữ có thanh bằng là số (+), chữ có thanh trắc là số (-), thì luật âm dương này thăng giáng bù trừ sát sao đến từng liên thơ, đến cả bài thơ. Đó chính là điều hé mở khái niệm về sự cân bằng, có ý nghĩa triết học cổ phương Đông nằm trong hình thức thơ Đường luật.

    - Ý nghĩa triết học nêu trên còn thể hiện rõ ở phép đối ngẫu.

    Trong một liên thơ (hai câu) được gọi là có đối, thì câu trước, nó như tung, câu sau nó như hứng, nó nương vào nhau làm cho ý thơ thêm mạch lạc.

    Vậy hèn chi, người ngàn xưa đã chả đưa đối ngẫu vào thể thơ này như một điều bắt buộc.

    Từ đầu thế kỷ trước, đối mặt với sự thắng thế của phong trào thơ mới, Vũ Hoàng Chương, một nhà thơ thành danh, không nỡ bỏ hẳn thơ Luật Đường, ông đã sáng tác nhiều bài thơ không đối, chỉ giữ lại có luật hạn câu, hạn chữ, hạn vận, hạn bằng trắc. Vũ Hoàng Chương xem những bài thơ đó chỉ là một thực nghiệm. Sau đó, song song với việc sáng tác thơ mới, ông còn sáng tác nhiều bài thơ luật nghiêm chỉnh khác (như bài đa thủ “Giấc mơ tái tạo”).

    Chúng ta nay một khi đã gửi hồn cho thể thơ luật Đường thì đừng có bao giờ bực bội giữa khi đang có hồn thơ lai láng, lại bị nghẽn bởi hai cặp đối ở hai câu thực, luận và nóng vội cho rằng: làm gì mà phải đối chặt chẽ vậy.

    - Đối ngẫu trong thơ đường luật bát cú, thất ngôn, ngũ ngôn nói tổng quát là có 2 phép: Phép chỉnh đối và phép khoan đối.

    Dưới đây chúng tôi xin được trao đổi về 2 phép đối này. Các ví dụ được nêu ra để phân tích, chúng tôi lấy từ một số bài thơ đã in trong “Thơ Đường quê lụa” tập 5, NXB Văn hóa Dân tộc, 2008.

    Phép chỉnh đối.

    Nguyễn Thu Hà, người trẻ tuổi nhất của CLB, trong bài “Duyên quê”, cặp thực, đối như sau:

    Anh nắm bàn tay thon ấm áp,

    Em cười đôi mắt sáng long lanh.

    Thật là chỉnh, thật là chính danh: anh với em, bàn tay với đôi mắt (Danh từ đối với Danh từ), Thon với sáng (Tính từ đối với nhau), ấm áp với long lanh (Trạng từ láy đối nhau). Hai câu thơ tình đằm thắm đến thế mà lại không thấy lả lơi. Thu Hà đã huy động phép đối rất nghiêm để đạt hiệu quả.

    Hạnh Anh (Đỗ Biện), trong bài “Đêm thu” câu 5,6 đối như sau:

    Hoa cúc bâng khuâng ly rượu ngát

    Hoa nhài thao thức chút hương phôi.

    Cặp đối chính danh này rất nghiêm về thể thức, nhưng lại rất hào hoa.

    Cụ Tạ Đăng Viên, ngoại 80, có bài “Tự thọ” rất hóm hỉnh, cụ có cặp luận:

    Kính mắt gà đeo tròng chấp chới

    Gậy càng cua chống bước lon ton.


    Bằng hai câu đối chặt chẽ, như vẽ nên, như trông thấy một cụ đại thọ nhanh nhảu hồn nhiên trước mắt ta.

    -Chúng ta tìm hiểu về các phép khoan đối.

    Để cho một chùm thơ, một tập thơ không bị đơn điệu về hình thức đối ngẫu, người xưa đã đưa ra nhiều phép đối ngẫu linh hoạt hơn.

    Phép lưu thủy đối: Ví dụ

    Còn chăng lời hẹn bên trang sách,

    Hay đã tàn theo ánh lửa đèn.

    Theo quy tắc chiếu chữ thì hai câu này là bất đối. Nhưng lại xét: Hai câu thơ có cấu trúc ngữ pháp giống nhau; mạch ý câu trên trôi chảy như nước, được tràn sang câu dưới làm lọn nghĩa cho câu trên. Đó là phép Lưu thủy đối.

    Tất cả các liên thơ mà câu trên bắt đầu bằng mấy chữ tương tự như: còn chăng…, đã sinh…, bỗng dưng…, ứng với đầu câu dưới là các chữ tương tự như: hay đã…, phải có…, để mà…, v.v. thì liên thơ đó đã theo phép đối nói trên.

    Phép tá tự đối: Ví dụ

    Nghèo sạch, thanh danh nên gắng giữ
    Giầu sang, khó tính chớ nên chơi.


    Câu trên, “thanh danh” là danh từ, câu dưới “khó tính” là tính từ, xét thế thì quả là bất đối. Nhưng nếu theo tiếng (không theo nghĩa thật), thì chữ “khó”, chữ “thanh” lại là tính từ; Chữ “danh” và chữ “tính” lại là danh từ. Xét theo cách này thì chúng lại đối chặt chẽ với nhau. Phép đối này người ta lợi dụng sự đồng âm dị nghĩa để Tá tự đối (như: hai mái trống tung đành chịu dột/ tám giờ chuông điểm phải nằm co – của Tú xương).

    Phép số tự đối
    gắn với Tá tự đối: Ví dụ

    Học bẩy nghề còn lo thất nghiệp

    Làm ba vụ vẫn đói tư mùa.


    Hơi tiếc, ở câu dưới viết: ba vụ đối với tư mùa, tuy là đúng có nội đối ở trong câu, nhưng không hay bằng câu trên: bẩy cái nghề và thất (mất) cái nghiệp. Câu dưới, nếu không vì luật bằng trắc, mà viết là: “Làm tư vụ vẫn đói tứ mùa”, thì câu đối này được xếp vào hạng tuyệt diệu. Phép dối này được xem như là phép số tự đối có kèm theo lối chơi chữ (có thể liên hệ đến: nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc- của bà Huyện Thanh Quan).

    Phép cú trung đối: Ví dụ

    Màn trời chiếu đất con người khổ

    Nước vật thuyền xơ cá biển nghèo


    Nếu câu trên, câu dưới cứ chiếu từng chữ lên nhau, thì hai câu này cũng bất đối. Nhưng xét nội bộ từng câu, thì lại thấy: màn trời đối với chiếu đất; nước vật đối với thuyền xơ; đuôi câu trên (con người khổ) đối rất chặt với đuôi câu dưới (cá biển nghèo). Lấy câu có nội đối để đối nhau thì lại rất cân bằng. Đây là cú trung đối.

    Tuy nhiên còn một số phép đối khác chúng ta ít vận dụng, xin được dẫn ra đây để cùng tham khảo.

    a) Lấy của đánh người, quân tệ nhỉ?

    Xương gà da cóc, có đau không?


    (Nguyễn Khuyến)

    b) Càng nóng bao nhiêu thời càng mát

    Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày

    (Hồ Xuân Hương)

    c) Công đức tu hành, sư có lọng

    Xu hào rủng rỉnh, mán ngồi xe.


    (Tú Xương)

    Chúng ta để ý: Cụ Nguyễn Khuyến cũng như nữ sỹ Xuân Hương đã tổ chức từ ngữ ở từng câu, để câu nào cũng có tiểu đối, nhưng ta không xếp hai liên đối a,b nêu trên vào phép Cú trung đối, vì ngoài phần có tiểu đối, trong từng câu còn có phần bất đối. Do đó hai liên thơ a, b trên chúng ta quy vào phép Tựu cú đối.

    Trong câu của Tú Xương, ông Tú đã đem cả hai cụm từ như hai thành ngữ để chọi nhau: công đức tu hành chọi với xu hào rủng rỉnh. Mặt khác đuôi của từng câu lại đối rất chặt với nhau: sư có lọng đối với mán ngồi xe. Phân tích đặc điểm này để kết luận: đây cũng là phép Tựu cú đối như a và b. Cú trung đối và Tựu cú đối, có dạng thức ngữ pháp của câu văn na ná như nhau, nên còn có tên chung là Đương đối.

    Phép giao cổ đối: Cụ Trần Tuấn Ngọc, trong bài “Tự nhủ”, (Bạn và thơ là xuân – NXBVHDT, Hà Nội 2004), có câu luận:



    Chân bước vững, đường chiều khấp khểnh

    Rừng cây rậm rạp, trúc vươn cao.


    Đây chính là phép Giao cổ đối: chân bước vững đối chéo xuống với trúc vươn cao, và rừng cây rậm rạp đối chéo lên với đường chiều khấp khểnh.

    Phép bất đối chi đối
    : Trong buổi lễ tế “Trận vong tướng sỹ” thế kỷ 19, quan tổng trấn Nguyễn Văn Thành có sai trưng câu đối chữ hán (nay dịch nghĩa) như sau:

    Bóng chiều đã ngả đâu quê cũ

    Xưa nay chinh chiến mấy ai về.


    Câu trên lấy từ thơ Thôi Hiệu, bài Hoàng Hạc Lâu. Câu dưới lấy từ thơ Vương Hàn, bài Lương Châu Từ.

    Cái hay của đôi câu đối này là: Ghép hai câu thơ khác nhau của hai tác giả mà câu đối vẫn hiệp chung một tình ý.
    Câu 1 có đại ý là cảm thán tình cảnh, câu hai có đại ý là an ủi vong linh. Thật là qúa hợp với nội dung Tế Trận Vong Tướng Sỹ. Đây là phép bất đối chi đối, lấy cái không đối để đối, không lệ thuộc vào mặt chữ mà chỉ chú trọng đến ý. Ý phải đối nhau, cấu trúc ngữ pháp phải song song đồng dạng với nhau.

    Những bậc cao niên khuyên rằng, nếu một khi ta chưa thật thạo về các phép đối, thì chỉ lên sử dụng các phép chỉnh đối, lưu thủy đối, cú trung đối. Còn các phép đối khác, chúng ta hãy chỉ làm quen, giúp chúng ta nhận biết được các dạng thức đối khác nhau.

    Vẫn phải thưa thêm: các phép đối thơ, dù ở dạng thức nào đều phải hội đủ 3 đặc điểm:

    - Đối ý. Ý câu trên và câu dưới, hoặc chống nhau, hoặc bổ xung ý nghĩa cho nhau.

    - Đối thanh âm. Chí ít là các chữ nằm ở vị trí 2, 4, 6, 7 (Thơ thất ngôn) và 2, 4, 5 ( Thơ ngũ ngôn) nhất thiết phải tuân theo luật bằng chắc.

    - Đối từ loại, danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ. Phải nắm được các phép biến đổi từ loại ở các ngữ cảnh khác nhau. Tuy nhiên, cũng có phép đối không yêu cầu đối từ loại như theo phép chiếu chữ, mà ở đó lại có sự xoay chiều để đối chéo cho nhau.


    Viết bài này tôi chỉ nhằm mục đích trao đổi thêm về vấn đề đối ngẫu trong thơ Đường luật. Trong một bài thơ, những cặp đối ở các câu thực, luận chính là vẻ đẹp đặc sắc, và là một trong những điều kiện cần và đủ để nhận ra đó là một bài thơ Luật đường. Đọc thơ Đường luật mà không có đối thì chẳng khác gì “Ăn bánh nướng trung thu mà không có nhân thập cẩm” thật là nhạt nhẽo và vô vị.

    Trong bài này, việc đạt vấn đề của tôi là chắc chắn đúng nhưng việc lấy ví dụ để phân tích thì có thể có chỗ còn nông cạn, thậm trí có chỗ còn thiếu sót. Để góp một chút lửa thắp sáng cho thơ Đường đất Việt, rất mong bạn đọc rộng lượng và cùng đồng hành.

    Nguyễn Văn Thụ

    Chủ nhiệm CLB thơ đường Hà Nội
    Tác giả Nguyễn Văn Thụ - Mỹ Đức - Hà Nộ
    Lần sửa cuối bởi hoanggiao; 20-10-2017 lúc 07:40 AM
    http://vnthihuu.net/image.php?type=sigpic&userid=60789&dateline=140742  1116

  16. 8 Thành viên dưới đây cảm ơn hoanggiao vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề
Trang 33/40 ĐầuĐầu ... 23 31 32 33 34 35 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình