Hiện kết quả từ 51 tới 54 của 54

Chủ đề: VIỆT SỬ GIAI THOẠI - tập 2

Threaded View

  1. #1
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.678
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.998 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2

    VIỆT SỬ GIAI THOẠI - tập 2

    VIỆT SỬ GIAI THOẠI - tập 2

    51 GIAI THOẠI ĐỜI LÝ

    Nguyễn Khắc Thuần
    NXB Giáo dục 2003
    Tái bản lần thứ tám
    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU
    01 - GỐC TÍCH LÝ THÁI TỔ
    02 - LÝ THÁI TỔ VỚI VIỆC DỜI ĐÔ
    03 - CÁI CHẾT CỦA ĐÀO KHÁNH VĂN
    04 - ĐIỀM BÁO TRƯỚC VIỆC VUA LÝ THÁI TÔNG RA ĐỜI
    05 - LOẠN TAM VƯƠNG
    06 - LÊ PHỤNG HIỂU VÀ SỰ TÍCH THÁC ĐAO ĐIỀN
    07 - ĐỀN THỜ THẦN NÚI ĐỒNG CỔ Ở THĂNG LONG
    08 - CHUYỆN SƯ HƯU VÀ HÒM XÁ LỊ
    09 - LÝ THÁI TÔNG XEM TƯỚNG ĐỂ XÉT VIỆC
    10 - CHUYỆN VUA LÝ THÁI TÔNG ĐI CÀY
    11 - VUA LÝ THÁI TÔNG VỚI VIỆC CHỐNG HÀNG NGOẠI
    12 - NỬA SAU ĐỜI HOÀNG ĐẾ LÝ THÁI TÔNG
    13 - ĐỨC ĐỘ CỦA VUA LÝ THÁNH TÔNG
    14 - CHUYỆN CON KỲ LÂN
    15 - SỰ TÍCH ĐỒNG BÔNG Ở TỪ LIÊM (HÀ NỘI)
    16 - CHÚT SĨ DIỆN ĐÁNG YÊU CỦA VUA LÝ THÁNH TÔNG
    17 - DƯƠNG THÁI HẬU VÀ 76 THỊ NỮ BỊ GIẾT HẠI
    18 - LÝ THƯỜNG KIỆT VỚI BÀI THƠ “NAM QUỐC SƠN HÀ”
    19 - VỤ ÁN LÊ VĂN THỊNH
    20 - CHUYỆN GIÁC HOÀNG
    21 - LƯỢC TRUYỆN VỀ Ỷ LAN
    22 - DI CHIẾU CỦA LÝ NHÂN TÔNG
    23 - LÝ LỘC VÀ LÝ TỬ KHẮC ĐUỢC THĂNG TƯỚC NHƯ THẾ NÀO?
    24 - VÌ SAO TRẦN NGỌC KHÁNH ĐƯỢC ĐỔI GỌI LÀ TRẦN THIỆN GIÁN ?
    25 - NHÂN CÁCH CỦA LÝ THẦN TÔNG
    26 - TỪ VĂN THÔNG ĂN HỐI LỘ
    27 - LÝ CÔNG BÌNH MẤT CÔNG TRẠNG
    28 - VỤ ÁN ĐỖ ANH VŨ
    29 - CÁI CHẾT CỦA NGUYỄN QUỐC DĨ
    30 - THÁI TỬ LÝ LONG XƯỞNG BỊ PHẾ
    31 - LÝ LONG TRÁT ĐƯỢC LẬP LÀM THÁI TỬ NHƯ THẾ NÀO?
    32 - CHIÊU LINH HOÀNG THÁI HẬU HỐI LỘ TÔ HIẾN THÀNH
    33 - MƯU PHẾ LẬP CUỐI CÙNG CỦA THÁI HẬU CHIÊU LINH
    34 - LÝ LONG XƯỞNG VỪA SỢ VỪA THẸN
    35 - SỰ VÔ TƯ VÀ TRUNG THỰC CỦA TÔ HIẾN THÀNH
    36 - NGUYỄN ĐA CẨM BỊ CẮN....
    37 - NHÀ SƯ XỨ TÂY VỰC VỚI PHÉP GIÁNG HỔ
    38 - LỜI CAN GIÁN CỦA TĂNG PHÓ NGUYỄN THƯỜNG
    39 - NHÂN CHUYỆN MẠC HIỂN TÍCH, BÀN VỀ CHUYỆN VIẾT SỬ
    40 - LÊ VÃN VỚI CHUYỆN CON TRÂU TRÈO LÊN CÂY MUỖM
    41 - LỜI QUAN HOẠN PHẠM BỈNH DI
    42 - NỖI NHỤC BẠI TRẬN CỦA ĐỖ THANH VÀ PHẠM DIÊN
    43 - NGUYỄN BẢO LƯƠNG TRẢ THÙ ĐÀM Dĩ MÔNG
    44 - CHUYỆN ANH PHƯỜNG TRÒ VŨ CAO CAN NGĂN VUA
    45 - CHUYỆN BẠO GAN NÓI LÁO CỦA TRẦN TÚC VÀ NGUYỄN DƯ
    46 - CHÂN TƯỚNG PHẠM DU
    47 - CUỘC NÁO LOẠN KINH THÀNH NĂM KỈ TỊ (1209)
    48 - TRIỀU LÝ THOÁT NẠN NHỜ SỰ MAY MẮN CỦA LIỆT HẦU CAO KHA
    49 - ĐÀM DĨ MÔNG BỊ HẶC TỘI
    50 - TÌNH NGHĨA VỢ CHỒNG CỦA VUA LÝ HUỆ TÔNG
    51 - KẾT CỤC CỦA TRIỀU LÝ
    NIÊN BIỂU TRIỀU LÝ
    LỜI CHÚ CUỐI SÁCH

    LỜI NÓI ĐẦU

    Thuở mới cắp sách đến trường làng, cũng như bao bạn bè cùng trang lứa khác, tôi từng say mê đọc đi đọc lại sách Cổ học tinh hoa. Đúng là mỗi tuổi có một cách đọc và cách cảm nhận khác nhau. Hồi ấy, chúng tôi chuyền tay nhau xem đến nhàu nát cả sách, vậy mà thật là buồn cười, bởi chúng tôi chẳng hề để ý xem tác giả là ai, cũng không sao nhớ nổi những mẩu chuyện hấp dẫn kia vốn có xuất xứ từ đâu, đến cả nhân vật và sự kiện, chúng tôi cũng lẫn từ chuyện này sang chuyện kia, nhầm từ thời này sang thời nọ. Hình như chúng tôi bị cuốn hút đến mê mẩn bởi một cái gì đó ở phía sau những trang sách chứ không phải là ở giữa những hàng chữ in để đọc. Sau vì tuổi trẻ hiếu sự, ưa bày trò đố nhau, tôi đọc kĩ lại cả bìa sách mới biết Cổ học tinh hoa là của hai cụ Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân, còn những chuyện trong sách ấy đều có gốc tích từ thư tịch cổ của Trung Quốc. Hậu sinh vô tâm nhưng vẫn chan chứa lòng thành, xin hương hồn hai cụ vì thương mà rộng tình tha thứ.

    Hồi ấy có người bảo tôi rằng đó là sách dạy đạo lí cổ, sách dạy làm người. Ngày lại ngày, thầy giáo vẫn dạy chúng tôi rằng tiên học lễ, hậu học văn. Lễ nghĩa thầy dạy hồi ấy là những gì rất cụ thể, đại loại như cách mời chào, cách cư xử với người trên kẻ dưới sao cho phải phép... còn khái quát lại, hỏi đạo lí là gì thì chúng tôi đành chịu. Có người bảo đó là sách dạy triết lí cổ của Trung Hoa. Tuổi thơ cạn nghĩ, tôi không hình dung được, tại sao trên đời này lại có môn học chất chứa toàn những lí sự như vậy, cho nên, tôi cũng chẳng mấy để tâm đến điều này. Lại cũng có người nói đó là sách dạy sử, trích lục từ sử sách của Trung Quốc. Thực long, tôi chẳng hể nghĩ rằng sẽ có ngày làm nghề dạy sử và nghiên cứu lịch sử như hôm nay, nên hồi ấy, tôi không chút lưu tâm đến giá trị sử học của sách
    Cổ học tinh hoa.

    Bước vào tuổi trung niên tôi mới vỡ lẽ là đọc
    Cổ học tinh hoa mà không thấm thía ý nghĩa đạo lí, giá trị triết lí và lịch sử, thì cũng kể như chưa đọc vậy. Và thế là tôi đọc lại. Có những quyển sách hợp với mọi người và tồn tại mãi với mọi thời. Cổ học tinh hoa có lẽ là sách thuộc loại ấy. Chúng ta có thể tìm thấy ở đây nhiều điều bổ ích, không phải chỉ vỏn vẹn có ba lĩnh vực như tôi vừa nói trên.

    Thế rồi cách nay hơn hai mươi năm, nghĩa là ngót nửa thế kỉ sau khi
    Cổ học tinh hoa xuất hiện, Nhà xuất bàn Sống Mới cho ra mắt bộ Ôn cố tri tân của Mộng Bình Sơn. Hồi đó, tôi có may mắn được đọc ngay khi sách vừa phát hành, lòng những vì thích thú mà mong sẽ có lần được hội kiến Mộng Bình Sơn tiên sinh, nhưng mãi đến hôm nay, ước nguyện nhỏ ấy vẫn chưa đạt được. Hồi ấy, thị trường sách vở Sài Gòn ra sao, không nói, có lẽ chúng ta cũng hình dung được. Giữa lúc trăm sự đảo lộn, văn hóa xô bồ mà bỗng dưng có một Mộng Bình Sơn âm thầm theo bước các cụ Ôn Như và Tử An, góp phần sửa đức thời loạn bằng cách giới thiệu những chuyện hay lấy từ Bắc sử, quả là đáng trân trọng lắm. Bởi lẽ ấy, sự đồng cảm sâu sắc mà tôi lặng lẽ dành riêng cho Mộng Bình Sơn tiên sinh, hơn hai chục năm rồi vẫn còn nguyên vẹn.

    Đọc sách mà chỉ cốt tìm cái dở của sách là điều tối kị. Tôi không bao giờ nghĩ rằng
    Cổ học tinh hoa Ôn cố tri tânlà những bộ sách hoàn hảo, song, lòng kính trọng đối với người viết sách khiến tôi chú tâm tiếp nhận cái hay. Vả chăng, Hán học tàn tạ đã từ lâu, nay nào có mấy ai đọc nổi cổ thư mà dám chê người cần mẫn đọc cổ thư để viết sách. Tuy nhiên, bởi là người giảng dạy sử học ở bậc đại học và cao học, tôi thường phải trả lời những câu hỏi rất khó của những người ngưỡng mộ truyền thống cha ông, từ nhiều nơi gởi về. Chính những câu hỏi đó khiến tôi nhận ra một điều rất đáng quan tâm, ấy là Cổ học tinh hoa và Ôn cố tri tân (cùng một vài sách khác), tuy rất hay, hàm chứa nhiều giá trị rất độc đáo, nhưng tất cả những chuyện trong sách ấy, từ bối cảnh, sự kiện đến nhân vật... đều là của Trung Quốc. Có cái gì đó nửa gần nửa xa, thật khó nói.

    Không ít người của thế hệ sau, do chỉ có thể đọc được các bản in chữ quốc ngữ những sách nói trên, cho nên cứ đua nhau trích đi dẫn lại, vô tình cổ vũ cho sự sùng ngoại vốn dĩ đã từng phảng phất, lẩn quất đâu đây. Lẽ đâu, tổ tiên ta chỉ giỏi đánh giặc, còn tư tưởng, triết lí, đạo đức… tất cả chẳng cần bận tâm, bởi đã có khuôn mẫu của Trung Quốc rồi. Đọc kĩ sử cũ, tôi thấy chừng như không phải vậy. Để kiểm nghiệm xem suy nghĩ của mình đúng sai thế nào, suốt năm này tháng nọ, tôi vừa đọc vừa ghi, sau, giật mình đếm được ngót sáu trăm chuyện, mỗi chuyện có một sắc thái và ý nghĩa riêng. Làm sao tôi có thể vô lễ, tự ví mình với Ôn Như, Tử An và Mộng Bình Sơn, nhưng quả là những chuyện của cha ông ta xưa mà sử cũ ghi được, không thể nói là kém những chuyện xưa của Trung Quốc.


    Mỗi lần lên lớp hay có dịp thuyết trình đó đây, thỉnh thoảng tôi vẫn lấy những chuyện này ra kể. Gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng đã giúp tôi giới thiệu những bài viết nhỏ này. Nhân đây, tôi xin có lời chân thành cám ơn, đặc biệt là với cố nhà văn Huỳnh Bá Thành (Tổng biên tập báo Công An thành phố Hồ Chí Minh), nữ nhà báo Thể Thanh (Tổng biên lập báo Phụ Nữ thành phố Hồ Chí Minh) cùng các bạn Việt Bình, Ngọc Hiên và P han Chi ở Câu lạc bộ Tuổi trẻ (đài Tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh).


    Trước khi cầm bút viết bộ sách này, tôi tự đặt cho mình ba nguyên Tắc. Một là phải ghi rõ xuất xứ của từng chuyện, thật gọn gàng nhưng cũng phải thật đầy đủ. Khi đọc, hiển nhiên là tôi phải ghi chép và đối chiếu nhiều thư tịch cổ khác nhau, nhưng khi ghi xuất xứ, tôi chỉ ghi thư tịch nào dễ tra cứu nhất mà thôi. Hai là, chuyện lấy từ sử cũ thì hãy để sử cũ trình bày là chính, tôi chỉ góp thêm lời bàn khi xét thấy cần thiết. Thêm bớt văn bản hay bóp méo văn bản theo ý tưởng hiện đại là xuyên tạc cổ nhân, đạo lí không cho phép tôi làm như vậy. Ba là, để người đọc dễ nhớ, tôi cố gắng viết thật ngắn, quyết không viết chuyện nào dài tới một ngàn chữ.


    Cuối cùng, xin chân thành cám ơn Nhà xuất bản Giáo dục đã dành cho tôi sự ưu ái đặc biệt bằng cách cho in và phát hành rộng rãi bộ sách này. Tôi đã viết lời bàn về từng mẩu chuyện cụ thể, còn lời bàn về sách này xin kính nhường bạn đọc gần xa.


    Thành phố Hồ Chí Minh.
    Hè 1992

    NGUYỄN KHẮC THUẦN

  2. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình