+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 6 của 6

Chủ đề: ĐỒNG DAO [ THẢ ĐĨA BA BA ]

Hybrid View

  1. #1
    Bạn Thâm Giao
    Hiện Đang :    huyba đang ẩn
    Tham gia ngày : Jun 2015

    Bài gửi : 378
    Thanks
    171
    Thanked 2.109 Times in 366 Posts
    Blog Entries
    113

    Đồng dao (6) Kéo cưa lừa xẻ[

    Đồng dao (6)
    Kéo cưa lừa xẻ


    Đồng dao có khối chuyện, nhưng tôi muốn kết thúc câu chuyện đồng dao ở bài Kéo cưa lừa xẻ. Bài đồng dao đơn giản nhất, tối giản nhất. Ai thời trẻ con cũng được bố mẹ, anh chị chơi trò này. Nắm hai tay nhau trong tư thế ngồi, đưa đi đẩy lại. Nói: "Kéo cưa lừa xẻ, ông thợ nào khỏe, thì về ăn cơm vua, ông thợ nào thua, thì về bú tí mẹ"
    Không có câu chuyện đời sống nào được kể cho trẻ con hay hơn cách truyền đạt bài Kéo cưa lừa xẻ. Cuộc sống dù là chiến tranh hay hòa bình, đều có quy luật của kéo cưa lừa xẻ. Thần nhãn của bài đồng dao ở chữ "lừa", nó sẽ đi vào tiềm thức của trẻ một cách tự nhiên, như thể chỉ là một từ để lấy vần vô thưởng vô phạt. Mật mã của bài đồng dao là câu "bú tí mẹ". Kiểu như sau này các văn sĩ triển khai ra, con đi góc biển chân trời, thất tình hay thất bại thì lại về với mẹ. Nhưng dân gian nói rõ rằng, thua thì về bú tí mẹ. Vừa hợp với tuổi thơ, vừa hợp với tuổi... già.
    Hồi bé tôi được bố tôi và các ông già thế hệ ấy nói rằng, bài này nói về hai người chung một bà mẹ, một người làm vua,một người chống lại, ai thắng thì làm vua, ai thua đáng lẽ làm giặc, bị xử trảm, nhưng người thua lại được tha, vì cùng bú tí mẹ. Đây là cách giảng giải đặc sắc, nói lên được lòng vị tha của ông vua, giáo dục tính thân ái của tình anh em ruột thịt.
    Truyền khẩu có đặc điểm diễn giải, lý luận đơn giản, không cụ thể, cứ nói "có một người" và kể hành trạng chung chung. Sau này, tôi tra sách, thấy câu chuyện đời Trần của Trần Liễu, Trần Cảnh đúng là như thế. Trần Liễu vì hiềm khích hôn nhân, bị Thủ Độ ép bỏ vợ cho em Trần Cảnh, hứa con đẻ ra thì cho làm vua, nhưng Thủ Độ thất hứa, Trần Liễu bèn cất quân đánh lại triều đình, nhưng tất nhiên bị thua. Liễu lấy thuyền nhẹ lẻn trốn lên thuyền rồng của em để xin hàng. Thủ Độ tuốt gươm xông vào định chém chết, tội khi quân không tha. Nhưng Trần Cảnh che cho anh. Thủ Độ tức quá vứt gươm, nói: Hóa ra ta chỉ là chó săn cho anh em nhà mày. Trần Liễu thua, đành bú tý mẹ. Trần Cảnh cứ việc ăn cơm vua.
    Tuy nhiên, có lẽ câu chuyện đời cuối Lý, đầu Trần có vẻ là câu chuyện ứng nghiệm có lý hơn. Đoàn Thượng có mẹ là vú nuôi của Lý Huệ tông. Hai người cùng bú một cái tý. Sau Đoàn Thượng nổi quân chống lại Huệ tông, là do vua Lý bị nhà họ Trần điều khiển. Khi đó, còn có thế lực Nguyễn Nộn nữa, hình thành thế tam quốc chống Trần. Trần Thủ Độ dùng kế "cùng bú tí mẹ" để lấy danh Huệ tông dụ dỗ Đoàn Thượng, dùng dằng qua nhiều năm, kéo cưa lừa xẻ, cho đến khi nhà Lý mất, Thủ Độ mới thuyết phục được Đoàn Thượng hàng. Cuối cùng, Thượng thua, về bú tý mẹ, còn nhà Trần thắng về ăn cơm vua...
    Thực sự bài Kéo cưa lừa xẻ đơn giản thế thôi, nhưng là quy luật có thể ứng nghiệm tương lai như bài sấm. Chắc là lịch sử có thời, hai phe cứ kéo cưa, lừa lọc nhau, rồi anh thua cũng như anh thắng, khi chết đến đít, ra tòa rồi vẫn nói trung thành với... mẹ già dân tộc. Bạc Hy Lai bị xử chung thân, vấn bảo tôi trung thành với bầu vú Đảng vĩ đại. Hi hi ha ha.
    Kéo cưa lừa xẻ... bài đồng dao đơn sơ mà vĩ đại.

    N.X.H

  2. Thành viên dưới đây cảm ơn huyba vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề

Từ khóa (Tag) của chủ đề này

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình