+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 9 của 9

Chủ đề: Sức khỏe

Hybrid View

  1. #1
    Bạn Chí Thân
    Hiện Đang :    Trần Đức Quang đang ẩn
    Tham gia ngày : Oct 2012
    Đến từ : Cyprus

    Bài gửi : 704
    Thanks
    4.555
    Thanked 5.086 Times in 705 Posts
    Blog Entries
    1

    Sức khỏe

    THẦN DƯỢC - CHỮA BÁCH BỆNH ! ???
    Trước hết phải nói ngay rằng, cái mà ở đây gọi là “Thần Dược” không phải lên núi cao hay xuống biển sâu mới tìm được nó, mà ngay trong vườn hay bất cứ chợ nào cũng có và thường bán rất rẻ, người nghèo nhất cũng mua được. Xin nói mau đó là: Trái Thơm (T) – Cà Chua (C) – và Chuối Sứ (C).Người Bắc gọi là Chuối Tây,người Trung gọi là chuối Mốc. Không ai tưởng tượng nổi ba loại trái cây rẻ tiền nầy lại có thể trở thành Thần Dược và chữa được Bách bệnh. Thật vậy, Thơm ,Cà Chua và Chuối là ba loại trái cây hết sức bình thường, nhưng khi chúng được kết hợp lại thì nó trở thành hết sức phi thường, có thể phòng và chữa được rất nhiều bệnh, trong đó các bệnh thuộc Bộ Tiêu Hóa là hiệu quả cao nhất và nhanh nhất. Tính khoa học của nó, ở đây ta chỉ có thể hiểu đại khái: Cơ thể con người là cả một hệ thống ống dẫn, trong đó các ống lớn là ruột non, ruột già, khí quản, thực quản, động mạch, tỉnh mạch v.v… Bệnh tật của con người đa phần đều do các ống dẫn tắc nghẽn, giống như khi ống cống bị nghẹt thì sẽ có đủ thứ chuyện phiền toái. Chất Acid trong Thơm và Cà Chua được coi là chất “thông cống” có khả năng khai thông tất cả. Nhưng nếu chỉ dùng thuần Thơm và Cà Chua thì không thể chịu nổi, lợi bất cập hại, thậm chí có thể bị thủng Bao Tử. Acid muốn được trung hòa thì phải có chất kiềm, từ đó mới có thể ăn dùng được lâu dài. Trong các loại thực phẩm có chứa chất Kiềm chỉ có Chuối Sứ luộc là lí tưởng nhất vì nó có thể đáp ứng được một lúc rất nhiều nhu cầu. Ngoài nhu cầu chất Kiềm có tính quyết định, trong chuối Sứ còn có chất Ma-nhê giúp chống trầm cảm, chống Stress; nó cũng có chứa sinh tố B1 và B6. B1 chống tê phù và giúp ăn ngon miệng; B6 giúp làn da trở nên tươi sáng, săn chắc nõn nà…( sinh tố A và C trong Thơm và Cà Chua cũng góp phần làm nên việc thần kỳ nầy), đồng thời chuối Sứ còn là một trợ thủ đắc lực trong việc chữa trị các bệnh Viêm gan Siêu vi. Chưa hết Chuối Sứ luộc cũng có khả năng chữa được bệnh Viêm Loét Dạ dày và điều chỉnh những rối loạn bộ Tiêu Hóa. Một loại trái cây “siêu tuyệt vời “ như thế nếu được kết hợp với Thơm và Cà Chua, thiết nghĩ nó trở thành “Thần Dược” cũng là điều dể hiểu. Cũng cần nói thêm: Thơm và Cà Chua là hai loại trái cây có nhiều sinh tố A và C. Đây là hai loại sinh tố chống Oxy hóa hay trung hòa các gốc tự do rất hiệu quả! Đặc biệt Cà Chua nó góp phần tích cực trong việc điều chỉnh Bộ Tiêu Hóa, trợ tỳ và luôn làm cho ta lúc nào cũng ngon miệng. Thơm cũng vậy, nó luôn luôn là “khắc tinh” của mỡ thừa và các loại sỏi, gai… đồng thời nó cũng có thể chữa lành một trong các loại bệnh Kiết, vì thế trong dân gian mỗi khi bị bệnh Kiết liền ăn Thơm vào hy vọng “trúng bệnh” sẽ khỏi ngay. Dù Thơm khó có thể chữa lành tất cả bệnh Kiết lỵ, nhưng nhìn chung nó là người bạn đáng tin cậy đối với Bộ Tiêu Hóa nói riêng, cơ thể con người nói chung. Chưa hết trong Thơm còn có chất Noni như trong trái Nhàu, một chất giúp phòng và chữa được rất nhiều bệnh. Do đó, Thơm rất xứng đáng “chung lưng đấu cật” cùng Cà Chua với Chuối Sứ hình thành thế chân vạc, tạo nền móng vững chắc cho… “Thần Dược”
    Môt cây làm chẳng nên non,
    Ba cây chụm lại thành hòn núi cao.
    Câu ca dao nghe hợp tình, hợp cảnh làm sao! Ở đây ta thấy rằng “hòn núi TCC” cao hơn tất cả các nền y học Đông Tây kim cổ, trong đó triết lý “Thống bất thông, thông bất thống” được coi là nền móng vô cùng vững chắc. Với nền móng đó, “hòn núi TCC “ sẽ trơ gan cùng tuế nguyệt để “Thần Dược” mãi mãi là “Thần Dược” và dứt khoát không bao giờ có cái gọi là lờn thuốc”! Tất nhiên với sự góp mặt thường xuyên các sinh tố C thiên nhiên, các mạch máu sẽ dẽo dai, bền chắc,đồng thời khả năng đề kháng cũng luôn được phát huy cao độ. Phải nói rằng Đông y và Tây y đều biết rất rõ cái triết lý “Đau không thông, thông không đau”, nhưng thuốc men đã tỏ ra bất lực trong việc khai thông những ống lớn, ống nhỏ trong cơ thể,thành ra bệnh tật sẽ hành hạ con người dài dài cho đến ngày tận thế. “Thần Dược TCC” sẽ là vị “cứu tinh” đối với những ai biết phát huy lý trí và ý chí, kiên trì thực hành đến nơi đến chốn.
    Đó là phần lý thuyết và là phần tích cực ở đây chúng ta chỉ có thể hiểu một cách bình dân như vậy. Phần thực hành quan trọng hơn, vì hổn hợp TCC có trở thành “Thần Dược” hay không hoàn toàn tùy thuộc vào sự hiểu biết của mỗi bệnh nhân. Sở dĩ đòi hỏi bệnh nhân luôn luôn động não là vì tùy loại bệnh, tùy tình trạng bệnh mà hỗn hợp TCC phải biết gia giảm đúng mức và kịp thời, như thế mới hy vọng đẩy lùi được mọi bệnh tật.
    Thật vậy khi đã nắm vững” Dược tính” của ba loại trái cây quen thuộc này thì sự gia giảm không còn là vấn đề nan giải nữa. Ví dụ muốn chữa bệnh Dạ Dày thì lượng chuối luộc phải nhiều hơn lượng Thơm và Cà Chua.Trái lại nếu muốn phòng và chữa các bệnh: Béo phì, Cao huyết áp, Nhồi máu cơ tim, Tai biến, Sỏi thận, Hen suyễn, Thấp khớp… nói chung là những bệnh do dư Mỡ và Cholesterol gây ra, thì lượng Thơm và Cà Chua phải nhiều hơn, tất nhiên sẽ rất nhuận trường. Có thể nói, Acid trong Thơm và Cà Chua luôn là khắc tinh của Sỏi, Mỡ, Gai, Huyết khối và Cholesterol xấu và dường như chúng đã thề “không đội trời chung” với nhau. Đây là điều mà những bệnh nhân Béo phì,Tim mạch, Hiếm muộn, Sỏi thận, Gai cột sống, v v… nên hết sức lưu tâm! Kinh nghiệm rằng ăn dùng hổn hợp TCC thường rất dể chịu, kể cả lúc bụng đói, điều đó chứng tỏ nó rất phù hợp với quy luật sinh lý con người. Tính quy luật của nó là bất cứ người nào ăn dùng hổn hợp TCC cũng có thể phòng và chữa bệnh rất hiệu quả. Đặc biệt những người có Bộ Tiêu Hóa lộn xộn bất an… bảo đảm chỉ sau vài giờ ăn dùng hổn hợp TCC sẽ thấy trong bụng dể chịu ngay! Riêng người bị Kiết hoặc đi chảy thì chỉ dùng Chuối luộc, ăn luôn cả vỏ, Chuối xanh càng tốt (chuối sống). Luộc chín cho tí muối, ăn luôn cả nước lẫn cái, ăn vài lần sẽ cầm được và phân sẽ chặt lại ngay. Đây là kinh nghiệm dân gian rất lâu đời, đồng thời cũng là kinh nghiệm của bản thân tác giả. Riêng bệnh Táo bón phải dùng lượng Thơm và Cà Chua gấp đôi lượng Chuối, nhất là Chuối phải thật chin rục, bỏ vỏ ăn sống chứ không cần luộc.
    Nói chung nếu không có Thơm ngọt thì phải tìm Chuối thật chín mới có độ ngọt cao để trung hòa được cái chua của Thơm và Cà chua. Dù sao hổn hợp TCC cũng rất khó ăn vì độ ngọt của Chuối chín rục cũng không đủ để trung hòa làm cho “Thần Dược” hấp dẫn hơn. Có thể cho thêm đường, sữa hay mật ong (mật ong tốt nhất) vào hổn hợp nầy cho nó dể ăn hơn. Nên nhớ, không được cho quá nhiều, chỉ ngọt như sữa mẹ là tốt nhất. Nói vậy chứ ăn thuần hổn hợp TCC là tốt nhất và dùng cho những ai kiêng đường. Hãy luôn luôn theo dõi phản ứng cơ thể để điều chỉnh lượng Chuối sao cho có hiệu quả cao nhất!
    Cách chế biến:
    - Chuối Sứ bỏ vỏ xắt lát luộc với một tí muối
    - Thơm bỏ cùi băm nhuyễn.
    - Cà Chua dùng vỏ và hột (vì vỏ có chất tốt cho Tim, trong hột có chất tốt cho mạch máu).
    Tất cả cho vào máy xay sinh tố và một ít nước. Hổn hợp TCC là một dạng sinh tố, nên ăn mát không nên ăn lạnh – hay luộc cả 3 thứ ăn cũng tốt. Nên nhớ Thần Dược TCC phải ăn “trường kỳ kháng chiến” mới có thể phòng và chữa được nhiều bệnh nan y. Vì thế ăn phải cảm thấy ngon miệng và thích thú mới có thể áp dụng lâu dài. Có thể thay đổi cách ăn thế nầy: Chuối luộc sẳn bỏ vào tủ lạnh, Cà Chua và Thơm xay chung cho một tí muối và đường, cũng cất vào tủ lạnh. Khi nào muốn ăn thì ăn 1 trái Chuối, xong uống môt ly hổn hợp Thơm, Cà. Phải nhớ phòng bệnh luôn luôn tốt hơn trị bệnh! Đặc biệt người muốn phòng các bệnh: Béo phì, Huyết áp,Tiểu đường, Tai biến, Nhồi máu, Hen suyễn, Sỏi, Gai, Gout… thì chỉ cần mỗi buổi sáng ăn 01 ly Thần dược TCC cũng tạm đủ. Còn muốn chữa các bệnh nan y, phải “chữa cháy” bằng cách ăn thuần “Thần dược” thay cơm ít nhất phải trên ba tuần, may ra mới hy vọng đẩy lùi bệnh nan y và thần chết. Người bệnh phải ý thức rằng hổn hợp TCC đầy đủ các chất bổ, có thể ăn lâu dài mà không sợ suy dinh dưỡng, nhất là ăn với Sữa bò hoặc Mật ong. Cụ thể là ăn vào lúc nào cũng cảm thấy trong bụng rất dể chịu. Đây là một dạng ăn nhẹ nà có lẽ người bệnh nào cũng rất thích. Có thể ví Bộ Tiêu Hóa của con người giống như Bộ Lương Thực trong một Quốc Gia, mà nó bị suy yếu hoặc rối loạn thì cả Nước phải suy sụp dây chuyền, từ đó “ thù trong giặc ngoài” sẽ không ngừng nổi dậy làm loạn. Người có Bộ Tiêu Hóa tốt thì các cơ quan nội tạng sẽ không dể gì đau bệnh, đúng như quan niệm “có thực mới vực được đạo”. Gọi hổn hợp TCC là “Thần dược” vì nó có khả năng điều chỉnh thường xuyên Bộ Tiêu Hóa, nhờ đó con người lúc nào cũng ăn ngon ngũ khỏe, đồng thời lúc nào cũng lạc quan yêu đời.
    Nên nhớ rằng Acid trong Thơm và Cà Chua luôn luôn là khắc tinh của Mỡ thừa, vì thế khi ăn hổn hợp TCC, người bị Béo phì hoặc Tiểu đường nên bớt Chuối luộc đồng thời tăng gấp đôi Thơm , Cà Chua (sẽ nhuận trường đấy). Chúng ta biết rằng người bị Tiểu đường týp 2 là do Mỡ thừa bao vây, cô lập và vô hiệu hóa insulin. Khi bệnh nhân đưa “khắc tinh” vào hàng ngày thì Insulin sẽ được giải phóng, bệnh Tiểu đường sẽ tự miễn dịch một cách thần kỳ như có phép lạ! Người bị Béo phì cũng vậy, ngoài những bữa ăn chính, hãy ăn hổn hợp TCC lai rai cả ngày, sẽ thấy Mỡ thừa sẽ tan biến dần dần. Tuy chậm mà chắc, mưa dầm thấm sâu. Có lẽ tốt nhất mỗi ngày, ngoài những lần lai rai, sau mỗi bữa ăn chính nên ăn tráng miệng lưng chén “Thần dược” trước mắt : giúp tiêu hóa tốt các chất dầu mỡ và đồ nóng, lâu dài ta khống chế được các căn bệnh nêu trên. Người áp dụng theo phương cách phòng bệnh nầy, khi ngồi vào bàn ăn khỏi phải bận tâm bữa nay có canh rau gì hay không, vì với lưng chén ‘Thần dược” cũng đủ đáp ứng nhu cầu chất tươi làm cho mát ruột, mát gan, đầu tiên là mát miệng.
    Đối với một số người, hổn hợp TCC có thể không hấp dẩn lắm nhưng biết chắc rằng Thơm - Cà Chua – Chuối là ba loại trái cây chống Oxy hóa rất hiệu quả, nên dù có hơi dở cũng vẫn ăn hoài không biết chán, như thế mới là người có lý trí và ý chí chứ! Tất nhiên muốn trị bệnh phải ăn thuần hổn hợp TCC thay cơm ít nhất cũng phải được 05 ngày gọi là “tổng vệ sinh” sau đó mới ăn theo cách phòng bệnh sẽ thấy sức khỏe là cái gì luôn nằm trong tầm tay. Chú ý: nếu ăn vào mà trong bụng cảm thấy khó chịu thì nên tăng thêm lượng Chuối luộc, bảo đảm sẽ rất dể chịu và có thể ăn lâu dài được. Có người thắc mắc, những người gầy có dùng được hổn hợp TCC được không? Rất tốt! Nếu ở người mập, Acid trong Thơm và Cà Chua nó quyết “ăn thua đủ” với mỡ thừa thì ở người gầy không có mỡ thừa, thì nó liền quay sang khai thông những ống lớn, ống nhỏ trong bộ tiêu hóa, do đó người gầy sẽ có da thịt hơn nhờ ăn ngon, ăn nhiều và luôn luôn tiêu hóa tốt. Gọi hổn hợp TCC là “Thần Dược” vì nó cũng có khả năng quân bình hóa các trường hợp thái quá (mập) bất cập (gầy) nhằm đem niềm vui cho toàn thể nhân loại. Ăn theo cách phòng bệnh có thể mập lên (nhưng vẫn khỏe) vì hổn hợp TCC có khả năng điều chỉnh bộ tiêu hóa, làm cho nó hấp thu các dưỡng chất nhiều nhơn. Chỉ ăn theo cách chữa bệnh (ăn thuần “thần Dược” thời gian) mới thực sự làm giảm cân và chữa được nhiều bệnh. Xin đừng lẩn lộn cách ăn phòng bệnh và cách ăn chữa bệnh! Sự lẫn lộn có thể có kết quả trái ngược: muốn mập lại gầy, muốn gầy lại mập, không làm chủ được trọng lượng cơ thể. Tất nhiên khi không làm chủ được trọng lượng thì việc chữa bệnh khó đạt kết quả như ý. Cho nên phải nắm cho thật vững phần lý thuyết trước khi thực hành, nếu không, chỉ vài ngày là bỏ cuộc. Phải nhớ làm chủ được mọi bệnh tật không phải là chuyện đùa, phải đầu tư công sức kiểu “trường chinh” mới hy vọng thành công! Vì thế dùng “Thần Dược” thì phải dùng cả đời, giống như cả đời ta không thể “trây nhớt” trong việc vệ sinh bản thân. Trong ý nghĩa nầy người nào không thể dùng “Thần Dược” được thì cũng giống như những kẻ cả đời lười nhác không thèm tắm giặt, chấp nhận sống chung với ghẻ, lác, chấy, rận… Ở đây, sự đột quỵ, đột tử cũng như ung thư, thấp khớp, tiểu đường.v.v... được ví như” ghẻ, lác, chí, rận” mà chỉ những kẻ ‘ở dơ” mới chấp nhận sống chung với nó mà thôi. Vô tình hoặc cố ý, y học đã thủ tiêu lý trí và ý chí của con người, thành ra nhân loại sẽ còn “ở dơ” cho tới ngày tận thế. Thật tội nghiệp.
    Nói tóm lại, khi đã nắm vững ”dược tính” của ba loại trái cây quen thuộc này thì mỗi người có thể tự phòng và tự chữa bệnh bằng cách gia giảm lượng Thơm, Cà chua và Chuối Luộc. Vì đây là một loại “Thực dược”nên hoàn toàn không có một tác dụng phụ nguy hiểm nào như thuốc Tây. Tính cách “Thần Dược“ của nó, ta có thể kiểm chứng ngay ở các bệnh thuộc Bộ Tiêu Hóa: Sình bụng - Khó tiêu - Đi chảy - Đi không dứt khoát (đi hai, ba lần) - Phân sền sệt (không chặt) rất khó chịu v.v…chỉ cần ăn hổn hợp TCC, 03 lần là thấy dể chịu ngay. Những người có tiền sử hay có nguy cơ: Béo phì, Huyết áp, Tiểu đường, Tai biến, Nhồi máu, Hen suyễn, Sỏi, Gai, Gout…hãy kiên trì dùng hổn hợp TCC, chắc chắn sẽ không làm phiền Bs nữa! Tính hợp lý của vấn đề là khi các ống lớn, ống nhỏ trong cơ thể luôn được khai thông thì các bệnh nan y vừa nêu ở trên sẽ hết lý do tồn tại. Đơn giản biết bao! Đúng như lời người xưa đã nói” Tri kỳ lý, nhất ngôn nhi chung”!

    TĐQ ST

  2. 8 Thành viên dưới đây cảm ơn Trần Đức Quang vì bài viết hữu ích này


  3. #2
    Bạn Chí Thân
    Hiện Đang :    Trần Đức Quang đang ẩn
    Tham gia ngày : Oct 2012
    Đến từ : Cyprus

    Bài gửi : 704
    Thanks
    4.555
    Thanked 5.086 Times in 705 Posts
    Blog Entries
    1
    9 lệnh giải rượu và điều kỵ sau uống rượu
    (Do Nguyễn Văn Chử tổng hợp thành thơ)

    9 lệnh giải rượu

    - Nước ấm pha chút mật ong
    Vừa hay giải rượu lại không đau đầu.
    - Nước ép cà chua nhiệm màu
    Một ly lớn đủ phá sầu rượu say.
    - Trái nho tươi cũng rất hay
    Ăn vào tránh ói, giải ngay rượu nồng.
    - Rượu vào toàn thân nóng bừng
    Uống nước dưa hấu là xong thôi mà.
    - Lại có trái bưởi quê ta
    Hóa mùi giải rượu thật là tinh tươm.
    - Rượu làm mặt đỏ, buồn nôn
    Nước rau cần uống cho hồn tự nhiên.
    - Rượu rồi tim đập triền miên
    Chuối tiêu vài quả, giải liền cơn mê.
    - Rượu xong buồn bực, vụng về
    Công dụng tràn trề, đã có sữa chua.
    - Trái Ô liu cũng đáng ưa
    Chán ăn sau rượu, xin thưa: có mình.

    Theo từng tình huống

    1/ Nước mật ong: Giải rượu, trị đau đầu do rượu. Gây ngủ ngon. Còn trị mất ngủ. Pha ngọt vừa đủ uống.
    2/ Nước ép cà chua: Giải chếnh choáng, váng đầu vì rượu. 1 ly khoảng ˃ 300ml, thêm chút muối ăn.
    3/ Nho tươi: Giải rượu, trị buồn nôn sau rượu. Ăn trước khi uống rượu có thể chống say.
    4/ Nước dưa hấu: Giải nhiệt do rượu. Cho thêm chút muối ăn khi uống.
    5/ Bưởi: Chấm với đường trắng ăn để giải rượu, giải mùi hôi sau rượu.
    6/ Nước rau cần: Giàu Vitamin B cần cho giải rượu. Trị tràng, vị khó chịu, mặt đỏ sau rượu. Nếu tràng, vị yếu nên uống trước để đề phòng.
    7/ Chuối tiêu: Trị tim đập nhanh, tức ngực sau rượu.
    8/ Sữa chua: Trị buồn nôn khó chịu sau rượu.
    9/ Ô liu: Trị chán ăn sau rượu. Có thể ăn trực tiếp, hoặc hầm với đường phèn.



    Kỵ:
    Người ta cứ nghĩ rằng Trà có thể giải được rượu, đó là sự nhầm lẫn nhiều năm qua. Trong "Bản Thảo Cương mục" của Lý Thì Trân (TQ) và nghiên cứu của Y học hiện đại thì sau khi uống rượu mà uống trà là rất có hại cho sức khỏe. Xin viết thành bài thơ nhắc nhở sau:
    Rượu xong xin chớ uống trà
    Vì nó kích thích tim ta đập dồn
    Ta nanh kết hợp chất cồn
    Hại bàng quang, thận, hại luôn dạ dày
    Lưng đau, đùi nặng, đờm đầy
    Lại thêm phù thũng, có ngày cơm toi.
    Ngày 14/5/2013
    Nguyễn Văn Chử

  4. 7 Thành viên dưới đây cảm ơn Trần Đức Quang vì bài viết hữu ích này


  5. #3
    Avatar của TRẦN THỊ THANH LIÊM
    Điều Hành Viên Chính - Tr.Ban Đại Diện KVMB
    Hiện Đang :    TRẦN THỊ THANH LIÊM đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : Đại học Đại Nam Hà Nội

    Tuổi: 73
    Bài gửi : 3.830
    Thanks
    63.223
    Thanked 39.202 Times in 3.822 Posts
    Blog Entries
    6
    Thông Tin Y Học " RẤT HỮU DỤNG ... 2/2013 "

    Thông Tin Y Học

    · Thông Tin Y Học Về Vitamin D

    · Thông Tin Y Học Về Vitamin C

    · Thông Tin Y Học Về Vitamin B

    · Thông Tin Y Học Về Bệnh Đái Đường (Diabetes)

    · Thông Tin Y Học Về Bệnh Mất Trí Nhớ (Alzheimer)
    · Thông Tin Y Học Về Giấc Ngủ
    · Thông Tin Y Học Về Bệnh Trầm Cảm
    · Thông Tin Y Học Về Ung Thư Tiền Liệt Tuyến (Prostate Cancer)
    · Thông Tin Y Học Về Ung Thư Cổ Tử Cung (cervical Cancer)
    · Thông Tin Y Học Về Ung Thư Vú (breast Cancer)
    · Thông Tin Y Học Về Ung Thư Buồng Trứng (Ovarian Cancer)
    · Thông Tin Y Học Về U Xơ Tử Cung (Fibromyomes hay Fibromes)
    · Thông Tin Y Học Về Ung Thư Máu (Leukemia)
    · Thông Tin Y Học Về Ung Thư Dạ Dày (Stomach Cancer / Gastric Cancer)
    · Thông Tin Y Học Về Tiền Mãn Kinh (Premenopause)
    · Thông Tin Y Học Về Tai Biến Mạch Máu Não
    · Thông Tin Y Học Về Thai Phụ & Thai Nhi
    · Thông Tin Y Học Về Bệnh Béo Phì (Obesity)
    · Thông Tin Y Học Về Bệnh Parkinson
    · Thông Tin Y Học Về Bệnh Xơ Cứng Rải Rác (Multiple Sclerosis)
    · Thông Tin Y Học Về Bệnh Xơ Cứng Cột Bên Teo Cơ (Charcot / Amyotrophic Lateral Sclerosis)
    · Thông Tin Y Học Về Bệnh Loãng Xương (osteoporosis)
    · Thông Tin Y Học Về Bệnh Hư Khớp (Arthrose)
    · Thông Tin Y Học Về Khoa Châm Cứu (Acupuncture)
    · Thông Tin Y Học Về Bệnh Nhầy Nhớt (mucoviscidose)
    · Thông Tin Y Học Về Bệnh Suy Tim (Heart Failure / Cardiac Insufficiency)
    · Thông Tin Y Học Về Ocytocine
    · Thông Tin Y Học Về Thể Dục Thể Thao
    · Thông Tin Y Học Về Trà (Tea)
    · Thông Tin Y Học Về Cafe (coffee)
    · Thông Tin Y Học Về Chocolate(Chocolat / Sô Cô La)
    · Thông Tin Y Học Về Rượu
    · Thông Tin Y Học Về Bệnh Tự Kỷ (Autism)
    · Thông Tin Y Học Về Trẻ Nhỏ Xem TV
    · Thông Tin Y Học Về Bệnh Thiên Đầu Thống (Migraine)
    · Thông Tin Y Học Về Bệnh Động Kinh (Epilepsie)
    · Thông Tin Y Học Về Bệnh Tâm Thần Phân Liệt (Schizophrenia)
    · Thông Tin Y Học Về Liệu Pháp Tế Bào (Thérapie Cellulaire)
    · Thông Tin Y Học Về Liệu Pháp Gene (Thérapie Génique)
    · Thông Tin Y Học Về Bệnh Crohn (Crohn's Disease)
    · Thông Tin Y Học Về Viêm Võng Mạc Sắc Tố (Retinite Pigmentaire)
    · Thông Tin Y Học Về Bệnh Rung Nhĩ (Atrial Fibrillation / Fibrillation Auriculaire)
    · Thông tin Y Học Về Thuốc Kháng Đông
    · Thông Tin Y Học Về Bệnh SIDA (Aids Disease / HIV)
    · Thông Tin Y Học Về Giác mạc (Cornea)
    · Thông Tin Y Học Về Bệnh Tăng Nhãn Áp (Glaucome)
    · Thông Tin Y Học Về Hói Đầu / Sói Đầu (Calvitie)
    · Thông Tin Y Học Về Sữa Mẹ (Breastfeeding)
    · Thông Tin Y Hoc Về Nhồi Máu Cơ Tim ( Heart Attack / Myocardial Infarction / Infarctus Du Myocarde )
    · Thông Tin Y Học Về Sỏi Thận / Sạn Thận (Kidney Stones)
    · Thông Tin Y Học Về Bệnh Lạc Nội Mạc Tử Cung (Endometriosis /Endométriose)
    · Thông Tin Y Học Về Bệnh Thoái Hóa Hoàng Điểm do Tuổi Tác (Age-Related Macular Degeneration (AMD) )
    · Thông Tin Y Học Về Kỹ Thuật Thẩm Mỹ Căng Da Mặt ( Lifting / Facelift )
    · Thông Tin Y Học Về Bệnh Rối Loạn Lưỡng Cực / Bệnh Hưng-Trầm Cảm (Bipolar Disorder / Manic-Depressive Illness / Maladie Maniaco-Dépressive /Trouble Bipolaire )
    · Thông Tin Y Học Về Bệnh Ung Thư Da ( Skin Cancer )
    · Thông Tin Y Học Về Lịch Sử Y Khoa
    · Thông Tin Y Học Về Ghép Cơ Quan / Cấy Ghép Nội Tạng ( Organ Transplant / Greffe D'organe )


    Các Bài Tổng Hợp Thông Tin Theo Chuyên Đề Từ Thời Sự Y Học Bổ Xung vào các topics có sẵn hoặc thông tin riêng lẻ.
    · Suy Thận Mãn Tính (Chronic Kidney Disease)
    · Ung Thư Phổi (lung Cancer)
    · Đặc Tính , Ích Lợi Của Dầu Cá đối Với Tim
    · Kháng Kháng Sinh
    · Giảm Dùng Muối Giúp Nhiều Cho Tim
    · Nước Ép Trái Cây Làm Giảm Hiệu Quả Thuốc
    · Sành Ăn Nhưng Vẫn Gìn Giữ Trái Tim Không Bị Bịnh
    · Đàn Ông Đàn Bà ... Ai Nói Nhiều Hơn Ai ???
    · Dùng Aspirine Trong Tai Biên Mạch Máu Não
    · Triệt Sản Phụ Nữ : Một Kỹ Thuật Bịt Vòi Trứng
    · Nha Chu Là Gì?
    · Các Loại Dược Phẩm trị bịnh Mất Ngủ
    · Tái Tạo Một Chiếc Răng Bằng Những Tế Bào Gốc
    · Niềm Hạnh Phúc Có Tính Lây Nhiễm Và Lan Truyền Giữa Bạn Bè
    · Thông Tin về Sử Dụng Muối Ăn
    Tự Điển Y Học.

    Ánh nắng hại cho daĂn nhiều hành tỏi có thể ngừa bệnh ung thư - BS Nguyễn Văn ĐứcÁnh sáng ở mọi nơi - BS Thái Minh TrungBệnh do thức ăn nước uống - BS Nguyễn Văn ĐứcBệnh viêm gan C - Bác sĩ Nguyễn văn ĐứcBệnh viêm gan BCác biến chứng của bịnh tiểu đườngCà rót , nhân sâm của người nghèoDa mùa lạnhGãy xương hông ở các vị có tuổi - BS Nguyễn Khắc ĐoanHoHôi miệngKhạc ra máuKhám tổng quátLanh quá ! Lạnh quá ! BS Nguyễn Văn ĐứcNgứa mùa Đông (Winter itch) - Bác sĩ Nguyễn văn ĐứcNgừa sưng phổi : Pneumococcus - Bác Sĩ Nguyễn Văn ĐứcNổI mề đayRụng tócRung tâm nhĩ ( Các vị cao niên cần đọc bài nầy )Sưng phổi (Pneumonia) - Bác Sĩ Nguyễn văn ĐứcSưng ruột dư ( Appendicitis ) - BS Nguyễn Văn ĐứcTai biến mạch máu nảo - Bác Sĩ Nguyễn Văn Đức

    Bộ Sưu Tập Về Những Phương Thuốc Quý của Người Việt.

    Phục dương đại bổ tửu
    Toa rượu thuốc Minh Mạng
    11 bài thuốc trị bệnh bất lực
    Bài thuốc trị Gout
    Bài thuốc hữu hiệu để giảm máu cao, mỡ cao
    Chữa phỏng
    Huyết áp thấp
    Nấm sữa Kefir
    Tỏi với sức khỏe
    Thuốc trong rau
    Bệnh cúm heo
    Cập nhật về bệnh ung thư
    Trị bệnh đau ngang thắt lưng
    Tin vui cho người bệnh nghèo
    Huấn thị điều hành căn bản cho người cao niên
    Sơ Gan
    Cây Sả chữa bệnh ung thư!!!
    Cholesterol Tốt, Xấu ...
    5 phương pháp tập thể dục buổi sáng
    Chữa bệnh Gout không cần thuốc
    Bệnh Dời Bò (Shingle)
    Toa thuốc trị cao máu và mỡ trong máu
    Trị Cholesterol bằng lá Aloe-Vera
    Trị bệnh bằng "Đậu Đen"
    Thuốc xông chữa cảm cúm
    Phương pháp cầm máu dị thường
    Bệnh Gout đến từ đâu
    Dùng "dấm táo & mật ong" để trị bá bênh
    Heart attacks and drinking warm water
    Tắm âm dương
    Canh chua bạc hà - Gây chứng bệnh Gout
    Lá dứa trị bệnh tiểu đường
    Cây Aloe Vera
    Những lợi ích về việc đi bộ
    Nước gạo lức, thần dược !!!
    Với cây kim, ta có thể cứu người
    Làm thế nào để khỏi già ?
    Thuốc trị tê bại, đau nhức ...
    Thuốc thần chữa bệnh "gout"
    Những toa thuốc "mẹo"
    Khám phá mới về gạo lức
    Viêm gan



  6. #4
    Avatar của TRẦN THỊ THANH LIÊM
    Điều Hành Viên Chính - Tr.Ban Đại Diện KVMB
    Hiện Đang :    TRẦN THỊ THANH LIÊM đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : Đại học Đại Nam Hà Nội

    Tuổi: 73
    Bài gửi : 3.830
    Thanks
    63.223
    Thanked 39.202 Times in 3.822 Posts
    Blog Entries
    6
    Làm thế nào để khỏi già ?

    Tác giả: Lê Tấn Tài

    Khi nào các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa? Già là một điều không ai tránh khỏi. Hiện nay các viện nghiên cứu y khoa đã cho biết một cách chính xác các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa từ lúc nào.

    Các bác sĩ người Pháp đã tìm thấy chất lượng tinh trùng bắt đầu suy thoái từ tuổi 35, bởi thế khi người đàn ông 45 tuổi thì một phần ba số lần mang thai sẽ dẫn đến sảy thai. Angela Epstein đã viết trong DailyMail, tuổi của các bộ phận trong cơ thể bắt đầu suy thoái như sau :

    1./ Não bắt đầu suy thoái lúc 20 tuổi. Khi chúng ta trưởng thành, các tế bào não bị giảm dần. Và não cũng teo nhỏ lại. Khởi đầu con người có 100 tỉ tế bào não, nhưng đến tuổi 20 con số nầy giảm dần, và đến tuổi 40 con người mất mỗi ngày 10.000 tế bào ảnh hưởng rất nhiều đến trí nhớ và có tác dụng rất lớn đến tâm sinh lý người già.

    2./ Ruột bắt đầu suy giảm từ tuổi 55. Ruột tốt có sự cân bằng giữa các vi khuẩn có ích và có hại. Vi khuẩn có ích sẽ giảm đi đáng kể sau tuổi 55, đặc biệt ở phần ruột già. Sau 55 tuổi bộ tiêu hóa bắt đầu xấu đi và sẽ gây hại cho các bệnh đường ruột. Táo bón là một bệnh thông thường của tuổi già, cũng như dịch vị từ bao tử, gan, tuyến tuỵ, ruột non bị suy giảm .

    4./ Bọng đái bắt đầu suy thoái từ tuổI 65. Người già thường mất kiểm soát bọng đái. Nó bắt đầu co lại đột ngột, ngay cả khi không đầy. Phụ nữ dễ gặp trục trặc này hơn khi chấm dứt kinh nguyệt. Khả năng chứa nước tiểu của bọng đái một người già chỉ bằng nửa so với người trẻ tuổi, khoảng 2 cốc ở tuổi 30 và 1 cốc ở tuổi 70. Ðiều này khiến người già phải đi tiểu nhiều hơn, và dễ nhiễm trùng đường tiểu.

    5./ Vú bắt đầu thoái hóa từ năm 35 tuổi. Khi người đàn bà đến 30 tuổi thì vú mất dần các mô và mở, sự đầy đặn và kích cở của bộ vú bị suy giảm. Khi 40 tuổi núm vú bị teo lại và vú thòng xuống.

    6./ Phổi lão hóa từ tuổi 20. Sụn sườn vôi hóa, lồng ngực biến dạng, khớp cứng ảnh hưởng tới thở, nhu mô phổi giảm đàn hồi, giãm phế nang. Dung tích của phổi bắt đầu giảm dần từ tuổi 20. Ðến tuổi 40 có nhiều người đã bắt đầu khó thở vì các cơ bắp và xương sườn buồng phổi bắt đầu xơ cứng .

    7./ Giọng nói bắt đầu yếu và khàn kể từ tuổi 65. Phụ nữ có giọng khàn và nhỏ trong khi đàn ông giọng cao và nhẹ.

    8./ Mắt lão hóa từ năm 40 và phần lớn phải mang kiếng, không còn nhìn rõ một vật ở xa. Khả năng tập trung của mắt kém hơn do cơ mắt yếu hơn.

    9./ Tim lão hóa từ tuổi 40. Khối lượng cơ tim giảm. Tuần hoàn nuôi cơ tim cũng giảm, suy tim tiềm tàng, huyết áp tăng dần. Sức bơm của tim giảm dần vì các mạch máu giảm sự đàn hồi. Các động mạch cứng dần và bị mở đóng vào các thành mạch. Máu cung cấp cho tim cũng bị giảm bớt. Ðàn ông 45 tuổi và đàn bà 55 dễ bị đau tim.

    10./ Gan lão hóa từ năm 70. Chức năng chuyển hóa và giải độc giảm. Tuy nhiên gan là một bộ phận gần như không chịu khuất phục tuổi tác. Người ta có thể ghép gan của một ông già 70 tuổi cho một người 20 tuổi.

    11./ Thận lão hóa năm 50. Số đơn vị lọc chất thải khỏi máu bắt đầu giảm xuống ở tuổi trung niên.

    12./ Tuyến tiền liệt lão hóa vào năm 50. Hệ thống sinh dục nam gồm có: tinh hoàn và bộ phận sinh dục phụ như đường dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo, túi tinh và dương vật. Tuyến tiền liệt thường lớn dần theo tuổi tác. Khi tuyến tiền liệt tăng kích thước sẽ ép vào niệu đạo và bàng quang, gây khó khăn cho tiểu tiện. Nó gây nên triệu chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và tiểu khó.

    13./ Xương lão hóa hóa vào tuổi 35. Cho đến giữa những năm 20 tuổi, mật độ xương vẫn còn tăng. Trẻ em xương lớn rất nhanh, cứ mỗi 2 năm lại thay đổi toàn bộ xương củ nhưng đến tuổi 35 thì xương đã lão, hiện tượng mất xương bắt đầu như một quá trình già cả tự nhiên.

    14./ Răng suy từ tuổi 40. Răng bị hao mòn. Dễ bị bệnh nha chu. Niêm mạc bị teo dần.

    15./ Bắp thịt lão hóa từ năm 30. Thông thường bắp thịt khi bị lão hoá thì được tái tạo ngay, nhưng đến tuổi 30 thì tái tạo ít hơn là lão hóa. Ðến tuổi 40, mỗi năm bắp thịt bị sút giảm từ 0.5 đến 2 % . Vì thế người già khó giữ thăng bằng, trở thành chậm chạp, dễ bị ngã và gẫy xương.

    16./ Nghe [thính giác] giảm đi kể từ giữa năm 50. Rất nhiều người bị lãng tai kể từ năm 60.

    17./ Da suy giảm kể từ năm 20. Chúng ta đã giảm dần việc sản xuất chất keo dính của da từ giữa tuổi 20. Việc thay thế các tế bào chết cũng chậm dần.

    18./ Vị giác và khứu giác giảm từ năm 60. Thông thường chúng ta có thể nếm được 100.000 vị trên lưởi. Các vị này chúng ta chỉ nếm được phân nửa khi già và đến tuổi 60 thì không còn ngửi và nếm một cách chính xác được nữa.

    19./ Sinh sản mất khả năng từ năm 35. Khả năng sinh nở của phụ nữ bắt đầu giảm sau tuổi 35, vì số lượng và chất lượng trứng trong tử cung giảm xuống.

    20./ Tóc lão hóa từ tuổi 30. Thông thường cứ 3 năm thì tóc cũ sẽ được thay thế toàn bộ tóc mới. Và đến năm 35 tuổi thì tóc không còn đen nhánh nữa mà ngã màu đen xám và rụng dần đi.
    Làm thế nào để làm chậm sự lão hóa ?

    Già không phải là một bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển; cần chú ý một số đặc điểm sau:

    - Người già thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, có bệnh dễ phát hiện, nhưng cũng có bệnh rất kín đáo, tiềm tàng, nguy hiểm.

    - Triệu chứng ít khi điển hình, không ồ ạt, không rõ rệt, nên khó chẩn đoán, dễ sai lạc nếu ít kinh nghiệm.

    - Khả năng phục hồi sức khỏe sau các trận ốm thường chậm hơn so với người trẻ, nên sau điều trị phải có thời gian an dưỡng.

    Một số biện pháp làm giảm tốc độ lão hóa:

    Học thuyết âm dương của y học cổ truyền chứng minh con người là một chỉnh thể giữa âm dương, giữa khí và huyết. Luôn luôn thăng bằng với nhau từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong theo một quy luật nhất định, để duy trì sự sống của con người được bền vững dài lâu.

    Vì thế muốn giảm tốc độ lão hóa cần phải:

    Về tư tưởng luôn luôn lạc quan yêu đời, chủ động gạt bỏ những cái làm ảnh hưởng đến bộ não, hạn chế tối đa nỗi cô đơn, giải quyết tốt nhất mối quan hệ xã hội và gia đình, có triết lý sống đúng; phải chú ý cả 3 vấn đề: lẽ sống, lối sống và hành động sao cho khoa học văn minh để loại trừ 7 nguyên nhân gây bệnh của Ðông y là : hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng.

    Muốn được thảnh thơi phải có kiến thức, phải có hiểu biết để nhìn nhận vấn đề sao cho đúng đắn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình để làm chủ được mình và giáo dục cho gia đình, con cháu giảm các nỗi bực dọc và tự chăm lo cho mình.

    Thường xuyên luyện tập đều đặn về trí tuệ và thể lực như đọc sách báo, nghe đài, xem TV, internet… đồng thời tập thể dục thể thao, đi bộ, tập thở, tĩnh tâm thư giãn, v.v… phù hợp với hoàn cảnh và sức khỏe từng người.

    Sinh hoạt điều độ, không làm gì quá sức bình thường, giữ gìn trạng thái cân bằng giữa ngủ và nghỉ, giữa ăn và làm, giữa trí óc và chân tay, giữa trong nhà và ngoài trời, giữa lười và chăm, v.v… cũng rất quan trọng.

    Ăn uống đúng và đủ theo khả năng của mình, không nên nghiện bất cứ thứ gì, hạn chế thịt nhất là mỡ, ăn nhiều rau quả tươi, giảm chất bột, giảm bánh kẹo, bảo đảm cân bằng thức ăn âm và dương, giữ người không béo và cũng không gầy. Nên nhớ con người là giống ăn ngũ cốc, nên thức ăn cho người phải 80% là ngũ cốc còn 20% là rau quả và các thứ khác, không nên ăn quá no, người già rất cần đạm ở đậu tương, vừng lạc, tôm cua, ốc hến…

    Cần có môi trường sống tự nhiên tốt, phần lớn các cụ sống 100 tuổi trở lên đều ở vùng núi, ở nông thôn còn ở thành phố thì rất ít và gốc cũng không phải thành thị. Hiện nay môi trường sống đang bị tàn phá nghiêm trọng đó là tự hủy hoại mình (chặt cây, phá rừng, chất thải, phân hóa học, thuốc trừ sâu….) đã làm mất đi cảnh thanh bình của thiên nhiên, là điều cũng nên hết sức tránh.

    Kiên trì áp dụng 10 bài học về sức khỏe của Nhật Bản, đất nước được mệnh danh là 'vương quốc của tuổi thọ' vì có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay. 10 bài học đó là:

    - Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau
    - Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua
    - Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả
    - Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa
    - Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần
    - Bớt đi xe, năng đi bộ
    - Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn
    - Bớt nóng giận, cười nhiều hơn
    - Bớt nói, làm nhiều hơn
    - Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn.

    Những bài học trên có tác dụng rất lớn đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, viêm gan…

    Tóm lại:



    Biết cách sống, ta có thể làm chậm được quá trình lão hóa, kéo dài được tuổi thọ, có thể điều chỉnh được chiếc đồng hồ sinh học trong con người chúng ta chạy chậm lại, ta cũng có thể giữ bộ máy cực kỳ tinh vi của ta được bền vững lâu dài hơn.

  7. 9 Thành viên dưới đây cảm ơn TRẦN THỊ THANH LIÊM vì bài viết hữu ích này


  8. #5
    Avatar của TRẦN THỊ THANH LIÊM
    Điều Hành Viên Chính - Tr.Ban Đại Diện KVMB
    Hiện Đang :    TRẦN THỊ THANH LIÊM đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011
    Đến từ : Đại học Đại Nam Hà Nội

    Tuổi: 73
    Bài gửi : 3.830
    Thanks
    63.223
    Thanked 39.202 Times in 3.822 Posts
    Blog Entries
    6

    Ngồi nhiều chóng chết

    KHOA HỌC
    Thứ tư, 11/7/2012, 17:00 GMT+7
    [IMG]file:///C:/Users/7_PRO/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG] [IMG]file:///C:/Users/7_PRO/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image002.gif[/IMG] [IMG]file:///C:/Users/7_PRO/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image003.gif[/IMG] [IMG]file:///C:/Users/7_PRO/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image004.gif[/IMG] E-mail [IMG]file:///C:/Users/7_PRO/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image005.gif[/IMG] Bản In
    Ngồi nhiều chóng chết


    Dành quá nhiều thời gian trong ngày cho việc ngồi có thể khiến tuổi thọ của con người giảm đáng kể.


    [IMG]file:///C:/Users/7_PRO/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image006.jpg[/IMG]
    Tuổi thọ của con người có thể giảm tới hai năm nếu chúng ta ngồi nhiều hơn ba giờ mỗi ngày. Ảnh: blogspot.com.
    Các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu Sinh dược Pennington tại thành phố Baton Rouge, bang Louisiana, Mỹ muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa thời gian ngồi và tuổi thọ của con người. Họ phân tích 5 nghiên cứu liên quan tới khoảng 167.000 người trong khoảng thời gian từ 4 tới 14 năm. Những nghiên cứu này không xem xét lối sống của từng người, mà chỉ thu thập thông tin về thời gian ngồi một chỗ mỗi ngày, thói quen hút thuốc lá, tần suất tập luyện thể dục trong ngày, BBC đưa tin.
    Kết quả cho thấy nếu thời gian ngồi trung bình mỗi ngày lớn hơn ba giờ thì tuổi thọ của đối tượng nghiên cứu có thể giảm tới hai năm. Với những người xem tivi hơn hai giờ mỗi ngày, tuổi thọ của họ giảm 1,4 năm. Xu hướng này đúng với cả những người thường xuyên vận động thể chất và không nhiễm những thói quen có hại như hút thuốc lá.
    “Hãy cố gắng đứng lên và di chuyển mỗi khi bạn có cơ hội. Chẳng hạn, thay vì gửi thư điện tử cho ai đó, bạn nãy đứng dậy và gọi điện thoại tới họ”, Peter T. Katzmarzyk, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, phát biểu.
    Song Katzmarzyk nhấn mạnh khi con người ngồi, các cơ đùi hoàn toàn không hoạt động.
    “Khi bạn ngồi và hoàn toàn không vận động, cơ thể bạn sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát đường glucose trong máu”, Katzmarzyk giải thích.
    Tuy nhiên, Katzmarzyk thừa nhận rằng một trong những điểm hạn chế của nghiên cứu là phần lớn người tham gia chỉ ước đoán thời gian ngồi mỗi ngày, chứ các nhà khoa học không đo cụ thể.
    Một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia, được công bố hai năm trước, cho thấy những người xem tivi nhiều hơn 4 giờ mỗi ngày đối mặt với nguy cơ đột tử và chết vì bệnh tim mạch cao gấp lần lượt 46% và 80% so với những người chỉ chỉ dành dưới 2 giờ để xem.
    Năm ngoái các nhà khoa học phát hiện rằng những người làm các công việc ít vận động trong 10 năm có nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết cao hơn 44% so với những người làm những công việc đòi hỏi vận động liên tục trong cùng khoảng thời gian. Ngoài ra nguy cơ mắc ung thư ruột thẳng của những người ít vận động cũng cao hơn.
    “Nếu các thế hệ tương lai vận động nhiều hơn chúng ta, có lẽ họ sẽ sống lâu hơn. Nhưng ngày nay rất ít người trên thế giới ngồi ít hơn ba giờ mỗi ngày. Vì thế nó là một mục tiêu quá lạc quan”, giáo sư David Spiegelhalter, một chuyên gia về tính toán rủi ro của Đại học Cambridge tại Anh, bình luận về nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Sinh dược Pennington.
    Minh Long

  9. 8 Thành viên dưới đây cảm ơn TRẦN THỊ THANH LIÊM vì bài viết hữu ích này


  10. #6
    Bạn Thân
    Hiện Đang :    TRẦN THANH HƯƠNG đang ẩn
    Tham gia ngày : Jan 2013
    Đến từ : Hà Nội

    Bài gửi : 109
    Thanks
    1.885
    Thanked 1.207 Times in 109 Posts
    Blog Entries
    1
    Mì ăn liền và những cảnh báo nên biết với sức khỏe


    Cách đây 31 phút


    Dùng mì ăn liền quá nhiều trong thời gian dài sẽ khiến bạn đối diện với nhiều bệnh tật đấy nhé!














    Nguồn: kenh14.vn


  11. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn TRẦN THANH HƯƠNG vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình