+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 5 của 5

Chủ đề: Những điều cấm kỵ và bệnh trong thơ Đường Luật

  1. #1
    Avatar của VỀ MIỀN TRUNG
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    VỀ MIỀN TRUNG đang ẩn
    Tham gia ngày : Jul 2011

    Bài gửi : 1.848
    Thanks
    5.973
    Thanked 13.000 Times in 1.851 Posts

    Những điều cấm kỵ và bệnh trong thơ Đường Luật

    1. Thất luật
    Luật đã định rõ Bằng (B), Trắc (T). Cố ý đổi Bằng sang Trắc hoặc ngược lại là thất luật.
    Ở một số vị trị 1, 3, 5 người ta linh động cho phép đổi từ bằng (b) sang trắc (t) và ngược lại nhưng vẫn phải theo bảng luật sau:
    LUẬT BẰNG VẦN BẰNG
    b - B - t - T - t - B - B (vần)
    t - T - B - B - t - T - B (vần)
    t - T - b - B - B - T - T (đối câu 4)
    b - B - t - T - t - B - B (vần) (đối câu 3)
    b - B - t - T - B - B - T (đối câu 6)
    t - T - B - B - t - T- B (vần) (đối câu 5)
    t - T - b - B - B - T - T
    b - B - t - T - t - B - B (vần)

    LUẬT TRẮC VẦN BẰNG
    t - T - b - B - t - T - B (vần)
    b - B - t - T - t - B - B (vần)
    b - B- t - T - B - B - T (đối câu 4)
    t - T - B - B - t - T - B (vần) (đối câu 3)
    t - T - b - B - B - T - T (đối câu 6)
    b - B - t - T - t - B - B (vần) (đối câu 5)
    b - B- t - T - B - B - T
    t - T - b - B - t - T - B (vần)

    Một số vị trí khác nếu cố ép từ bằng sang Trắc thì phạm lỗi Khổ Độc.
    * Chỉ nêu 2 bảng luật căn bản, những thể khác không nêu ở đây.

    2. Thất niêm
    Người ta nhìn câu khai đề để biết nhanh bài thơ được viết theo bảng luật Bằng hay luật Trắc dựa vào chữ thứ 2 của câu.
    Một bài thơ đúng niêm sẽ có chữ thứ 2 của câu 1, câu 4, câu 5 và câu 8 cùng nhóm thanh với nhau; chữ thứ 2 của câu 2, câu 3, câu 6, câu 7 cùng nhóm với nhau.

    3. Lạc vận/Cưỡng vận

    Vần là xương sống của bài thơ, Gieo lạc vận hoặc cưỡng vận thì bài thơ mất đi thanh điệu, giảm giá trị nghệ thuật.

    4. Thất đối

    Thơ Đường đẹp và sang trọng nhờ vào cách đối chữ, đối ý, đối thanh. Không giữ được các cặp đối thì tính cân bằng âm dương, sự hài hòa về ngữ nghĩa, về thanh điệu sẽ bị phá vỡ. Bài thơ lúc đó không còn được xem là Đường luật nữa.

    5. Khổ độc

    - Trong một bài thất ngôn, chữ thứ ba các câu vần, và chữ thứ năm các câu không vần đáng là từ bằng mà đổi ra trắc
    - Trong một bài ngũ ngôn, chữ thứ nhất các câu vần và chữ thứ ba các câu không vần đáng là bằng mà đổi ra trắc
    Để tránh lỗi Khổ Độc, nên tuân thủ bảng luật ở mục 1. Ngoài ra, nếu ở những vị trí 1, 3, 5 mà ta có đổi từ bằng sang trắc hay ngược lại thì cũng nên chú ý tính cân bằng giữa bằng và trắc trong câu.
    Ví dụ: t – T – b – B – t – T - B
    Có người dễ dãi cho rằng “nhất tam ngũ bất luận” nên viết theo dạng: t – T – t – B – t – T – B . Câu thơ lúc này tới 5 trắc. Chưa kể trong đó lại có tới 3 hoặc 4 chữ cùng dấu với nhau. Câu thơ đọc lên nghe khó lọt tai.

    6. Trùng vận

    Những từ dùng gieo vần trong thơ Đường luật chỉ được dùng một lần, dùng lặp lại ở câu khác thì gọi là trùng vận, bài thơ sẽ hỏng.

    Theo thi luật chính thức, nếu chỉ là tiếng đồng âm mà khác nghĩa thì được coi là 2 chữ vần khác nhau và không phạm lỗi. Tuy nhiên, để tránh nghe đọc trùng lặp âm vận không hay, trong bài thơ không nên để hai vần đồng âm gần nhau.

    7. Trùng từ

    Cùng một từ được dùng 2 lần trở lên trong bài thơ thì gọi là lỗi trùng từ hay điệp từ. Ngoại trừ trường hợp có dụng ý nghệ thuật riêng.

    8. Trùng ý
    Mặc dù dùng từ khác nhưng cách nói giống với những từ trước đó đi thì cũng bị lỗi trùng ý. Nếu lỗi trùng ý nằm trong hai cặp đối thì gọi là hiệp chưởng (hai bàn tay úp lại) hay nứa bổ (chẻ đôi ống nứa).

    9. Phạm đề/Mạ đề

    Không được dùng từ có trong tiêu đề để viết đối vì nếu có chữ nào của đề lọt vào thì bị lỗi phạm đề hay mạ đề.

    10. Điệp điệu

    Lỗi này xuất hiện khi có nhiều câu được phối thanh, nhịp giống nhau. Đọc lên nghe đơn điệu, nhàm chán.

    11. Bình đầu

    Bài thơ mà có 4 câu liên tiếp bắt đầu bằng những tiếng cùng một từ loại, cùng một cấu trúc câu thì phạm lỗi bình đầu. Chú ý 2 hoặc 3 chữ đầu. Một số người viết Độc Thủ Ngâm mà chưa kinh nghiệm cũng hay dính lỗi này.

    12. Thượng vỹ

    Một bài thơ Đường luật nếu chữ thứ 5, 6, 7 của 4 câu liên tiếp cùng từ loại và cấu trúc thì bài thơ phạm lỗi thượng vỹ.

    13. Điệp thanh

    Viết một câu thơ, để làm giàu thanh điệu, không nên viết câu có từ 3 chữ trở lên cùng dấu .

    14. Điệp âm

    Điệp âm là dùng nhiều chữ có cùng âm đứng gần nhau trong một câu hoặc cùng vị trí trong hai câu.

    15. Đại vận

    Thơ Đường luật chủ yếu theo nhịp 4/3 hoặc 2/2/4. Chữ thứ 2, thứ 4 và chữ thứ 7 là những âm được nhấn hoặc kéo dài khi ngâm, đọc. Bởi vậy, nhiều trường phái rất chú trọng đến việc phối thanh dùng vần của chữ thứ 2, thứ 4 và thứ 7.
    Nếu chữ thứ 4 trong câu cũng vần với chữ cuối câu thì phạm lỗi đại vận

    16. Tiểu vận

    Nếu chữ thứ 2 trong câu vần với chữ thứ 6 hoặc thứ 7 thì phạm lỗi tiểu vận.

    17. Phong yêu

    Nếu chữ thứ 2 trùng dấu với chữ cuối câu thì gọi là lỗi phong yêu.

    18. Hạc tất

    Nếu chữ thứ 4 trùng dấu với chữ cuối câu thì gọi là lỗi hạc tất.

    19. Chánh nữu

    Khi câu có từ 3 chữ trở lên có cùng phụ âm đầu phạm lỗi chánh nữu. (Ngoại trừ từ láy, từ ghép, từ phiên âm quốc tế…thì được tính giảm đi 1 lần)

    20. Bàng nữu

    Trong một liên có từ 4 chữ trở lên có cùng phụ âm đầu thì phạm lỗi Bàng Nữu. (Ngoại trừ từ láy, từ ghép, từ phiên âm quốc tế…thì được tính giảm đi 1 lần)


    *Lý thuyết do thầy AH-ĐVTC biên soạn, tổng hợp. VMT có biên tập lại đôi chỗ để phù hợp với phong cách chơi của diễn đàn.
    Lần sửa cuối bởi VỀ MIỀN TRUNG; 06-09-2013 lúc 12:07 AM


  2. #2
    Avatar của Nắng Xuân
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    Nắng Xuân đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2013
    Đến từ : Đại học Cần Thơ

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 2.093
    Thanks
    18.668
    Thanked 17.521 Times in 2.104 Posts
    19. Chánh nữu

    Khi câu có từ 3 chữ trở lên có cùng phụ âm đầu phạm lỗi chánh nữu. (Ngoại trừ từ láy, từ ghép, từ phiên âm quốc tế…thì được tính giảm đi 1 lần).

    20. Bàng nữu

    Trong một liên có từ 4 chữ trở lên có cùng phụ âm đầu thì phạm lỗi Bàng Nữu. (Ngoại trừ từ láy, từ ghép, từ phiên âm quốc tế…thì được tính giảm đi 1 lần)
    Tôi không thống nhất với phần CHUA THÊM:

    1) Từ láy, Từ phiên âm, Danh từ riêng đồng ý GIẢM không tính là LỖI, nhưng nếu tránh được vẫn tốt hơn không. Thực chất từ láy cũng chỉ là 1 từ. Từ phiên âm Quốc tế thực ra không hoàn toàn chính xác và chỉ là từ vay mượn, và đã phiên âm thì phần đông là Danh từ riêng.

    2) Lưu ý bổ sung DANH TỪ RIÊNG.

    3) Từ Ghép vẫn tính là hai từ vì nghĩa nó rộng, không giống như một từ. GHÉP có những từ cho gọn, nghĩa vẫn đủ rộng như cộng nghĩa.

    4) CHÁNH NỮU và BÀNG NỮU ở phần BIÊN SOẠN và TRÍCH DẪN trên chưa đủ:
    - Có từ 3 từ trong một CÂU có cùng phần âm vận (tức là toàn bộ phần phía sau Phụ âm) là CHÁNH NỮU.
    - Có từ 4 từ trong một LIÊN có cùng phần âm vận (tức là toàn bộ phần phía sau Phụ âm) là BÀNG NỮU.

    Bài TNBC có 4 LIÊN: Mở + Thực + Luận + Kết.
    Lần sửa cuối bởi Nắng Xuân; 07-12-2015 lúc 02:34 PM
    Em cười nón lá chao nghiêng
    Nghiêng sông nghiêng bến nghiêng thuyền nghiêng anh.


    Nắng Xuân



  3. #3
    Bạn Thân
    Hiện Đang :    Hải Hành đang ẩn
    Tham gia ngày : Jul 2013

    Bài gửi : 156
    Thanks
    267
    Thanked 1.313 Times in 155 Posts

    Các luật lệ như này người chơi thơ ĐL lâu năm đều đã nắm, và chỉ áp dụng cho những đợt có cuộc thi thơ ĐL của diễn đàn nào đó. Hoặc giả họa cùng một bài xướng ổn đều kể cả NĐT. Ngoài ra xướng họa bình thường người ta thường phiên phiến. Tôi chỉ nói về CHÁNH NỮU. Ngoài đièu trên thì những phần còn lại trong thơ ĐL là bắt buộc với một người muốn ngồi vào chiếu ĐL
    ...


  4. #4
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Quote Nguyên văn bởi Nắng Xuân Xem bài viết
    Tôi không thống nhất với phần CHUA THÊM:

    1) Từ láy, Từ phiên âm, Danh từ riêng đồng ý GIẢM không tính là LỖI, nhưng nếu tránh được vẫn tốt hơn không. Thực chất từ láy cũng chỉ là 1 từ. Từ phiên âm Quốc tế thực ra không hoàn toàn chính xác và chỉ là từ vay mượn, và đã phiên âm thì phần đông là Danh từ riêng.

    2) Lưu ý bổ sung DANH TỪ RIÊNG.

    3) Từ Ghép vẫn tính là hai từ vì nghĩa nó rộng, không giống như một từ. GHÉP có những từ cho gọn, nghĩa vẫn đủ rộng như cộng nghĩa.

    4) CHÁNH NỮU và BÀNG NỮU ở phần BIÊN SOẠN và TRÍCH DẪN trên chưa đủ:
    - Có từ 3 từ trong một CÂU có cùng phần âm vận (tức là toàn bộ phần phía sau Phụ âm) là CHÁNH NỮU.
    - Có từ 4 từ trong một LIÊN có cùng phần âm vận (tức là toàn bộ phần phía sau Phụ âm) là BÀNG NỮU.

    Bài TNBC có 4 LIÊN: Mở + Thực + Luạn + Kết.
    Thầy Nắng ơi! Bài thầy viết từ tháng 9, nay là tháng 12 rồi mà chỗ nhầm CHÁNH NỮU thầy vẫn để ư? Sao lại hai CHÁNH, còn BÀNG thầy dấu đâu rồi???
    Lần sửa cuối bởi Nắng Xuân; 07-12-2015 lúc 02:33 PM

  5. 8 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  6. #5
    Avatar của Nắng Xuân
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    Nắng Xuân đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2013
    Đến từ : Đại học Cần Thơ

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 2.093
    Thanks
    18.668
    Thanked 17.521 Times in 2.104 Posts
    Quote Nguyên văn bởi buixuanphuong09 Xem bài viết
    Thầy Nắng ơi! Bài thầy viết từ tháng 9, nay là tháng 12 rồi mà chỗ nhầm CHÁNH NỮU thầy vẫn để ư? Sao lại hai CHÁNH, còn BÀNG thầy dấu đâu rồi???
    Cám ơn Huynh phát hiện. Đệ sửa rồi.
    Em cười nón lá chao nghiêng
    Nghiêng sông nghiêng bến nghiêng thuyền nghiêng anh.


    Nắng Xuân


  7. 7 Thành viên dưới đây cảm ơn Nắng Xuân vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình