+ Trả lời chủ đề
Trang 2/5 ĐầuĐầu 1 2 3 4 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 47

Chủ đề: Sưu tập nấm th

  1. #11
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    9- NẤM NẮP GIẢ CHẾT





    Sưu tập

    Nấm nắp giả chết - Amanita citrina (Amanita mappa)

    Mô tả: Mũ màu vàng hoặc đôi khi màu trắng nhạt, với màu trắng gốc. Mang và thịt có màu trắng, đôi khi màu vàng nhạt.
    Công dụng: Mặc dù nó không phải là có độ độc cao, giống với nắp cái chết gây chết người (Amanita phalloides) ngăn cản việc sử dụng trong nấu ăn. Nấm này không được ăn, có mùi của dầu hạt cải hoặc khoai tây. Nó thường bị nhầm lẫn với cái chết liên quan đến mũ nấm, do đó tên nắp giả chết.

  2. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  3. #12
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    4- họ Nấm mỡ -Agaricaceae
    10- NẤM CỎ TRANH





    Sưu tập

    Nấm cỏ tranh hay Nấm trắng -Agaricus campestris(Psalliota campestris)

    Mô tả:Mũ nấm lúc đầu tròn, mép dính chặt vào cuống, hình thành một bao riêng, sau lồi lên, mũ có dạng bán cầu dẹp, có màu trăng trắng hoặc nâu nhạt. Mặt mũ nhẵn bóng, dạng sợi. Thịt trắng, đôi khi hơi hồng (màu trắng ra ngoài không khí trở thành màu hồng) rồi nâu. Cuống nấm hình trụ, khi còn non ngắn, mập, lúc già kéo dài ra, nhẵn, màu trắng. Khi bao riêng tách, nó tạo thành một vòng dạng màng, màu trắng trên cuống. Phiến rơi, màu trắng sau biến thành màu đỏ thịt và cuối cùng là màu nâu tím sẫm. Bào tử hình bầu dục, màu nâu.
    Thường gặp tháng 1-10.
    Nơi mọc:Nấm mọc trên đất nhiều mùn, bờ ruộng hay bãi cỏ lâu năm có cỏ tranh và các loại cỏ, có khi trên đất bón phân ngựa, thường gần chuồng nuôi gia súc ở nhiều nơi ở Bắc Bộ: Hà Bắc, Hà Tây, Lạng Sơn, Nam Hà.
    Công dụng: Bổ, nhuận tràng, kích dục. Nấm này có mùi và vị của Hồi hương rất dễ chịu, khi xào ăn rất ngon. Dịch của nấm chứa một chất chịu nóng làm tăng cường sức co thắt của tim động vật.
    Ở Trung Quốc, Nấm cỏ tranh được dùng trị bệnh cước khí, mệt nhọc rã rời, ăn không biết ngon, ăn uống không tiêu, vỡ mạch máu nhỏ; còn dùng để kháng khuẩn tiêu viêm, hạ đường máu.

  4. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  5. #13
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    11-NẤM MỠ





    Sưu tập

    Nấm mỡ - Agaricus bisporus

    Mô tả: Tương tự nhưNấm cỏ tranhmọc trên đất, trên đất phân vào tháng 1-3 ở nhiều nơi ở Hà Nội, Thái Bình, Hoà Bình cũng có quả thể ăn ngon. Nay cũng được trồng ở Đà Lạt.

  6. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  7. #14
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    12- NẤM THÁI DƯƠNG





    Sưu tập

    Nấm Thái dương - Agaricus brasiliensis

    Mô tả: Nấm có màu nâu hồng ở mũ, cuống trắng, đường kính mũ khi còn búp là 3–4 cm, khi nở có thể đến 8 cm, có vòng bao. Cuống nấm có đường kính 1 cm, cao 6–7 cm.
    Nơi mọc: nguồn gốc ở Brazil, mới được nhập trồng.
    Công dụng: là một trong những loài nấm ăn ngon và có giá trị dược tính rất quý.

  8. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  9. #15
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    4- họ Nấm rơm -Pluteaceae.
    13- NẤM RƠM





    Sưu tập

    Nấm rơm, nấm rạ -Volvariella volvacea

    Mô tả:Toàn bộ nấm khi còn non nằm trong bao chung, hình trứng. Sau đó mũ nấm phá vỡ bao chung, lộ ra ngoài. Mũ nấm ban đầu có hình trứng, sau vươn lên, có dạng núm hoặc dạng bán cầu dẹp, màu nâu, nâu đen hoặc xám. Mũ khô phủ lông. Kích thước của mũ thay đổi từ 5-15cm. Thịt nấm màu trắng, cuống nấm nhẵn, màu trắng, có gốc hơi phình dạng củ, đặc, chất thịt dài 3-15cm, đường kính 0,5-1,5cm, ở gốc có một cái bao là vết tích của bao chung.
    Thường xuất hiện từ tháng 4-10.
    Nơi mọc:Nấm mọc đơn độc hay thành cụm, thường phát triển trên rơm rạ mục hoặc đất có nhiều mùn vào mùa hè thu nóng ẩm với nhiệt độ 28-45oC nhiều nhất là vào tháng 7-8. Rất phổ thông ở khắp nước ta, nhất là ở các vùng đồng bằng. Ở nhiều nơi của nước ta, nấm rơm được trồng.
    Công dụng: Vị ngọt, tính hàn. Nấm rơm ăn ngon. Nấm còn trong bọc, thường gọi là nấm trứng, được ưa thích nhất. Thịt nấm dai và thơm rất được ưa chuộng và là thức ăn rất phổ thông ở miền nam Việt Nam. Thường dùng xào với thịt lợn, thịt bò, nấu canh, nấu lẩu, kho với thịt lợn, hầm với thịt gà, kho chay, nướng với lươn.
    Người ta chế nấm thành bột làm thuốc viên chữa chứng thiếu máu. Nấm rơm xào với thịt chim sẻ hay với thịt ếch mà ăn thì có tác dụng kích dục, rất thích dụng đối với người liệt dương.

  10. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  11. #16
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    8- họ Nấm bào ngư -Pleurotaceae.
    NẤM BÀO NGƯ

    Nấm bào ngư trắng

    Nấm bào ngư vàng

    nấm bào ngư xám

    nấm bào ngư chiên ròn
    Sưu tập

    Nấm bào ngư - Pleurotus spp

    Nấm bào ngư là tên dùng chung cho các loài thuộc chi Pleurotus, Nấm bào ngư còn có tên là nấm sò, nấm hương trắng, nấm dai ... Bao gồm:
    14- Nấm sò tím -Pleurotus ostreatus
    15- Nấm sò xám -Pleurotus pulmonarius
    16- Nấm bào ngư trắng - Pleurotus florida
    17- Nấm bào ngư vàng - Pleurotus citrinopileatus
    18- Nấm bào ngư xám - Pleurotus sajor-caju
    19- Nấm bào ngư Nhật - Pleurotus eryngii
    Đặc biệt, nấm còn là "rau sạch" và vừa là "thịt sạch".
    Nấm bào ngư có đặc điểm chung là tai nấm có dạng phễu lệch, phiến nấm mang bào tử kéo dài xuống đến chân, cuống nấm gần gốc có lớp lông nhỏ mịn. Tai nấm bào ngư khi còn non có màu sậm hoặc tối, nhưng khi trưởng thành màu trở nên sáng hơn.
    Chu trình sống bắt đầu từ đảm bào tử hữu tính nẩy mầm cho hệ sợi tơ dinh dưỡng sơ cấp và thứ cấp, "kết thúc" bằng việc hình thành cơ quan sinh sản là tai nấm. Tai nấm lại sinh đảm bào tử và chu trình sống lại tiếp tục.
    Quả thể nấm phát triển qua nhiều giai đoạn: Dạng san hô, dạng dùi trống, dạng phễu, dạng phễu lệch, dạng lá lục bình.
    Từ giai đoạn phễu sang phễu lệch có sự thay đổi về chất (giá trị dinh dưỡng tăng), còn từ giai đoạn phễu lệch sang dạng lá có sự nhảy vọt về khối lượng (trọng lượng tăng). vì vậy thu hái nấm bào ngư nên chọn lúc tai nấm vừa chuyển sang dạng lá
    Ở nước ta, nấm bào ngư còn có tên gọi là nấm hương chân ngắn, nấm sò xám, nấm trắng, nấm dai… thường mọc hoang trên thân gỗ, mọc đơn độc hay mọc chồng lên nhau. Nấm có dạng hình phễu lệch, màu trắng, thân có 3 phần: gồm mũ, phiến và cuống nấm.
    Nấm Bào Ngư là một trong những loại nấm rất quen thuộc trong làng ẩm thực Nam Bộ vì vừa ngon, mềm và dai. Không chỉ là một loại thực phẩm, nấm Bào Ngư còn là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe.
    Chế biến: khi chế biến nấm bào ngư cần chú ý nên nấu nước sôi mới thả nấm vào trong 1 – 2 phút, vớt ra ngâm trong nước lạnh, sau đó để ráo nước cho nấm săn chắc và hết mùi ngái, rồi mới chế biến. Với nấm sấy khô: Rửa sạch trụng qua nước sôi 1 –2 phút để chế biến như nấm tươi.

  12. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  13. #17
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    14- NẤM SÒ TÍM








    Sưu tập

    Nấm sò tím, Nấm bào ngư, Nấm hương chân ngắn -Pleurotus ostreatus

    Mô tả: Mũ nấm lúc đầu lồi lên, khi già mõm nhiều hay ít; mặt mũ nhẵn bóng, mép mũ cuộn vào trong, sau vươn lên. Mũ có màu xám - nâu sẫm tới màu nhạt. Thịt nấm dày, màu trắng. Cuống nấm ngắn, mọc từng cái một, có khi mọc sít nhau gần như chung một gốc; cuống phủ lông mịn hoặc nhẵn, màu nhạt hơn mũ, đôi khi trắng xám (như khía của vỏ sò).
    Nơi mọc:Nấm mọc đơn độc hay dạng lợp ngói chồng lên nhau trên thân cây gỗ. Thường gặp vào mùa xuân, hè, thu ở trong rừng hay ven rừng của nước ta (Hà Nội, Hải Hưng, Thái Bình). Hiện nay được gây trồng nhiều. Nấm sò cũng là loại nấm được gieo trồng nhiều nhất trên khắp thế giới.
    Công dụng: Vị ngọt, tính ấm. Nấm có mùi thơm hạnh nhân, ăn ngon. Cũng được sử dụng tương tự như Nấm rơm, tuy thịt có dai hơn. Có thể dùng chế biến các món ăn như xào với lòng lợn, hầm với xương lợn. Nấm sò thuộc loại nấm ăn quý được ưa chuộng.
    Ở Ấn Độ, người ta giã nấm thành dạng thuốc thêm nước đắp vào lợi răng khi tiết nước bọt nhiều và viêm miệng; còn được dùng làm thuốc uống trong trị lỵ và ỉa chảy, và cũng dùng ngừng xuất huyết.
    Ở Trung Quốc, Nấm sò được dùng trị lưng đùi lạnh đau, tay chân yếu mỏi.

  14. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  15. #18
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    15- NẤM SÒ XÁM




    Sưu tập

    Nấm sò xám -Pleurotus pulmonarius

    Mô tả: Tương tự như Nấm sò tím và các loại nấm bào ngư khác
    Nơi mọc:thường mọc trên thân cây Dừa, trên gỗ mục, trên bông từ tháng 1-10 ở một số nơi vùng đồng bằng Bắc bộ.
    Công dụng: Cũng dùng như Nấm sò tím.

  16. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  17. #19
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    16- NẤM BÀO NGƯ TRẮNG



    Sưu tập

    Nấm bào ngư trắng - Pleurotus florida

    Mô tả: Nấm có dạng hình phễu màu trắng, thịt nấm mềm và dai.
    Nơi mọc: Được trồng rộng rãi ở Việt Nam, thường được dùng để chế biến các món xào, nấu lẩu,…
    Công dụng: Nấm Bào ngư trắng có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm cholesterol máu, tăng cao năng lực tạo máu của tuỷ xương, phòng ngừa cao huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não.

  18. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  19. #20
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    17- NẤM BÀO NGƯ VÀNG





    Sưu tập

    Nấm bào ngư vàng - Pleurotus citrinopileatus

    Mô tả: Mũ nấm mầu vàng chanh đến vàng, mọc thành từng chùm 20-30 tai nấm như một bó hoa.
    Nơi mọc: Nấm mọc hoang trong rừng cận nhiệt đới. Được trồng rộng rãi ở Việt Nam, thường được dùng để chế biến các món xào, nấu lẩu,…

  20. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề
Trang 2/5 ĐầuĐầu 1 2 3 4 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình