+ Trả lời chủ đề
Trang 2/2 ĐầuĐầu 1 2
Hiện kết quả từ 11 tới 19 của 19

Chủ đề: Những tấm gương nghị lực

  1. #11
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Nghị lực phi thường của cậu bé không tay II

    Vừa cất tiếng khóc chào đời, số phận đã không cho Hạnh có được đôi tay như bao người khác nhưng cậu bé đã làm nên điều kỳ diệu, viết nên đời mình bằng đôi chân….

    Hồ Hữu Hạnh (13 tuổi), sinh ra và lớn lên trên vùng đất đỏ Gia Canh (H.Định Quán, Đồng Nai), trong một gia đình có bốn anh em, bố mẹ quanh năm lam lũ với ruộng vườn, nương rẫy. Không cam chịu số phận, em âm thầm vượt qua sự run rủi của cuộc đời để tìm đến ước mơ như bao đứa trẻ bình thường.

    Viết chữ, nhắn tin bằng chân

    Năm 2000, cậu bé Hồ Hữu Hạnh được sinh ra trong lúc gia đình lâm cảnh túng quẫn, nợ nần. Số phận không may còn đeo bám em, bởi ngay khi sinh ra đã không có đôi tay do di chứng chất độc da cam từ cha, mẹ.
    "Khi biết con không có tay, tôi ngất đi", chị Bùi Thị Hợp (39 tuổi, mẹ Hạnh) nhớ lại ngày chị vừa tỉnh dậy sau khi sinh con tại bệnh viện hơn chục năm trước.



    Góc học tập của Hạnh

    Mỗi lần nhìn Hạnh bò, trườn như con sâu đo, miệng cười toe toét, cha mẹ em thấy tim thắt lại, nước mắt cứ trào ra.
    Nhìn hình hài, sức khỏe yếu ớt của con, hai vợ chồng nông dân nghèo cứ sống trong nỗi sợ nơm nớp: Hạnh sẽ rời bỏ cuộc đời bất cứ lúc nào.
    Thế nhưng, từ khi lên 2 tuổi, Hạnh đã rất "cứng đầu", tự dùng chân kẹp muỗng múc cơm, kẹp bình sữa tự uống không chịu mở miệng cho cha mẹ đút…
    "Không cần ai dạy, nó tự tập đánh răng, chải đầu, làm mọi thứ bằng chân. Thằng Hạnh có đôi chân dẻo lắm, làm nhiều việc chẳng khác gì có tay…", chị Hợp tự hào kể về cậu con trai.
    Chị Hợp cho biết, từ lúc chập chững tập đi cho đến khi bước chân vững vàng, rắn rỏi, Hạnh thường trốn mẹ sang nhà hàng xóm chơi rồi theo chúng bạn tới trường mẫu giáo.
    Trong lúc các bạn đồng lứa học, Hạnh đứng ngoài cửa sổ ngó vào lớp, rồi không biết từ lúc nào, ý nghĩ trong đầu em lớn dần lên: "Đi học!".
    Lên 5 tuổi, sau một lần đến trường xem bạn học, Hạnh về nhà nằng nặc đòi mẹ mua vở để đi học. "Lúc đầu, vợ chồng tôi không cho vì nghĩ con mình khuyết tật như vậy thì học làm sao được, ai người ta nhận", chị Hợp nhớ lại.
    Còn Hạnh cho biết, trong một lần đang mãi nhìn các bạn học, cô giáo bất ngờ bước ra cửa và tiến lại gần. Thấy cô, Hạnh vọt chạy. Hạnh vẫn nhớ cô giáo tên Huyền (giáo viên mẫu giáo), hôm sau tìm tới nhà xin cha, mẹ cho Hạnh đi học vì thấy thương và nói thường bắt gặp em đứng ngoài cửa sổ lớp học nhìn vào với ánh mắt khát khao.
    Trong lúc cha mẹ Hạnh phân vân vì lo không biết con sẽ viết chữ bằng cách nào, Hạnh đã nhanh nhảu: "Con sẽ viết bằng chân".
    Trò chuyện với chúng tôi, Hạnh kể: "Viết chữ không như ăn cơm, rửa chén bát ở nhà nên lúc đầu, các ngón chân sưng tấy, rỉ máu, mực dính đầy mình. Mồ hôi nhễ nhại khắp người, nhất là cây bút cứ trượt xuống hai ngón chân nhưng em vẫn thấy vui".
    Nhọc nhằn với những con chữ đầu đời như vậy, song sang lớp 1, Hạnh đã là học sinh giỏi trước sự kinh ngạc của mọi người. "Lần đầu được giấy khen, Hạnh chạy khoe khắp nhà", anh Hồ Hữu Thân (48 tuổi, cha Hạnh) nhớ lại.
    Từ đó đến nay (Hạnh hiện là học sinh lớp 7A8, Trường THCS Lê Thánh Tông), năm nào em cũng đạt thành tích học sinh khá, giỏi.
    Lấy chân làm tay, Hạnh còn có thể nhắn tin điện thoại không hề kém người thường khiến ai cũng trầm trồ. Hạnh khoe: "Em có bạn ở khắp nơi nên bọn em hay nhắn tin cho nhau hỏi thăm chuyện học…".
    Trong căn nhà nhỏ của Hạnh, treo đầy giấy khen, thành tích học tập, thể thao. Ba mẹ Hạnh cũng không khỏi tự hào.


    Nghe điện thoại

    Nhắn tin bằng đầu ngón chân

    Sử dụng máy vi tính bằng chân

    Xóm nghèo nể phục

    Khi nghe chúng tôi hỏi đường đến nhà cậu bé không tay, chị bán nước ở đầu đường dẫn vào ấp 2, xã Gia Canh (H.Định Quán, Đồng Nai) hồ hởi: "Chú hỏi thằng bé viết chữ bằng chân nhanh như tép nhảy đó hả? Thỉnh thoảng nó chạy xe đạp ngang đây, treo mấy chai nhựa đi bán ve chai. Thằng bé đó hay lắm, nó dùng chân để ăn cơm, quét nhà, biết bơi nữa...".
    Không chỉ học giỏi, Hạnh còn "xông pha" làm chuyện nhà. Quét nhà, rửa chén, hái dưa, nhặt cỏ rau… Hạnh đều làm tuốt. Lúc em gái còn đi học mẫu giáo, thời gian rảnh, Hạnh còn cõng em đến trường trên tấm lưng gầy. Ở nhà, thấy hai em gái thích nhìn anh lộn đầu "trồng cây chuối", Hạnh cũng… chiều em.
    Căn phòng Hạnh tuy nhỏ nhưng lúc nào cũng gọn gàng, hễ nhìn thấy sách vở, quần áo bừa bộn là em lại "ngứa mắt", dùng chân đem chúng về đúng vị trí.
    Ngạc nhiên nhất là chuyện Hạnh còn chạy được cả xe đạp. Hạnh kể: "Những ngày đầu, chật vật, té xuống đường liên tục, em vẫn kiên trì cặp cổ vào cái ghi đông để lái…". Nói đến chuyện Hạnh tập xe, anh Thân kể: "Có hôm nó còn rủ lũ bạn đua xe đạp nữa…".


    Sau giờ học, Hạnh còn phụ giúp gia đình

    Ông Đỗ Ngọc Khang (57 tuổi) ở Gia Canh, H.Định Quán nói: "Chuyện thằng Hạnh không tay, hằng ngày dùng chân đạp xe đi học mấy cây số, học giỏi, hiếu thảo với cha mẹ… làm nhiều người ở đây nể phục lắm. Nhà nó và vùng quê này không giàu có, nhưng nó là tấm gương giàu nghị lực cho chúng tôi dạy dỗ con cháu…".
    Cô giáo Đặng Thị Quyết Tâm, người Hạnh cho biết là một ân nhân, từng là giáo viên chủ nhiệm của Hạnh nhớ lại: "Hồi lớp 4, có dạo Hạnh rất ham chơi, thường trốn học đi chơi điện tử. Tôi kịp phát hiện, nên đã "trị" rất khắt khe… Sau đó, Hạnh nhận ra mình sai và sửa lỗi. Bây giờ, ở trường Hạnh được nhiều thầy cô thương mến…".
    Trong lúc trò chuyện với chúng tôi, Hạnh tấp nập đón những người bạn cùng lứa đến nhà nhờ "gỡ bí" bài tập tin học.
    Bài, ảnh:An Bang

  2. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  3. #12
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Nghị lực phi thường của cậu bé mắc bệnh não úng thủy

    Dù trời mưa hay nắng, đã gần 9 năm qua "đôi chân" của cậu bé Lê Bảo Ngọc (sn 2005) chính là đôi tay của mẹ. Nhưng Ngọc luôn đạt học sinh giỏi suốt 2 năm liền.

    9 tuổi, cao 30cm, nặng 8 kg, di chứng của chứng não úng thủy cùng nhiều bệnh hiểm nghèo khác đã khiến Lê Bảo Ngọc (sinh năm2005), học sinh lớp 3A trường tiểu học Hương Lâm 1 (xã Hương Lâm, huyện Hương Khê) mãi mãi mang hình hài của một cậu bé tí hon.
    Thế nhưng bằng chính nghị lực của mình, Lê Bảo Ngọc luôn là tấm gương sáng về nghị lực và thành tích học tập của mình cho các bạn cùng trang lứa.
    9 tuổi mang trong mình gần 3 căn bệnh hiểm nghèo
    Gia đình Ngọc thuộc diện nghèo đặc biệt của huyện miền núi Hương Khê. Căn chòi nằm bên lề đường vừa dùng để buôn bán vừa nơi trú ngụ của 4 con người trong gia đình.
    Để trang trải cho cuộc sống hàng ngày, anh Lê Văn Mạnh (bố Ngọc) phải đi làm thuê tất tả tiết kiệm từng đồng tiền lẻ, khó khăn thêm chồng chất khi những đứa con tật nguyền ra đời. Em gái Ngọc - Lê Nữ Yến Nhi cũng mắc những chứng bệnh giống anh trai khi chào đời.
    Gia đình chạy vạy, vay mượn khắp nơi hy vọng có thể chữa lành cho các em nhưng vô vọng. Chỉ đến khi số nợ đã hơn 100 triệu, đồ đạc trong nhà cũng nối đuôi ra đi, đôi vợ chồng trẻ đành bất lực buông tay.


    Gia đình Ngọc sống tạm vào chiếc chòi tạm bên đường

    "Giữa năm ngoái, vợ chồng tui đưa hai cháu ra bệnh viện Nhi ngoài Hà Nội để khám nhưng họ yêu cầu phải có 40 triệu cho mỗi cháu mới có cơ may chữa trị. Nợ nần nhiều như thế rồi vẫn chưa trả được làm sao người ta cho vay được nữa.
    Chúng tôi đành phải ôm cháu trở về", anh Mạnh buồn bã. Theo các bác sĩ chẩn đoán hiện nay, Bảo Ngọc và Yến Nhi bị chứng bệnh tim bẩm sinh, ung thủy não ngoài ra các em còn bị chứng xương thủy tinh nên không đi lại và cử động mạnh được. "Trước đây, cả gia đình ở tạm cái chòi cuối xóm.
    Thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chính quyền địa phương cho mượn tạm miếng đất bên lề đường để tiện cho việc buôn bán và đưa đón cháu Ngọc đến trường", bưng chén nước mời khách, anh Mạnh cho hay.
    Nhìn các con đôi vợ chồng trẻ chẳng dám hy vọng nhiều nhưng chính Ngọc lại tiếp thêm niềm tin cho bố mẹ bằng chính nghị lực của em.

    Đi học bằng đôi tay của mẹ

    "Thằng đầu to", "người ngoài hành tinh" là những biệt danh gắn với Ngọc từ khi em chào đời. Khi những đứa trẻ cùng trang lứa phát triển bình thường thì em phải chống chọi với những căn bệnh quái ác bẩm sinh. Sinh ra, em bị chẩn đoán mắc phải căn bệnh tim bẩm sinh nên sức khỏe rất yếu.
    Càng lớn lên, đầu của em càng to ra, chân tay thì cứ teo tóp lại khiến em không thể đi lại được. Công việc duy nhất Ngọc có thể vận động được là ngồi và cầm bút viết. Mọi sinh hoạt của em đều phụ thuộc vào đôi bàn tay của mẹ.
    Càng lớn, nhìn các bạn cầm bút vở tập viết, Ngọc thích lắm. Ngọc xin bố mẹ mua vở, mua bút để Ngọc tập. Nghĩ con đòi cho vui, chị Đinh Thị Thoa cũng mua vở để con tập viết. Con chữ đầu tiên đau đến tận xương tận tủy của em, mỗi con chữ đầu tiên đều nhòe vì nước mắt của 2 mẹ con. Để tập viết, Ngọc phải ghì thật chặt đôi tay yếu ớt của mình lên bút.
    Cả thân hình nhỏ bé phải nhoài người lên bàn, tỳ cằm xuống để giữ vở không bị lệch. Trên khuôn mặt em, còn lằn đỏ vết chai dưới cằm. Nhìn con nhăn nhó vì đau, chị Thoa không cầm nổi nước mắt. Mấy lần chị định cất hết bút vở nhưng Ngọc lại năn nỉ xin mẹ. Qua nhiều lần, những nét chữ của em cũng tròn vành rõ nét trong sự ngỡ ngàng của gia đình.


    Để viết chữ, Ngọc phải nhoài hẳn người lên bàn để viết

    Lên 6 tuổi, Ngọc xin mẹ đi học. Thấy con bệnh tật như thế lúc đầu bố mẹ Ngọc cũng lo lắng không đồng ý nhưng rồi bố mẹ cũng bị thuyết phục bởi quyết tâm của Ngọc. Mẹ Ngọc lại chạy lên chạy xuống xin nhà trường cho con được vào học.
    Ái ngại với thân hình tật nguyền của Ngọc, nhà trường không dám nhận. Nhưng thấy tinh thần ham học của cậu bé tý hon, ban giám hiệu nhà trường dần bị thuyết phục chấp nhận để Ngọc theo học theo dạng "học gửi". Được gần 5 tháng, thấy Ngọc ham học lại sáng dạ, thầy cô quyết định cho con vào danh sách, có học bạ để cho em phấn đấu cùng bạn bè.
    Con đường đến trường của Ngọc không như các bạn khác. Bố đi làm thuê xa, em đến trường bằng sự vất vả của mẹ. Không kể nắng hay mưa, hai mẹ con đi bộ gần 500m để đến trường. Bàn học của em trên lớp là chiếc ghế được bố đóng cho Ngọc để ngồi học từ năm lơp 1 đến giờ vẫn chưa phải làm lại vì Ngọc chẳng lớn thêm được tí nào.
    Đưa con vào tận lớp, mẹ Ngọc lại tất tả chạy về nhà bán hàng. Mỗi khi Ngọc muốn đi vệ sinh, giáo viên trong lớp lại điện mẹ qua để bế em đi. Hình ảnh như thế đã trở nên quen thuộc tại đây trong suốt 3 năm học.
    Nhiều hôm đang học thì trong người thấy đau đớn, chảy mồ hôi mẹ tất bật lại chở em về. Thế nhưng, dù ngày nắng hay ngày mưa Ngọc vẫn đến trường đầy đủ không hề nghỉ buổi nào. "Do bị xương thủy tinh nên tay chân Ngọc rất yếu. Đã 2 lần Ngọc bị gãy tay khi người lạ bế nên bay giờ ngoài bố và mẹ Ngọc không dám cho người ngoài lại gần", chị Thoa tâm sự.
    Những buổi đi học đầu tiên, nhìn hình hài của Ngọc, những đứa trẻ hồn nhiên trêu ghẹo. Không khóc ở lớp cũng không dám kể với mẹ, ban đêm Ngọc lặng lẽ khóc. Chỉ đến khi tiếng nấc lớn, chị Thoa lo lắng hỏi chuyện em mới dám kể.
    Thế nhưng, chưa một lần Ngọc nói với mẹ hai tiếng nghỉ học. bỏ qua những lời đùa ác ý, Ngọc càng nỗ lực phấn đấu hơn để học. "Các bạn đùa rồi cũng hết, con buồn nhất là khi nhìn các bạn học môn thể dục hay ra chơi chạy nhảy vui vẻ thôi. Con muốn lắm nhưng mà không được. Nhưng học toán thì con không thua các bạn khác đâu nhé", Ngọc chia sẻ.



    Thành quả cho những nghị lực phi thường của cậu bé tật nguyền - Lê Bảo Ngọc

    Không phụ công lao của bố mẹ, hai năm liền Ngọc đều là học sinh giỏi của trường. Cô giáo Đinh Thị Liễu kể về cậu học trò đặc biệt đầy tự hào: "Lớp tôi có 24 học sinh thì kết quả học của Ngọc luôn đứng thứ 2 trong lớp.
    Mấy học kỳ vừa qua em đều là học sinh giỏi với điểm thi luôn đạt 9 và 10. Mặc dù bị bệnh tật nhưng chưa bao giờ thấy em nản chí. Nhiều hôm trời mưa, thầy cô khuyên gia đình nên cho em nghỉ ở nhà nhưng Ngọc vẫn đến lớp để học. Tinh thần học tập của em là tấm gương sáng cho nhiều em học sinh trong lớp ".
    Tiếp tục viết ước mơ của mình, Ngọc chỉ ước ao gia đình em trả hết nợ để có điều kiện cho em được đến trường. Trong tương lai Ngọc cũng hy vọng mình sẽ là thầy giáo của những đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt như em.
    Lần sửa cuối bởi HỒNG THOẠI; 04-06-2014 lúc 10:48 AM

  4. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  5. #13
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    CẬU BÉ KHÔNG NGÓN TAY HỌC GIỎI, MÊ VẼ

    Lâu nay, ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng), nhiều người biết đến Trí Thức không phải chỉ vì em học giỏi mà vì em là một chú bé rất đặc biệt, sinh ra phải chịu sự thiệt thòi lớn, hai cánh tay em không có bàn tay tròn vẹn, cũng không có đầy đủ các ngón tay.
    Thế nhưng, nghị lực và tấm gương của em khiến nhiều người nể phục.

    Được thầy Lý Tuấn - phó hiệu trưởng Trường THCS Kế Sách, thị trấn Kế Sách (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) giới thiệu và dẫn đường, tôi đến thăm em Trần Trí Thức, học sinh lớp 6A1 của trường.

    “Ai cũng có ngón tay, sao con không có vậy cha?”

    Tôi đến nhà Trí Thức ở ấp An Ninh 2, thị trấn Kế Sách (huyện Kế Sách) vào một buổi chiều đầu tháng ba khi em không có giờ học ở lớp. Trước mắt tôi là một cậu bé có dáng người nhỏ nhắn, đôi mắt mở to, vầng trán cao, miệng tươi cười đang mải mê chăm chú nhìn vào màn hình máy vi tính, lúc thì tay nhấp chuột, lúc thì bấm máy tính bỏ túi, thỉnh thoảng lại có lúc đăm chiêu suy nghĩ. Tôi hỏi anh Trần Ngọc Trí - ba của Thức thì biết em đang học toán, chuẩn bị tham gia cuộc thi giải toán trên mạng Internet do ngành giáo dục tổ chức. Thấy cậu bé mải mê với việc học, tôi không lên tiếng mà lặng lẽ tiến vào, lấy máy ảnh chụp liên tiếp hình ảnh khó quên ấy. Lúc đó Thức mới biết tôi vào, quay sang khoanh tay lễ phép chào rồi tiếp tục học bài.




    Trí Thức đang làm bài tập toán.

    Trò chuyện với tôi, anh Trần Ngọc Trí cho biết năm 2001, vợ anh chuyển dạ sinh đứa con đầu lòng khi cả hai người đã bước qua tuổi ngoài 30. Niềm vui của người lần đầu tiên được làm cha khiến anh bồi hồi… Nhưng, khi vợ sinh con, anh không thể tin được vào mắt mình khi con trai anh ngay từ khi ra đời không có một ngón tay nào. Tay trái của cháu chỉ có khoảng 1/2 bàn tay, ngón tay cái là rõ hình, còn các ngón khác hầu như không có, chỉ để lại dấu vết chứng tỏ đó là ngón tay bằng những cục thịt to bằng hạt đậu xanh. Còn cánh tay phải gần như không có bàn tay, có đủ hình thù 5 ngón tay nhưng cũng giống như những ngón tay bàn tay phải, đó là những cục thịt to bằng hạt đậu xanh. Anh Trí kể, việc con trai anh ra đời với một thân hình trọn vẹn nhưng không có ngón tay được mọi người xem là một sự kiện gây xôn xao ở địa phương lúc bấy giờ.

    Ngày đó, rất nhiều người tìm đến nhà anh Trí, có người đến để chia sẻ, động viên vợ chồng anh, cũng có người đến vì sự hiếu kỳ, muốn tận mắt nhìn chú bé không ngón tay này. Thậm chí, có người kêu trời, hốt hoảng khi nhìn thấy đôi tay không có ngón tay của Trí Thức.
    Anh Trí bồi hồi nhớ lại: Thấy con mình không được trọn vẹn như những đứa trẻ khác, đôi lúc anh và vợ cũng không khỏi buồn lòng. Buồn cho mình thì út, thương con nhiều hơn vạn lần. Đặc biệt, khi lên ba tuổi, vừa nói được bập bẹ vài câu, Trí Thức đã hỏi cha: “Ai cũng có ngón tay, sao con không có vậy cha?”. Nghe con hỏi, anh Trí đã khóc vì thương con, chỉ biết ôm con trai vào ngực để giấu đi những giọt nước mắt của mình. Còn vợ anh, nghe con hỏi chồng đã lẳng lặng bỏ ra sau nhà ngồi khóc một mình…

    Được cái, ông trời dù không cho Trí Thức những ngón tay như những đứa trẻ khác nhưng lại cho cậu bé này sức khỏe và nghị lực, ý chí hơn người. Anh Trí khoe: “Cháu hiếu động và tò mò lắm anh ạ. Thấy từ cây bút có thể vẽ ra những đường nét ngộ nghĩnh, cậu đâm mê vẽ, mê viết nguệch ngoạc. Thấy con mê nên vợ chồng tôi quyết định dạy cháu học vẽ, học viết chữ”.
    Những bữa đi theo mẹ vào trường mầm non, trong khi mẹ lên lớp thì Thức với một cây viết có trong tay đã tự vẽ theo ý thích của mình. Chỉ ít hôm, Thức đã “sáng tác” được những hình ảnh khá ngộ nghĩnh theo trí tưởng tượng của cháu và theo những hình vẽ mà cháu thấy được trên sách vở của người khác.

    Chú bé thông minh và hiếu động

    Lên ba tuổi, Trí Thức được cha mẹ gửi vào học tại Trường Mầm non Họa Mi (thị trấn Kế Sách). Những ngày học ở đây, Thức đã khiến các cô ngạc nhiên, cảm phục bởi sự thông minh, hiếu động và tài hoa. Trong sinh hoạt hàng ngày, Thức tự mình làm mọi việc như ăn uống, tắm rửa, vệ sinh cá nhân khiến nhiều cô giáo rất ngạc nhiên. Anh Trí kể: “Nhiều bữa đi đón con, tôi được các cô giáo mời ở lại để cùng xem tài viết chữ, vẽ tranh của cháu. Thật vui khi thấy con mình làm được những điều như thế”. Với các cô giáo trường, Trí Thức là một tấm gương về sự vươn lên trên nghịch cảnh. Còn với vợ chồng anh Trí, cậu con trai là niềm hạnh phúc vô tận, không gì có thể sánh được. Anh Trí bộc bạch: “Nhìn cháu làm được nhiều việc trong cuộc sống, trong sinh hoạt, chúng tôi mừng đến rơi nước mắt”.
    Anh Trí kể thêm: “Cách đây mấy hôm, cháu mua rau củ về thực hành môn nấu ăn. Tôi sợ con không thể cắt được nên nói với cháu nói để mẹ làm giúp nhưng cháu không cho, cứ giành lấy làm một mình và cháu làm được, làm đẹp. Nhìn thành quả lao động của cháu, vợ chồng tôi chỉ biết nhìn nhau cười mà nước mắt trào ra”. Một người hàng xóm của cháu Thức nói thêm: “Cầm dao đã khó nhưng cháu Thức vẫn cầm được, còn cầm kim xỏ chỉ mới thật là điệu nghệ, thật là hiếm gặp”.

    Ngồi trước mặt tôi, hai tay của Thức liên tục nhấp chuột, bấm máy tính bỏ túi tính toán các phép toán. Tôi hỏi Thức có khó khăn gì trong học tập thì Thức nói: “Ban đầu cũng khó nhưng dần dần quen nên thấy bình thường chú ạ. Trong lớp cô giảng bài, con ghi bài vẫn kịp như những bạn khác. Với con, khó nhất là các môn đòi hỏi sự khéo tay như mỹ thuật, nấu ăn. Các bạn có đầy đủ ngón tay, bàn tay làm bài rất dễ, còn con không bàn tay, không ngón tay nên học những môn này khó lắm. Những lúc cô dạy thêu, may vá, nhảy dây là con nản dữ lắm. Không có bàn tay, không có ngón tay thì không thể nào làm được, nhiều lúc thấy nản nhưng nghĩ các bạn làm được thì tại sao mình không làm được, vậy là con ráng, nhiều lần như thế rồi cũng thành công”.



    Trí Thức di chuột, bấm máy tính thành thạo với bàn tay đặc biệt của mình.
    Anh Trí chia sẻ thêm: “Nhiều bữa thấy cháu cầm bút, cầm kim bằng hai cùi tay, rớt lên rớt xuống, mồ hôi chảy tràn cả mặt mà thấy thương. Định nói cháu để ba mẹ làm dùm nhưng lại thôi vì biết cháu đang luyện tập và cháu thích tự lập nên cứ để cho cháu làm. Khi thấy cháu làm được mới lại lấy khăn lau mặt, ôm cháu động viên, khích lệ thôi”.


    Trí Thức và bố
    Thầy Lý Tuấn cho biết: Trí Thức là một học sinh có ý chí, nghị lực rất lớn, học lực của em luôn đạt loại giỏi ở tất cả môn học. Điểm bình quân của em luôn đạt từ điểm 9 trở lên. Em luôn nằm trong tốp 10 học sinh giỏi nhất từ bậc tiểu học cho đến THCS. Bảng thành tích của em là học sinh giỏi sáu năm liên tiếp, từ lớp 1 đến lớp 6. “Thức ngoan, hiền và quyết liệt học tập. Thấy em bị khuyết tật, chúng tôi từng đề nghị cho em được miễn một số môn cần sự khéo tay nhưng em xin được học, không miễn. Chúng tôi tự hào về em Thức. Em Thức từng đạt giải Ba cấp huyện ở cuộc thi tiếng Anh qua Internet do ngành tổ chức và mới tham gia xong kỳ thi cấp tỉnh ở môn này, chưa có kết quả. Hiện tại, em đang chuẩn bị cho kỳ thi giải toán qua mạng Internet nữa”, thầy Lý Tuấn chia sẻ.


    Trí Thức học giỏi, được thưởng nhiều giấy khen.
    Trò chuyện với tôi, Trí Thức nói: “Môn học mà con thích nhất là môn Toán. Ước mơ của con sau này là trở thành giáo viên dạy môn Toán. Bây giờ con sẽ cố gắng học thật tốt để ba mẹ và thầy cô vui lòng”. Nói xong, Thức tự tay mình lấy bàn xếp, lấy tập và viết ra viết bài cho tôi xem. Nhìn đôi tay tật nguyền của em đưa qua đưa lại, những nét chữ xinh xắn tròn trịa hiện lên, tôi thấy lòng mình nao nao khác lạ. Tấm gương vượt lên nghịch cảnh của Trí Thức thật đáng trân trọng biết bao.
    Chia tay tôi, anh Trần Ngọc Trí nói: “Cháu rất thích máy vi tính nên dù còn khó khăn, vợ chồng tôi cũng chắt bóp mua cho cháu chiếc máy để bàn. Ước mơ của cháu là có chiếc máy vi tính xách tay, vợ chồng tôi cũng đang bàn nhau chịu khó tiết kiệm để mua cho con một chiếc”.
    Thầy Lý Tuấn nói với tôi: Cuộc sống của gia đình anh Trí khá vất vả. Vợ dạy ở Trường mầm non xã An Mỹ (huyện Kế Sách), còn anh kiếm sống bằng việc chạy xe ôm. Cuộc sống dù khó khăn nhưng vợ chồng anh vẫn cố gắng vượt lên, không để cho cậu con trai của mình biết nỗi buồn của cha mẹ. Bao nhiêu tình yêu thương anh chị dành cho con tất cả. Sau khi Trí Thức ra đời, thấy con như vậy, anh chị quyết định không sinh thêm con để chăm sóc Thức cho trọn vẹn.

    Bạch Dương

  6. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  7. #14
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    KỲ TÍCH CỦA CẬU HỌC TRÒ KHÔNG NGÓN TAY

    Nhìn con trai chào đời với hai bàn tay không ngón, vợ chồng anh Trần Ngọc Trí (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) chỉ biết ôm nhau khóc, bởi ngày đó trong cái nghèo, nghĩ về tương lai của con chỉ thấy xa mù.
    “Con muốn học các môn năng khiếu như các bạn”

    Về trường vùng sâu THCS Kế Sách (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) hỏi em Trần Trí Thức - lớp 6A1, không có ngón tay ai - cũng biết. Người ta biết đến em vì em là cậu bé đặc biệt, sinh ra chỉ có “một bàn tay rưỡi” và không có ngón tay. Mọi người càng quý mến em, bởi tinh thần vượt lên số phận hiếm ai có thể sánh bằng.
    “Thức học rất giỏi. Không có ngón tay nhưng mọi hoạt động của trường em đều tham gia rất tốt, thậm chí siêng năng và nhanh nhẹn hơn các bạn bình thường”, cô Quách Thị Khả Trân - giáo viên chủ nhiệm của em - cho biết.
    Bước tới cửa nhà, chứng kiến cảnh Thức đang mò mẫm giải toán trên Internet bằng hai cùi tay, mới phục tài. Tay trái của em chỉ có nửa bàn tay và một ngón cái, cánh tay phải thì gần như không có bàn tay, có đủ hình dạng 5 ngón tay, nhưng những ngón tay ấy chỉ là những cục thịt nhỏ... bằng hạt đậu.


    Em Trần Trí Thức.

    Thấy có khách lạ, em dừng tay đi lấy nước mời khách uống, Thức nói: “Sắp tới kỳ thi giải toán trên mạng Internet do ngành giáo dục tổ chức, em phải ôn tập thường xuyên cho đôi tay mình nhanh nhẹn. Em muốn mọi người biết rằng em vẫn học tập và hoạt động như các bạn bình thường. Bây giờ, cùi tay em hoạt động thay cho các ngón tay của em”.
    Sinh ra và lớn lên tại ấp An Ninh 2, thị trấn Kế Sách, huyện Kế Sách. Mẹ là giáo viên trường Mẫu giáo An Mỹ (Kế Sách), cha chạy xe ôm. Cuộc sống gia đình gói gọn trong căn nhà khoảng 36m2 mà cha mẹ Thức đã vay ngân hàng xây cất.
    Cô Nguyễn Thị Mỹ (mẹ Thức) kể cho chúng tôi nghe về ngày đầu tiên làm mẹ với giọng trầm buồn: “Ngày Thức chào đời, tôi muốn ngất lịm khi thấy con không có ngón tay. Tôi chỉ biết bồng cháu trong tay mà khóc. Nhiều người lại xem, cho đây là chất độc màu da cam, rồi xa lánh”.
    Chú Trần Ngọc Trí (cha Thức) nhớ lại: “Thấy cháu không có ngón tay, tui cũng ngại cho cháu học các môn năng khiếu, thể dục. Khi cháu hỏi: Tại sao con không được học tất cả các môn như các bạn? Nghe con hỏi mà tim tôi quặn thắt, không biết nên trả lời thế nào, nên đành cho con học những gì nó thích. Điều làm tui ngạc nhiên là tất cả các sinh hoạt ở trường cháu đều làm được, kể cả xếp chăn, tắm rửa. Đặc biệt cháu rất thích vẽ. Nhiều bữa đi đón con, tôi được các cô mời ở lại để cùng xem tài viết chữ, vẽ tranh của cháu. Thật vui khi thấy con mình làm được như thế”.
    Từ cây bút chì Thức có thể vẽ ra những đường nét ngộ nghĩnh, rồi đâm ra mê vẽ. Thấy con mê nên vợ chồng anh Trí quyết định dạy cháu học vẽ, học viết chữ. Có những ngày theo mẹ đến trường mầm non, trong khi mẹ lên lớp thì với một cây bút trong tay, em có thể vẽ theo ý thích của mình. Chỉ ít hôm, Thức đã vẽ tặng mẹ hình cô giáo đứng lớp nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, khiến mẹ em không khỏi bất ngờ.
    Theo lời cô Mỹ, do bẩm sinh nên lớn lên, mỗi khi cầm vật dụng gì Thức đều sử dụng hai tay theo phản xạ tự nhiên và làm việc gọn gàng. Ăn cơm, quét nhà, rửa chén, cầm bút Thức đều kết hợp đều đặn 2 tay của mình. Thời gian đầu em cầm bút không chắc lắm nên chữ viết nghuệch ngoạc, cô giáo không thể cầm 2 tay em để luyện từng nét chữ, nên Thức phải tự mình tập viết. Bây giờ nét chữ của Thức không chỉ đẹp mà em còn viết rất nhanh.

    Giỏi việc học, đảm việc nhà

    Bắt đầu đến tuổi đi học, Thức càng tỏ ra siêng năng chăm chỉ. Tập cách tự sinh hoạt, ăn uống mà không cần ai giúp đỡ. Thức khiến thầy cô, bạn bè yêu quý hơn khi suốt 5 năm học thành tích của em luôn đứng đầu lớp.
    Em Tôn Ngọc Bảo Trân - bạn cùng lớp 6A1 - nói: “Bạn Thức học rất giỏi và thường hướng dẫn em những bài tập khó. Em rất quý bạn vì bạn có tài, nhiều khi tới ngày trực của bạn khác nhưng Thức vẫn làm giúp, cả lớp ai cũng quý và nể tinh thần vì mọi người của bạn”.


    Thức kết hợp 2 cùi tay cầm phấn.

    Cô Mỹ kể, năm 4 tuổi Thức đã biết sử dụng máy vi tính. Năm đó, cô là kế toán của trường nên được trường cấp một máy vi tính. Trong lúc chị được giới thiệu học tại trường nghề bổ túc kiến thức kế toán, cũng là lúc Thức được tiếp cận máy tính và học cùng mẹ. “Không ai giữ con nên đi học tôi cũng dắt cháu theo, cháu học rất nhanh” - cô Mỹ hãnh diện.
    Chú Trí chia sẻ: “Nhiều khi thấy cháu xỏ kim bằng hai cùi tay, rớt lên rớt xuống, mồ hôi chảy tràn cả mặt mà thấy thương con biết nhường nào”.
    Cô Quách Thị Khả Trân - giáo viên chủ nhiệm lớp 6A1 - cho biết, điểm bình quân của em luôn đạt từ 9 chấm trở lên. “Em luôn nằm trong top 10 học sinh giỏi nhất trường từ bậc tiểu học cho đến bậc THCS. Năm trước, Thức đoạt giải ba cấp huyện cuộc thi tiếng Anh qua Internet và vừa thi xong kỳ thi cấp tỉnh ở môn này, chưa có kết quả. Tôi rất tự hào vì lớp mình có học sinh học giỏi như em” - cô Trân chia sẻ.
    Thức nói: “Em ước mơ sau này trở thành giáo viên dạy toán. Em sẽ cố gắng học thật tốt để ba mẹ và thầy cô vui lòng”. Nói xong, Thức xin phép đi học bài, chuẩn bị cho giờ lên lớp ngày mai. Nhìn hai cùi tay tật nguyền của em đưa qua, đưa lại với những dòng chữ xinh xắn, tròn trịa hiện lên trên trang giấy, tôi càng nể phục em hơn về một tấm gươnghiếu học.
    Thầy Lý Tuấn - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Kế Sách - cho biết: “Cuộc sống gia đình anh Trí khá vất vả, dù khó khăn nhưng vợ chồng anh vẫn cố gắng vượt lên, không để cho cậu con trai của mình biết nỗi buồn của cha mẹ. Bao nhiêu tình yêu thương anh chị dành tất cả cho con.
    Sau khi Trí Thức ra đời, thấy con như vậy, anh chị quyết định không sinh đứa thứ hai, để chăm sóc con cho trọn vẹn. Riêng Thức, học kỳ vừa qua em đạt 9.5, là một trong 5 học sinh giỏi toàn trường. Thức là một học sinh'nhất dương chỉ', xứng đáng là mộttấm gươngđể các bạn noi theo”.
    Viet Bao.vn (Theo Lao động)

  8. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  9. #15
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Nghị lực phi thường của cô bé từng là “con ma không tay”

    (Dân trí) - Sinh ra không có 2 cánh tay như mọi người, H'Lonh bị lũ làng xem là “con ma” với những ánh mắt đầy kỳ thị. Nhưng qua thời gian, em đã chứng minh cho mọi người thấy em không chỉ là một người bình thường mà còn là người có nghị lực phi thường.

    Cô học trò không tay nuôi ước mơ trở thành cô giáo

    Trước mắt tôi, cô bé Đinh Thị H'Lonh (học sinh lớp 6, trường THCS bán trú xã Đăk Smar, Kbang, Gia Lai) nhỏ bé hơn bạn đồng trang lứa, có đôi mắt sáng trong cùng đôi chút nhút nhát của một đứa trẻ khi gặp người lạ.
    Đến trường với một cơ thể bị khiếm khuyết vì thiếu hẳn đôi tay, H'Lonh học trễ hơn so với chúng bạn một năm, nhưng luôn có thành tích học tập đáng nể. Thầy Nguyễn Văn Tuy - giáo viên chủ nhiệm của em kể: “Lần đầu gặp H’Lonh vào năm 2009 tôi đã thực sự ấn tượng, ngạc nhiên bởi một cô bé Bahnar không tay lại có tinh thần ham học so với các bạn đồng trang lứa hơn nữa lại còn học rất tốt, rất chăm ngoan”.
    Ấn tượng tốt đẹp của thầy Tuy ngày càng được nhân lên khi thầy trở thành giáo viên chủ nhiệm lớp mà cô học trò H'Lonh theo học. Ở trong lớp, H’Lonh không hề tỏ ra thụ động mà luôn tự lập, vững vàng và năng động trong mọi việc, dù viết bằng chân nhưng tốc độ viết thì không hề thua kém các bạn trong lớp hơn nữa nét chữ lại to, rõ và khá đẹp.

    “H’Lonh thực sự là nguồn động lực, là tấm gương sáng trong học tập, biết vượt lên hoàn cảnh để các em học sinh trong lớp nói riêng và cả xã Đak Smar nói chung học tập và noi theo”, thầy Tuy tự hào nói.
    Nhờ tình yêu con chữ từ nhỏ, nên trong suốt thời gian học tiểu học, năm nào H'Lonh cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi và luôn là 1 trong 3 học sinh giỏi nhất của lớp 5B, trường Tiểu học Đăk Smar. Không chỉ học giỏi, mà H'Lonh còn có năng khiếu vẽ tranh rất đẹp.
    Đáng khâm phục hơn, ngoài thời gian đi học, H'Lonh còn giúp gia đình bằng cách nấu cơm, giặt đồ, xay gạo, giữ em… và đặc biệt là đi mót bắp: “Cây bắp nào cao to quá, em dùng chân đạp ngã cây xuống, rồi dùng chân rứt quả bắp bỏ vào gùi mang về cho bố mẹ”, H'Lonh hào hứng kể.
    Cô Lê Thị Tuyết, giáo viên chủ nhiệm lớp 5B lúc H'Lonh còn học tiểu học cho biết: “Tuy bị khiếm khuyết, nhưng H'Lonh luôn là học sinh chăm ngoan nhất lớp, học không thua kém bất kì bạn nào, các môn em luôn đứng đầu lớp. H'Lonh viết chữ lên tấm bảng rất đẹp, đều và thẳng. Ngoài ra, H'Lonh hát cũng rất hay”.

    Chị Nguyễn Thị Phương, cán bộ Lao động TBXH xã Đăk Smar cho biết, năm nào H'Lonh cũng nhận được học bổng trẻ em nghèo vượt khó của tỉnh Gia Lai. Năm 2013, H'Lonh đã được nhận thêm học bổng Việt - Nhật và có nhiều người liên hệ xin em về nuôi nhưng gia đình không đồng ý.
    Nói về con gái của mình, anh Đeng tự hào: “Hồi sinh nó ra vợ chồng mình sợ lắm, sau đó thì thương nó lắm. Cứ nghĩ H'Lonh không làm được gì, nhưng ai ngờ con mình lại làm giỏi giống như người bình thường, bây giờ mình rất tự hào về con gái mình”.
    Chia sẻ về ước mơ của mình, H'Lonh bộc bạch: “Em sẽ cố gắng học để sau này trở thành cô giáo dạy lại cho học sinh như cô giáo em bây giờ”.

    Tuổi thơ dữ dội và nghị lực phi thường
    Chị Đinh Thị En (SN 1976, trú làng Krối, xã Đăk Smar, Kbang, Gia Lai - mẹ của H'Lonh) vẫn còn nhớ như in câu chuyện cách đây 13 năm. Vào một đêm mưa, chị hạ sinh một bé gái, nhưng hỡi ôi, hình hài ấy lại thiếu đi đôi bàn tay. Thay vì vui mừng, thì chị rơi vào sợ hãi, thét lên và ngất xỉu.
    Nghe vợ thét, anh Đinh Đeng (SN 1971) chạy vội đến bên vợ thì không tin nổi khi nhìn thấy đứa con “kỳ dị” của mình. Mặc trời mưa tầm tã, anh vẫn chạy khắp làng báo tin với mọi người đến xem thử có phải vợ mình vừa mới hạ sinh ra một “con ma” hay không.
    Khi “mục sở thị” cháu bé, mọi người phán rằng: gia đình Đeng bị Yàng (trời) phạt nên mới sinh con như vậy.
    Suốt 3 ngày sau đó, chị En chỉ biết khóc vì quá thương đứa con tội nghiệp của mình. Còn anh Đeng thì nghĩ ra viễn cảnh “rồi nó cũng sẽ nằm im một chỗ cho đến cuối cuộc đời chứ không làm được gì”.
    Quá buồn, anh chỉ biết tìm đến rượu giải sầu, nhưng trong men rượu, anh lại càng thương con hơn vì: “Trong làng này ai cũng đủ tay, đủ chân, riêng chỉ mỗi con gái mình phải chịu thiệt thòi như vậy”, từ đó, H’lonh được lớn lên trong vòng tay yêu thương và sự chăm sóc chu đáo của người thân.
    May mắn, H'Lonh vẫn phát triển như những đứa trẻ khác, duy chỉ thiếu đôi tay nên cuộc sống sinh hoạt của em gặp muôn vàn khó khăn. Thời gian đầu, tất cả mọi sinh hoạt của em đều do bố mẹ và người anh trai Đinh Ol (SN 1998) giúp đỡ.
    Nhưng ở đời Yàng chẳng bao giờ lấy hết của ai cái gì, khi “lấy” của H’lonh đôi tay thì bù lại Yàng đã ban cho em một đôi chân cực kỳ khéo léo. Khi lên 7 tuổi, với ý chí kiên định và sự quyết tâm của mình, H’lonh đã quyết tâm từ chối mọi sự giúp đỡ của người thân. Em bắt đầu lấy đôi chân khéo léo của mình làm đôi bàn tay khiếm khuyết.
    Chỉ vài tháng sau, tất cả mọi việc từ mặc áo, chải đầu, đánh răng… H'Lonh đều làm thành thạo từ đôi chân của mình. Thương cha mẹ và anh trai vất vả, H'Lonh bắt đầu tập làm các việc nhà, từ việc dùng cổ kẹp cây chổi quét nhà, nhen lửa nấu cơm, nước cho gia đình đến việc gom chén đĩa đi rửa… tất cả mọi việc H'Lonh làm đều không thua kém một người có đủ đôi bàn tay lành lặn.
    Khi H’lonh đã lên 8 tuổi, trong một buổi trưa, thấy anh trai (học lớp 2) đang làm bài tập về nhà thì cô bé đã tiến lại gần, mượn bút, vở của anh và dùng chân viết một số chữ cái khá thành thạo.
    Trước sự đam mê con chữ của con gái mình, ngay ngày hôm sau bé H'Lonh đã được bố dẫn đến trường mẫu giáo để xin học. Được đi học, với H'Lonh mỗi ngày trôi qua là một niềm hạnh phúc. Dù không có đôi bàn tay, nhưng bù lại với sự chăm chỉ và lòng quyết tâm của mình H'Lonh không những không thua kém bạn bè mà em còn giỏi giang hơn nhiều bạn cùng trang lứa.

  10. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  11. #16
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Một số hình ảnh về cô bé đầy nghị lực H'Lonh:

    Cô bé không tay Đinh Thị H'Lonh vẫn có thể cõng em

    Ngoài viết đẹp, H'Lonh còn có thể kết hợp hai chân để phối hợp bút và thước kẻ

    Những nét chữ nắn nót được viết bằng đôi chân khéo léo của H'Lonh

    H'Lonh đeo cặp đến trường như những học sinh bình thường khác

    Ở nhà, H'Lonh có thể tự làm nhiều việc như chải đầu...

    Múc nước...

    Đánh răng...

    Hay thậm chí quét nhà

    H'Lonh rất độc lập trong sinh hoạt, như những đứa trẻ lớn bình thường khác.

  12. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  13. #17
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Nghị lực phi thường của cậu học trò xương thủy tinh cao 80cm

    Đã 12 tuổi nhưng cậu học trò Bùi Văn Vinh chỉ cao chừng 80cm, nặng hơn 9kg. Mỗi ngày trôi qua với cậu là một ngày vô vàn nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Nhưng vượt qua tất cả, Vinh luôn đạt thành tích cao trong học tập.

    Từ khi sinh ra, cậu bé Bùi Văn Vinh (SN 2002), học sinh lớp 4D trường tiểu học xã Viên Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) không may mắc phải căn bệnh xương thủy tinh dạng hiếm gặp. Cơ thể em gầy gò ốm yếu, toàn thân bị đa dị tật. Để có thể ở lại với cuộc đời, cậu bé đã phải chiến đấu với tử thần qua rất nhiều ca phẫu thuật từ lúc mới vài tháng tuổi.
    Đôi mắt trùng xuống ngấn lệ nhìn đứa con trai đã 12 tuổi mà hình hài vẫn như một đứa trẻ lên 2, anh Bùi Văn Quý (SN 1970) nghẹn đắng: “Nó sinh non khi mới 7 tháng tuổi. Vừa lọt lòng thì hình hài đã khác thường rồi, phải phẫu thuật nhiều lần thì các bác sĩ mới cứu sống được cháu. Họ bảo cháu mắc phải căn bệnh xương thủy tinh dạng hiếm gặp, tay chân nó biến dạng bé tý, cong vòng, teo tóp như vậy đó. Nhưng nó ham học lắm, nhìn thấy bạn bè được đến trường là nó cứ khóc đòi bố mẹ đưa đi”.
    Thương con, dù cuộc sống gia đình còn nhiều khó khăn nhưng anh Quý đã chạy vạy vay mượn khắp nơi đưa con đi điều trị khắp các bệnh viện lớn nhỏ trong cả nước. Tuy nhiên, đi đến đâu vợ chồng anh chị cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu chua chát. Bởi căn bệnh của Vinh không thể điều trị được.
    Dù khuyết tật bẩm sinh, không thể tự đi lại được cuộc sống hàng ngày gắn liền với chiếc xe tập đi của trẻ lên 2, nhưng Vinh vô cùng thông minh và ham học hỏi. Căn bệnh xương thủy tinh khiến cơ thể em rất dễ bị tổn thương bởi những va chạm dù là nhẹ nhất: “Mỗi năm cho dù cẩn thận đến mức nào thì nó cũng bị gãy xương đến hàng chục lần, khổ lắm. Chỉ có người nhà quen mới bế được cháu đi học và sinh hoạt thôi vì chỉ cần trái miếng một chút là các khớp xương của nó gãy vụn đi”, anh Qúy tâm sự.
    Bỏi vậy, khi nghe đứa con tật nguyền đòi được đi học, vợ chồng anh Qúy vô cùng ái ngại và lo lắng. Nhưng thương con anh đành đánh liều xin nhà trường cho cháu được học tập để hòa nhập với cộng đồng.
    Niềm vui của mỗi ngày được đến lớp, được học tập cùng bạn bè khiến Vinh như được tiếp thêm nghị lực sống. “Từ ngày được đi học nó vui vẻ hẳn ra, cười nói nhiều hơn. Nhất là khi đạt được thành tích cao nó cứ khoe cả ngày không ngớt khiến bố mẹ anh em cũng vui lây”, chị Đặng Thị Tứ, mẹ cháu Vinh tâm sự.

    Ngay từ những ngày đầu được đến lớp cậu bé Bùi Văn Vinh đã tỏ rõ sự thông minh vượt trội của mình. Suốt những năm học từ lớp 1 đến lớp 4 Vinh luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. Đặc biệt, Vinh học rất giỏi toán. Trong các cuộc thi giải toán qua mạng, Vinh luôn dành số điểm tối đa. Dù đôi tay bị khuyết tật, hai cánh tay nhỏ xíu cong vòng vì các khớp xương bị biến dạng nhưng chữ viết của Vinh rất đẹp.
    Để có thể viết được là một quá trình tự rèn luyện khổ cực của chính bản thân cậu bé khuyết tật, em tâm sự: “Mới đầu viết hai tay em đau lắm, nhưng viết nhiều rồi cũng quen không còn đau nữa. Em thích nhất là môn toán vì học toán em biết được các phép tính rồi suy luận ra từ đề bài. Sau này em muốn làm một việc có liên quan đến công nghệ thông tin vì em thích máy tính lắm”, ngồi trên chiếc xe đồ chơi cậu bé vui vẻ chia sẻ.
    Ở trường Vinh luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của tập thể giáo viên cũng như các bạn học cùng lớp. Trong lớp, Vinh được bố trí một bàn học riêng với chiếc ghế ngồi là cái xe đồ chơi của em. Tất cả mọi sinh hoạt cá nhân của cậu bé ở trường đều được các cô giáo, bạn bè quan tâm giúp đỡ tận tình.
    Chia sẻ về cậu học trò đặc biệt của mình, cô giáo Trần Thị Ngân, Hiệu trưởng trường Tiểu học Viên Thành tâm sự: “Vinh là một học trò vô cùng đặc biệt của trường. Dù bị khuyết tật như vậy nhưng em rất ham học hỏi, tư chất lại thông minh. Không bao giờ cậu bé có suy nghĩ tự ti mà trái lại vô cùng hăng hái phát biểu bài vở. Trong những cuộc thi như kể chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh hay các hoạt động tập thể em luôn được nhà trường ưu tiên là người kể truyền đạt nội dung lại cho các bạn học sinh toàn trường. Vinh xứng đáng là một tấm gương sáng về nghị lực vươn lên để các bạn trong trường noi theo”.
    Những ngày trái gió trở trời Vinh không thể đến lớp, vắng cậu học trò đặc biệt, cả lớp học lại như thiếu đi một phần nhựa sống. Nghị lực trong con người của cậu bé đang từng ngày từng giờ chiến đấu với bao nỗi đau để vượt lên số phận khiến cho mọi người đều xúc động. Chúc cho em luôn khỏe mạnh, hoàn thành được những ước mơ của mình.
    Theo Dân trí

  14. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  15. #18
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Một số hình ảnh về em Bùi Văn Vinh (SN 2002)

    Anh Bùi Văn Quý cận thận chăm sóc người con trai đặc biệt của mình, chỉ một cử động mạnh, trái miếng là các khớp xương của Vinh có thể gãy vụn.

    Bé Vinh bị căn bệnh xương thủy tinh hành hạ, nhưng em lúc nào cũng vui tươi và hóm hỉnh.

    Đôi tay cong queo, nhưng Vinh luôn cười tươi hạnh phúc

    Mỗi khi gặp bài toán khó Vinh luôn cố tìm ra cách giải hay nhất

    Do quá thấp, nên chỗ ngồi học tập của bé vinh cũng khó khăn, nhưng bù lại em rất chịu khó và học giỏi.

    Đôi tay cong vì bệnh tật viết nên những dòng chữ đẹp nắn nót

    Cậu học trò lớp 4 trong hình hài đứa trẻ lên 2.

  16. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


  17. #19
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.663
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.996 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    Cô bé không tay không chân nhận học bổng đặc biệt

    Cháu bé Nguyễn Linh Chi
    Hai chị em Linh Chi được trao 2 suất học bổng, mỗi suất trị giá 10 triệu đồng
    Nguyễn Linh Chi là con gái của anh Nguyễn Đình Nam và chị Trịnh Ngọc Thủy - trú tại tổ 67, phường Nguyễn Thái Học, TP.Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Cháu Nguyễn Linh Chi cùng em trai Nguyễn Đình Dũng và bố đều bị di chứng do ảnh hưởng chất độc màu da cam từ ông nội của các cháu là đại tá Nguyễn Đình Sanh - nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Yên Bái. Do ảnh hưởng của chất độc màu da cam, cháu Nguyễn Linh Chi bị dị tật bẩm sinh không chân không tay, anh Nguyễn Đình Nam và cháu Nguyễn Đình Dũng mắc bệnh dị ứng máu.
    Linh Chi được mẹ giúp đỡ viết ước mơ của mình
    8 năm kể từ khi ra đời đến nay, vượt qua muôn vàn khó khăn và dư luận trái chiều của xã hội, Nguyễn Linh Chi và gia đình đã luôn có gắng để em được hòa nhập với cộng đồng và có thể tự lực làm nhiều việc cho bản thân.
    không có chân tay, Linh Chi đã tập đi trên hai ống inox, em còn có thể cầm đồ vật, rót nước uống, mời khách. Em cũng được đến trường vào lớp 1 trường tiểu học Nguyễn Thái Học - TP.Yên Bái.
    Linh Chi viết chữ trên đôi bàn tay giả
    Mặc dù phải chịu đựng bệnh tật và bị thiệt thòi quá nhiều so với bạn bè cùng trang lứa, nhưng hai anh em Nguyễn Linh Chi vẫn quyết tâm đến trường và luôn luôn mong muốn học thật giỏi để trở thành những con người có ích cho xã hội. Đến nay, nhờ sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm và các bác sỹ giỏi, Chi đã được làm chân tay giả để tạo điều kiện tốt hơn trong học tập và sinh hoạt của em.

  18. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề
Trang 2/2 ĐầuĐầu 1 2

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình