+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 39

Chủ đề: VIỆT SỬ GIAI THOẠI - tập 4

Hybrid View

  1. #1
    Avatar của buixuanphuong09
    Bạn Tri Kỷ
    Hiện Đang :    buixuanphuong09 đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Tuổi: 85
    Bài gửi : 49.678
    Thanks
    38.391
    Thanked 102.998 Times in 33.572 Posts
    Blog Entries
    2
    32 – TIẾT THÁO CỦA TRÙNG QUANG ĐẾ, ĐẶNG DUNG, NGUYỄN CẢNH DỊ VÀ NGUYỄN SÚY

    Tháng chạp năm Quý Tị (1413) quân Minh đập tan hoàn toàn lực lượng của Trùng Quang Đế Trần Quý Khoáng. Toàn bộ các lãnh tụ của phong trào yêu nước này đều bị giặc bắt và tất cả đều đã anh dũng hi sinh. SáchKhâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 12, tờ 40) chép rằng :
    “Từ khi quân của Hoàng đế Quý Khoáng thất trận, phải ẩn náu trong rừng, tàn quân không sao tập hợp lại được nữa. Cảnh Dị và Đặng Dung muốn chạy sang Tiêm La (tức Thái Lan ngày nay - ND) nhưng (Trương) Phụ đuổi theo, bắt được. Cảnh Dị mắng chửi Phụ rằng :
    - Chính ta muốn giết mày, bây giờ lại bị mày bắt !
    (Cảnh Dị) mắng chửi mãi không nghỉ miệng, (Trương) Phụ bèn đem giết rồi lấy gan ăn. Đế Quý Khoáng chạy sang Lão Qua (đất Lào ngày nay - ND), Nguyễn Súy chạy đến Minh Linh (Quảng Bình - ND) cũng đều bị quân Minh bắt".
    Tháng tư năm Giáp Ngọ (1414), Trương Phụ giải Trùng Quang Đế Đặng Dung và Nguyễn Súy về Trung Quốc. Cũng sách trên (tờ 41) đã chép lại việc áp giải vua tôi Trùng Quang Đế, kèm theo lời phê của các sử gia trong quốc sử quán triều Nguyễn như sau :
    “Trương Phụ bắt được Hoàng đế Quý Khoáng cùng (các bề tôi là) (Đặng) Dung, (Nguyễn) Súy, bèn dẫn quân về Đông Quan (tức Hà Nội - ND) rồi sai người đưa vua tôi Quý Khoáng về Yên Kinh (Trung Quốc - ND). Dọc đường, Hoàng đế Quý Khoáng nhảy xuống sông mà chết, (Đặng) Dung cũng nhảy theo, duy chỉ (Nguyễn) Súy bị người lính canh bắt lại. Súy bèn ngày ngày cùng người lính canh đánh cờ, dần dà làm thân, sau lấy bàn cờ đánh chết người lính canh, rồi cũng nhảy xuống sông mà chết.

    Lời phê :

    Lúc đầu, đời Trấn may mà gặp Thoát Hoan nhà Nguyên; lúc cuối, đời Trần không may mà gặp Trương Phụ nhà Minh, sự được thua hưng suy vừa do ở trời vừa do ở người. Nhưng, vua tôi biết chết theo xả tắc, làm sảng tỏ đến ngàn đời”. (Câu này ý nói Thoát Hoan kém cỏi còn Trương Phụ thì có tài. Lời phê này chưa thật thỏa đáng, tuy nhiên tôn trọng nguyên bản chúng tôi xin dịch như vậy - ND).

    Lời bàn :

    Trùng Quang Đế cùng Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Súy và nhiều bậc tướng tài giàu lòng trung nghĩa khác, đã sống một cuộc đời quả cảm, ngang dọc tung hoành, tỏ cho quân Minh biết thế nào là hào kiệt nước Nam.
    Đến khi thế cùng lực kiệt, họ cam chịu nỗi đau của người bại trận và trút bỏ xác phàm để bước vào thế giới vĩnh cửu của sự tôn nghiêm mà hậu thế muôn đời trân trọng dành cho họ.
    Ngọn đèn sắp tắt bao giờ cũng lóe sáng lên một lần cuối cùng, nhà Trần như ngọn đèn cạn dầu tàn bấc từ cuối thế kỉ XIV, đến đây, hoạt động của Giản Định Đế và Trùng Quang Đế kể cũng như là lần lóe sáng cuối cùng vậy.

  2. Thành viên dưới đây cảm ơn buixuanphuong09 vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình