+ Trả lời chủ đề
Trang 4/5 ĐầuĐầu ... 2 3 4 5 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 31 tới 40 của 44

Chủ đề: Truyện sưu tầm

  1. #31
    Bạn Thân
    Hiện Đang :    Nguyễn Đình Kiệm đang ẩn
    Tham gia ngày : Jul 2012

    Bài gửi : 136
    Thanks
    2.561
    Thanked 1.639 Times in 136 Posts


    Bạn cho đi thứ gì thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp đáp lại!
    (The world is a wonderful place. What goes around comes around!)

    1- Câu chuyện thứ nhất xin kể về ông Gandhi
    Ông là một vị anh hùng của dân tộc Ấn Độ, ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Ông được dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là “Linh hồn lớn”, “Vĩ nhân”, “Đại nhân” hoặc là “Thánh Gandhi”.
    Người ta kể chuyện là có thời ông Gandhi đi một chuyến xe lửa. Khi xe bắt đầu chuyển bánh thời ông nhảy vội vã lên tàu khiến cho một chiếc giày của ông rơi xuống đường. Ông không thể nào nhảy xuống để nhặt lại chiếc giày trong khi tàu chạy càng lúc càng nhanh. Ông bèn tháo luôn chiếc giày còn lại trong chân và ném về phía chiếc giày kia ở dưới đường. Hành khách trên tàu tỏ vẻ ngạc nhiên khi nhìn thấy thế và lấy làm lạ về hành động kỳ quặc của ông.
    Gandhi mỉm cười và ôn tồn giải thích rằng: “Nếu có một người nghèo nào lượm được chiếc giày thứ nhất thì người đó có thể tìm thấy chiếc thứ hai và như thế là có được đủ đôi giày để đi.”
    Chúng ta ít khi nghĩ đến các người khác mà thông thường chỉ nghĩ về chính bản thân mình mà thôi. Khi bị mất mát thì điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là những thiệt thòi và bất hạnh của mình. Kế đó mất thêm nhiều thời gian nữa để nuối tiếc, than thở, rồi sinh ra chán nản. Nhiều khi trở nên bực bội và gắt gỏng nữa.
    Gandhi đã có một hành động thật cao quý vì trong khi bản thân mình bị mất mát như thế, ông vẫn để tâm nghĩ đến người khác. Hành động này chứng tỏ việc nghĩ đến người khác đã trở thành một phần trong tâm tưởng và nguyên tắc sống của ông.
    Nếu trong những lúc mà chúng ta được sống an bình và thành công mà chúng ta còn không quan tâm tới những kẻ bị bất hạnh hơn mình thì liệu khi gặp gian khó, mất mát, ta có thể làm được điều đó hay không? Trong xã hội, xung quanh chúng ta hàng ngày có biết bao nhiêu người thiếu thốn đang cần sự giúp đỡ. Những gì họ cần đến không nhất thiết phải luôn luôn là vật chất, nhiều khi họ chỉ cần một lời động viên an ủi. Cõi ta bà này sẽ hạnh phúc biết bao nếu mỗi chúng sinh không chỉ chăm lo cho lợi ích riêng mình mà còn chăm lo cho lợi ích của người khác nữa.

    2- Câu chuyện thứ hai liên quan tới vị danh tướng Dwight Eisenhower.
    Ông là một vị tướng 5 sao trong Lục quân Hoa Kỳ và là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 34 từ năm 1953 đến 1961. Trong thời Đệ nhị Thế chiến, ông phục vụ với tư cách là tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh tại Châu Âu, có trách nhiệm lập kế hoạch và giám sát cuộc tiến công xâm chiếm thành công vào nước Pháp và Đức năm 1944–1945 từ mặt trận phía Tây
    Vào thời xa xưa đó, một hôm ông Eisenhower cùng với đoàn tùy tùng của ông vội vã lái xe về tổng hành dinh quân đội ở Pháp để tham dự một cuộc họp khẩn cấp. Lúc đó trời đang mùa đông lạnh buốt lại thêm mưa tuyết rơi phủ đầy khắp nơi. Xe đang chạy thì ông bất ngờ để ý nhìn thấy có hai vợ chồng già người Pháp ngồi ở bên lề đường đang run rẩy vì cái lạnh giá buốt. Ông lập tức ra lệnh cho đoàn tùy tùng ngừng lại và muốn phái một thông dịch viên tiếng Pháp tới hỏi thăm cặp vợ chồng này. Một viên tham mưu nhắc nhở ông là nên để cho nhân viên công lực tại địa phương lo chuyện này, phái đoàn phải đi nhanh lên vì sợ trễ cuộc họp. Ông nói nếu đợi cảnh sát địa phương tới thì sợ là quá muộn và hai người này sẽ chết cóng.
    Sau khi hỏi thăm, ông Eisenhower biết được là họ đang muốn tới Paris để gặp con trai nhưng xe của họ bị chết máy giữa đường. Ông bảo hai vợ chồng già mau lên xe của ông. Ông không hề quan tâm đến chức phận của ông và không hề tỏ thái độ gì trước hai kẻ đang gặp nạn này. Ông chỉ theo bản tính lương thiện vốn sẵn có của ông là luôn luôn muốn giúp đỡ người hoạn nạn mà thôi. Ông liền ra lệnh thay đổi lộ trình, đưa cặp vợ chồng tới Paris trước, rồi ông và đoàn tùy tùng mới lái xe tới tổng hành dinh để dự cuộc họp.
    Không ngờ chính sự chuyển hướng đi thình lình ngoài kế hoạch này đã cứu mạng ông! Quân Quốc Xã có tin tình báo nên biết chính xác hành trình của ông và đã bố trí sẵn các tay súng bắn tỉa nấp rình tại các ngã tư. Nếu ông tới thì sẽ bị hạ sát ngay chỗ đó. Nhưng hóa ra chỉ nhờ vào cái tâm lương thiện, cái lòng từ bi đã giúp ông đổi lộ trình và tránh thoát cuộc mưu sát này. Quả là tự cứu mình bằng cách giúp người khác.

    3- Câu chuyện thứ ba kể về một cậu bé nhà nghèo tên là Howard Kelly.
    Quá nghèo nên hàng ngày cậu thường phải đến gõ cửa từng nhà để bán báo trên đường đi tới trường học của mình. Một hôm cơn đói nổi lên thình lình, cậu thò tay vào túi thì thấy chỉ có một đồng duy nhất cuối cùng. Đồng tiền này cậu định dành lại để mua thức ăn cho mấy đứa em ở nhà. Sau vài giây phút lưỡng lự cậu quyết định đi tới ngôi nhà ở phía trước để xin chút đồ ăn. Nhưng người mở cửa cho cậu lại là một cô bé xinh đẹp và dễ thương. Cậu tỏ ra bối rối và ngại ngần, nên cậu chỉ dám mở miệng xin một cốc nước để uống mà thôi.
    Cô bé trông thấy cậu có vẻ nghèo nàn và đang mệt lả đi vì đói nên thay vì mang nước cô lại đem cho cậu một cốc sữa lớn. Cậu từ từ uống một cách ngon lành rồi mới rụt rè khẽ hỏi cô gái: “Tôi nợ cô bao nhiêu?” Cô gái trả lời: “Bạn không nợ nần gì tôi cả. Mẹ tôi đã dạy là không bao giờ làm điều tốt mà còn chờ được trả công.” Cậu cảm động nói: “Tôi thành thực biết ơn cô.”
    Sau khi rời khỏi ngôi nhà cô bé tốt bụng đó, cậu Howard Kelly không chỉ cảm thấy cơ thể khỏe khoắn trở lại mà cậu còn có lòng tin tưởng hơn vào từ tâm của con người. Điều này giúp ý chí cậu mạnh mẽ thêm lên và không chịu khuất phục trước số phận hẩm hiu của mình.
    Nhiều năm sau đó, cô gái trẻ nói trên mắc phải một căn bệnh rất hiểm nghèo. Các bác sỹ tại địa phương đã cố gắng nhưng đành bó tay, không thể làm thuyên giảm bệnh. Cuối cùng họ quyết định chuyển cô lên bệnh viện thành phố nơi có nhiều chuyên gia mong chữa khỏi bệnh cho cô.
    Trong số các bác sỹ được mời tới hội chẩn có một người tên là Howard Kelly. Khi nghe tới cái tên nơi quê quán của cô gái, một tia sáng chợt lóe lên trong ký ức của Kelly. Kelly vội đứng dậy, chạy xuống phòng cô gái. Bước tới gần giường bệnh ngay lập tức Kelly đã nhận ra đó chính là cô gái cho mình sữa ngày xa xưa. Kelly quay trở lại phòng hội chẩn và đề nghị được là người phụ trách ca bệnh đó.
    Kelly làm hết sức mình với một sự quan tâm đặc biệt để chữa bệnh cho cô gái. Sau một thời gian chống chọi bệnh tình cô thuyên giảm và cuối cùng đã khỏi hẳn bệnh.
    Trước ngày cô gái xuất viện, bác sỹ Kelly đã yêu cầu nhân viên quầy thu ngân chuyển hóa đơn tới bàn giấy của mình. Kelly viết ít chữ lên trên hóa đơn trước khi nó được gởi tới phòng bệnh để trao cho cô gái.
    Khi mở ra đọc cô gái thầm nghĩ rằng có lẽ cô sẽ phải ra sức làm việc cả đời mới trả hết món tiền này. Nhưng cô thật sự ngạc nhiên khi đọc thấy trên phần đầu hóa đơn đã ghi sẵn dòng chữ: “Hóa đơn đã được thanh toán bằng một ly sữa”. Và người ký tên là: “Bác Sỹ Howard Kelly.”

    4- Câu chuyện thứ tư xảy ra tại Đại học Stanford vào năm 1892.
    Thời đó có một học sinh 18 tuổi gặp khó khăn trong việc trả tiền học. Là một trẻ mồ côi anh ta không biết đi nơi đâu để kiếm ra tiền, anh bèn nảy ra một sáng kiến. Anh cùng một người bạn khác quyết định tổ chức một buổi nhạc hội ngay trong khuôn viên trường để gây quỹ cho việc học.
    Họ đến mời Ignacy J Paderewski, một nghệ sĩ dương cầm đại tài. Người quản lý của Paderewski yêu cầu một khoản tiền là $2000 cho buổi biểu diễn. Sau khi họ thỏa thuận xong, hai người sinh viên bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị buổi trình diễn. Ngày ấy cuối cùng đã đến. Paderewski đã tới biểu diễn tại Stanford. Nhưng không may là vé không bán được hết. Sau khi tổng kết số tiền bán vé họ chỉ có được $1600. Họ thất vọng, đến để trình bày hoàn cảnh của mình với Paderewski. Họ đưa cho ông toàn bộ số tiền bán vé, cùng với một check nợ $400 và hứa rằng họ sẽ cố gắng trả số nợ ấy thật sớm.
    Không ngờ Paderewski lại xé bỏ tờ check, trả lại số tiền cho hai chàng thanh niên và nói: “Hãy giữ lấy 1600 đô này, sau khi trừ hết tất cả các chi phí cho buổi biểu diễn còn bao nhiêu các cậu cứ giữ lấy cho việc học. Còn dư bao nhiêu nữa thì mới đưa cho tôi.” Hai chàng thanh niên vô cùng bất ngờ, xúc động nói lời cảm ơn…
    Đây chỉ là một việc nhỏ, nhưng đã chứng minh được nhân cách tuyệt vời của Paderewski. Ông giúp hai người mà ông ấy không hề quen biết. Trong cuộc sống hầu hết chúng ta đều nghĩ: “Nếu giúp họ, chúng ta sẽ được gì?” Nhưng những người vĩ đại lại nghĩ khác: “Nếu mình không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra với những con người đang gặp gian khó này?” Người có từ tâm giúp ai không mong đợi sự đền đáp và chỉ nghĩ đó là việc nên làm mà thôi.
    Người nghệ sĩ dương cầm tốt bụng Paderewski nói trên sau này trở thành Thủ Tướng của nước Ba Lan. Ông là một vị lãnh đạo tài năng. Không may chiến tranh thế giới bùng nổ và đất nước của ông bị tàn phá nặng nề. Hơn một triệu rưỡi người dân đang bị chết đói. Chính phủ của ông không còn tiền. Không biết đi đâu để tìm sự giúp đỡ ông bèn đến Cơ Quan Cứu Trợ Lương Thực Hoa Kỳ để nhờ trợ giúp.
    Người đứng đầu cơ quan đó chính là Herbert Hoover, người sau này trở thành Tổng Thống thứ 31 của Hoa Kỳ. Ông Hoover đồng ý giúp đỡ và nhanh chóng gửi hàng tấn lương thực để cứu giúp những người Ba Lan đang bị đói khát ấy. Cuối cùng thì thảm họa cũng đã được ngăn chặn.
    Thủ Tướng Paderewski lúc bấy giờ mới cảm thấy thoải mái. Ông bèn quyết định đi sang Hoa Kỳ để tự mình cảm ơn ông Hoover. Thế nhưng khi Paderewski chuẩn bị nói câu cảm ơn thì ông Hoover vội cắt ngang và nói: “Ngài không cần phải cảm ơn tôi đâu. Có lẽ ngài không còn nhớ, nhưng vài năm trước, ngài có giúp đỡ hai cậu sinh viên trẻ tuổi ở bên Mỹ được tiếp tục đi học, và tôi là một trong hai chàng sinh viên đó đấy.”
    Thế giới này quả là một nơi tuyệt vời. Bạn cho đi thứ gì thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp đáp lại! (The world is a wonderful place. What goes around comes around!)
    Người ta cũng còn nhớ ông Winston Churchill từng nói đại ý rằng chúng ta sinh sống bằng những gì chúng ta kiếm được, nhưng chúng ta tạo lập đời mình bằng chính những gì mà chúng ta bố thí. Sống trên đời phải có một chút gì cho đi. Một chút đó chính là cái mình cố gắng (We make a living by what we get, but we make a life by what we give.)

    Tâm Minh Ngô Tằng Giao


  2. #32
    Avatar của TRẦN THỊ THANH LIÊM
    Điều Hành Viên Chính - Tr.Ban Đại Diện KVMB
    Hiện Đang :    TRẦN THỊ THANH LIÊM đang online
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : Đại học Đại Nam Hà Nội

    Tuổi: 73
    Bài gửi : 3.829
    Thanks
    63.209
    Thanked 39.164 Times in 3.821 Posts
    Blog Entries
    6
    Nhắc nhở bản thân
    Có một bà cụ ngồi bên đường ngắm nhìn bức tường cao cách đó không xa, bụng nghĩ chẳng bao lâu nữa nó sẽ bị đổ.
    Khi nhìn thấy có ai đi về phía bức tường, bà liền có ý tốt nhắc nhở: “Bức tường đó sắp đổ rồi đấy, nhớ đi cách xa ra một chút nhé.”

    Những người được nhắc nhở nhìn bà không hiểu bà cụ này có ý gì. Sau đó vẫn nghênh ngang bước đi ngay sát bức tường. Tuy nhiên bức tường đó vẫn chưa bị đổ.

    Bà cụ rất tức giận: “Tại sao lại không nghe lời ta chứ?”
    Được một lúc lại có người đi tới, bà cụ lại tiếp tục nhắc nhở, nhưng chẳng có ai nghe lời nhắc nhở của bà.

    Ba ngày trôi qua, có rất nhiều người qua lại và đi ngay sát bức tường, nhưng không hề gặp nguy hiểm gì.

    Sang đến ngày thứ tư, bà cụ cảm thấy có điều gì đó hơi kỳ lạ, cũng hơi thất vọng, không kiềm được lòng bèn bước về phía bức tường cặm cụi quan sát.

    Nhưng đúng vào lúc ấy, thật không may cho bà, bức tường bỗng dưng đổ ụp xuống. Bà cụ bị chôn vùi trong đống gạch bụi và đã bị chết trong sự phẫn uất.

    Thông thường khi nhắc nhở người khác thì ai cũng rất tỉnh táo, nhưng khi chính bản thân mình đi làm thì lại đánh mất sự kiểm soát của lý trí. Đức tính đáng quý của người lãnh đạo tuyệt vời nằm ở chỗ luôn luôn nhắc nhở bản thân phải tỉnh táo, sáng suốt.

    TTTL ST & BS


  3. #33
    Avatar của Lê Đức Mẫn
    Điều Hành Viên-P.Ban Đại Diện KVMB
    Hiện Đang :    Lê Đức Mẫn đang ẩn
    Tham gia ngày : Jul 2012

    Tuổi: 82
    Bài gửi : 974
    Thanks
    17.062
    Thanked 11.438 Times in 974 Posts
    TRUYỆN RẤT NGẮN: XEM XIẾC (ST)


    Lúc còn là một thiếu niên, một lần, tôi được cha dẫn đi xem xiếc. Khi nhập vào hàng người đang xếp dài trước quầy vé, tôi chú ý đến một gia đình đứng ngay trước chúng tôi. Họ có đến những 8 đứa trẻ mà đứa lớn nhất có lẽ chưa đến 12 tuổi. Nhìn dáng vẻ những đứa bé ấy có thể đoán được gia đình chúng không giàu có.

    Quần áo chúng không phải loại đắt tiền nhưng sạch sẽ và tươm tất. Và đó là những đứa trẻ biết cách cư xử. Cứ nhìn cái cách từng 2 đứa một nắm tay nhau xếp hàng sau bố mẹ chúng thì rõ. Chúng nói huyên thuyên một cách đầy phấn khích về những chú hề, những con voi và những trò xiếc khác mà chúng sẽ được xem tối nay. Rõ ràng chúng chưa từng đến rạp xiếc bao giờ. Buổi tối ngày hôm nay thật sự rất đặc biệt với cả 8 đứa trẻ ấy.

    Cha mẹ chúng đang đứng ở đầu hàng với vẻ mặt hãnh diện nhất mà họ có thể. Người phụ nữ nắm lấy tay chồng, nhìn ông một cách dịu dàng. Ngay lúc ấy, người bán vé ngẩng lên và hỏi người đàn ông số vé ông ta cần. Người đàn ông trả lời đầy hứng khởi: “Cho tôi 8 vé trẻ con, 2 vé người lớn để tôi có thể dẫn cả nhà mình vào xem xiếc.”

    Nhưng, khi người bán vé báo giá của 10 chiếc vé, bàn tay người vợ đột ngột rời khỏi tay chồng, đầu bà ta gục xuống. Mặt người đàn ông hơi tái đi. Ông ta tiến lại quầy vé gần hơn và hỏi : “Anh nói giá bao nhiêu?”

    Người bán vé bình thản lập lại giá của 10 chiếc vé, nhưng người đàn ông không có đủ tiền. Làm sao ông ta có thể quay lại và bảo với 8 đứa con của mình rằng ông ấy không đủ tiền để dẫn chúng vào xem xiếc?

    Chứng kiến tất cả những gì xảy ra, cha tôi lặng lẽ lấy từ trong túi ra tờ 20 đô và thả xuống đất. Sau đó, ông cuối xuống nhặt lên và vỗ vai người đàn ông, nói rất tự nhiên: “Xin lỗi, thưa ông, cái này vừa rơi ra từ túi ông”.

    Người đàn ông hiểu những gì đang diễn ra. Ông không cầu xin của bố thí nhưng rõ ràng ông có thể đoán đây là sự giúp đỡ trong một tình huống ngặt nghèo. Bối rối trong giây lát rồi ông ấy nhìn thẳng vào mắt cha tôi, chụp lấy tay cha bằng cả hai bàn tay như muốn vắt kiệt tờ 20 đô, một giọt nước mắt rơi lặng lẽ xuống má, đôi môi mấp máy một cách khó khăn: “Cảm ơn, cảm ơn ông rất nhiều. Điều này thật sự ý nghĩa với gia đình tôi lúc này”. Sau khi nhìn cả gia đình người đàn ông khuất sau cánh cổng rạp xiếc, tôi và cha đón xe buýt về nhà, đơn giản bởi vì số tiền còn lại trong túi cha không đủ để mua vé cho hai cha con. Thật sự thì chúng tôi cũng chẳng dư dả gì! Nhưng tôi không hề giận cha. Những gì cha đã làm lúc đó đáng giá hơn cả ngàn buổi xem xiếc.

    Theo Trần Thị Thanh Liêm


  4. #34
    Avatar của Lê Đức Mẫn
    Điều Hành Viên-P.Ban Đại Diện KVMB
    Hiện Đang :    Lê Đức Mẫn đang ẩn
    Tham gia ngày : Jul 2012

    Tuổi: 82
    Bài gửi : 974
    Thanks
    17.062
    Thanked 11.438 Times in 974 Posts
    TRI-KỶ

    Ngày xưa có một phú ông rất thích trà, phàm là người đến nhà dùng trà, dù là người nghèo hay giàu thì ông đều sẽ sai gia nhân chiêu đãi.
    Một hôm, có một tên ăn mày rách rưới đứng trước cửa, không xin cơm, chỉ xin bát trà. Gia nhân cho hắn vào nhà, đun trà cho hắn. Tên ăn mày nhìn nhìn rồi nói: “Trà không ngon”. Gia nhân nhìn hắn lấy làm lạ, rồi cũng đổi một bát trà khác ngon hơn.
    Tên ăn mày ngửi ngửi, nói: “Trà này ngon, nhưng nước vẫn chưa được, phải dùng nước suối trong.” Gia nhân ngạc nhiên nhìn hắn, liền vội đi lấy nước suối cất trữ từ sáng sớm ra để pha trà.
    Tên ăn mày nhấp thử một ngụm, nói: “Nước rất tốt, nhưng củi sao trà không được, củi phải dùng củi sau danh sơn. Bởi vì củi phía đón nắng của núi chất củi xốp, còn sau danh sơn kia chất củi chắc cứng.”
    Gia nhân thấy người này không hề tầm thường, rất tinh thông trà đạo, liền dùng loại củi tốt đun nước pha lại trà, rồi mời lão gia ra tiếp.
    Sau khi trà được mang lên, phú ông và tên ăn mày đối ẩm một bát. Tên ăn mày nói: “Ừm, bát trà lần này, nước, củi, lửa đều tốt, chỉ có ấm pha trà không ổn”. Phú ông nói: “Đây là chiếc ấm tốt nhất của ta”.
    Tên ăn mày lắc đầu, cẩn thận lấy từ trong tay áo ra một ấm trà bằng đất tử sa đen bóng cao trà, đưa gia nhân pha lại trà. Phú ông vừa nhấp thử, kinh ngạc trước mùi vị ngào ngạt, mê hoặc của trà, lập tức chắp tay thi lễ: “Kính nể, ta xin mua lại chiếc ấm này. Lão cho giá đi, bao nhiêu cũng được”.
    Gã ăn mày nhất định không bán, dứt khoát trả lời: “Không được, chiếc ấm này là cuộc sống của ta, ta không thể bán” rồi vội vàng rót trà ra, cất lại chiếc ấm, vội vàng bước đi
    Phú ông ngăn lại, nói: “Ta đổi một nửa gia sản để lấy chiếc ấm của ngươi” Tên ăn mày vẫn bước tiếp. Phú ông nôn nóng: “Ta xin đổi toàn bộ tài sản để lấy chiếc ấm của ngươi.” Tên ăn mày nghe vậy, mỉm cười nói:“Nếu không phải tôi tiếc chiếc ấm này thì cũng không lâm vào bước đường như hôm nay.” Nói xong quay mặt bỏ đi.
    Phú ông sốt ruột: “Như vầy đi, ấm là của ngươi, ngươi hãy ở lại nhà ta , ta ăn gì ngươi ăn đó, nhưng có một điều-kiện, chính là ngày nào cũng phải cho ta nhìn chiếc ấm, thế nào?”. Giật mình trước lời đề nghị, lão nhíu mày: cũng vì miếng ăn qua ngày mà túng quẫn, chuyện tốt như vậy sao lại không nhỉ?
    Vậy là hắn ở lại. Ngày qua ngày tên ăn mày ăn cùng ở cùng phú ông, ngày ngày cùng nâng niu chiếc ấm trà, chia sẻ với nhau tâm tư, thưởng trà ẩm rượu vô cùng ăn ý. Cứ thế hơn mười năm qua đi, hai người trở thành hai lão già tri kỷ thấu hiểu nhau.
    Thời gian trôi mau, phú ông và tên ăn mày cũng ngày càng già đi. Một hôm phú ông nói: “Ông già hơn tôi, không có con cháu nối dõi, không có ai thừa kế chiếc ấm trà, chi bằng một mai, khi ông khuất núi, để tôi giúp ông bảo quản, ông thấy thế nào?” Lão ăn mày rưng rưng đồng ý.
    Không lâu sau, lão ăn mày thanh thản ra đi, phú ông thỏa ao ước có được chiếc ấm tử sa. Lúc đầu, ông chìm trong cảm giác vui sướng, cho đến một ngày, lúc phú ông đang ngắm nghía trên dưới trước sau chiếc ấm, đột nhiên cảm thấy bản thân như thiếu thứ gì đó, cảm thấy lẻ loi. Lúc này trước mắt ông hiện lên hình ảnh ngày trước cùng lão ăn mày vui vẻ thưởng trà. Chợt hiểu, lão lạnh lùng ném mạnh chiếc ấm xuống đất...
    Theo dòng thời-gian, có rất nhiều thứ đổi-thay, tình-nghĩa giữa lão và tên ăn mày đã vượt qua cái giá-trị ban đầu của ấm trà, thứ dù có tốt đến đâu nếu không có ai cùng thưởng-thức thì cũng mất đi ý-nghĩa của nó, thứ đáng giá đến đâu cũng không đáng giá bằng tri-kỷ!
    Trong cuộc sống có được một người bạn tri-kỷ là quá đủ! Đây là điều mà bao người từng trải đúc- kết được! Tình tri-kỷ, như một thứ ấm-áp không lời, một sự đồng-hành vô hình.
    Tri-kỷ thật sự, là hiểu, là thân-thiết, là đồng-điệu. Giống như một chén trà xanh, chan-chát mà thấm vào tận trong tim. Có những khi chỉ cần một cái ôm, một ánh mắt, là hiểu tất-cả mà không cần dùng đến lời nói; có những khi chỉ cần một đoạn tin nhắn là có thể cảm-động mãi sau này.
    Tri ỷ, không cần che đậy, cũng không cần giải-thích, tự nó đã hiểu, tự nó cảm-nhận. Không cần dốc hết sức, cũng không cần chuẩn-bị, tự nó sẽ đem đến niềm vui, tự nó sẽ như ý thơ. Không tác-động vào thế-giới mỗi người, chỉ đồng-hành trong tâm-hồn; không trở-ngại cuộc sống mỗi người, chỉ mang cùng tiếng nói tâm-hồn.

    Theo Trần Thị Thanh Liêm


  5. #35
    Avatar của Lê Đức Mẫn
    Điều Hành Viên-P.Ban Đại Diện KVMB
    Hiện Đang :    Lê Đức Mẫn đang ẩn
    Tham gia ngày : Jul 2012

    Tuổi: 82
    Bài gửi : 974
    Thanks
    17.062
    Thanked 11.438 Times in 974 Posts
    CHUYỆN MỘT CON LỪA

    Đức Đạt Lai Lạt Ma cho rằng: “Đẹp không phải là hút người vào, mà là giữ người ở lại”. Vẻ đẹp quý giá nhất xuất phát từ nội tâm chứ không phải từ những thứ phù phiếm bên ngoài. Có nhận thức được sâu sắc điều ấy chúng ta sẽ luôn giữ được sự tỉnh táo khi nhìn nhận mọi việc.

    Tôi có một câu chuyện muốn kể cho các bạn nghe: “Một ngôi chùa trên núi có nuôi một con lừa. Mỗi ngày nó đều ở trong phòng xay thóc lúa, vất vả cực nhọc kéo cối xay. Thời gian lâu dần, lừa ta bắt đầu chán ghét cuộc sống vô vị này. Mỗi ngày nó đều trầm tư, “nếu như có thể ra ngoài xem xem thế giới bên ngoài, không cần kéo cối xay nữa, như thế thật là tốt biết mấy!”

    Không lâu sau, cơ hội cuối cùng đã đến, vị tăng nhân trong chùa muốn dẫn lừa xuống núi để thồ hàng, lòng nó hứng khởi mãi không thôi. Đến dưới chân núi, vị tăng nhân đem món hàng đặt lên lưng nó, sau đó trở về ngôi chùa. Thật không ngờ, khi những người đi đường trông thấy lừa, ai nấy cũng đều quỳ rạp ở hai bên đường cung kính bái lạy.

    Lúc bắt đầu, lừa ta không hiểu gì cả, không biết tại sao mọi người lại muốn dập đầu bái lạy nó, liền hoảng sợ tránh né. Tuy nhiên, suốt dọc đường đều như vậy cả, lừa ta bất giác hiu hiu tự đắc hẳn lên, lòng thầm nghĩ: “Thì ra mọi người sùng bái ta đến thế”. Mỗi khi nhìn thấy có người qua đường thì con lừa lập tức sẽ nghênh ngang kiêu ngạo đứng ngay giữa đường phố, yên dạ yên lòng nhận sự bái lạy của mọi người. Về đến chùa, lừa ta cho rằng bản thân mình thân phận cao quý, dứt khoát không chịu kéo cối xay nữa. Vị tăng nhân hết cách, đành phải thả nó xuống núi.

    Lừa ta vừa mới xuống núi, xa xa đã nhìn thấy một nhóm người đánh trống khua chiêng đang đi về phía mình. Lòng nghĩ, nhất định mọi người đến để nghênh đón mình đây mà, thế là nghênh ngang đứng ngay giữa đường lộ.

    Thực ra, đó là đoàn người rước dâu, đang đi lại bị một con lừa chắn ngang đường. Người nào người nấy đều rất tức giận, gậy gộc tới tấp. Lừa ta vội vàng hoảng hốt chạy về chùa. Khi về đến nơi thì cũng chỉ còn lại chút hơi tàn. Trước khi chết, nó căm phẫn nói với vị tăng nhân rằng: “Thì ra lòng người hiểm ác đến thế, lần đầu khi xuống núi, mọi người đều đảnh lễ bái lạy ta. Nhưng hôm nay họ lại ra tay tàn độc với ta”. Nói xong liền tắt thở.

    Vị tăng nhân thở dài một tiếng: “Thật đúng là một con lừa ngu ngốc! Hôm đó, thứ mà mọi người bái lạy chính là bức tượng Phật được ngươi cõng trên lưng mà thôi”.

    Đức Phật đã từng dạy: “Tâm là tên lừa đảo lớn nhất, người khác có thể dối bạn nhất thời nhưng nó lại gạt bạn suốt đời”. Điều bất hạnh lớn nhất trong đời người, chính là sống cả một đời mà không nhận thức được bản thân mình.

    Đôi khi chúng ta là chính mình, nhưng cũng có những lúc ta đánh mất bản thân. Có những lúc để nhận thức được bản thân còn khó hơn cả việc nhận thức được thế giới xung quanh. Mỗi ngày chúng ta đều soi gương, nhưng khi soi gương, có ai từng hỏi bản thân mình một câu rằng: “Bạn đã nhận thức được chính mình chưa?”

    Nếu như bạn có tiền tài, điều người ta sùng bái chẳng qua là tiền tài của bạn, chứ không phải chính bản thân bạn. Nhưng bạn lại ôm ảo vọng rằng họ đang sùng bái mình. Nếu như bạn có danh vọng, điều người ta tôn kính chẳng qua là danh vọng của bạn, chứ không phải chính bạn. Nhưng bạn lại lầm tưởng rằng người khác đang tôn kính mình.

    Nếu như bạn có dung mạo đẹp đẽ, điều người ta mến mộ chẳng qua chỉ là dung mạo đẹp đẽ mà tạm thời bạn đang có, chứ không phải chính bạn. Nhưng bạn lại hoang đường cho rằng người khác đang ngưỡng mộ chính bản thân mình.

    Khi tiền tài, danh lợi, vẻ đẹp của bạn không còn nữa, thì cũng là lúc bạn bị vứt bỏ. Có bao giờ bạn nghĩ đến điều ấy chưa?

    Chỉ vì chạy theo những thứ phù du ấy mà chúng ta dần lãng quên đi bản thân mình. Quên mất giá trị của một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.

    “Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ. Chính vì bạn hiểu nó quá ít, bạn không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi bạn hiểu sâu sắc bạn sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của bạn”.

    Thứ người khác tôn sùng bạn cũng vậy, đó chẳng qua chỉ là những thứ họ không có nên họ thấy nó đáng quý và đáng trân trọng. Rồi họ cũng tôn kính luôn người có nó. Nhưng khi bạn mất đi thứ họ thường tôn quý thì họ cũng quay lưng đi với bạn mà thôi.

    Vậy nên hiểu rõ chính bản thân là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Bài học từ con lừa đã giúp tôi nhận thức sâu sắc được điều ấy. Tự hiểu rằng những giá trị vật chất không bao giờ có thể trường tồn. Chỉ có vẻ đẹp nội tâm mới có thể làm lay động lòng người. Như Đức Đạt Lại Lạt Ma đã dạy: “Đẹp không phải là hút người vào, mà là giữ người ở lại”. Vẻ đẹp quý giá nhất xuất phát từ nội tâm chứ không phải từ những thứ phù phiếm bên ngoài. Có nhận thức được sâu sắc điều ấy chúng ta sẽ luôn giữ được sự tỉnh táo khi nhìn nhận mọi việc.

    Khi đã nhìn thấu được chân tâm bản tính của mình và tạo dựng được đời sống nội tâm sâu sắc thì bạn hãy luôn tin rằng dù bạn ở đâu đi chăng nữa, có mang một dung mạo không ưa nhìn thì cũng luôn có những người ở bên và yêu thương bạn thật sự. Bởi có những điều chỉ có thể nhìn được bằng trái tim chứ không phải từ đôi mắt.
    “Hình thức quyến rũ lúc gặp mặt
    Tâm hồn quyến luyến lúc chia tay”.

    Nguyễn Linh Chi

    (TTTL sưu tầm: Theo GS Nguyen Lân Dũng)


  6. #36
    Avatar của TRẦN THỊ THANH LIÊM
    Điều Hành Viên Chính - Tr.Ban Đại Diện KVMB
    Hiện Đang :    TRẦN THỊ THANH LIÊM đang online
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : Đại học Đại Nam Hà Nội

    Tuổi: 73
    Bài gửi : 3.829
    Thanks
    63.209
    Thanked 39.164 Times in 3.821 Posts
    Blog Entries
    6
    Vai diễn cuối cùng
    (ST)

    Có một diễn viên già đã về hưu, sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông tìm về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em ông là giáo viên cấp I trường làng.
    Mỗi buổi chiều ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng.
    Ở đó, chiều nào ông cũng thấy một cậu bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng, trước khi rẽ vào những vách đá đến phía ga trên.
    Cậu bé hồi hộp đợi. Đoàn tàu phủ đầy bụi đường với những toa đông đúc hành khách như một thế giới khác lạ ầm ầm lướt qua thung lũng. Cậu bé vụt đứng dậy và háo hức đưa tay vẫy với hy vọng mong manh rằng có một hành khách nào đó vẫy lại chú.
    Nhưng hành khách – mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường – chẳng ai để ý vẫy lại cậu bé không quen biết.
    Hôm sau, rồi hôm sau, hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy cậu bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của cậu bé, tim người diễn viên già như thắt lại.
    Ông nghĩ: “Không gì đau lòng bằng việc thấy một em bé thất vọng, đừng để trẻ con mất lòng tin ở đời sống, ở con người.”

    Vai diễn cuối cùng
    Và một ngày kia, người em thấy ông anh diễn viên giở chiếc vali hoá trang của ông ra. Ông dán lên mép một bộ râu giả, đeo kính, mượn ở đâu một chiếc áo veston cũ, mặc vào rồi chống gậy đi. Ông đi nhờ chuyến xe ngựa của trạm lên tàu đi ngược lên ga trên.
    Ngồi sát cửa sổ toa tàu, ông thầm nghĩ: “Đây là vai kịch cuối cùng của mình, cũng như nhiều lần nhà hát thường phân cho mình một vai phụ, một vai rất bình thường, một hành khách giữa bao hành khách đi tàu…”
    Tàu đi ngang qua thung lũng có cậu bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại cậu bé. Ông thấy cậu bé mừng cuống quýt, nhảy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.
    Con tàu đi xa, người diễn viên già trào nước mắt cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai diễn cuối cùng của ông, một vai phụ, một vai không lời thoại, một vai không đáng kể nhưng đã làm cho cậu bé kia vui sướng, đã đáp lại tâm hồn chú bé và cậu bé sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời.
    Và, khi bạn nhận chân ra được khái niệm “sân khấu cuộc đời”, niềm vui của bạn sẽ tăng lên gấp bội, và dĩ nhiên nỗi buồn của bạn sẽ vơi đi rất nhiều.
    TTTL


  7. #37
    Avatar của Lê Đức Mẫn
    Điều Hành Viên-P.Ban Đại Diện KVMB
    Hiện Đang :    Lê Đức Mẫn đang ẩn
    Tham gia ngày : Jul 2012

    Tuổi: 82
    Bài gửi : 974
    Thanks
    17.062
    Thanked 11.438 Times in 974 Posts
    ĐỐI THOẠI THÚ VỊ GIỮA MẸ CHỒNG CHÂU ÂU VÀ MẸ CHỒNG CHÂU Á

    (sưu tầm)

    Mẹ chồng châu Á :

    - Con dâu tôi thật nhẫn tâm.

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Sao vậy ?

    Mẹ chồng châu Á :

    - Nó còn dám hỏi tôi có muốn đến sống ở viện dưỡng lão không?

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Viện dưỡng lão cũng rất tốt ah, bây giờ tôi cũng đang sống ở đó.

    Mẹ chồng châu Á :

    - Đó là nơi mà những người già không nơi nương tựa mới đến ở. Tôi đã nuôi nấng con trai trưởng thành nên người như bây giờ, con dâu kết hôn với con trai tôi còn chưa chăm sóc cho tôi được ngày nào lại còn hỏi tôi muốn đi đến nhà dưỡng lão! Nếu tôi đi thì chẳng phải thành trò cười cho bạn bè và người thân sao?

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Không đúng. Con dâu kết hôn với con trai bà là để cùng nhau chung sống với nó, vậy tại sao lại phải chăm sóc cho mẹ chồng? Nếu như con dâu cần chăm sóc mẹ chồng, vậy thì ai sẽ chăm sóc phụ thân của con dâu đây? Nhất là chúng ta giờ đã ở vào một độ tuổi nhất định, sống ở những căn hộ dưỡng lão là một điều rất thuận tiện. Làm sao mà bị người đời cười được? Nếu bà không muốn đi, có thể trả lời không! Thông cảm và hiểu lẫn nhau mới là điều quan trọng nhất.

    Mẹ chồng châu Á :

    - Con bé đã trở thành con dâu trong nhà vậy cũng chính là người nhà, tất nhiên cần phải chăm sóc cho tôi. Tôi đã đến độ tuổi này, nên cùng an hưởng tuổi già và sống vui vẻ cùng với con cháu. Sống trong nhà dưỡng lão, vừa cô đơn vừa trống vắng, chẳng phải quá đáng thương sao?

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Con dâu kết hôn với con trai rồi sao lại có thể trở thành người của chúng ta? Người ta đã trưởng thành, lại cũng không phải do chúng ta dưỡng thành, cũng không hề tiêu tốn của chúng ta một đồng nào? Hơn nữa cũng đã vất vả sinh cháu cho chúng ta, vậy vì cớ gì lại bắt con dâu phục vụ? Huống hồ bà vẫn sống cùng với con trai? Điều đó không được, tôi mà sống cùng con trai hơn 2 tuần là sẽ không thoải mái, sẽ chịu không nổi.

    Mẹ chồng châu Á :

    - Sống cùng con mình vui vẻ biết bao sao bà lại nói là không thoải mái?

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Con trai tôi 18 tuổi đã rời nhà sống tự lập. Nó về thăm nhà vài ngày tôi rất hoan nghênh. Nhưng nếu sống ở nhà một thời gian dài, đặc biệt đưa cả vợ và con đến. Cuộc sống của tôi sẽ bị ảnh hưởng nhiều.

    Mẹ chồng châu Á :

    - Tôi không hiểu, sống cùng con cái mình lẽ nào không thoải mái cho được? Chúng ta là bậc trưởng bối, những chuyện của chúng lẽ nào chúng ta không được tham gia?

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Thứ nhất, con chúng ta đã 18 tuổi rồi, đã là một người trưởng thành, nên biết tự lập. Thứ hai, chúng cũng cần phải có sự riêng tư, tôi ở cùng với chúng chắc chắn không thoải mái.

    Mẹ chồng châu Á :

    - Phương tây các bà thật kỳ lạ, cái này cũng không được, cái kia cũng không được. Vậy lẽ nào cứ phải sống trong nhà dưỡng lão mới là “được”?

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Tôi có cuộc sống của tôi, con trai tôi có cuộc sống riêng của nó. Nó đã kết hôn và tự có gia đình nhỏ của riêng mình. Tôi chắc chắn không thể làm “người thứ ba” xen vào cuộc sống của chúng.

    Mẹ chồng châu Á :

    - Những điều bà nói nghe có vẻ tốt! Nhưng bà nuôi nấng nó lên thành người. Nó kết hôn rồi, chúng cũng nên có hành động nào đó để báo đáp công sinh thành?

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Báo đáp? Báo đáp như thế nào?

    Mẹ chồng châu Á :

    - Tất nhiên là đón chúng ta về sống cùng với chúng, khiến chúng ta có thể yên tâm an hưởng những năm cuối đời. Nhưng dù sao, bà cũng dọn vào nhà dưỡng lão sống rồi, nên bà không nhận được phúc phận này. Thế con dâu bà có đưa tiền cho bà không?

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Cho tôi tiền? Tại sao?

    Mẹ chồng châu Á :

    - Đó là biểu hiện của tấm lòng hiếu thảo !

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Không, không, không! Tôi không cần con dâu cung cấp tiền cho tôi. Tiền của chúng nên để dành để nuôi dưỡng các cháu. Số tiền đó có thể giúp con trai cùng trả các khoản tiền vay. Nếu có nhiều tiền hơn thì để chúng cùng đi du lịch nghỉ dưỡng, chúng có thể tự lo cho mình là tôi rất hạnh phúc rồi. Tôi không cần chúng phải phụng dưỡng tiền cho tôi.

    Mẹ chồng châu Á :

    - Tôi nhận thấy con dâu bà thật thoải mái và dễ chịu, không cần phải chịu bất cứ trách nhiệm nào.

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Trách nhiệm? Con dâu không cần phải có bất kỳ trách nhiệm nào với tôi.

    Mẹ chồng châu Á :

    - Không có trách nhiệm? Nếu bà không có tiền, bà sẽ không cần con dâu lo cho bà?

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Tôi có tiền lương hưu, hơn nữa các khoản nợ tôi đã sớm trả xong. Tôi có đủ tiền để dưỡng già.

    Mẹ chồng châu Á :

    - Nếu bà mắc bệnh, lẽ nào không cần con dâu giúp đỡ ?

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Nếu tôi bị bệnh, viện dưỡng lão sẽ tự khắc đưa tôi đến bệnh viện.

    Mẹ chồng châu Á :

    - Nếu bà phải nhập viện, nếu cần người trông nom, lẽ nào không cần con dâu bà?

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Người phương tây chúng tôi không có văn hoá con dâu phải trông nom mẹ chồng. Con dâu vốn đã có công việc của riêng mình, lại còn thêm rất nhiều công việc nhà, chỉ cần con dâu đến thăm tôi, thế là tôi đã thấy vui rồi. Tôi sinh con trai, là bởi vì tôi yêu nó, tôi chưa bao giờ hy vọng rằng con trai sẽ lấy một người mà người đó sẽ phải chăm lo cho tôi trong những năm cuối đời. Chúng đang ở giai đoạn phải dốc sức làm việc vất vả nhất trong cuộc đời, có quá nhiều việc để làm như: phải nỗ lực làm việc chăm chỉ, cần phải “chăm sóc” cho gia đình nhỏ hạnh phúc của mình, cần phải tận hưởng cuộc sống.

    Mẹ chồng châu Á :

    - Tôi cũng yêu con trai tôi, và tôi cũng biết rằng nó đang phải ở giai đoạn khó khăn làm việc chăm chỉ. Vì vậy, tôi mới muốn sống với chúng, để giúp chúng nuôi dạy con cái nên người.

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Bà còn chăm cháu! Thật không thể tin nổi !

    Mẹ chồng châu Á :

    - Tại sao?

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Chăm sóc con cái là trách nhiệm của cha mẹ, điều đó có liên quan gì tới bà? Con dâu bà mới là mẹ chúng, con trai và con dâu bà mới có quyền quyết định mọi việc hay tương lai cho cháu.

    Mẹ chồng châu Á :

    - Con dâu làm sao có thể hiểu được nuôi dạy con cái như thế nào! Con trai tôi đều do tôi nuôi lớn, do đó việc chăm sóc các cháu tôi chắc chắn phải biết rõ hơn chúng chứ.

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Bà nói vậy không đúng rồi, hồi xưa khi bà nuôi dưỡng con trai, nếu mẹ chồng của bà xuất hiện và yêu cầu bà phải thế này phải thế kia thì bà có thoải mái không? Cháu là do chúng sinh ra, nên tôn trọng và không nên can thiệp vào cách nuôi dạy của chúng.

    Mẹ chồng châu Á :

    - Tôi hiểu rồi – Bà sớm đã đuổi chúng ra khỏi nhà, đến cháu bà cũng không muốn chăm sóc. Bà không có tình người, bà quá ích kỷ, thảo nào bà chỉ có thể sống ở viện dưỡng lão.

    Mẹ chồng châu Âu : -

    Tôi chắc là bị bà làm cho hồ đồ rồi. Bà nói bà yêu con trai mình nhưng lại làm phiền cuộc sống của chúng ở khắp mọi nơi. Bà nói rằng bà muốn giúp chúng giảm bớt những áp lực của cuộc sống, nhưng lại muốn chúng phải phụng dưỡng bà. Tất cả điều này có phải chỉ vì chống lại tuổi già ?



    Bà mẹ châu Âu thở dài, nhìn người mẹ châu Á đang làm mình thành lú lẫn và tiếp tục nói :



    1. Con trai chúng ta chỉ là một người đàn ông bình thường, không phải như bà nghĩ rằng nó tuyệt vời nhất. Nó lấy vợ không phải là cô gái đó muốn “trèo” vào gia đình bà, do đó chúng ta cần quý trọng con dâu.

    2. Con trai chúng ta lười biếng như thế nào, người làm mẹ như chúng ta lẽ nào không biết? Do vậy đừng lấy lý do con trai của chúng ta bận rộn mà cần con dâu phải làm hết việc nhà. Nó không phải đang bận trò chuyện trên facebook thì là chơi trò điện tử. Chắc hẳn trong tâm bà đều rõ.

    3. Đừng để con dâu phải giống như bà, chăm sóc con trai mình. Cậu ấy là con trai bà, là chồng của con dâu bà. Con dâu chỉ có thể coi con trai bà là chồng chứ không thể coi chồng là con để chăm sóc được.

    4. Đừng nên nói điều không tốt về con dâu trước mặt con trai bà, nếu bà làm vậy chỉ khiến chúng không thể ngừng các cuộc tranh cãi dường như vô tận. Khi chúng không thể chịu đựng được nữa, vậy kết cục của những cuộc cãi vã này là gì? Chính là ly hôn, nếu như đó là vì bà mà chúng ly hôn, vậy thì chẳng phải lỗi của những bậc làm cha làm mẹ như chúng ta rất lớn ư?

    5. Những ngày tháng con dâu sinh và chăm sóc đứa bé, bà có thể không giúp đỡ, cũng có thể nói bà không có nghĩa vụ phải làm vậy. Nhưng hãy nhớ, khi bà cần sự chăm sóc, xin bà cũng đừng nhớ tới con dâu, bởi vì con dâu bà cũng không có nghĩa vụ phải như vậy.

    6. Bà cũng đừng nghĩ rằng khi con dâu bà bắt con trai bà phải làm một chút việc nhà, thì là làm tội cậu ấy. Gia đình vốn gồm có 2 thành viên, và cậu ấy có nghĩa vụ phải chia sẻ, gánh vác cùng vợ.

    7. Đừng bao giờ kể rằng nhà ai đó có con dâu tốt thế nào, có tốt đến mấy cũng là nhà người ta. Bà cũng không nghĩ, nếu bà muốn có một người con dâu tốt thì trước tiên cần phải làm một người mẹ chồng tốt?

    8. Đừng nghĩ rằng bà đối xử tốt với con trai bà, thì con dâu sẽ phải nợ bà. Nếu bà muốn thu hồi nợ, thì cũng phải tìm đúng chủ nợ. Nếu bà hy vọng con dâu nên hiếu thuận với bà, quan tâm đến bà, thì cũng mong bà đối xử tốt với con dâu, dùng tâm đổi tâm. Chứ không phải là mình có nhu cầu, thì đòi hỏi người khác phải thoả mãn yêu cầu của mình.

    9. Cũng đừng suốt ngày nghĩ tới nhà bố mẹ đẻ của con dâu có bao nhiêu tiền, có bao nhiêu nhà đất, có nhiều đến đâu cũng không có liên quan gì tới mình, có quay vòng đến đâu cũng không đến lượt mình.

    10. Khi con dâu về nhà mẹ đẻ, mua đồ cho bố mẹ mình, thì bà hãy nhớ đừng nên ghen tị. Bởi vì họ đã phải chi trả rất nhiều cho con dâu bà.



    Người phụ nữ khi đã lập gia đình, họ sẽ trở thành khách đối với gia đình mình và thành người ngoài đối với gia đình chồng. Cô ấy sẽ mất đi tất cả, vậy rốt cuộc điều cô ấy nhận được là một người cấp phép cho mình?

    Nếu như bà cũng không yêu con dâu, thương nó, bảo vệ nó, vậy thì có phải nó sẽ trở thành một đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa?

    Hơn nữa nếu người chồng thường xuyên nói với vợ mình rằng: hãy đối xử với mẹ anh thật tốt, mẹ đã nuôi anh khôn lớn không dễ dàng chút nào. Nhưng lại không hề có một người chồng nào nói: mẹ ơi, mẹ đối xử với vợ con tốt một chút, vợ con đã phải rời xa bố mẹ cô ấy để đến sống ở nhà chúng ta, đó không phải là một điều dễ dàng chút nào. Do đó chúng ta phải đối xử tốt với cô ấy???

    Đến đây thì bà mẹ châu Á không trả lời mà chỉ trầm ngâm suy nghĩ. Nếu là bạn, bạn sẽ có cách nghĩ như thế nào?

    Chắc hẳn câu chuyen trên đã giải khai rất nhiều khúc mắc trong quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu hiện nay. Hy vọng rằng sau khi đọc được những thông điệp này, sẽ càng có nhiều những gia đình vốn có quan hệ mẹ chồng – nàng dâu phức tạp trở nên đầm ấm và hạnh phúc hơn nữa.


  8. #38
    Avatar của thugiangvu
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thugiangvu đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : Xứ Càna

    Bài gửi : 6.684
    Thanks
    52.571
    Thanked 40.105 Times in 6.497 Posts
    Blog Entries
    1
    Quote Nguyên văn bởi Lê Đức Mẫn Xem bài viết
    ĐỐI THOẠI THÚ VỊ GIỮA MẸ CHỒNG CHÂU ÂU VÀ MẸ CHỒNG CHÂU Á

    (sưu tầm)

    Mẹ chồng châu Á :

    - Con dâu tôi thật nhẫn tâm.

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Sao vậy ?

    Mẹ chồng châu Á :

    - Nó còn dám hỏi tôi có muốn đến sống ở viện dưỡng lão không?

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Viện dưỡng lão cũng rất tốt ah, bây giờ tôi cũng đang sống ở đó.

    Mẹ chồng châu Á :

    - Đó là nơi mà những người già không nơi nương tựa mới đến ở. Tôi đã nuôi nấng con trai trưởng thành nên người như bây giờ, con dâu kết hôn với con trai tôi còn chưa chăm sóc cho tôi được ngày nào lại còn hỏi tôi muốn đi đến nhà dưỡng lão! Nếu tôi đi thì chẳng phải thành trò cười cho bạn bè và người thân sao?

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Không đúng. Con dâu kết hôn với con trai bà là để cùng nhau chung sống với nó, vậy tại sao lại phải chăm sóc cho mẹ chồng? Nếu như con dâu cần chăm sóc mẹ chồng, vậy thì ai sẽ chăm sóc phụ thân của con dâu đây? Nhất là chúng ta giờ đã ở vào một độ tuổi nhất định, sống ở những căn hộ dưỡng lão là một điều rất thuận tiện. Làm sao mà bị người đời cười được? Nếu bà không muốn đi, có thể trả lời không! Thông cảm và hiểu lẫn nhau mới là điều quan trọng nhất.

    Mẹ chồng châu Á :

    - Con bé đã trở thành con dâu trong nhà vậy cũng chính là người nhà, tất nhiên cần phải chăm sóc cho tôi. Tôi đã đến độ tuổi này, nên cùng an hưởng tuổi già và sống vui vẻ cùng với con cháu. Sống trong nhà dưỡng lão, vừa cô đơn vừa trống vắng, chẳng phải quá đáng thương sao?

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Con dâu kết hôn với con trai rồi sao lại có thể trở thành người của chúng ta? Người ta đã trưởng thành, lại cũng không phải do chúng ta dưỡng thành, cũng không hề tiêu tốn của chúng ta một đồng nào? Hơn nữa cũng đã vất vả sinh cháu cho chúng ta, vậy vì cớ gì lại bắt con dâu phục vụ? Huống hồ bà vẫn sống cùng với con trai? Điều đó không được, tôi mà sống cùng con trai hơn 2 tuần là sẽ không thoải mái, sẽ chịu không nổi.

    Mẹ chồng châu Á :

    - Sống cùng con mình vui vẻ biết bao sao bà lại nói là không thoải mái?

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Con trai tôi 18 tuổi đã rời nhà sống tự lập. Nó về thăm nhà vài ngày tôi rất hoan nghênh. Nhưng nếu sống ở nhà một thời gian dài, đặc biệt đưa cả vợ và con đến. Cuộc sống của tôi sẽ bị ảnh hưởng nhiều.

    Mẹ chồng châu Á :

    - Tôi không hiểu, sống cùng con cái mình lẽ nào không thoải mái cho được? Chúng ta là bậc trưởng bối, những chuyện của chúng lẽ nào chúng ta không được tham gia?

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Thứ nhất, con chúng ta đã 18 tuổi rồi, đã là một người trưởng thành, nên biết tự lập. Thứ hai, chúng cũng cần phải có sự riêng tư, tôi ở cùng với chúng chắc chắn không thoải mái.

    Mẹ chồng châu Á :

    - Phương tây các bà thật kỳ lạ, cái này cũng không được, cái kia cũng không được. Vậy lẽ nào cứ phải sống trong nhà dưỡng lão mới là “được”?

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Tôi có cuộc sống của tôi, con trai tôi có cuộc sống riêng của nó. Nó đã kết hôn và tự có gia đình nhỏ của riêng mình. Tôi chắc chắn không thể làm “người thứ ba” xen vào cuộc sống của chúng.

    Mẹ chồng châu Á :

    - Những điều bà nói nghe có vẻ tốt! Nhưng bà nuôi nấng nó lên thành người. Nó kết hôn rồi, chúng cũng nên có hành động nào đó để báo đáp công sinh thành?

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Báo đáp? Báo đáp như thế nào?

    Mẹ chồng châu Á :

    - Tất nhiên là đón chúng ta về sống cùng với chúng, khiến chúng ta có thể yên tâm an hưởng những năm cuối đời. Nhưng dù sao, bà cũng dọn vào nhà dưỡng lão sống rồi, nên bà không nhận được phúc phận này. Thế con dâu bà có đưa tiền cho bà không?

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Cho tôi tiền? Tại sao?

    Mẹ chồng châu Á :

    - Đó là biểu hiện của tấm lòng hiếu thảo !

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Không, không, không! Tôi không cần con dâu cung cấp tiền cho tôi. Tiền của chúng nên để dành để nuôi dưỡng các cháu. Số tiền đó có thể giúp con trai cùng trả các khoản tiền vay. Nếu có nhiều tiền hơn thì để chúng cùng đi du lịch nghỉ dưỡng, chúng có thể tự lo cho mình là tôi rất hạnh phúc rồi. Tôi không cần chúng phải phụng dưỡng tiền cho tôi.

    Mẹ chồng châu Á :

    - Tôi nhận thấy con dâu bà thật thoải mái và dễ chịu, không cần phải chịu bất cứ trách nhiệm nào.

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Trách nhiệm? Con dâu không cần phải có bất kỳ trách nhiệm nào với tôi.

    Mẹ chồng châu Á :

    - Không có trách nhiệm? Nếu bà không có tiền, bà sẽ không cần con dâu lo cho bà?

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Tôi có tiền lương hưu, hơn nữa các khoản nợ tôi đã sớm trả xong. Tôi có đủ tiền để dưỡng già.

    Mẹ chồng châu Á :

    - Nếu bà mắc bệnh, lẽ nào không cần con dâu giúp đỡ ?

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Nếu tôi bị bệnh, viện dưỡng lão sẽ tự khắc đưa tôi đến bệnh viện.

    Mẹ chồng châu Á :

    - Nếu bà phải nhập viện, nếu cần người trông nom, lẽ nào không cần con dâu bà?

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Người phương tây chúng tôi không có văn hoá con dâu phải trông nom mẹ chồng. Con dâu vốn đã có công việc của riêng mình, lại còn thêm rất nhiều công việc nhà, chỉ cần con dâu đến thăm tôi, thế là tôi đã thấy vui rồi. Tôi sinh con trai, là bởi vì tôi yêu nó, tôi chưa bao giờ hy vọng rằng con trai sẽ lấy một người mà người đó sẽ phải chăm lo cho tôi trong những năm cuối đời. Chúng đang ở giai đoạn phải dốc sức làm việc vất vả nhất trong cuộc đời, có quá nhiều việc để làm như: phải nỗ lực làm việc chăm chỉ, cần phải “chăm sóc” cho gia đình nhỏ hạnh phúc của mình, cần phải tận hưởng cuộc sống.

    Mẹ chồng châu Á :

    - Tôi cũng yêu con trai tôi, và tôi cũng biết rằng nó đang phải ở giai đoạn khó khăn làm việc chăm chỉ. Vì vậy, tôi mới muốn sống với chúng, để giúp chúng nuôi dạy con cái nên người.

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Bà còn chăm cháu! Thật không thể tin nổi !

    Mẹ chồng châu Á :

    - Tại sao?

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Chăm sóc con cái là trách nhiệm của cha mẹ, điều đó có liên quan gì tới bà? Con dâu bà mới là mẹ chúng, con trai và con dâu bà mới có quyền quyết định mọi việc hay tương lai cho cháu.

    Mẹ chồng châu Á :

    - Con dâu làm sao có thể hiểu được nuôi dạy con cái như thế nào! Con trai tôi đều do tôi nuôi lớn, do đó việc chăm sóc các cháu tôi chắc chắn phải biết rõ hơn chúng chứ.

    Mẹ chồng châu Âu :

    - Bà nói vậy không đúng rồi, hồi xưa khi bà nuôi dưỡng con trai, nếu mẹ chồng của bà xuất hiện và yêu cầu bà phải thế này phải thế kia thì bà có thoải mái không? Cháu là do chúng sinh ra, nên tôn trọng và không nên can thiệp vào cách nuôi dạy của chúng.

    Mẹ chồng châu Á :

    - Tôi hiểu rồi – Bà sớm đã đuổi chúng ra khỏi nhà, đến cháu bà cũng không muốn chăm sóc. Bà không có tình người, bà quá ích kỷ, thảo nào bà chỉ có thể sống ở viện dưỡng lão.

    Mẹ chồng châu Âu : -

    Tôi chắc là bị bà làm cho hồ đồ rồi. Bà nói bà yêu con trai mình nhưng lại làm phiền cuộc sống của chúng ở khắp mọi nơi. Bà nói rằng bà muốn giúp chúng giảm bớt những áp lực của cuộc sống, nhưng lại muốn chúng phải phụng dưỡng bà. Tất cả điều này có phải chỉ vì chống lại tuổi già ?



    Bà mẹ châu Âu thở dài, nhìn người mẹ châu Á đang làm mình thành lú lẫn và tiếp tục nói :



    1. Con trai chúng ta chỉ là một người đàn ông bình thường, không phải như bà nghĩ rằng nó tuyệt vời nhất. Nó lấy vợ không phải là cô gái đó muốn “trèo” vào gia đình bà, do đó chúng ta cần quý trọng con dâu.

    2. Con trai chúng ta lười biếng như thế nào, người làm mẹ như chúng ta lẽ nào không biết? Do vậy đừng lấy lý do con trai của chúng ta bận rộn mà cần con dâu phải làm hết việc nhà. Nó không phải đang bận trò chuyện trên facebook thì là chơi trò điện tử. Chắc hẳn trong tâm bà đều rõ.

    3. Đừng để con dâu phải giống như bà, chăm sóc con trai mình. Cậu ấy là con trai bà, là chồng của con dâu bà. Con dâu chỉ có thể coi con trai bà là chồng chứ không thể coi chồng là con để chăm sóc được.

    4. Đừng nên nói điều không tốt về con dâu trước mặt con trai bà, nếu bà làm vậy chỉ khiến chúng không thể ngừng các cuộc tranh cãi dường như vô tận. Khi chúng không thể chịu đựng được nữa, vậy kết cục của những cuộc cãi vã này là gì? Chính là ly hôn, nếu như đó là vì bà mà chúng ly hôn, vậy thì chẳng phải lỗi của những bậc làm cha làm mẹ như chúng ta rất lớn ư?

    5. Những ngày tháng con dâu sinh và chăm sóc đứa bé, bà có thể không giúp đỡ, cũng có thể nói bà không có nghĩa vụ phải làm vậy. Nhưng hãy nhớ, khi bà cần sự chăm sóc, xin bà cũng đừng nhớ tới con dâu, bởi vì con dâu bà cũng không có nghĩa vụ phải như vậy.

    6. Bà cũng đừng nghĩ rằng khi con dâu bà bắt con trai bà phải làm một chút việc nhà, thì là làm tội cậu ấy. Gia đình vốn gồm có 2 thành viên, và cậu ấy có nghĩa vụ phải chia sẻ, gánh vác cùng vợ.

    7. Đừng bao giờ kể rằng nhà ai đó có con dâu tốt thế nào, có tốt đến mấy cũng là nhà người ta. Bà cũng không nghĩ, nếu bà muốn có một người con dâu tốt thì trước tiên cần phải làm một người mẹ chồng tốt?

    8. Đừng nghĩ rằng bà đối xử tốt với con trai bà, thì con dâu sẽ phải nợ bà. Nếu bà muốn thu hồi nợ, thì cũng phải tìm đúng chủ nợ. Nếu bà hy vọng con dâu nên hiếu thuận với bà, quan tâm đến bà, thì cũng mong bà đối xử tốt với con dâu, dùng tâm đổi tâm. Chứ không phải là mình có nhu cầu, thì đòi hỏi người khác phải thoả mãn yêu cầu của mình.

    9. Cũng đừng suốt ngày nghĩ tới nhà bố mẹ đẻ của con dâu có bao nhiêu tiền, có bao nhiêu nhà đất, có nhiều đến đâu cũng không có liên quan gì tới mình, có quay vòng đến đâu cũng không đến lượt mình.

    10. Khi con dâu về nhà mẹ đẻ, mua đồ cho bố mẹ mình, thì bà hãy nhớ đừng nên ghen tị. Bởi vì họ đã phải chi trả rất nhiều cho con dâu bà.



    Người phụ nữ khi đã lập gia đình, họ sẽ trở thành khách đối với gia đình mình và thành người ngoài đối với gia đình chồng. Cô ấy sẽ mất đi tất cả, vậy rốt cuộc điều cô ấy nhận được là một người cấp phép cho mình?

    Nếu như bà cũng không yêu con dâu, thương nó, bảo vệ nó, vậy thì có phải nó sẽ trở thành một đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa?

    Hơn nữa nếu người chồng thường xuyên nói với vợ mình rằng: hãy đối xử với mẹ anh thật tốt, mẹ đã nuôi anh khôn lớn không dễ dàng chút nào. Nhưng lại không hề có một người chồng nào nói: mẹ ơi, mẹ đối xử với vợ con tốt một chút, vợ con đã phải rời xa bố mẹ cô ấy để đến sống ở nhà chúng ta, đó không phải là một điều dễ dàng chút nào. Do đó chúng ta phải đối xử tốt với cô ấy???

    Đến đây thì bà mẹ châu Á không trả lời mà chỉ trầm ngâm suy nghĩ. Nếu là bạn, bạn sẽ có cách nghĩ như thế nào?

    Chắc hẳn câu chuyen trên đã giải khai rất nhiều khúc mắc trong quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu hiện nay. Hy vọng rằng sau khi đọc được những thông điệp này, sẽ càng có nhiều những gia đình vốn có quan hệ mẹ chồng – nàng dâu phức tạp trở nên đầm ấm và hạnh phúc hơn nữa.
    Cám ơn huynh Lê Đức Mẫn và chị Thanh Liêm đã sưu tầm và đăng nhiều bài rất ý nghĩa. Thugiang thích nhất bài này, rất thực tếcho đời nhất là người Châu Á có 1 nghĩ là ở với con trai để DÂU phụng dưỡng .
    họ còn có câu "mất tiền mua mâm đâm cho thủng "

    vì thế cảnh nàng dâu mẹ chồng ở Việt Nam mình thuòng xẩy ra mất hạnh phúc của con cái.
    Ngay cả hiện nay bên Mỹ và Ca na da cũng vẫn còn ý nghĩ đó.nên môt nhà v9i con trai.
    Thuc ra Ở chung chỉ gây thêm phiền phức cho cả hai bên con trai và MẸ.

    riêng Ba mẹ của Thugiang mặc dù có 5 người con , 3 con trai mà vẫn ở riêng cho tới khi BA của thugiang mất. còn một mình MẸ thôi mà, Mẹ mình cũng nhứt định không ở với con cháu nào.Các con thay nhau ghé lai thäm nom bà

    Sau này cụ quá yếu không thể tự đi đứng vững nữa thì cụ vào dưỡng lão. các con thay nhau vào thăm và giúp y tá hay người làm việc...cũng đầy ý nghĩa.

    Con trai quý giá vì thế.con dâu thì lại xem thuòng , gần như người làm trong nhà,
    Thế còn cha mẹ của con gái thì ai nuôi???ai phụng dưỡng?????
    Tuy rằng bên Tây Mỹ có nhà dưỡng lão tốt ,còn viey Nam chua dduoc tót cjo lám.
    nhưng nếu có thể được thì mình cũng ở chung với cha mẹ nhưng nên riêng rẽ phòng hay những riêng tư khác ....càng riêng tü được nhiều thì càng tốt .

    Thu giang cũng mong các bà Mẹ nghĩ lại , miệng thì nói "con gái là con người ta , con dâu mới thực mẹ cha đem về"
    nhưng trong bụng thì khác.
    Xin các bạn đừng buồn giận thugiang vì những câu nói trên , thu giang chỉ muốn đóng góp thêm với ý nghĩ của người quá xưa thôi. xin bỏ lỗi cho Thugiang nhá.

    kính chúc quý vị luôn an vui , may mắn .

    Thugiang vũ
    Lần sửa cuối bởi thugiangvu; 25-04-2016 lúc 11:12 PM


  9. #39
    Avatar của TRẦN THỊ THANH LIÊM
    Điều Hành Viên Chính - Tr.Ban Đại Diện KVMB
    Hiện Đang :    TRẦN THỊ THANH LIÊM đang online
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : Đại học Đại Nam Hà Nội

    Tuổi: 73
    Bài gửi : 3.829
    Thanks
    63.209
    Thanked 39.164 Times in 3.821 Posts
    Blog Entries
    6
    Những câu chuyện quá đỗi cảm động ở nước Nhật

    Những câu chuyện cảm động dưới đây xảy ra ở nước Nhật nhưng đã lan truyền trên khắp thế giới. Mỗi câu chuyện đều khiến người nghe cảm động và muốn… bật khóc.
    Hachiko chú chó trung thành 10 năm đợi chủ

    Có lẽ câu chuyện cảm động được lan truyền nhiều nhất và được nhiều người dân trên thế giới nhớ đến nhất về đất nước mặt trời mọc, chính là câu chuyện về chú chó Hachiko. Năm 1924, giáo sư Hidesaburo Ueno giảng dạy ở khoa nông nghiệp của trường Đại học Tokyo đã mua chú chó nhỏ Hachiko.

    Chú chó Hachiko trong những ngày tháng cuối đời năm 1935

    Mỗi buổi sáng, Hachiko đều đi theo giáo sư Ueno tới nhà ga Shibuyađể tiễn ông tới nơi làm việc. Đến chiều, Hachiko lại đi ra sân ga để chờ đón ông Ueno trở về. Những ngày đó cứ diễn ra đều đặn, trở thành một nhịp sinh hoạt quen thuộc đối với Hachiko, cho đến một ngày tháng 5/1925, ông Ueno bị một cơn đau tim đột ngột, và qua đời ngay tại nhà trường.

    Sau ngày định mệnh đó, mỗi ngày, Hachiko vẫn tới nhà ga để chờ đón ông chủ trở về theo đúng nhịp cũ. Hachiko xuất hiện đúng lúc tàu vào ga vào cuối buổi chiều để tìm một bóng dáng thân quen giữa dòng người đang hối hả trở về nhà lúc cuối ngày. Từ ngày sau khi ông Ueno qua đời, Hachiko luôn đều đặn có mặt tại nhà ga suốt… 9 năm 9 tháng 15 ngày cho đến khi chết…

    Năm 1932, một sinh viên cũ của ông Ueno được nghe về Hachiko - chú chó trung thành. Anh sinh viên đã đến thăm chú chó và thực hiện những bài viết về sự trung thành tuyệt đối của Hachiko. Một trong những bài viết này đã được đăng tải trên tờ nhật báo Asahi Shimbun - một tờ nhật báo nổi tiếng ở Tokyo và nhận được sự quan tâm rất lớn của độc giả.

    Ngày Hachiko qua đời tại nhà ga Shibuya

    Kể từ đó, bắt đầu có nhiều người mang đồ ăn đến cho Hachiko tại nhà ga trong lúc chú chó chờ đợi chủ mỗi ngày. Hachiko trở thành một hiện tượng trên khắp nước Nhật. Lòng trung thành của Hachiko với ông chủ đã khiến người dân Nhật cảm động và là biểu tượng cho lòng trung thành, sự tận tâm đối với gia đình, cũng là điều mà mọi người dân Nhật đều đề cao.

    Câu chuyện về Hachiko cho tới giờ vẫn có sức sống lâu bền trong đời sống văn hóa Nhật Bản bất kể nhiều thập kỷ đã trôi qua, người lớn vẫn kể câu chuyện về Hachiko cho trẻ nhỏ nghe, các nghệ sĩ điêu khắc nổi tiếng của Nhật đã từng tạc tượng chú.

    Cuối cùng, ngày 8/3/1935, Hachiko đã có thể gặp lại người chủ mà chú đã chờ đợi suốt gần 10 năm. Hachiko chết tại chính sân ga - nơi gần 10 năm trước chú đã tiễn ông chủ rời nhà lần cuối. Xác Hachiko đã được nhồi bông và bảo quản tại Bảo tàng Quốc gia Khoa học Nhật Bản, nằm ở quận Ueno, Tokyo.

    Hachiko trong viện bảo tàng

    Người ta cũng đã dựng tượng Hachiko tại nhà ga Shibuya, ngay tại cửa chính vào nhà ga. Cửa này cũng được đặt tên là “cửa Hachiko”.

    Trong đời sống văn hóa đại chúng Nhật Bản, Hachiko đã trở nên quen thuộc, chú chó trung thành đã xuất hiện trong những bộ phim, những cuốn truyện tranh, được đặt tên cho những tuyến xe buýt mà trước đây hàng ngày Hachiko đã đi. Câu chuyện về Hachiko còn được khắc họa lại trong bộ phim hợp tác Anh - Mỹ “Hachi: A Dog's Tale” (2009).


  10. #40
    Avatar của Lê Đức Mẫn
    Điều Hành Viên-P.Ban Đại Diện KVMB
    Hiện Đang :    Lê Đức Mẫn đang ẩn
    Tham gia ngày : Jul 2012

    Tuổi: 82
    Bài gửi : 974
    Thanks
    17.062
    Thanked 11.438 Times in 974 Posts
    BÀI HỌC BÁO HIẾU
    (Nhân ngày 08/3 - Ghi nhớ công ơn các mẹ kính yêu!)
    Người con trai dẫn mẹ vào một phòng khám răng, sau khi khám bác sĩ nói rằng mẹ anh ta phải thay bộ răng giả và yêu cầu hai mẹ con họ chọn một mẫu răng giả ưng ý. Không một chút do dự, người mẹ nói:
    - Thay cho tôi bộ răng giả rẻ tiền nhất nhé bác sĩ!
    Cậu con trai đứng bên cạnh không một lời phản đối, cậu ta nhìn mẹ gật đầu.
    Biết cậu con trai là một người giàu có bởi những bộ đồ anh ta mặc đều là hàng hiệu, vị bác sĩ cố tình giới thiệu sang mẫu răng giả đắt nhất, tốt nhất để xem anh ta phản ứng thế nào.
    - Như tình hình của bà cụ hiện giờ, tôi nghĩ cậu nên thay cho bà bộ răng giả tốt nhất, bởi bộ rẻ tiền chỉ được một thời gian ngắn thôi.
    Thế nhưng, mặc kệ bác sĩ nhiệt tình giới thiệu, anh ta vẫn làm ngơ, mải mê gọi điện thoại và hút thuốc khiến ông ta bắt đầu thấy khó chịu.
    Một lúc sau, thấy không thể thay đổi được quyết định của anh ta, vị bác sĩ đành chấp nhận thay cho bà bộ răng giả rẻ tiền nhất. Ông hẹn bà một tuần sau đến thay răng, bà mẹ run rẩy rút từng tờ tiền trong túi ra để thanh toán, sau đó bà cùng cậu con trai ra về với vẻ mặt mãn nguyện.
    Khi hai mẹ con họ ra về, những người trong phòng khám xì xào bàn tán, họ chỉ trách cậu con trai: “Đúng là đồ con bất hiếu! Ăn mặc đồ hiệu, hút thuốc lá hạng sang, thế mà lại để mẹ chọn bộ răng giả rẻ tiền nhất, lại còn để mẹ trả tiền chứ!”.
    Đúng lúc đó, cậu con trai bỗng quay lại và nói với vị bác sĩ:
    - Bác sĩ, làm phiền ngài hãy chọn cho mẹ tôi một bộ răng giả đắt nhất, tốt nhất, hết bao nhiêu tiền cũng được, nhưng xin ngài đừng cho mẹ tôi biết. Mẹ tôi là người tiết kiệm nên bà sẽ không vui nếu tôi chọn bộ răng giả đắt nhất. Cảm ơn bác sĩ!.
    Câu nói của cậu ta khiến bao người trong phòng khám cảm thấy xấu hổ, họ nhìn nhau và thốt lên rằng:
    - Thì ra, đó là cách hiếu thuận của cậu ta...”.
    Hãy bao dung hơn một chút, hãy dành cho người khác một chút thời gian, đồng thời cũng dành cho mình một chút không gian để cảm nhận, chúng ta sẽ thấy còn nhiều điều tốt đẹp hơn những gì chúng ta tưởng tượng đấy!

  11. 8 Thành viên dưới đây cảm ơn Lê Đức Mẫn vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề
Trang 4/5 ĐầuĐầu ... 2 3 4 5 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình