+ Trả lời chủ đề
Trang 1/2 1 2 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 18

Chủ đề: thưởng thức nhạc Trịnh Công Sơn

  1. #1
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.669 Times in 4.450 Posts

    thưởng thức nhạc Trịnh Công Sơn

    CA TỪ TRONG NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN

    Ca từ trong nhạc Trịnh Công Sơn quả thật vô cùng đa đạng. Trong các ca khúc, ta có thể tìm thấy nào là bò, gà, ngựa, vạc, côn trùng, chim chóc, cây cỏ, bào thai, lăng, miếu. Không ít người thắc mắc, không biết “cây cơm nguội” như thế nào, hay loài “sâm cầm” hình dáng ra sao?
    Nhưng lúc hát Nhớ mùa thu Hà Nội, chẳng ai cảm thấy trở ngại chút nào vì không hiểu ý nghĩa của những ca từ ấy. (Sâm cầm là một loài chim quý hiếm chuyên ăn sâm. Thời nhà Nguyễn, làng Nghi Tàm phải đóng thuế hàng năm cho triều đình bằng loại chim này. Lúc Bà Huyện Thanh Quan được triệu vào dạy học trong cung đình đã xin nhà vua cho giảm loại thuế đó vì ngày càng khó tìm cho đủ số).

    Trái lại, có những ca từ rất đặc biệt, mà nếu không hiểu rất dễ hát nhầm làm sai nghĩa một cách trầm trọng.
    Chẳng hạn “làm sao em nhớ những vết chim di (Diễm xưa) chứ không phải là chim đi.
    Hay rọi suốt trăm năm chứ không phải là rọi xuống trăm năm (Một cõi đi về).
    Hoặc con tinh yêu thương mà hát sai thành con tim yêu thương, trường hợp đó thì dù có dễ dãi đến mấy, chắc chắn tác giả cũng không thể nào chấp nhận được.
    Từ ngữ sử dụng là những chữ bình thường, không cầu kỳ, lạ lẫm, nhưng lại được dùng một cách rất … Trịnh Công Sơn: Em hồn nhiên, rồi em sẽ bình minh (Tôi ơi đừng tuyệt vọng).

    Xin đứng yên trong chiều, phơi tình cho nắng khô mau, xin đứng yên trong chiều, treo tình trên chiếc đinh không (Tình xót xa vừa)
    Lá hát như mưa, suốt con đường đi (Em còn nhớ hay em đã quên).
    Tình yêu như trái phá, con tim mù lòa (Tình sầu).
    Nguyễn Du trong Đoạn trường Tân thanh có câu: Nào người phượng chạ loan chung Nào người tích lục tham hồng là ai Chữ lục và hồng để chỉ những người phụ nữ.
    Trong “Rơi lệ ru người”, một cách tình cờ anh Sơn cũng dùng những chữ sen xanh, sen hồng để chỉ những thiếu nữ xinh đẹp: Bao nhiêu sen xanh, sen hồng, với dòng sông, hay anh em và những phố phường.
    Hay: Ngày xưa khi còn bé, tôi mơ có cuộc tình, như mơ ước được gần với những nụ hồng (Ngày nay không còn bé).
    Trong nhạc Trịnh Công Sơn, ca từ chiếm một địa vị rất quan trọng. Hát không rõ lời, người nghe không thể nào hiểu thấu ý nghĩa của ca khúc.
    Khánh Ly thành công với ca khúc Trịnh Công Sơn không chỉ nhờ giọng ca đặc biệt mà còn nhờ cách nhả chữ rõ ràng làm cho người nghe dễ hiểu những ca từ.

    Ngoài hình ảnh phong phú, ca từ Trịnh Công Sơn còn mang nhiều tính ẩn dụ đôi khi làm người nghe khó hiểu, mà chính tác giả cũng không thể nào giải thích một cách đơn giản những suy nghĩ của mình đã chuyển tải sang ngôn ngữ âm nhạc (Tương tự như một họa sĩ vẽ tranh trừu tượng đôi khi cũng khó thể giải thích những ý tưởng rất… trừu tượng của mình thể hiện trên tác phẩm hội họa).
    Chẳng hạn: Hòn đá lăn trên đồi, hòn đá rớt xuống cành mai, rụng cánh hoa mai gầy, chim chóc hót tiếng sau cùng. Quả đúng là: Tự mình biết riêng mình, và ta biết riêng ta (Ngẫu nhiên).
    Tuy nhiên lại có trường hợp, chỉ cần một câu trong ca khúc nào đó đủ tác động sâu sắc khiến người nghe suốt đời không thể quên. Một nhà văn, bạn của anh Sơn, đã từng nói: “Sau khi nghe câu Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ, chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà (Một cõi đi về), thì tôi cảm thấy không còn sợ cái chết xưa nay vẫn thường ám ảnh mình”.

    Một người khác đã nói về ca từ Trịnh Công Sơn như sau: “Tôi rất yêu nhạc Trịnh và thuộc khá nhiều ca khúc. Nhưng hễ nói đến nhạc Trịnh Công Sơn, tôi luôn nhớ đến câu Người về soi bóng mình, giữa tường trắng lặng câm (Ru ta ngậm ngùi). Chỉ một câu đó thôi cũng đủ cho tôi tư duy về cả cuộc đời”. Có lần, trong một nhà hàng karaoke, anh Sơn hỏi một cô gái vẻ khá quê mùa chất phác: “Em nói rất thích ca khúc Một cõi đi về, vậy em có hiểu thế nào là một cõi đi về không?”.

    Cô gái ngây thơ trả lời:“Em chẳng hiểu gì cả, nhưng không biết sao mỗi lần hát bài này em lại có một cảm xúc không thể nào diễn tả được”.
    Một người bạn trẻ ở Montreal (Canada) sau khi uống rượu ngà ngà, nghe ca khúc Đêm thấy ta là thác đổ đã yêu cầu bạn mình lái xe đi hơn 600 cây số chỉ để nhìn thác nước Niagara cuồn cuộn mà tiếp tục uống rượu.
    Riêng anh Sơn, trong những năm sau cùng trước khi mất, bất cứ lúc nào được yêu cầu, anh cũng chỉ hát lui tới hai ca khúc Mưa hồng và Một cõi đi ve.
    Có thể nói gần như tất cả triết lý về cuộc đời cũng như nhân sinh của anh Sơn đã được tóm tắt trong vài câu: Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ (Mưa hồng). Và: Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt Rọi suốt trong ta một cõi đi về (Một cõi đi về) Nhạc Trịnh Công Sơn đã đi vào lòng người như thế. Nó đến nhẹ nhàng và đôi khi đọng lại mãi trong tâm tư người nghe.

    HOÀNG TÁ THÍCH

    Việt Báo (Theo_TuoiTre)
    Lần sửa cuối bởi thylan; 07-07-2012 lúc 12:21 PM

  2. 8 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  3. #2
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.669 Times in 4.450 Posts
    Chiêm ngắm ĐÓA HOA VÔ THƯỜNG của Trịnh Công Sơn
    Trình bày: Hồng Nhung


    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.
    Lần sửa cuối bởi thylan; 04-03-2019 lúc 03:38 PM

  4. 8 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  5. #3
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.669 Times in 4.450 Posts


    Chiêm ngắm "ĐÓA HOA VÔ THƯỜNG"



    Nhan sắc Ðoá hoa Vô thường
    Tim tôi đã nở
    Ðoá hoa dưới trời
    Chùm cánh khát mong
    Bầu nhuỵ mơ mòng.
    (García Lorca)





    Nếu chiêm ngắm kĩ, bạn sẽ thấy con người là một bông hoa năm cánh. Một thiền giả Nhật đã có chiêm nghiệm như vậy. “Giao hưởng thơ” Ðoá hoa vô thường là một dụ ngôn/ẩn dụ bằng ý thơ nẻo nhạc để kể về cuộc hành hương đi tìm ý nghĩa của tình yêu, nghệ thuật và cái chết. Tương tự như trong truyền thuyết đi tìm Ðoá hoa Xanh biểu trưng cho nghệ thuật của thi sĩ Lãng mạn Ðức Novalis -- Một cuộc luyện đan (alchemy) trong tình yêu và nghệ thuật. Hoặc gần với Thiền tông hơn, nó được luân diễn trong 10 bức tranh chăn trâu, là hình ảnh kẻ mục đồng hay hành giả/lữ khách lạc nẻo giữa đồng hoang nội cỏ, khởi đi tìm cái tâm (chân như) của chính mình đã đánh mất trên siêu lộ mê ảnh trong cõi sinh tử chập chùng mộng mị...

    Bốn “chương” (movement) nhạc của Ðoá Hoa Vô Thường tương ứng với bốn mùa hay bốn tâm cảnh về một đời người, như vòng “qui hồi vĩnh cửu” (eternal recurrence) trong Một cõi đi về. Lối tiến hành âm hình giai điệu của Ðoá Hoa Vô Thường là một cuộc chuyển hoá liên tục giọng, điệu tính, tiết nhịp, tâm thái... trong từng đoạn, câu hoặc tiết nhạc. Ý thơ dựa trên một chủ đề chính tái hiện nhiều lần là bông hoa xuyên suốt tác phẩm. Sự chuyển hoá sắc thái liên tục này làm gợi nhớ tới ý niệm “giao hưởng thơ” [symphonic poem của các nhà soạn nhạc Ðức như F. Liszt thời Lãng mạn] đưa ra tính tự do của một nhạc thể và khả năng sử dụng dàn nhạc như là một bảng pha màu, từ đó vẽ ra một bức tranh linh động bằng âm thanh-hình ảnh.



    Chương I
    Tìm tình, nhịp thong dong


    Khởi đầu bằng thể hát kể đồng dao bốn chữ Tìm em tôi tìm... như nhịp chân rảo bước đi tìm Tình trong vẻ Ðẹp mà hình ảnh thanh tao hiện thân trong mình hạc xương mai. Bước đầu tìm trong cái đơn độc, cái một: tìm trên non ngàn một cành hoa khôi -- hiển hiện trong đoá hoa tinh khôi đó là nụ cười mong manh, một hồn yếu đuối, một bờ môi thơm mang tấm lòng sơ nguyên của một hồn giấy mới. Khiến chúng ta liên tưởng tới những vần thơ tình tâm linh diễm tuyệt “vì tình tôi phải tìm tình” trong Nhã Ca (Kinh Thánh) hoặc trong Tụng ca Tâm linh [của San Juan de la Cruz] để đi tới chỗ kết hợp huyền nhiệm (unio mystica).

    (rộn rã bồi hồi)
    Ðường nét “hướng thượng” trong giai điệu này: “Tìm em tôi tìm nhủ lòng tôi ơi...” là nỗi quyết tâm tìm trong cả những thấp thoáng ảo hoá (maya) của vạn vật đắp đổi; thời gian: tìm đêm chưa từng, tìm ngày tinh khôi. Trên trời: tìm chim trong đàn ngậm hạt sương bay. Dưới đất: tìm lại trên sông... những dấu hài. Từ thơ bốn chữ giờ còn lại còn ba chữ: những dấu hài... giọng ngậm ngùi tưởng nhớ. Ở đây “tình lại gặp tình” lần tìm theo chỉ thấy từng bước in rêu của một hồng nhan bạc mệnh...
    (Trầm tưởng).

    (Dịu lắng)
    “Tìm em xa gần đất trời rộn ràng...” lòng người đi tìm bây giờ đã lắng xuống để quán tưởng mà ôm lấy đất trời xa gần trong cả cái tính phù du, bạc mệnh, tàn và tận của tấn tuồng ảo hoá đó: Tìm trong sương hồng, trong chiều bạc mệnh, trăng tàn nguyệt tận, chưa từng tuyệt vọng đâu em. Thêm hai chữ đâu em như lời nhắn nhủ mãi mãi tới cõi phù sinh này (Ðừng tuyệt vọng tôi/em ơi đừng tuyệt vọng...).

    (Rộn ràng)
    Từ thể hát đồng dao giờ hoá thành bài kệ (gatha) tụng reo:

    Tìm trong vô thường
    Có đôi dòng Kinh
    Sấm bay rền vang
    Bỗng tôi thấy em
    Dưới chân cội nguồn...

    Là lúc cảnh giới của đất trời giao hội từ khi câu Kinh đã bước vào đời (Nguyệt ca) -- đôi dòng Kinh Sấm (Vajracchedika) ấy bay rền vang là ánh kim cương chẻ toang bóng tối âm u... Cũng chính là lúc bỗng tôi thấy em dưới chân cội nguồn – cội nguồn của chân như, bản lai diện mục – Người Tình hay cái Tâm sẽ tự hiển hiện cho thấy khi thôi tìm trong hình sắc, âm thanh... Giờ tôi mời em về trong đêm thiêng liêng có ơn mưa trời gội rửa tuôn tưới. Em giờ hiện hữu ở khắp bốn bề tẩm hương trầm thơm ngát. [Tiếng đàn... như tiếng mưa nhỏ giọt]. Khi vườn mưa tạnh, tiếng nhạc liền cất lên hân hoan để soạn sửa cho cuộc lễ mạc khải thiêng liêng dưới ánh trăng vàng: một đoá hoa quỳnh trong ngọc trắng ngần lồng với bóng trăng tròn. Cũng từ lòng đoá hoa tố tâm đó mở ra [chỉ trong một đêm thắp sáng] mà vạn vật được phản chiếu và mở phơi như trong một tấm gương trong. Cái nôi vũ trụ tình yêu nhiệm màu đó là những ngón tay xoè bung ôm lấy tất cả làm Một.

    Tới đây lời thơ ngưng. [Tiếng đàn... giờ là ánh trăng lung linh tĩnh mặc] để chiêm ngắm vẻ đẹp của đoá ngọc quỳnh. Như cái thị kiến ân sủng (beatific vision) của thi sĩ Dante chói mắt trước ánh sáng tâm linh phát toả từ tình yêu được kết thành đoá hoa hồng trắng.



    Chương II
    Ðưa tình về, nhịp hớn hở (Nhạc...)
    Thanh thoảng (Nhạc...)


    Bình an
    Từ khi có duyên hội ngộ, đã có tình là có đối đáp. Lời thơ chuyển sang thể lục bát trữ tình để bày tỏ khoảng an bình khi cả hai đã có nhau như hình với bóng. Bằng một nhịp thơ liền lạc, vui và đầm ấm: “Từ nay tôi đã có người, có em đi đứng bên đời líu lo... Từ em tôi đã đắp bồi, có tôi trong dáng em ngồi trước sân.”

    Hát tự do
    Giọng chuyển đột ngột chùng xuống thành khúc hoài cảm (melancholy) đượm vẻ nuối tiếc, man mác, buốt lạnh như lời linh cảm trước cho tính bạc mệnh của đoá hoa “mới chớm đã viên thành” như nụ tình ái Kim-Kiều. Mùa đông cho em nỗi buồn, chiều em ra đứng hát kinh đầu sông... chút tình mới chớm đã viên thành.

    Và tàn đông con nước kéo lên đợi mùa xuân tới:

    Nhịp nhàng thơ thới

    Ðiệp từ Từ nay... đã luôn được nhắc lại, cung giọng bây giờ cao và nhấn nhá vui hơn. Toàn chương II diễn tả một cuộc “đối đáp” nói–thưa (đối điểm/counterpoint), đắp-bồi giữa hai bè ngôi thứ khởi từ tôi-người, tôi-tình sang tôi-em; cho tới đoạn này là anh-nàng để đồng xướng (homophony) một chữ có. Ở đoạn này như là giai điệu chim hót trầm bổng cùng với tiếng ca đồng thanh của đất trời sông núi đáp đền tới cuộc hội ngộ từ khi đã có... Từ nay anh đã có nàng, biết ơn sông núi đáp đền tiếng ca. Mùa xuân trên những mái nhà, có con chim hót tên là ái ân.
    Chương III
    Bốn mùa yêu nhau trong lẽ vô thường của trời đất

    (Nhạc chuyển... Chậm lại...)
    Bình an
    Khúc arioso (vịnh tự khúc): “Sen hồng một nụ...” Chuyển từ hình ảnh đoá quỳnh trắng của chương I sang một hoá thân khác là nụ sen hồng đang ngồi đong đưa -- khoảng cách từ “thơ ngây” tới “kinh nghiệm” -- bằng một giọng kể hoài tưởng lại thời thanh xuân êm đềm chuyển sang sắc màu “chín” của tình yêu đã nếm trải từ rạng đông cao đến đêm ngọt ngào. Bảng màu “mùa xuân chín” rõ rệt hơn: Em hồng một thuở xuân xanh... giờ còn lại nỗi buồn hoài niệm để đền trọn mối tình. (Hồng đi nhé xin hồng với nụ. Vàng phai sẽ cuốn đi mịt mù – Vàng phai trước ngõ).

    (nhạc chuyển...)
    Hiu hắt
    Từ đây chuyển đoạn trầm xuống hiu hắt như tiếp nối đoạn hoài cảm ở chương II nhưng đã trở thành thể thơ độc thoại sáu chữ. Một chiều em đứng cuối sông, gió mùa thu rất ân cần chở lời kinh đến núi non, những lời tình em trối trăng...” Cuộc tình đã trải qua cả hạnh phúc lẫn khổ đau, và thân phận lưu lạc hoa trôi bèo dạt, lênh đênh từ đầu sông cho tới cuối sông đoạn trường “tính từ sông nước cát lầm”. Cánh gió mùa thu chở lời Kinh hát về thân phận gửi tới non nước quê nhà. Một thời yêu dấu đã qua. Giờ đây gót hồng (gót sen/đôi chân hồng trần củaThuý Kiều) mong mỏi được quay về. Từ khúc hoài cảm ở trên giờ hợp lại trở thành khúc hoài hương (nostalgia) trối trăng rằng: dù trần gian có xót xa cũng đành về với quê nhà.

    (Con sóng biển dâu đã mang tình về quê quán cũ)
    [Nhạc...]

    Chương IV
    (Nhạc chuyển... ) Rộng rãi, Dồn dập vừa, Mênh mông
    Tình đi, người ở lại -- (Ðoạn cuối)
    Êm đềm, xa vắng

    Khúc 1:
    “Từ đó trong vườn khuya, ôi áo xưa em là một chút mây phù du, đã thoáng qua đời ta...”.
    Khúc bi ca (elegy) u huyền này bằng thể thơ tự sự năm chữ, là tiếng thở dài mênh mang khi tình đã đi, người ở lại. Có thể diễn tả lại bằng lời thơ trong Lửa Thiêng:

    Bóng đêm toả không lấp niềm thương nhớ,
    Tình đi mau, - sầu ở lại lâu dài.
    Ta đã để hồn tan trong tiếng thở
    Kêu gọi người đưa tiễn nỗi tàn phai.
    (“Bi ca” – Huy Cận)

    Từ cảnh vườn đêm hội ngộ có ánh trăng vàng mạc khải của chương I tới cảnh vườn khuya cô tịch trong chương cuối này, là nỗi thấu cảm tính phù du của chữ tình, của vẻ đẹp mong manh là hình ảnh chính cái chết. Từ đó trong hồn ta, ôi tiếng chuông não nề...Nỗi tuyệt vọng mênh mang, nhịp tim xao động trong lòng là tiếng chuông não nề văng vẳng như tiếng chuông cầu hồn. Tiếng ngựa hí vang rừng xa vọng suốt đất trời kia, mang tính ẩn dụ đầy âm-hình (audio-visual) loan báo cho giờ phút khởi hành chuyến xe cuối cùng của đời người. Từ đó ta ngồi mê, để thấy trên đường xa, một chuyến xe tựa như, vừa đến nơi chia lìa.

    (Tình do tâm mà sinh, có khi tình mất mà tâm còn động vọng. Ðến lúc tâm bình an thì tình kia cũng đoạn nỗi).
    [Nhạc] Mạnh và liền nhau, Êm dịu lại
    Khúc 2:
    “Từ đó ta nằm đau, ôi núi cũng như đèo, một chút vô thường theo...”
    Bài tự tình khúc cuối này như bức tranh thuỷ mặc của cõi tâm bao la vô cùng. Từ đó... từ chốn vô thuỷ vô chung để mà chiêm nghiệm toàn cảnh lộ trình đã qua của người nghệ sĩ – kẻ hành hương -- giờ nằm đau dạt dào bi cảm trước cái như tính của vẻ đẹp, của sự vật; chẳng còn biện biệt nữa không gian (ôi núi cũng như đèo) với thời gian (từng phút cao giờ sâu) để rồi nhập vào với trạng thái tịnh mặc (samadhi) ngay trong nỗi đau – [ở một nghĩa nào đó] là đang trải qua kinh nghiệm về cái chết. Ði vào cõi chết như một âm điệu ngân vang rồi cũng sẽ chìm trôi vào với cái tịch lặng: cõi đi về thiết yếu của âm nhạc, của chính đời người.

    Từ đó -- tình yêu là hoa nở hồng ban sớm nở hết trong hoàng hôn, vẫn còn mãi khát mong, lại phải nhờ tới ngọn gió vô thường thổi qua để tiếp tục hoá thân thành sương tinh khiết rụng mát trong bình minh.

    Vườn khuya đoá hoa nào mới nở,
    Ðời ta có ai vừa qua...
    (Ðêm thấy ta là thác đổ)

    Từ đó ta là đêm, nở đoá hoa vô thường.

    Từ đó -- người đi hành hương nhập thể vào với bóng đêm vô tận (là cõi chân không) để nở ra đóa hoa vô thường: người chiêm ngắm [đoá hoa] đã trở thành cái [đoá hoa] mà mình chiêm ngắm. Vẻ đẹp của đoá hoa vô thường là nở ra nụ cười khúc khích trên lưng đài gương của cái dục mang hương sắc hoa tình của cái chết.

    Từ đó -- đoá hoa là biểu hiện rõ nhất về sự vô thường: hiện, hiển và biến:

    Mùa mưa tới cành hoa trắng ngần
    Ðã ra đời đùa vui phút giây
    Sau một lần đến bên người
    Khép lại tấm lòng nghìn năm nhớ ai...
    (Chuyện đoá quỳnh hương)

    Từ đó -- đoá hoa ấy đã khép lại những cánh mong manh trước cả lúc trăng tàn nguyệt tận.

    Từ đó --
    Chìm dưới sương thu là một đoá thơm tho.
    (Chìm dưới cơn mưa)

    Nhưng từ đó, để kết tinh nên một đoá mong manh, thơm tho ấy dâng cho đời, đã là sự cưu mang và hi hữu kể từ trăm năm trong cõi người ta...
    (Nhạc để chấm dứt...)

    Khúc kết
    Những phương trời gió loạn nào đã đi qua,
    Còn lại đoá hoa vô thường
    Phất phơ giữa tuế nguyệt không thời.

    Hà Vũ Trọng
    Toronto, Mùa hoa vàng, 2.5.2001
    Lần sửa cuối bởi thylan; 04-03-2019 lúc 03:36 PM

  6. 10 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  7. #4
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.669 Times in 4.450 Posts
    Vẻ đẹp những cái tên

    Biết bao những bóng hồng đã đi qua đời Trịnh. Biết bao cái tên riêng đã trở thành huyền thoại.

    Dao Ánh rồi sẽ tàn phai theo thời gian. Nhưng mặt trời mãi mãi còn đó trong những bài tình ca của Trịnh Công Sơn.

    Nguyệt rồi sẽ thôi là trăng. Nhưng Nguyệt ca vẫn được hát mỗi ngày, một nơi nào đó trên trái đât này.

    Diễm rồi sẽ chìm vào quên lãng. Nhưng Diễm xưa là là hàng ngàn vẻ đẹp trong bức tranh về tầng tháp cổ của mỗi người nghe.

    Bích Khê rồi sẽ về với quê nhà yêu dấu. Nhưng dòng suối nhỏ ấy vẫn xanh ngời trong Biển nhớ. Như một di tích của tình yêu, của nghệ thuật.

    Những cái tên một thời trở thành biểu tượng của cái đẹp. Bởi, nó đã được phóng chiếu trong nghĩa rộng. Bởi nó đã trở thành cái cớ để ươm mầm những bản tình ca.

    Ôi nhân loại mặt trời
    Và em thôi này đôi môi xin thương người
    Ôi nhân loại mặt trời trong tôi.
    (Xin mặt trời ngủ yên)


    Dao Ánh, là mặt trời. Và từ mối tình với Dao Ánh, Trịnh Công Sơn đã biến cái tên ấy thành của cải chung của nhân loại. Thành mặt trời của thế gian. Thành cảm hứng sáng tác của chính mình. Mặt trời ấy sáng trong tim “người tình trẻ”. Nhưng đồng thời, cũng tỏa ánh khắp nơi nơi. Và trong tim mỗi người, dường như cũng có một mặt trời của riêng mình. Mặt trời, từ đó, là biểu tượng của đấng cứu rỗi. Cuộc tình ấy hóa thần thoại.

    Như Nguyệt. Quãng thời gian “từ khi trăng là nguyệt”, đến “từ em thôi là nguyệt”, là con đường sáng tạo nghệ thuật. Nguyệt, từ đó, là trăng, là phút tình cờ, là nguyệt ca… Là một biểu tượng riêng trong mỗi người. Là một bản tình ca tuyệt đẹp.

    Từ khi trăng là nguyệt
    Đèn thắp sáng trong tôi
    Từ khi trăng là nguyệt
    Em mang tim bối rối
    Từ khi trăng là nguyệt
    Tôi như từng cánh diều vui
    Từ khi em là nguyệt
    Trong tôi có những mặt trời.
    (Nguyệt ca)


    Người ta đâu cần nhớ Nguyệt là ai, trăng là mối tình nào. Chỉ biết hát Nguyệt ca. Chỉ biết vẽ ra những vầng trăng của riêng mình. Đó là cái đẹp của nghệ thuật.
    Vẻ đẹp xưa đâu cần đến một Diễm cụ thể nào của trần thế. Mãi mãi, Diễm chỉ là cái cớ. Cái cớ để Trịnh viết Diễm xưa. Cái cớ để trao cho Diễm sứ mệnh của rong rêu xưa cũ. Cái cớ để cái đẹp được được hóa thân thành những sợi mưa trên tầng tháp cổ ngày xa xưa ấy.

    Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
    Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
    Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
    Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu.
    (Diễm xưa)

    Diễm là em, là tà áo lụa trắng thướt tha lướt trên cây cầu mỗi ngày. Mà diễm cũng là cái đẹp. Cho tôi hát tình ca. Cho cái đẹp lên ngôi.

    Để khai hội một đóa hoa quỳnh. Quỳnh là em hay là hoa? Em thơm tho ngát hương là sợi tơ cho nỗi nhớ tôi chạm vào loài hoa ấy.

    Ta mang cho em một đóa quỳnh
    Quỳnh thơm hay môi em thơm
    Em mang cho ta một chút tình
    Miệng cười khúc khích trên lưng.
    (Quỳnh hương)

    Tôi chẳng còn biết được đâu là hoa và đâu là em. Hay, đó chính là nghệ thuật? Và chẳng cần phải phân biệt giữa hoa và em. Tôi yêu hoa hay tôi yêu em, điều đó có còn quan trọng nữa đâu. Đơn giản, tôi yêu cái đẹp. Hoa hay em thì cũng cái đẹp ấy mà thôi. Em là Quỳnh, và hoa cũng là Quỳnh. Con chi ngại ngần. Cứ hồn nhiên như em, như hoa mà “cười khúc khích trên lưng”, nghe em!

    Và Hồng Nhung, và Bống… Một đóa hoa và một loài cá bé nhỏ cần che chở. (Bống bồng ơi, Bống không là bống)

    Và Vân Phi… Một áng mây quên lãng thù hận xót xa của đời mà nhẹ trôi cuối trời. (Phôi pha)

    Và Lộc…

    Và Bích Khê:

    Ngày mai em đi
    Biển nhớ tên em gọi về
    Triều sương ướt đẫm cơn mê
    Trời cao níu bước sơn khê.
    (Biển nhớ)


    Dòng suối nhỏ vẫn chảy trôi giữa hai bờ cỏ lá, mà người nay đâu? Mà tình nay đâu? Còn đó, trong biển hoài niệm. An nhiên một khe suối. Lung linh một cuộc tình.
    Cám ơn những cái tên. Cám ơn khởi nguyên của những bản tình ca Trịnh. Cám ơn những hạt mầm để khai sinh ra cái đẹp.

    (Giai điệu xanh)

    Lần sửa cuối bởi thylan; 10-03-2013 lúc 06:49 PM

  8. 10 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  9. #5
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.669 Times in 4.450 Posts
    Quote Nguyên văn bởi thylan Xem bài viết
    Chiêm ngắm ĐÓA HOA VÔ THƯỜNG của Trịnh Công Sơn
    Trình bày: Hồng Nhung


    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

    Đi tìm cô gái minh họa trong clip bài hát Đóa hoa vô thường


    Hẳn nhiều người thế hệ 8X vẫn còn nhớ về clip bài hát 'Đóa hoa vô thường' của Trịnh Công Sơn do Hồng Nhung thể hiện.
    Những khuôn hình đẹp như một bức tranh, lung linh, mờ ảo... đã diễn tả một nhạc phẩm mang tính siêu thực cao, siêu thực trong từng từ, từng câu.

    Bài hát Đóa hoa vô thường là một bức tranh siêu thực mô tả tình yêu đối với một người con gái trong cái lẽ vô thường của tạo hóa. Có biết bao nhiêu nhà nghiên cứu văn học tìm hiểu cái lẽ vô thương trong bài hát, nhưng khó để đi đến một hiểu biết trọn vẹn đối với bức tranh Đóa hoa vô thường bởi vì nó quá siêu thực.


    Ít người biết rằng cô chính là vợ của diễn viên Võ Hoài Nam.

    Đến nay, Trịnh Công Sơn đã rời xa cõi tạm và Đóa hoa vô thường đã trở thành một trường ca về tình yêu đỉnh cao của âm nhạc Việt Nam. Nó thể hiện tất cả cung bậc cảm xúc trong tình yêu qua từng giai đoạn, từng mùa trong năm. Nhiều nhà chuyên môn đánh giá Đóa hoa vô thường sẽ sánh cùng Diễm xưa đi vào tiềm thức như là các ca khúc tinh tế nhất của Trịnh Công Sơn.

    Clip bài hát được thực hiện đã rất lâu, từ khi Trịnh Công Sơn vẫn còn trên cõi tạm. Bài hát này trong clip được ca sĩ Hồng Nhung thể hiện, được chính Trịnh Công Sơn diễn minh họa. Nhiều khán giả thừa nhận, ca sĩ Hồng Nhung là người thể hiện thành công nhất bài hát này của Trịnh Công Sơn.

    Ngoài Hồng Nhung thể hiện bài hát và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn xuất hiện trong clip, người hâm mộ còn ấn tượng về hình ảnh một cô gái trẻ xuất hiện trong clip. Gương mặt bảng lảng buồn, đẹp thoát tục cùng với nét diễn vô ưu. Cô gái thật hợp với hình ảnh đóa vô thường trong tác phẩm.

    Lan Anh - Cô diễn viên múa bỏ nghiệp vì chồng

    Ít người biết rằng, cô gái diễn minh họa trong clip bài hát Đóa hoa vô thường chính là diễn viên múa Lan Anh, vợ diễn viên điện ảnh Võ Hoài Nam nổi tiếng một thời trong phim truyền hình Cảnh sát hình sự và phim điện ảnh Vua bãi rác.


    Gia đình hạnh phúc của diễn viên Võ Hoài Nam.

    Chị Lan Anh yêu Võ Hoài Nam khi còn là một cô sinh viên trường múa, còn anh thì đã là một hiện tượng điện ảnh. Năm ấy (1995), Võ Hoài Nam vừa tròn 30, chuyện lấy vợ đẹp với chàng diễn viên đang lên không khó nhưng nét hồn nhiên và tiếng cười trong trẻo, giòn tan của cô gái Hòa Bình mới 18 tuổi đã khiến anh xiêu lòng.

    Vì yêu anh, Lan Anh vượt lên cả sự phản đối của gia đình, bất chấp sự chênh lệch tuổi tác, từ bỏ nghiệp múa, cùng anh vào Nam, ra Bắc kiếm kế mưu sinh. Họ đã cùng chung những cơ cực như ăn nợ từng gói mì tôm, xe máy vứt một đống không đi vì... không có tiền đổ xăng.

    Thương chồng, hiểu niềm đam mê của chồng, Lan Anh tự nguyện từ bỏ ước mơ trở thành diễn viên múa.

    Cô ở nhà trông nom quán, chăm sóc gia đình. Bạn bè ái ngại, Lan Anh hồn nhiên: 'Đã có anh ấy gánh cả phần say mê nghệ thuật của mình rồi'.

    Cả khi anh nhận cát xê không cao, không đủ sống, Lan Anh vẫn động viên chồng: 'Chỉ cần anh được sống vì nghề, được theo nghiệp diễn, thế là chúng mình đã hạnh phúc'.

    Đôi khi giữa họ cũng có tiếng này, tiếng nọ, Lan Anh dễ bị đặt vào vị trí Hoạn Thư nhưng may mắn vì chưa bao giờ có chuyện đó xảy ra.

    Tưởng cái đam mê cũng nguội tắt đi vì cơm áo gạo tiền nhưng rồi Võ Hoài Nam lại cặm cụi đi học đạo diễn, học 4 năm rồi về làm ở xưởng phim truyền hình ở Thụy Khuê.

    Anh cũng kén chọn vai diễn hơn, phải kịch bản nào hay anh mới nhận lời, một phần cũng do thời gian hạn hẹp.

    Nếu Hoài Nam nhận được vai diễn hay thì đành cáo lỗi với vợ con, xin phép đi làm phim, xong thì lại về tiếp tục làm 'trông xe cho vợ'.

    Khoảng cách lứa tuổi mà mọi người e ngại hóa ra lại là chất men say. Họ hòa hợp và hạnh phúc trong sự bù trừ tính cách cho nhau. Hai người vẫn thường lý giải đùa với bạn bè: 'Chồng già, vợ trẻ là tiên đấy'.

    Lan Anh từ một cô diễn viên múa xinh đẹp một thời thậm chí nấu cơm bằng nồi cơm điện cũng bị nát, đến giờ mười mấy năm làm bếp chính quán nhậu cũng là do học chồng mà ra cả. Đắng cay cùng chịu, thất bát cùng qua, suốt bao nhiêu năm, có chuyện gì mà vợ chồng không trải qua. Vì thế, họ lại càng trân trọng nhau hơn.

    Đến bây giờ, tài sản lớn nhất của hai vợ chồng là những đứa con xinh đẹp, trưởng thành.

    Hỏi Võ Hoài Nam điều cảm nhận về vợ - chị Lan Anh sau ngần ấy chuyện đã qua, anh chỉ trả lời một câu: "Anh không còn cảm được nữa. Một người đàn bà đã như là máu thịt, đã hòa làm một với anh rồi thì không còn có thể cảm nhận được nữa".

    Lại thêm sự so sánh, với những người đàn ông khác, tình thương với con thường nhiều hơn vợ nhưng khi tôi hỏi, anh bảo vợ mới chính là món quà lớn nhất mà cuộc đời dành cho anh.

    Chị Lan Anh hạnh phúc vì điều đó.

    (Theo K.N/Báo Gia đình Xã hội)

  10. 6 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  11. #6
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.669 Times in 4.450 Posts
    CHO ĐỜI CHÚT ƠN qua lời giới thiệu của NS Trịnh Công Sơn
    TB: Trịnh Vĩnh Trinh

    “Cho đời chút ơn” là một ca khúc đẹp đẽ và trong trẻo, mà theo như lời Trịnh Công Sơn thì bài hát này ông viết để tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những người con gái được sinh ra làm cho cuộc đời này trở thành một mùa xuân.
    Với ông, điều buồn bã là tình yêu luôn luôn song đôi cùng thân phận. Nhưng thân phận hữu hạn mà tình yêu thì lại vô cùng. Cho nên khi còn tồn tại là còn tình yêu, còn ca tụng tình yêu.
    Mời Quý TH cùng thưởng thức


    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

  12. 6 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  13. #7
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.669 Times in 4.450 Posts
    Thầy Thích Pháp Hòa giải nghĩa cực hay
    NHẠC TÌNH Trịnh Công Sơn - rất HÀI HƯỚC


    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

  14. 5 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  15. #8
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.669 Times in 4.450 Posts

    Nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn

    Nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn

    Nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn bao gồm các tác phẩm của ông viết về cuộc Chiến tranh Việt Nam dưới các góc nhìn khác nhau. Nhạc phản chiến của ông bắt nguồn từ tình yêu thương, là những bài tự tình dân tộc, nói về thân phận khổ ải của con người trong chiến tranh. Các ca từ trong các ca khúc phản chiến ca tụng tình yêu thương, chống bạo lực và chiến tranh, kêu gọi sự đoàn kết và xóa bỏ lòng hận thù. Các tác phẩm của ông chủ yếu được lưu truyền trong giới sinh viên, một vài bài hát bị chính phủ Việt Nam Cộng hòa và đa số bài hát bị chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cấm lưu hành. Sau chiến tranh, một số tác phẩm được phép lưu hành ở Việt Nam, nhưng một số tác phẩm bị cấm lưu hành. Sau khi mất, năm 2004 ông được trao Giải thưởng âm nhạc hoà bình thế giới (WPMA).

    Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác dạng nhạc này vào khoảng năm 1965- 1966. Năm 1966, ông cho ra đời tập Ca khúc Trịnh Công Sơn, trong đó có manh nha một xu hướng chính trị yếm thế. Đến năm 1967, nhạc Trịnh lên đến đỉnh cao của sự phản chiến bằng tập Ca khúc da vàng. Năm sau, ông cho ra tiếp tập Kinh Việt Nam. Từ năm 1970 tới 1972 ông tự ấn hành được hai tập nhạc phản chiến là Ta thấy mặt trời và Phụ khúc da vàng. Bởi thế những ca khúc viết về quê hương chiến tranh và thân phận người dân nước nhược tiểu (nước nhỏ và bị những nước lớn gây ảnh hưởng) của Trịnh Công Sơn còn gọi là "nhạc da vàng".(Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)


    Album Ca Khúc Da Vàng (thu âm trước 1975)

    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

  16. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  17. #9
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.669 Times in 4.450 Posts
    ALBUM KINH VIỆT NAM - TCS

    Kinh Việt Nam cầu những việc gì?

    Kinh Việt Nam có 12 bài. Ngoài bài Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói đã trích ở trên, 11 bài còn lại phục vụ cho cuộc đảo chính vận động hòa bình với các nội dung sau:

    - Trước nhất anh mô tả cảnh dân tộc đắm chìm trong chiến tranh, dân ta sống rất đau khổ, bi đát.

    Dân Ta Vẫn Sống: “Dân ta đã bao nhiêu năm/ Lòng chìm sâu ước mơ hân hoan/ Nhìn rừng phơi xác thân anh em/ Nhìn trái tim rơi theo đại bác/ Thịt người cho thú nhai ngon/ Mẹ cha tóc khô như rơm/ Chờ đàn con đã đi bao năm không về/ Đứa về cụt bàn chân…”.

    - Anh tin tưởng cuộc đảo chính sẽ thành công và…

    Ngày Mai Đây Bình Yên: “Ngày mai đây bình yên/ Vì mọi nơi đã lên mồ hoang/ Ngày mai đây nhìn quanh/ Lòng sẽ thấy xót xa vô cùng/ Mẹ già đi lom khom tìm trên bãi vắng/ Tìm mộ đứa con hôm nay không còn/ Để đón thanh bình…”.

    - Anh tưởng tượng đến nỗi hân hoan trong đêm đảo chính vận động hòa bình.

    Ta Thấy Gì Đêm Nay: “Cờ bay trăm ngọn cờ bay/ Rừng núi loan tin đến mọi miền/ Gió Hòa bình bay về muôn hướng/ Ngày vui con nước trôi nhanh/ Nhịp sống bao la xóa bỏ hận thù/ Gặp quê hương dau bão tố/ Giọt nước mắt vui hay lòng gỗ đá…”.

    - Những đêm ấy thanh niên thắp đuốc đi từ thành phố ra vùng nông thôn, từ đồng bằng lên miền núi kêu gọi hòa bình.

    Hành Ca: “Đoàn người đi vào trong đêm/ Đuổi bóng tối đi cho da vàng/ Bỏ hai mươi năm chiến chinh buồn xây thnah bình/ Đoàn người đi miên man/ Tìm ánh sáng cho Việt Nam”.

    - Khi đã có hòa bình, thống nhất, nỗi mừng vui hạnh phúc tràn ngập ruộng đồng quê hương.

    Cánh Đồng Hòa Bình: “Mặt trời yên vui lên đỏ chói/ Đỏ trái tim người/ Ngày Việt Nam đã qua cơn đau dài/ Triệu trái tim người/ Cùng nhịp vui với con tim nhân loại/ Ngày lên cùng niềm tin/ Bàn tay ta quyết lo vun trồng/ Hòa bình như lúa thơm nuôi dân mình/ Một sớm thanh bình/ Giọng cười em vút cao hơn bình minh”.

    - Khung cảnh miền quê sau ngày đất nước hòa bình:

    Đồng Dao Hòa Bình: “Hôm nay thấy mặt trời rực sáng/ Trong tim người trong tim ta trong tim anh/ Trong tim những ruộng đồng gội nắng/ Hai mười năm nhục nhằn đã qua/ Hôm nay thấy nụ cười rạng chói/ Trên môi người trên môi ta trên môi em/ Trên môi những mẹ già”…

    - Tuy nhiên, trong nỗi mừng hòa bình bộc lộ nỗi đau đớn mất mát:

    Sao Mắt Mẹ Chưa Vui: “Đêm nay hòa bình sao em nhỏ chưa vui/ Hãy bước ra đây nhìn phố ngập người/ Đêm nay hòa bình không nụ cười trên môi/ Nhìn quanh em không ai còn lại/ Không ai còn lại/ Ru đỡ tình người cho có đôi”…

    - Anh kêu gọi hãy nén thương đau để hân hoan đón hòa bình, xây dựng lại tình thương, hàn gắn vết thương đau:

    Đôi Mắt Nào Mở Ra: “Nhìn Việt Nam sống lại ngày đầu/ Đôi mắt nào mở ra cho nhau/ Nhìn hồn phai những vết thương đau/ Đôi mắt nào mở ra trông theo/ Từng niềm vui mặt người thấy lại/ Đô mắt nào mở ra hôm nay/ Nhìn rừng khô lên những mầm tươi”.

    - Phải hành động cụ thể, không viển vông:

    Hãy Đi Cùng Nhau: “Đến trước từng căn nhà/ Hỏi thăm từng anh lính/ Mới về từ rừng xa/ Em hãy đi cùng tôi/ Đến trước từng căn nhà/ Hỏi thăm từng người mẹ/ Hỏi thăm từng người cha/ Em nhớ đi cùng tôi/ Áo mới và mang quà/ Đùa vui cùng đàn bé/ Tay cầm lồng đèn hoa/ Em hãy đi cùng tôi/ Dưới bóng triệu lá cờ/ Hỏi thăm từng người chị/ Phố dài triệu người qua”.

    - Cả dân tộc đoàn kết, hân hoan đất nước hòa bình, thống nhất, cùng nhau nắm tay xây dựng đất nước vinh quang.

    Nối Vòng Tay Lớn: “Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà/ Mặt đất bao la anh em ta về/ Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng/ Bàn tay ta nắm/ Nối tròn một vòng Việt Nam”.

    - Kêu gọi xây dựng lại đất nước sau khi hòa bình:

    Dựng Lại Người, Dựng Lại Nhà: “Đi xây lại Việt Nam/ Bàn chân ta đi mau đi sâu vô tới rừng sâu/ Vác những cây rừng to/ Về nơi đây ta xây dựng nhà/ Dựng làng mới cho dân ta về/ Dựng nhà mới cho miền quê”.


    Dân Ta Vẫn Sống - TCS

    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

  18. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  19. #10
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.669 Times in 4.450 Posts
    Ta Thấy Gì Dêm Nay - TCS - Khánh Ly hát

    + YouTube Video
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

  20. 3 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề
Trang 1/2 1 2 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình