+ Trả lời chủ đề
Trang 5/5 ĐầuĐầu ... 3 4 5
Hiện kết quả từ 41 tới 47 của 47

Chủ đề: Sưu tập nấm th

  1. #41
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    lớp Hymenomycetes
    bộ Aphyllophorales
    họ Polyporaceae - Nấm Vân Chi
    38- NẤM VÂN CHI









    Sưu tập

    Nấm Vân Chi - Trametes versicolor, họ Polyporaceae, bộ Aphyllophorales, lớp Hymenomycetes, ngành Basidiomycota.

    Mô tả: Mũ nấm không có cuống, dai, phẳng hoặc chỉ hơi quăn, hình gần như bán nguyệt. Mũ nấm thường mọc thành cụm, đường kính từ 1 đến 8cm, dầy khoảng 0,1- 0,3cm, có lông nhỏ trên bề mặt, có các vòng màu đồng tâm màu nâu, màu tro đen, màu trắng đục. Mép mỏng, uốn sóng. Thịt nấm màu trắng. Bào tử hình viên trụ, vô màu, kích thước 4,5- 7mm x 3- 5mm.
    Nơi mọc:Trong tự nhiên nấm Vân Chi thường mọc trên gỗ mục .
    Đây là loại nấm dược liệu quý hiện đã được sử dụng tại Trung Quốc từ cách đây trên 2000 năm và hiện nay đã có thể nuôi trồng thành công với kỹ thuật đơn giản tại Việt Nam. Giống gốc hiện được lưu trữ tại Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật (VTCC) thuộc Trung tâm Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội
    Công dụng: Nấm Vân Chilà loại nấm rất quý, được khoa học ngày nay đặc biệt quan tâm về tính năng chống khối u của nó. Trong nấm vân chi có nhiều hợp chất thứ cấp có tác dụng ức chế tế bào ung thư và nâng cao miễn dịch của cơ thể. Hiện nấm vân chi được dùng để chữa bệnh viên gam do virus HBV và hạn chế quá trình phát triển của ung thư gan và nhiều loại ung thư khác.
    Nấm Vân chi là một loại nấm dược liệu đã được y học cổ truyền phương Đông sử dụng từ lâu. Sở dĩ như vậy vì nấm này có rất nhiều tác dụng dược lý, nổi bật nhất là tác dụng phòng chống ung thư. Trong vài thập kỷ gần đây đã có hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác dụng dược lý của nấm Vân chi. Gần đây nhất nấm này còn được phát hiện là có khả năng kiềm chế virus HIV.
    Nấm Vân chi có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể nên có thể được sử dụng để điều trị rất nhiều loại bệnh.


  2. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  3. #42
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Những loài Nấm chưa xác định được Bộ-Lớp-Ngành
    19- họ Nấm mào gà - Cantharellaceae
    39- NẤM MÀO GÀ






    Sưu tập

    Nấm mào gà - Cantharetllus cibarius,họ Nấm mào gà - Cantharellaceae
    Mô tả: Nấm cao 4-12cm. Thể quả hình phễu, màu vàng lòng đỏ trứng hay vàng da cam pha thêm màu mận. Cuống hình trụ nạc, hơi cong. Mũ nấm rộng 3-9cm, lúc đầu bẹt sau lõm, trơn, mép thường nứt và cong vào trong; thịt nấm dày, giòn, màu vàng sáng. Bào tầng phủ những nếp men xuống chân. Bào tử hình bầu dục, không màu.
    Nơi mọc:Nấm mọc đơn độc hay thành cụm trên đất mùn trong rừng vào mùa hè, mùa thu. Gặp phổ biến ở miền Bắc nước ta, ở rừng Trường Sơn, rừng vùng Đà Lạt.
    Công dụng: Vị ngọt, tính hàn. Thịt nấm có mùi vị dễ chịu, ăn ngon. Khi nấu, nước có màu vàng như mỡ gà. Được dùng trị viêm mắt, quáng gà, viêm nhiễm đường hô hấp và đường tiêu hoá

  4. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  5. #43
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    40- NẤM MỰC





    Sưu tập

    20- họ Nấm mực -Coprinaceae.
    Nấm mực -Coprinus atramentarius,họ Nấm mực -Coprinaceae.

    Mô tả: Nấm đầu tiên dạng trứng nhụt đầu, sau vươn lên hình nón; mũ nấm lúc đầu hình trái xoan, sau hẹp lại dạng chuông; có chóp màu xám vàng, lấp lánh, có bột màu đất son nhưng sớm biến mất. Mép cong lên như mái chùa. Phiến nấm đầu tiên màu trắng, sau chuyển sang nâu nhạt, cuối cùng màu đen và tan ra thành nước như mực đen. Cuống nấm màu trắng, phân ra hai miền do có một vòng dễ rụng, rỗng ở giữa, màu trắng rồi xám.
    Nơi mọc:Nấm mọc thành đám nhiều cá thể sít nhau trên đất nhiều mùn hay trên rơm rạ mục; trên đất quanh nhà vào tháng 4-6, ở các tỉnh Vĩnh Phú, Nam Hà, Hà Nội, Hải Hưng.
    Công dụng: Vị ngọt, tính hàn, có độc. Nấm có mùi vị yếu hoặc không có. Nấm còn non ăn được. Nhưng khi ăn nấm và uống với rượu thì lại gây độc 48 giờ sau bữa ăn, biểu hiện với da mặt bị sung huyết và tay chân bị giá lạnh.
    Ở Trung Quốc, người ta dùng nấm này trị vô danh thũng độc, sưng đau và mụn nhọt lở ngứa.

  6. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  7. #44
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    41- NẤM PHIẾN ĐỐM CHUÔNG






    Sưu tập

    Nấm phiến đốm chuông -Paneolus campanulatus,họ Nấm mực -Coprinaceae.

    Mô tả: Nấm thường yếu, có chân mảnh (3-8cm) màu xám. Mũ hình chuông tù, đường kính 2-3,5cm, màu da sơn dương, ở mép nhạt hơn, hơi dính. Các phiến có vân, màu xanh rồi đen; do các bào tử chín không đều tạo nên những vân khá sẫm.
    Nơi mọc:Nấm mọc trên phân hoại mục ở các bãi cỏ từ tháng giêng tới tháng 9, thường riêng lẻ hoặc họp thành nhóm nhỏ. Có gặp ở Hà Nội, Hải Hưng.
    Công dụng: Lớp thịt mỏng, màu da sơn dương. Thịt không mùi, chứa những chất độc gây ảo giác. Nấm độc, không ăn được.


  8. #45
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    42- NẤM TAI MÈO







    Sưu tập

    21- họ Nấm tai mèo - Pezizaceae
    Nấm tai mèo - Peziza aurantia, họ Nấm tai mèo - Pezizaceae

    Mô tả: Thể quả mềm dạng đĩa nhỏ, giống như tai mèo, màu đỏ da cam sáng, rộng 3-10cm. Mặt trong của đĩa phủ bởi một lớp màng, các túi bào tử xếp xen kẽ với sợi bên gọi là bào tàng; mép đĩa lượn sóng nhiều hay ít; mặt dưới của thể quả có lông màu mận tối hơn, rồi sẽ trắng dần. Không có chân hoặc có chân rất ngắn. Thịt mỏng màu da cam sáng, rất dễ gãy, không mùi, có vị dễ chịu.
    Nơi mọc:Nấm xuất hiện vào mùa thu, trên đất sét trần, trong rừng, dọc đườngđi, gần các khu dân cư. Có khi gặp rất nhiều, phủ đất, thành tập đoàn, có màu đẹp.
    Công dụng:Nấm này ăn ngon, có thể nấu chín ăn mà cũng có thể dùng ăn sống với xà lách hoặc chế thành món ăn tráng miệng.

  9. #46
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    43- NẤM CỰA GÀ





    Sưu tập

    22- họ Nấm cựa gà -Clavicepitaceae.
    Nấm cựa gà, Nấm cựa tím, Nấm khoả mạch- Claviceps purpurea, họ Nấm cựa gà -Clavicepitaceae.

    Mô tả: Nấm gây bệnh lúa mạch đen; sợi đâm sâu vào bông lúa mạch non, phá huỷ tế bào của mô cây chủ và phủ ngoài cụm hoa bằng một lớp sợi nấm mềm, màu trắng như bông. Từ đây tạo nên thể gối, trên đó hình thành cuống cônidi (bào tử bụi) và hình thành cônidi. Nấm còn tiết ra chất mật để hấp dẫn côn trùng đến và thông qua sự thăm viếng này, mà bào tử được phát tán đi xa. Tiếp sau đó, khối sợi nấm tiếp tục phát triển và hình thành nên hạch nấm cứng nom giống cựa gà dài 1-4cm, hơi hình trụ, màu tím đen, (ít khi xám úa nâu). Chúng có khả năng chống chịu qua mùa đông ở trong đất. Đầu năm sau, hạch nấm nảy mầm và hình thành nhiều nang quả đậm màu tím tối, dài 9cm, ngang 3,5cm với cuống dai và đầu hình cầu.
    Nơi mọc:Nấm cựa gà có thể gặp trên các vùng cao có trồng lúa mạch của nước ta. Người ta thu hái khi nấm bắt đầu chín. Phơi khô ở 30-45o.
    Công dụng: Với liều cao, Nấm cựa gà rất độc, có thể gây nên hoại thư ở đầu ngón tay chân, cơ cứng mạch, mê sảng.
    Do tác dụng mạnh, nên ở nước ngoài, Nấm cựa gà chỉ được chỉ định dùng theo ý kiến của thầy thuốc, thường được dùng trong khoa sản.

  10. #47
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Đây là loài "Nấm hiển vi có tán" mắt thường không trông thấy mà phải qua kính hiển vi, nhưng nó lại rất gần gũi với cuộc sống con người. Để tạm kết thúc Topic này, tôi giới thiệu thêm loài nấm Men bia cũng là Men bánh mỳ này:

    44-MEN BIA





    Sưu tập

    Men bia - Saccharomyces cerevisiae, chi Saccharomyces, họ Nấm men - Saccharomycetaceae, bộ Saccharomycetales, lớp Saccharomycetes, ngành Ascomycota

    Mô tả: Nấm hiển vi có tán được cấu tạo bởi những tế bào hình trứng, có đường kính từ 8 đến 10/1.000mm riêng lẻ hoặc xếp thành chuỗi tràng hạt. Người ta phân biệt loại men bia cao, có biên độ nhiệt độ hoạt động giữa 15o và 20o và loại men bia thấp có biên độ hoạt động giữa 5o và 6o dùng để sản xuất bia nhẹ.
    Saccharomyces cerevisiae là một loài nấm men được biết đến nhiều nhất có trong bánh mì nên thường gọi là men bánh mì. Loài này có thể xem là loài nấm hữu dụng nhất trong đời sống con người từ hàng ngàn năm trước đến nay. Nó được dùng rộng rãi trong quá trình lên men làm bánh mì, rượu, và bia.
    Saccharomyces cerevisiae là một trong những loài sinh vật nhân chuẩn được khoa học dùng nhiều nhất, cùng với E.coli là hai loài động vật mô hình phổ biến nhất.
    Nơi mọc: Men bia chỉ sống trong điều kiện nuôi cấy. Người ta thường nuôi men để sản xuất nước uống. Trong khi lên men chúng thải ra khí CO2, khí này nhào lộn bột và làm cho nguyên liệu biến đổi nhanh chóng.
    Công dụng: Men bia thấp được dùng làm thuốc. Khi còn tươi men bia là một loại bột vàng sáng, khó bảo quản. Còn ở trạng thái khô, nó lại là một loại bột màu xám xám có thể bảo quản trong vòng một năm trong lọ kín, tránh ánh sáng và nóng tới 45o.
    Men bia dùng để làm men bánh mì, bột nở. Ðể làm thuốc, thường được sử dụng trong các trường hợp: Suy dinh dưỡng do thiếu khoáng, còi xương. Nhiễm độc thức ăn. Xơ vữa động mạch. Thiếuvitamin. Nhiễm độc ruột. Ðái đường. Suy nhược, loạn thần kinh. Mụn nhọt, viêm mủ. Viêm dây thần kinh.

+ Trả lời chủ đề
Trang 5/5 ĐầuĐầu ... 3 4 5

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình