+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 3 của 3

Chủ đề: CẢM NGHĨ VỀ NHỬNG BÀI THƠ TÌNH BẠN ĐỌC TRÊN BÁO KIẾN THỨC GIA ĐÌNH

Hybrid View

  1. #1
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    hoanggiao đang ẩn
    Tham gia ngày : Feb 2014

    Tuổi: 63
    Bài gửi : 4.458
    Thanks
    30.429
    Thanked 29.986 Times in 4.483 Posts
    Blog Entries
    1


    CẢM NGHĨ VỀ BÀI CA VỠ ĐẤT CỦA HOÀNG TRUNG THÔNG
    (Bài in trên báo KTGĐ - VĂN SỐ XUÂN 2001)

    Trong những năm kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) đã có rất nhiều nhà thơ có những bài thơ giá trị nói về tình cảm kháng chiến, về những con người vừa sản xuất vừa chiến đấu. Đây là thời kỳ “toàn dân kháng chiến”, tất cả cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đô hộ đất nước ta. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, vào những năm đầu của cuộc kháng chiến (1948), “Bài ca vỡ đất” của Hoàng Trung Thông ra đời phản ánh tinh thần kháng chiến, lao động sản xuất của người nông dân áo vải “đầu đội trời, chân đạp đất” rời quê ra đi mở đất làm ruộng khai hoang trên các miền đồi núi cằn khô. Vì sự sống tốt lành, vì nền độc lập dân tộc, vì cuộc kháng chiến vĩ đại của toàn dân. “Bài ca vỡ đất” là một bài thơ rắn rỏi về tinh thần lao động sản xuất của những người đi khai hoang đem lại cơm no áo ấm và những con người này đã làm nên hạt gạo, nguồn lương thực để tiếp tế ra tiền tuyến ăn no đánh giặc.
    “Chúng ta đoàn áo vải
    Sống cuộc đời rừng núi bấy nay
    Đồng xanh ta thiếu đất cày
    Nghe rừng lắm đất lên đây với rừng”

    Mở đầu bài thơ nghe xôn xao một niềm hi vọng về một vùng đất mới.
    Và đây là những con người áo vải giản dị ấy đang cùng chung sức chăm chút từng mầm sống hồi sinh trên mảnh đất khô:
    “Tháng ngày ta góp sức chung
    Vun từng luống đất cuốc từng gốc cây”

    Những câu thơ biểu hiện tình đồng đội đoàn kết, gắn bó tận tũy quên mình với đất.
    Và đây nữa:
    “Đường xa ta tới đây
    Trên đồi cây khát nắng
    Giữa hai hàng xuống vắng
    Đoàn ta vui cấy cày”

    Câu thơ bỗng ngắn lại, thú vị, ta như nghe tiếng cười vui rộn rã trên cánh đồng “khát nắng” , niềm lạc quan bất tận của nhửng con người mang niềm tin quyết chiến quyết thắng, niềm tin ấy có từ “bàn tay lao động” của người:
    “Bàn tay lao động
    Ta gieo sự sống
    Trên từng đất khô


    Bàn tay cần cù
    Mặc dù nắng cháy
    Khoai trồng thắm rẫy
    Lúa cấy xanh rừng
    Hết khoai ta lại gieo vừng
    Không cho đất nghỉ không ngừng tay ta”

    Bàn tay con người làm nên tất cả, câu thơ rắn rỏi tràn đầy nhiệt huyết: “Bàn tay lao động/ Trên từng đất khô”.
    Thật là hay! Sự sống như đang nảy mầm sinh sôi kết trái. Điều kỳ diệu của đôi tay ta là “biến sỏi đá thành cơm gạo”, sự sống được phát triển tồn vinh cũng là nhờ bàn tay cần cù của con người.
    “Suối chảy quanh ta
    Tiếng suối ngân nga
    Hòa theo gió núi
    Chim reo trong lá
    Hòn đá treo leo...”

    Nhình cảnh người lao động, suối cũng phải hòa reo theo bước chân người, chim reo, gió reo, tất cả hòa lại thành một bản nhạc tươi vui, phấn khởi, bài ca về sức mạnh của con người. Những câu thơ giàu hình ảnh sống động biểu hiện niềm tin vào chiến thắng của tuổi trẻ dạt dào sức sống.
    “Ngày còn dài còn dai sức trẻ
    Cuốc càng khỏe
    Càng dễ cày sâu
    Hát lên! Ta cuốc cho mau
    Nhanh tay ta cuốc ta đào đất lên
    Bàn tay ta làm nên tất cả
    Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

    Thật tuyệt vời cái tuổi trẻ của Hoàng Trung Thông, mà sao nó mạnh mẽ đến thế, mà sao nó lạc quan đến thế, sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh này? Ở con người ấy có gì là họ không làm được? Chúng ta tin ở họ. Và cuối cùng đây kết quả gặt hái của họ:
    “Ta vui mùa lúa thơm
    Ta mừng ngày quả chín
    Gửi ra người tiền tuyến
    Diệt quân thù gối đất nằm sương”

    Thành quả của bàn tay lao động đã được thu về là nguồn lương thực dồi dào nuôi sống con người, và là nguồn lương thực tiếp vận ra tiền tuyến ăn no diệt quân thù.
    “Máu ai nhuộm thắm sao vàng
    Mồ hôi ta đổ xuống hàng rau tươi
    Rừng xanh xanh cả máu người
    Còn mùa lúa tốt còn tươi áo chàm”

    Bài thơ kết thúc như một lời kết giao thắm tình giữa tiền tuyến và hậu phương. Con người kháng chiến vừa chiến đấu vừa sản xuất vừa tự tin vào chính mình, thơ kháng chiến biểu hiện tính cao cả của tâm hồn, tràn đầy sih lực niềm tin. Lòng tin ở mình, tình yêu đối với con người lao động chân chính. “Bài ca vỡ đất” của nhà thơ kháng chiến Hoàng Trung Thông là một bài ca lao động, ca ngợi con người lao động và tinh thần kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta, cuộc kháng chiến chính nghĩa.. Bài thơ mang niềm tin tất thắng vào khả năng của chính mình trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược. Bài thơ đã có từ lâu và vẫn còn giá trị mãi đến hôm nay.

    02/12/2000
    Hoàng Giao
    (Bút danh Hà thu Quỳnh)
    (Bài in trên báo KTGĐ - VĂN SỐ XUÂN 2001)




    http://vnthihuu.net/image.php?type=sigpic&userid=60789&dateline=140742  1116

  2. Thành viên dưới đây cảm ơn hoanggiao vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình