+ Trả lời chủ đề
Trang 37/37 ĐầuĐầu ... 27 35 36 37
Hiện kết quả từ 361 tới 369 của 369

Chủ đề: Theo Dòng SỬ VIỆT

  1. #361
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts




    -ĐÀNG NGOÀI - TRỊNH CƯƠNG

    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

  2. #362
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts

    AI TƯ VÃN

    Công chúa Ngọc-Hân
    khóc vua Quang-Trung

    Than rằng:

    Chín từng ngọc sáng bóng Trung Tinh, ngoài muôn nước vừa cùng trông vẻ thụy
    Một phút mây che vừng Thái-Bạch, trong sáu cung, thoắt ₫ã lạc hơi hương .

    Tơ ₫ứt tấm lòng ly biệt
    Châu sa giọt lệ cương thường

    Song thế ₫ã trót ₫à về Hán
    hội hỗn ₫ồng chi cách trở một phương


    Nhớ phen bến Nhị thuận buồm, hội bái việt chín châu lừng lẫy
    Vừa buổi cầu Ngân sẵn nhịp, ₫ọan ỷ la ₫ôi nước rõ ràng

    Hôn cấu ₫ã nên nghĩa cả
    Quan san bao quản dặm trường

    Nhờ lượng trên cũng muốn tôn Châu, tình thân hiếu ₫ã ngăn chia ₫ôi nước
    Song thế ₫ã trót ₫à về Hán, hội hỗn ₫ồng chi cách trở một phương

    Lòng ₫au xót thấy cơn cách chánh
    Thân lại nhờ gặp hội hưng vương

    Thành Xuân theo ngọn long-kỳ, ₫ạo tề trị gần nghe tiếng ngọc .
    Cung Hữu rạng mầu ₫ịch phất, tình ái ân muôn ₫ội nhà vàng .

    Danh phận ấy cậy vun trồng mọi vẻ
    Nề nếp xưa nhờ che chở trăm ₫ường

    Ơn sâu nhuần gội cỏ cây, chốn lăng tẩm chẳng phạm chồi du tử .
    Lòng nặng thơm tho hương khói, cơi miếu ₫ường nào khuyết lẻ cương thường

    Mọi nỗi mọi nhờ trọn vẹn
    Một ₫iều một ₫ược vẻ vang

    Phép hằng gia, hạc thược, tước hoa, buồng quế rạng khuôn nội tắc
    Điềm sớm ứng, chung tư, lân chỉ, phái lam thêm diễn thiên hoàng
    Gót ₫ầu ₫ều trọn ơn sang

    Đền Vị-Ương, bóng ₫uốc bừng bừng, lòng cần miễn, vừa khi gióng giả
    Miền Cực-Lạc, xe mây vùn vụt, duyên hảo cầu, sao bỗng dở dang

    Ôi ! Gió lạnh buồng ₫ào, rơi cầm nẩy sắt
    Sương pha cung ₫ỏ, hoen phấn mờ gương

    Tiệc vầy vui nhớ hãy rành rành, dịp ca múa bỗng khuây chừng Thần-ngự
    Buổi chầu chực tưởng còng phảng phất, chuông ₫iểm hồi sao vắng tiếng Cảnh-dương
    Vấn ví mấy ! bẩy năm kết phát
    Đau ₫ớn thay ! trăm nỗi ₫oạn trường

    Hé nhà sương, ngắm quyển cung châm, tiếng chi phất hãy mơ màng trên gối
    Nương hiên nguyệt, ngẫm lời ₫ình chỉ, bóng thủy hoa còn nhấp nhoáng bên tường .

    Hang núi cũng phàn nàn ₫òi chốn
    Cỏ hoa ₫ều sùi sụt mấy hàng

    Liều trâm thoa, mong theo chốn chân du, da tóc trăm thân nào có kể
    Ôm cưỡng bảo, luống ngập ngừng di thể, mãng hài ₫ôi chút lại thêm thương .

    Tiếc thay !

    Ngày thoi thấm thoắt
    Bóng khích vội vàng

    Nếp hoàng tuyền xa cách mấy trùng, nỗi ngao ngánthêm ngừng cơn biệt duệ
    Thuyền ngự tỏa ngang ghềnh Thát-Thủy, bánh long xa thẳng chỉ chốn tiên hương

    Chén hoàng thủy kính dâng một lễ
    Xét soi xin thấu cõi dương gian


  3. Thành viên dưới đây cảm ơn Hansy vì bài viết hữu ích này


  4. #363
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts




    -Truyện Cổ Tích Việt Nam - Tập 8

    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

  5. Thành viên dưới đây cảm ơn Hansy vì bài viết hữu ích này


  6. #364
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts

    QUANG TRUNG – NGUYỄN HUỆ



    4.
    Cùng với Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc, chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ tư (năm 1782, năm 29 tuổi), đánh cho Nguyễn Ánh đại bại



    Sau khi hoàn thành xuất sắc cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ hai, Nguyễn Huệ trở về Quy Nhơn, giao vùng đất mới được giải phóng cho một số tướng lĩnh quản lý. Nhân cơ hội đó, Nguyễn Ánh và bè lũ lập tức nổi lên. Đất Gia Định chẳng mấy chốc đã bị Nguyễn Ánh chiếm lại. Lực lượng Tây Sơn ở Gia Định không sao chống đỡ nổi, đành phải cấp báo về Quy Nhơn. Do chỗ nhận định rằng Nguyễn Ánh chỉ là một kẻ tuổi đời còn quá trẻ, năng lực chỉ huy và uy tín cũng chưa cao, cho nên, Tây Sơn chỉ cử hai viên tướng là Tổng đốc Chu (chưa rõ họ là gì) và Hộ giá Phạm Ngạn, đem hai đạo quân thủy bộ nhỏ đi cứu nguy cho Gia Định. Sau sáu tháng hành quân vất vả, Tổng đốc Chu và Hộ giá Phạm Ngạn mới tiến được đến vùng Biên Hòa ngày nay. Các tướng của Tây Sơn chẳng những không cản nổi những cuộc phản công của Nguyễn Ánh mà còn bị đánh bật khỏi Gia Định, sau đó lại còn bị đánh bật khỏi Bình Thuận. Tình hình phía Nam trở nên rất nguy cấp.
    Tại Gia Định, lực lượng của Nguyễn Ánh được tăng cường rất nhanh. Đầu năm 1781, Nguyễn Ánh đã có khoảng 3 vạn quân thủy bộ (Đại Nam thực lục, Tiền biên, quyển 12). Bấy giờ, sát cánh bên cạnh Nguyễn Ánh còn có năm tàu chiến với đầy đủ thủy thủ và vũ khí của phương Tây do viên sĩ quan người Pháp là Manuel chỉ huy (Lorenzo Pérez. Les Espagnols dans l’Empire d’Annam.-Paris 1812; Đại Nam thực lục, Tiền biên, quyển 12) cũng chép tương tự). Từ Gia Định, Nguyễn Ánh liên tiếp chủ động tổ chức những cuộc tấn công vào Tây Sơn. Đã có lúc, quân Nguyễn Ánh tiến tới tận khu vực gần thành phố Nha Trang ngày nay.
    Tháng ba năm Nhâm Dần (1782), Bộ chỉ huy Tây Sơn quyết định đưa đại quân vào Nam để đánh gục toàn bộ lực lượng của quân Nguyễn. Bởi tính chất đặc biệt quan trọng của trận đánh này, đích thân hai lãnh tụ của Tây Sơn là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy. Tương tự như ba lần trước, lần này, Tây Sơn cũng huy động cả bộ binh lẫn thủy binh, trong đó, thủy binh là lực lượng nòng cốt (Trịnh Hoài Đức. Gia Định thành thông chí (Quyển 3) và Quốc Sử Quán Triều Nguyễn. Đại Nam thực lục (Tiền biên, quyển 12)1). Về phần mình, Nguyễn Ánh do đã biết được quyết tâm của Tây Sơn nên đã chủ động bố trí trận địa để đón đánh.
    Tại Cần Giờ, thủy binh của Nguyễn Ánh do tướng Tống Phước Thiêm chỉ huy, có khoảng 400 chiến thuyền (chưa kể 5 tàu chiến của phương Tây do Manuel cầm đầu), chuẩn bị thế trận sẵn ở khu vực sông Ngã Bảy (Thất Kỳ Giang) với hy vọng chặn đứng thủy quân Tây Sơn để rồi sau đó là tùy cơ mà tổ chức phản công (Lorenzo Pérez. Les Espagnols dans l’Empire d’Annam.-Paris 1812, T.1, P. 89). Ngoài ra, Nguyễn Ánh còn sắp sẵn một đội chiến thuyền khác do đích thân Nguyễn Ánh chỉ huy, có thể đến ứng cứu cho Tống Phước Thiêm bất cứ lúc nào (Trịnh Hoài Đức. Gia Định thành thông chí, Quyển 3; Đại Nam thực lục, Tiền biên)cũng chép tương tự). Bộ binh của Nguyễn Ánh thì tập trung chủ yếu ở khu vực thành Gia Định. Nơi đây, hệ thống đồn lũy được tu bổ cẩn thận, khả năng phòng thủ rất cao (Trịnh Hoài Đức. Gia Định thành thông chí, Quyển 3).
    Về phần Tây Sơn, trận đánh quyết liệt đầu tiên là trận sông Ngã Bảy ở Cần Giờ. Trận này do đích thân Nguyễn Huệ chỉ huy. Nhân lúc thuận chiều gió, Nguyễn Huệ đã cho dùng hỏa công (De la Bissachère. État actuel du Tonkin, de la Cochinchine et des royaumes de Cambodge, Lao et Lạc Thổ.-Paris, 1812, T.1, P. 319. Theo De la Bissachère và theo ghi chép của một số giáo sĩ phương Tây khác, phép hỏa công trong thủy chiến của Tây Sơn khá đặc biệt, đại để thì Tây Sơn dùng ống đựng chất dễ cháy, gặp chiến thuyền của đối phương thì châm lửa phóng vào. Chất này khi rơi xuống nước, nếu đã bén lửa thì vẫn có thể cháy, cho nên, dùng nước để chống là không có hiệu quả), khiến cho thủy quân Tống Phước Thiêm hoàn toàn bị bất ngờ về cách đánh, đội ngũ rối loạn, chẳng mấy chốc đã bị đại bại. Nguyễn Ánh tới cứu cũng không sao có thể xoay chuyển được tình thế, đành tháo chạy thục mạng. Tàu chiến của Manuel bị vây chặt và sau đó bị thiêu trụi, Manuel chịu chết cháy.
    Tàn binh của Nguyễn Ánh và Tống Phước Thiêm chạy về Gia Định, kết hợp với lực lượng bộ binh đang đóng tại đây để tính kế chống trả. Ở Gia Định, Nguyễn Ánh có ba căn cứ rất vững chắc. Một là thành Gia Định, hai là đồn Bến Nghé và ba là đồn Thị Nghè. Trong thế chân vạc lợi hại này, Bến Nghé và Thị Nghè giữ vai trò yểm trợ rất đắc lực cho thành Gia Định. Cả thành lẫn đồn đều được xây dựng rất kiên cố. Bấy giờ, thân cây dừa được dùng làm kè đỡ, súng lớn cũng không dễ gì phá hủy được. Nhưng chỉ trong một trận giáp chiến, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy cũng đã đánh bật được Nguyễn Ánh ra khỏi ba căn cứ kiên cố nói trên. Nguyễn Ánh phải chạy về Ba Giồng. Tại đây, chưa kịp củng cố đội ngũ để đối phó thì tin bại trận cứ liên tiếp chuyển về và quân Tây Sơn cũng đang ồ ạt tiến tới cho nên, Nguyễn Ánh lại phải tháo chạy. Lần này, Nguyễn Ánh chỉ còn lại đúng 150 người (Lorenzo Pérez. Les Espagnols dans l’Empire d’Annam.-Paris 1812) bỏ Ba Giồng, băng qua Hậu Giang, sang cả Chân Lạp, lòng vòng bôn tẩu khắp nơi.
    Trong khi một bộ phận quan trọng của Tây Sơn đang lo truy kích Nguyễn Ánh thì một bộ phận khác của Tây Sơn lo đối phó với những đám tàn quân khác của Nguyễn Ánh. Bấy giờ, các tướng của Nguyễn Ánh như Tôn Thất Dụ, Trần Xuân Trạch, Trần Công Chương... từ Bình Thuận cũng vội đem quân vào Gia Định. Sau các tướng nói trên, đến lượt Châu Văn Tiếp hùng hổ mang quân tới. Một trận ác chiến đã xảy ra tại khu vực cầu Tham Lương (Đại Nam chính biên liệt truyện, Sơ tập, quyển 3 và quyển 4), Hộ giá Phạm Ngạn của Tây Sơn bị tử trận, nhưng phía đối phương, tướng Hồ Công Siêu cũng bị giết chết. Thấy không thể chống đỡ nổi, lực lượng của Nguyễn Ánh do các tướng nói trên chỉ huy đã buộc phải rút lui, tìm chỗ náu mình ở đất Bình Thuận như trước đó (Đại Nam chính biên liệt truyện, Sơ tập, quyển 3 và quyển 4).).


    Mùa hè năm 1782, thấy tình hình Gia Định đã tương đối ổn, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ rút quân về Quy Nhơn, chỉ để lại tướng Đỗ Nhàn Trập cùng 3000 quân ở lại trông coi Gia Định nữa mà thôi.
    Trận tấn công vào Gia Định năm 1782 là trận đầu tiên Nguyễn Huệ chỉ huy quân đội đánh vào thế trận đã bày bố sẵn của đối phương, cả ở dưới nước lẫn trên bộ. Xét từ mọi phương diện khác nhau, thế trận của Nguyễn Ánh là thế trận rất vững chắc. Bên cạnh lực lượng khá hùng hậu của mình, Nguyễn Ánh còn được sự hỗ trợ đắc lực của các chiến thuyền phương Tây. Số lượng các chiến thuyền phương Tây tuy không nhiều, nhưng, vị trí và ảnh hưởng đối với chiến trận lại rất lớn. Nếu Tây Sơn phải hành quân xa từ hàng trăm cây số tới, thì ngược lại, Nguyễn Ánh gần như chỉ sắp đặt mọi việc tại chỗ. Tóm lại là về lý thuyết, khả năng giành phần thắng của Nguyễn Ánh cao hơn. Nhưng, thực tiễn sinh động của cuộc tấn công năm 1782 cho thấy Nguyễn Huệ đã làm được những việc ngỡ như không thể làm. Nghệ thuật đánh nhanh, thắng nhanh được Nguyễn Huệ thực hiện với một trình độ rất cao. Các tướng dày dạn kinh nghiệm trận mạc của Nguyễn Ánh, rồi cả đến bản thân Nguyễn Ánh phải kinh ngạc và hoảng sợ đã đành, ngay những sĩ quan chỉ huy chiến thuyền người phương Tây như Manuel cũng phải bó tay chịu chết. Chỗ dựa chủ yếu của Nguyễn Huệ không phải là vũ khí hay điều kiện thuận lợi của thời tiết và địa hình, mà trước hết và cao nhất vẫn là con người. Nếu nắm được thế mạnh riêng của từng tướng lĩnh, của từng đạo quân và sử dụng được, phát huy cao độ được những thế mạnh riêng đó, thì nhất định sẽ nắm phần thắng trong tay.
    Trong cuộc tấn công vào Gia Định năm 1782 này, bên cạnh Nguyễn Huệ, Bộ chỉ huy quân Tây Sơn còn có một nhân vật rất quan trọng khác, đó là Nguyễn Nhạc. Với cương vị là Hoàng đế, hẳn nhiên, tiếng nói của Nguyễn Nhạc có ý nghĩa quyết định. Nhưng xét diễn biến cụ thể của toàn bộ cuộc tấn công, vai trò của Nguyễn Huệ luôn luôn nổi lên hàng đầu. Những trận giáp chiến quan trọng nhất diễn ra tại sông Ngã Bảy, tại thành Gia Định, đồn Bến Nghé, đồn Thị Nghè và tại khu vực Tiền Giang ngày nay đều do Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy. Sử cũ thực sự có lý khi hầu như chỉ nhắc riêng tên Nguyễn Huệ trong đoạn chép về năm này.



  7. #365
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts




    -Truyện Cổ Tích Việt Nam - Tập 8

    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

  8. Thành viên dưới đây cảm ơn Hansy vì bài viết hữu ích này


  9. #366
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts
    QUANG TRUNG – NGUYỄN HUỆ



    5.
    Tổng chỉ huy lực lượng Tây Sơn tấn công vào Gia Định lần thứ năm (năm 1783, năm 30 tuổi), đuổi tập đoàn Nguyễn Ánh ra khỏi bờ cõi


    Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ vừa rút về Quy Nhơn thì lập tức, tình hình Gia Định biến đổi nhanh chóng, theo chiều hướng ngày càng bất lợi cho Tây Sơn. Trước hết, tại Long Hồ, một viên tướng của Nguyễn Ánh là Hồ Văn Lân đã tập hợp được một số quân lính, bất ngờ tấn công và chiếm lại được Long Hồ. Ngay sau chiến thắng này của Hồ Văn Lân, các tướng khác của Nguyễn Ánh như Dương Công Trừng và Nguyễn Văn Quý cũng đem quân về Long Hồ để hỗ trợ Hồ Văn Lân, khiến cho thanh thế của lực lượng ủng hộ Nguyễn Ánh ở đây tăng lên rất nhanh. Từ Long Hồ, một loạt những trận phản công lớn nhỏ được tổ chức. Quân Tây Sơn dẫu rất cố gắng vẫn không sao chống đỡ nổi, bỏ thành, bỏ đất mà chạy. Vùng đất đại để tương ứng với Long An ngày nay trở về Nam, dần dần nằm trong tay của nhóm tướng lĩnh Hồ Văn Lân (Đại Nam chính biên liệt truyện, Sơ tập, quyển 13. Hồ Văn Lân người huyện Kiến Đăng, nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Tin này chẳng mấy chốc đã vang đi khắp nơi.
    Tại Bình Thuận, Châu Văn Tiếp cũng nhân thấy quân đội Tây Sơn ở Gia Định lúng túng, bèn tới tấp đánh vào Nam. Lần này, Châu Văn Tiếp có vẻ rất tự tin, giương cao ngọn cờ Lương sơn tá quốc (Quân giỏi ở núi rừng lo giúp nước) mà tiến. Bấy giờ, quân Tây Sơn ở Gia Định do Đỗ Nhàn Trập chỉ huy chỉ có 3000 người mà phải phân tán đi đóng giữ tại nhiều đồn lũy khác nhau, vì thế khả năng chống đỡ ở từng đồn lũy rất thấp. Châu Văn Tiếp cùng các tướng dưới quyền như Tôn Thất Mân, Phạm Văn Sĩ, Lê Văn Quân, Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Văn Thảo, Nguyễn Long, Phan Viện... chia quân dồn dập đánh vào Gia Định (Đại Nam chính biên liệt truyện, Sơ tập, quyển 6). Đỗ Nhàn Trập không sao cầm cự nổi, đành phải tháo chạy về Quy Nhơn.
    Cũng có thể nói Đỗ Nhàn Trập đã sai lầm khi dàn mỏng lực lượng vốn dĩ rất khiêm nhường của mình trên nhiều địa bàn khác nhau, tuy nhiên, ở một góc độ khác, chúng ta lại cũng có thể nói rằng Đỗ Nhàn Trập thật khó mà chọn lựa cho mình một phương pháp nào khác. Sai lầm của tướng Đỗ Nhàn Trập chừng như lại bắt đầu từ sai lầm của Bộ chỉ huy Tây Sơn khi đánh giá về vị trí của đất Gia Định. Tây Sơn đã tập trung quân quá đông ở những nơi không phải là vị trí chiến lược quan trọng. Nguyễn Ánh và tướng lĩnh dưới quyền đã triệt để lợi dụng sơ hở này và do đó đã dễ dàng chiếm lại Gia Định sau những phen đại bại thảm hại đến độ ngỡ như khó mà ngóc đầu lên được nữa.
    Tại Gia Định, một lần nữa, Nguyễn Ánh lại gấp rút xây dựng hệ thống đồn lũy trên cả một tuyến dài từ vùng đại để tương ứng với Long An về cho đến thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Đồn lũy cũ được tu bổ và tôn tạo. Thành lũy mới được xây đắp. Bộ binh và thủy binh liên lạc chặt chẽ và sẵn sàng ứng cứu cho nhau. Khí thế của tập đoàn Nguyễn Ánh lại một lần nữa trở nên rất hưng thịnh.
    Đứng trước tình hình đó, Bộ chỉ huy Tây Sơn lại quyết định tổ chức cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm. Lần này, quân Tây Sơn đặt dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Lực lượng tham chiến của Tây Sơn gồm chủ yếu là thủy binh. Tháng 2 năm Quý Mão (1783), Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ bắt đầu cho quân rời Quy Nhơn tiến vào Nam, mở đầu cuộc tấn công lớn vào Nguyễn Ánh.
    Cuộc giáp chiến đầu tiên diễn ra tại Cần Giờ. Cũng như tất cả các trận trước, Nguyễn Huệ đã triệt để lợi dụng thủy triều và gió, khiến cho sức mạnh của thủy binh Tây Sơn được nhân lên gấp bội. Chỉ trong một trận chớp nhoáng, phòng tuyến kiên cố của Nguyễn Ánh tại Cần Giờ bị phá toang. Ngay sau đó, Nguyễn Huệ chia quân làm hai đạo, đánh từ hai hướng khác nhau. Đạo thứ nhất tiến xuống Thảo Câu (Vàm Cỏ), giao cho Đô đốc Lê Văn Kế chỉ huy. Đạo thứ hai đánh thẳng vào Gia Định, giao cho Tư khấu Nguyễn Văn Kim chỉ huy. Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ chịu trách nhiệm điều khiển chung.
    Tại Thảo Câu, thủy quân Nguyễn Ánh đã chuẩn bị sẵn một trận hỏa công rất lợi hại. Nhưng theo đúng lời dặn của Nguyễn Huệ, Đô đốc Lê Văn Kế chờ cho đến lúc thủy triều lên nhanh và gió bắt đầu thuận chiều mới đánh. Lửa hỏa công của quân Nguyễn Ánh, thay vì nhằm thiêu cháy chiến thuyền của Tây Sơn, đã thiêu cháy ngay chính chiến thuyền của mình. Đô đốc Lê Văn Kế nhân đó đã thúc quân đánh tới tấp. Lực lượng thủy quân của Nguyễn Ánh ở Thảo Câu nhanh chóng bị tan rã. Tướng chỉ huy quân Nguyễn ở Thảo Câu là Dương Công Trừng bị bắt, toàn bộ quân sĩ của Nguyễn Ánh đóng tại đây đều phải xin hàng (Đại Nam chính biên liệt truyện, Sơ tập, quyển 13). Bộ sử này cho biết Dương Công Trừng bị bắt trước sau tổng cộng hai lần và đến lần thứ hai thì bị giết.
    Tại Gia Định, số phận của lực lượng quân Nguyễn cũng bi đát không kém. Tướng chỉ huy quân Nguyễn ở đây là Tôn Thất Mân cùng hàng loạt thuộc tướng và quân sĩ phải chịu chết.
    Sau hai trận đại bại nói trên, Nguyễn Ánh buộc phải bỏ Gia Định, dắt díu thân nhân chạy trốn. Bấy giờ, Nguyễn Ánh chỉ còn độ dăm sáu tướng cùng với khoảng 100 quân sĩ tùy tùng nữa mà thôi. Nhưng chỉ mấy ngày sau, đám tàn quân của Nguyễn Ánh đã tập trung ở Ba Giồng và lại tính kế để đánh trả Tây Sơn.
    Quyết không cho Nguyễn Ánh kịp ra tay, Nguyễn Huệ đã trực tiếp cầm quân tới đánh. Lần này, Nguyễn Huệ cho cả tượng binh tham chiến. Một lần nữa, Nguyễn Ánh đại bại, các tướng như Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Kim Phẩm đều bị bắt, Nguyễn Đình Thuyên, Nguyễn Văn Quý, Trần Đại Huề... thì bị giết tại trận... (Đại Nam chính biên liệt truyện, Sơ tập, quyển 7 và quyển 13).
    Từ đây, một cuộc truy đuổi ráo riết của quân Tây Sơn đối với Nguyễn Ánh bắt đầu. Nguyễn Ánh phải bôn tẩu khắp nơi và chịu thêm nhiều thiệt hại nặng nề nữa. Đại lược như sau:
    - Sau nhiều ngày chạy lòng vòng trong khu vực thuộc Tiền Giang ngày nay, Nguyễn Ánh thấy không thể bám lại được, bèn chạy ra cửa biển Ba Thắc để tìm gặp Bá Đa Lộc. Nhưng trước đó Bá Đa Lộc đã đến Mạc Bắc (nay thuộc tỉnh Trà Vinh), cùng với giáo sĩ Liot, giáo sĩ Castuera và giáo sĩ Ginestar chạy trốn. Tám ngày sau, Nguyễn Ánh cũng đuổi kịp nhưng các giáo sĩ nói trên không dám ở chung với Nguyễn Ánh vì sợ bị liên lụy nên lại trốn đi nơi khác.
    - Nguyễn Ánh hoảng hốt chạy ra Hà Tiên rồi sau đó là nương thân tại đảo Phú Quốc. Tướng Phan Tiến Thận được Nguyễn Huệ sai cầm quân đi truy kích. Trong trận giáp chiến tại Phú Quốc, một loạt các tướng của Nguyễn Ánh như Tôn Thất Cốc, Tôn Thất Điến (tức là Tôn Thất Chương), Chưởng Cơ Hoảng (chưa rõ họ)... (Đại Nam chính biên liệt truyện, Sơ tập, quyển 4). Các bộ sách khác như Gia Định thành thông chícủa Trịnh Hoài Đức và Đại Nam thực lục của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn cũng chép tương tự) bị bắt. Nguyễn Ánh may được Lê Phúc Điển đổi áo để đánh lừa quân Tây Sơn mới thoát chết mà chạy trốn được.
    - Sau khi được Lê Phúc Điển đổi áo, Nguyễn Ánh chạy ra đảo Cổ Long, nhưng chưa hoàn hồn đã bị tướng của Tây Sơn là Trương Văn Đa đem quân tới truy đuổi. Khi ấy, bỗng dưng gió bão nổi lên, Trương Văn Đa không thể tiếp tục cuộc truy quét, còn tàn quân của Nguyễn Ánh thì liều chết vượt cả gió bão, chạy về đảo Cổ Cốt và sau đó lại về đảo Phú Quốc.
    - Tại Phú Quốc, do bị tuyệt lương, tàn quân Nguyễn Ánh lại quyết chí đi tìm nơi nương thân khác. Chẳng dè, vừa xuất đầu lộ diện đã bị quân Tây Sơn vây đánh tới tấp. Không còn con đường nào khác, Nguyễn Ánh phải chạy thẳng ra ngoài khơi, lênh đênh trên biển bảy ngày bảy đêm mới lui về được Phú Quốc.
    - Thấy Phú Quốc không phải là đất dung thân, Nguyễn Ánh lại bí mật quay về Long Xuyên, nhưng chưa đến được Long Xuyên đã bị tướng của Nguyễn Huệ là Nguyễn Hóa chặn đánh quyết liệt. Nguyễn Ánh chạy ra Hòn Chông và sau đó lại chạy đến đảo Thổ Châu, cách đất liền những hơn 200 cây số. Cuối cùng, Nguyễn Ánh đã chạy sang cầu cứu Xiêm La.
    Đến đây, những nhiệm vụ chính yếu đặt ra cho cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm đã hoàn thành. Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ rút quân về Quy Nhơn, việc coi giữ đất Gia Định được giao cho tướng Trương Văn Đa đảm trách. Đánh giá về Nguyễn Huệ trong và sau cuộc tấn công này, một học giả phương Tây là Legrand de la Liraye viết:
    “Bằng việc giải phóng đất Gia Định, Long Nhương Tướng quân (chỉ Nguyễn Huệ - NKT) đã hoàn toàn làm chủ được cả xứ Đàng Trong. Ông không phải chỉ là tướng giỏi cầm quân mà còn là một nhà chính trị xuất sắc, tức là khác hẳn với những vị tướng mà trước đó Nguyễn Nhạc đã cử vào. Ông nắm được cả vùng Gia Định trong tay bằng những đồn lũy nằm án ngữ khắp các nẻo thủy bộ với một kỷ luật nghiêm minh và một lòng nhân từ với nhân dân” (Legrand de la Liraye. Notes historiques sur la nation annamite. Sài Gòn. 1865, P. 95).
    Thực tiễn sinh động của cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm đã chứng tỏ rằng, Nguyễn Huệ là người vừa rất có tài quyết đoán lại vừa biết triệt để tận dụng những yếu tố thuận lợi của thời tiết và chế độ thủy văn, khiến cho cả thế và lực của quân đội Tây Sơn trong từng trận đánh cụ thể được tăng lên gấp bội. Do liên tiếp bị đại bại thảm hại, trong bước đường cùng, Nguyễn Ánh đã chạy sang cầu cứu Xiêm La, tức là đã đi từ chỗ hại dân đến chỗ phản quốc.



  10. Thành viên dưới đây cảm ơn Hansy vì bài viết hữu ích này


  11. #367
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts





    -Truyện Cổ Tích Việt Nam - Tập 8

    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

  12. Thành viên dưới đây cảm ơn Hansy vì bài viết hữu ích này


  13. #368
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts

    Nguyễn Huệ - Nguyễn Ánh

    89
    Nguyễn-Cảnh-Thịnh
    (1792-1802)


    Vua Quang-Trung mãn phần quá trẻ
    Việc triều ₫ình không kẻ ₫ảm ₫ương
    Tham lam một lũ, tầm thường
    5568- Thái-sư, giám quốc bất lương ngu ₫ần .

    Nguyễn-Quang-Toản (356) mới tròn mười tuổi
    Thế ngôi cha vào buổi ₫âu thu
    Hiệu là Cảnh-Thịnh bấy giờ
    5572- Bùi-Đắc-Tuyên, (357) chức Thái sư ₫ương triều

    Từ trong thành như ngoài nội các
    Bọn quần thần ra sức tranh nhau
    Triều ₫ình vua lại phó giao
    5576- Vào tay kẻ xấu sàm tâu hại hiền .

    Năm Quý-Sửu (1793) Phú-Yên bị chiếm
    Nguyễn-Ánh ₫iều binh ₫ánh Quy-Nhơn
    Nhạc xin cầu viện Phú-Xuân
    5580- Toản cho Văn-Sở ₫em quân cứu thành

    Quân Tây-Sơn ₫ại binh vừa ₫ến
    Lượng thế mình, chúa Nguyễn rút ngay
    Mặc Ngô-Văn-Sở ra tay
    5584- Thư binh, ₫ồ giáp cho người kiểm kê .

    Phe Quang-Toản thu về vũ khí
    Lấy binh phù ấn chỉ của vua
    Trung-Ương Hoàng Đế chịu thua
    5588- Quyền hành mất hết sống thừa mà thôi .

    Vua Nguyễn-Nhạc ₫ến hồi thất thế
    Giận cháu mình huyết thổ chết ngay
    Giậu ₫ổ bìm mọc lên thay
    5592- Hổ sinh con thỏ, sử rày còn ghi .

    Tây-Sơn ₫ổ kể từ khi ₫ó
    Cả triều ₫ình một lũ tham ô
    Trong khi chúa Nguyễn mưu ₫ồ
    5596- Dàn quân tiến ₫ánh tóm thu dần dần .

    Năm Giáp-Dần (1794) quân hơn bốn vạn
    Nguyễn Tây-Sơn chiếm trấn Phú-Yên (358)
    Chu-Lai, cứ ₫iểm giữa miền
    5600- Chặn ₫ường tiếp viện luôn luôn công thành .


    Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn

  14. Thành viên dưới đây cảm ơn Hansy vì bài viết hữu ích này


  15. #369
    Banned
    Hiện Đang :    Hansy đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2012

    Bài gửi : 0
    Thanks
    5.759
    Thanked 6.595 Times in 1.818 Posts



    -Truyện Cổ Tích Việt Nam - Tập 9

    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

  16. Thành viên dưới đây cảm ơn Hansy vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề
Trang 37/37 ĐầuĐầu ... 27 35 36 37

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình