Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 12

Chủ đề: Nhạc sĩ Hoàng Nguyên - Cuộc đời đầy trắc ẩn

Threaded View

  1. #1
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.672 Times in 4.450 Posts

    Nhạc sĩ Hoàng Nguyên - Cuộc đời đầy trắc ẩn

    NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN


    Nhạc sĩ được coi là người đội vương miện nhan sắc cho Đà Lạt qua ca khúc "Ai lên xứ hoa đào" này có cuộc đời với nhiều câu hỏi chưa được giải đáp, kể cả cái chết của ông
    Trong lứa nhạc sĩ đầu tiên xuất hiện tại Sài Gòn sau Hiệp định Genève, với giai điệu mang tiết điệu boléro, người ta thường nhắc tới Hoàng Nguyên. Không chỉ viết theo tiết điệu boléro, ca khúc Hoàng Nguyên thời bấy giờ được ưa chuộng vì ông là người đã sử dụng tiết điệu này để viết về xứ Đà Lạt mộng mơ. Đó là "Ai lên xứ hoa đào" và "Bài thơ hoa đào" nổi tiếng. Ông được coi là người đội vương miện nhan sắc cho Đà Lạt.

    Sớm mê nhạc - họa

    Nghe ca khúc Hoàng Nguyên viết về Đà Lạt, ai cũng nghĩ tác giả hẳn là người sinh ra và lớn lên ở đấy nhưng hoàn toàn không phải vậy.

    Hoàng Nguyên tên khai sinh là Cao Cự Phúc, sinh năm 1930 tại xã Diễn Bình, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

    Hoàng Nguyên mê nhạc và họa từ nhỏ. Ông học trường huyện (nay là Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn), lúc ấy Nghệ An thuộc vùng tự do Khu Bốn. Bởi thế, ông từng được học nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương từ Huế ra tham gia Toàn quốc kháng chiến.

    Năm 1948, Hoàng Nguyên nhập ngũ và tham gia Văn Công quân đội ở Khu Bốn.

    Số phận nổi trôi

    Sau Hiệp định Genève, Hoàng Nguyên lên Đà Lạt, dạy học tại Trường Tư thục Tuệ Quang thuộc chùa Linh Quang ở khu số 4 do Thượng tọa Thích Thiện Tấn làm hiệu trưởng. Hoàng Nguyên dạy môn Việt văn và nhạc. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là học trò của Hoàng Nguyên lúc đó.

    Những năm tháng ở Đà Lạt, Hoàng Nguyên đã viết "Ai lên xứ hoa đào" và "Bài thơ hoa đào". Hai nhạc phẩm này đã ngay lập tức đi vào kinh điển và trở thành 2 trong 3 ca khúc hay nhất về Đà Lạt thời ấy Năm 1956, Hoàng Nguyên bị nghi vấn có hoạt động chống chính phủ quốc gia vì khi tư gia bị khám xét, cảnh sát tìm được bản "Tiến quân ca" của Văn Cao. Bởi vậy, ông bị bắt và đày ra Côn Đảo.

    Ở Côn Đảo, Hoàng Nguyên được chúa đảo mến mộ, đưa về tư gia dạy nhạc và Việt văn cho con gái. Không ngờ, lửa tình giữa chàng nhạc sĩ và ái nữ chúa đảo (19 tuổi) bùng cháy mãnh liệt. Cuộc tình ấy đã cho kết quả là ái nữ chúa đảo mang thai. Chúa đảo đã buộc Hoàng Nguyên phải hợp thức hóa chuyện tình thành chuyện trăm năm và hứa trả tự do cho ông. Như lời hứa của chúa đảo, nhạc sĩ được trả tự do về lại Sài Gòn, vừa dạy học ở Trường Tư thục Quốc Anh vừa sáng tác.

    Năm 1961, Hoàng Nguyên theo học tại Đại học Sư phạm Sài Gòn, ban Anh văn. Trong thời gian học đại học, do sớm nổi tiếng, Hoàng Nguyên quen biết Thị trưởng TP Phan Thiết tên là Phạm Ngọc Thìn. Vợ thị trưởng này là nữ diễn viên Huỳnh Khanh, vì mến mộ tài năng Hoàng Nguyên nên nhận ông là em nuôi và nhờ ông dạy kèm cô con gái Phạm Thị Ngọc Thuần. Lại thêm một lần thầy trò yêu nhau. Lần này thì Hoàng Nguyên trở thành con rể của thị trưởng Phan Thiết. Ca khúc "Thuở ấy yêu nhau" ra đời vào năm tháng ấy.

    Bên cạnh ca khúc về Đà Lạt, Hoàng Nguyên còn có ca khúc "Tà áo tím" viết về Huế cũng rất nổi tiếng.



    Câu hỏi lớn chưa lời đáp

    Năm 1965, Hoàng Nguyên bị động viên vào quân đội Sài Gòn và được nhạc sĩ Anh Việt giao chủ trì ban nhạc "Hương thời gian" thu hút khá nhiều khán giả. Mặc áo lính nhưng Hoàng Nguyên thường viết tình ca.
    Tương truyền, khi sống, Hoàng Nguyên là người mô phạm và đức độ. Nhưng vì nhiệm vụ, ông đã phải có những mối quan hệ với nhiều người, trong đó có những nữ ca sĩ, khiến bà Hoàng Nguyên nhiều khi rầu lòng. Song, làm sao ông có thể giải thích rõ cho bà hiểu được. Riêng về âm nhạc, ông và bạn bè cùng trang lứa đã đóng góp trong việc phát triển dân nhạc, do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ khởi xướng, thông qua việc "Việt hóa" tiết điệu boléro.

    Hoàng Nguyên ra đi quá sớm, ở tuổi 43, khi đang sáng tác sung sức, để lại vợ và 3 người con

    Hoàng Nguyên là một số phận đầy trắc ẩn sau những giai điệu dìu dặt du dương mà ông để lại cho đời. Có lẽ trong lòng những người yêu nhạc sẽ mãi mãi vang vọng những giai điệu kỷ niệm của một thời. Dù Hoàng Nguyên đã ra đi từ 45 năm trước nhưng tôi tin tài hoa của ông đã và sẽ đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam chúng ta nhiều thế hệ nữa.

    Di sản âm nhạc đáng tự hào

    Nhạc phẩm của Hoàng Nguyên được hát trên các sàn diễn nhiều năm qua, nhất là từ thời mở cửa, đổi mới: "Ai lên xứ hoa đào",
    "Bài tango cho riêng em",
    "Bài thơ hoa đào",
    "Cho người tình lỡ",
    "Đà Lạt mưa bay",
    "Đàn ơi xa rồi",
    "Đi giữa quê hương",
    "Đừng trách gì nhau",
    "Đường nào em đi",
    "Đường nào lên Thiên Thai",
    "Duyên nước tình trăng",
    "Em chờ anh trở lại",
    "Gió trăng ngàn",
    "Hương thu về",
    "Lá rụng ven sông",
    "Nước mắt đêm xuân",
    "Sao em không đến",
    "Tà áo tím",
    "Thuở ấy yêu nhau"...
    Anh Đi Mai Về - Anh Đi Về Đâu - Sao Em Không Đến - Tôi Sẽ Về Thăm Em

    "Người về thiên cổ vương Đà Lạt/ Tà áo tím chiều Huế mộng mơ/ Châu Diễn cố hương không phai nhạt/ Hồn phách bay về trong nắng mưa".

    Nguyễn Thụy Kha
    (Báo Người Lao Động)

  2. Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình