+ Trả lời chủ đề
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 18

Chủ đề: Sổ tay nội trợ

Hybrid View

  1. #1
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.672 Times in 4.450 Posts

    Sổ tay nội trợ

    Những loại thực phẩm kỵ với trứng gà


    Trứng gà vô cùng bổ dưỡng nhưng có những thực phẩm không nên sử dụng sau khi ăn trứng để tránh gây ra những tổn hại không đáng có cho sức khỏe.



    Các bác sĩ Đông y cho rằng, bất cứ sự vật gì đều có tương sinh tương khắc, và trứng gà không phải là ngoại lệ. Vì vậy để tránh gây ra những tổn hại không đáng có cho cơ thể, sau khi ăn trứng gà thì 7 thực phẩm dưới đây không nên sử dụng:

    Kẹo

    Nhiều người biết rằng khi chế biến món liên quan tới trứng gà thì không được cho thêm một chất ngọt vào. Nhưng có thể bạn sẽ không biết rằng khi ăn trứng gà xong nếu ăn kẹo thì sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Nhiều nơi thậm chí còn có thói quen chế biến món thịt kho trứng với đường thắng để lấy màu; nhưng thực ra như vậy sẽ làm cho protein axit amin fructose trong trứng gà kết hợp với lysine tạo ra một hợp chất mà cơ thể khó hấp thu, làm ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa.

    Quả hồng

    Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm và đặc biệt là bệnh viêm dạ dày cấp tính. Nếu liên tiếp ăn 2 loại thực phẩm này thì sau đó thường có các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày cấp tính như nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy.

    Nếu đã chót ăn vào, bạn nên tìm cách để đào thải phần thức ăn trong bụng ra ngoài. Có thể uống ngay lập tức dung dịch bao gồm 20g muối và 200ml nước sôi. Nếu bạn không nôn ra được, thì cần uống nhiều lần hoặc bạn cũng có thể sử dụng nước ép gừng tươi hòa lẫn với nước ấm để có thể nôn hết ra. Khi thời gian ăn xong đã lâu thì bạn nên uống thuốc nhuận tràng để đào thải những chất độc hại trong cơ thể ra ngoài.

    Nước đậu nành

    Mỗi buổi sáng thức dậy, một số mẹ cẩn thận chuẩn bị bữa sáng cho con. Muốn con cái đầy đủ dinh dưỡng từ sáng sớm nên rất nhiều mẹ chuẩn bị khẩu phần bao gồm trứng chiên và cốc sữa đậu nành hoặc là một cốc sữa đậu nành sau khi ăn trứng để làm dịu cơn khát của chúng.

    Trên thực tế, nếu sử dụng riêng từng loại một thì rất tốt nhưng khi kết hợp với nhau thì sẽ gây ra những tác hại. Khi ăn trứng cùng với uống sữa đậu nành thì protein trong trứng có thể kết hợp với chất ức chế trypsin trong sữa đậu nành làm cho quá trình phân hủy protein bị cản trở và làm giảm tỷ lệ hấp thụ protein trong cơ thể.

    Thịt ngỗng hay thịt thỏ

    Bác sĩ Lí Thời Trân trong cuốn sách Bản thảo cương mục đã cho ra trứng gà không thể kết hợp ăn cùng với thịt ngỗng hay thịt thỏ. Ông cho rằng nguyên nhân là bởi vì thịt thỏ, thịt ngỗng ngọt, tính hàn, trứng cũng thuộc nhóm thực phẩm này, cả hai đều có chứa một số chất có hoạt tính sinh học khi ăn với nhau sẽ xảy ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa, gây ra bệnh tiêu chảy.

    Các loại thuốc chống viêm

    Trứng rất giàu protein, trong khi các triệu chứng viêm trong cơ thể lại có liên quan đến lượng protein. Vì vậy, khi bắt đầu tình trạng viêm, nhớ không uống thuốc sau khi ăn trứng. Đặc biệt là các bệnh tiêu hóa, tiêu chảy thậm chí không nên ăn trứng.Trứng có chứa protein sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng tương đối đến sự hấp thu và tiêu hóa.

    Nước chè

    Thông thường người ta có thói quen uống nước chè sau bữa ăn .Vì cho rằng nước chè giúp miệng sạch, và giúp hỗ trợ tiêu hoá. Nhưng thực ra mọi thứ lại hoàn toàn ngược lại, uống trà ngay sau khi ăn trứng gà sẽ gây hại cho cơ thể.Trong trà có chứa nhiều axit tannic kết hợp với protein tạo thành protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian lưu trữ phân trong ruột, không chỉ là nguyên nhân gây ra táo bón mà còn làm tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể và gây ra chất ung thư bất lợi tác động xấu đối với sức khỏe con người.

    Thịt rùa

    Ăn trứng cùng lúc với thịt rùa có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là những người mệt mỏi, cảm lạnh càng không nên ăn. Đối với phụ nữ mang thai, tiêu hóa đôi khi không tốt cũng không thích hợp với cách ăn này.

    Theo Phạm Xuân Lộc (Đời sống pháp luật)



  2. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  3. #2
    Avatar của Huy Thanh
    Điều Hành Viên
    Hiện Đang :    Huy Thanh đang ẩn
    Tham gia ngày : Apr 2012

    Bài gửi : 14.403
    Thanks
    51.087
    Thanked 71.736 Times in 14.210 Posts
    Blog Entries
    404
    Dùng bữa vừa xong với trứng gà
    Thịt rùa ngỗng thỏ chớ thêm nha
    Các thuốc chống viêm đều phải cữ
    Hồng kẹo chè nành khổ lắm đa!

    huythanh

  4. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn Huy Thanh vì bài viết hữu ích này


  5. #3
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.672 Times in 4.450 Posts
    12 công dụng chữa bệnh và làm đẹp của cà chua



    Cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, vào mùa hè cà chua có lượng vitamin C cao nhất.
    Cây cà chua có tên khoa học là Lycopesium esculentum, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là loại rau ăn quả, họ cà (Solanaceae). Quả cà chua mọng nước, khi chín có màu vàng hoặc đỏ, có nhiều hình dạng: Tròn, dẹt, có cạnh, có múi… Quả có chứa nhiều vitamin C nên có vị chua.
    Công dụng chính của cà chua là ăn tươi sống, nấu canh cà chua, xào với thịt, hải sản, trứng… rất thơm ngon, bổ dưỡng. Giải khát bằng nước ép cà chua cùng với ít đường, đá uống rất tốt trong mùa hè. Sau đây là một số công dụng của cà chua.



    12 công dụng chữa bệnh và làm đẹp của cà chua

    1. Phòng ung thư: Chất lycopene còn có khả năng oxy hoá đặc biệt, có thể tiêu trừ các phân tử tự do, bảo vệ tế bào, ngăn chặn quá trình biến đổi của các bệnh ung thư. Cà chua không chỉ có tác dụng phòng tránh bệnh ung thư tiền liệt tuyến, mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc các chứng ung thư như ung thư tuyến tuỵ, ung thư trực tràng, ung thư vòm họng, ung thư vú...

    2. Chữa viêm gan mạn tính: Cà chua 250mg rửa sạch, thái miếng, thịt bò 100g thái mỏng, xào ăn hàng ngày. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ tốt trong điều trị viêm gan mạn tính, giúp cơ thể nhanh hồi phục.

    3. Tốt cho người viêm thận: Trong cà chua còn có chất giúp dịch vị bài tiết một cách bình thường, bảo đảm cho hồng cầu được tạo thành, có lợi cho việc duy trì tính đàn hồi của thành mạch máu và bảo vệ làn da. Ăn cà chua có tác dụng hỗ trợ phòng tránh và trị liệu các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp. Cà chua chứa nhiều nước, lợi tiểu, cũng thích hợp cho người bị viêm thận sử dụng.

    4. Bảo vệ tim mạch: Chất lycopene trong cà chua hàm chứa các vitamin và khoáng chất có tác dụng bảo vệ tim mạch, có khả năng làm giảm tác hại của các bệnh tim mạch.

    5. Chữa bí đại tiện, thiếu máu: Cà chua sống gọt bỏ vỏ, thái thành miếng nhỏ, trộn với mật ong, ăn ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 - 2 quả.

    6. Chữa bỏng lửa: Tách lấy vỏ cà chua có dính thịt quả đắp lên chỗ bỏng, thỉnh thoảng lại thay. Thuốc có tác dụng chống đau rát và kích thích da chóng hồi phục.

    7. Chống lão hóa: Vitamin C trong cà chua có tác dụng giải khát, hỗ trợ tiêu hoá, làm mát máu, điều hoà gan, thanh nhiệt giải độc, giảm huyết áp. Do đó cà chua là thực phẩm hỗ trợ trị liệu rất tốt cho những người bị huyết áp cao, hay bệnh thận. Ăn nhiều cà chua có tác dụng chống lão hoá, giúp làn da trắng tự nhiên.

    8. Chữa mụn nhọt lở loét: Lấy ngọn cây cà chua rửa sạch, giã nát, thêm vài hạt muối, đắp lên nơi tổn thương rồi băng lại. Mỗi ngày làm vài lần cho đến khi khỏi. Hoặc nấu cà chua với dầu hay mỡ cho đến khi bốc hết hơi nước, sau đó dùng như một loại thuốc mỡ để bôi lên những nơi mụn nhọt, lở loét.

    9. Chữa sốt cao kèm theo khát nước: Cà chua 200g thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày, uống lạnh hay nóng đều được. Hoặc dùng nước ép cà chua, nước ép dưa hấu mỗi thứ 200ml, trộn đều, chia 2 - 3 lần uống trong ngày

    10. Chữa tăng huyết áp: Vào sáng sớm (khi chưa ăn uống), lấy 1 - 2 quả cà chua, rửa sạch bằng nước sôi, thái thành miếng nhỏ, thêm chút đường cho đủ ngọt rồi ăn sống. Mỗi liệu trình kéo dài ½ tháng, nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác.

    11. Chữa chảy máu chân răng: Ăn tươi cà chua (quả chín) ngày 3 - 4 lần, mỗi lần 1 – 2 quả, ăn trong 2 tuần sẽ có kết quả.

    12 . Làm làn da mịn màng, tưới sáng: Do giàu rutin, beta-carotene, vitamin B và C...có tác dụng làm da mịn màng, tươi sáng nên cà chua được các nhà thẩm mỹ chiếu cố chế “mặt nạ” dưỡng da.
    (theo Nông nghiệp Việt Nam)

  6. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  7. #4
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.672 Times in 4.450 Posts
    5 loại quả tuyệt đối không nên ăn khi đói

    Chuối
    Chuối chứa nhiều magiê, nguyên tố gây ảnh hưởng đến chức năng của tim, ức chế mạch máu tim.
    Ăn chuối lúc đói sẽ khiến lượng magiê trong cơ thể đột ngột tăng cao, phá vỡ sự cân bằng của magiê và can xi trong máu, gây ức chế mạch máu tim.


    Cà chua
    Ăn cà chua khi đói sẽ khiến một lượng lớn chất pectin và tannin (vị chát) kết tủa với axit dạ dày hình thành kết sỏi dạ dày, dễ gây buồn nôn, nôn mửa, loét, thậm chí thủng dạ dày.


    Quả hồng
    Hồng là một trong những loại trái cây tốt cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch nhờ lượng đường cao của nó.
    Song trong quả hồng có chứa cả chất tannin, một loại chất trong vỏ trái cây (được gọi là mủ) và chất pectin (hóa chất trong trái cây), hai chất này sẽ kết hợp với axit của dạ dày lúc đói và tạo ra những hạt sạn trong dạ dày, gây buồn nôn, nôn ọe, thậm chí là loét dạ dày hay thủng dạ dày.


    Cam, chanh
    Cam, chanh có chứa rất nhiều axit hữu cơ, axit, acid citric, acid… nên khi bạn ăn khi đói sẽ làm tăng axit trong dạ dày, dẫn đến tổn thương cho dạ dày. Ngoài ra, còn gây nên cảm giác đầy bụng, bức bối và có thể dẫn đến ợ chua và ói mửa.


    Sơn trà
    Vị chua của sơn trà có tác dụng tiêu thức ăn. Tuy nhiên nếu như ăn quả sơn trà lúc đói bụng thì không chỉ bị tiêu hao hết khí mà còn làm tăng cảm giác đói bụng khiến cho dạ dày phải hoạt động nhiều hơn.

    theo Thời báo doanh nhân

  8. 2 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  9. #5
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.672 Times in 4.450 Posts
    10 thực phẩm ăn khi đói sẽ gây hại sức khỏe

    Đây là những loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể, nhưng lại trở nên độc hại nếu bạn ăn chúng khi đang đói.



    1. Sữa và sữa đậu nành

    Cả hai loại thực phẩm này đều chứa một lượng lớn protein. Nếu bạn ăn chúng lúc đói, lượng protein này sẽ phải chuyển hóa hành nhiệt lượng và tiêu hao hết, nên không còn bổ dưỡng cho cơ thể. Khi dùng hai loại thực phẩm này, bạn nên ăn kèm các loại thực phẩm có chứa bột mỳ hoặc uống sau khi ăn 2 giờ, hoặc trước khi ngủ, như vậy sẽ vừa có tác dụng bảo vệ sức khỏe, vừa thúc đẩy tiêu hóa.

    2. Rượu

    Uống rượu lúc đói dễ kích thích niêm mạc dạ dày, gây ra các chứng bệnh như viêm loét dạ dày, khiến cơ thể dễ bị hạ đường huyết, dẫn đến chóng mặt, toát mồ hôi lạnh, tim đập nhanh, nghiêm trọng hơn đường huyết sẽ hạ đến mức gây hôn mê, thậm chí tử vong.

    3. Trà

    Theo Tân Hoa Xã, trà là một loại đồ uống giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn uống trà khi đói sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, giảm chức năng tiêu hóa, còn có thể gây hiện tượng “say trà” với các triệu chứng biểu hiện như tim đập mạnh, chóng mặt, chân tay bủn rủn, bụng dạ khó chịu, đói cồn cào.

    4. Đường

    Đường là loại thực phẩm rất tốt cho tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ thức ăn. Nếu ăn những thực phẩm chứa nhiều đường khi đang đói cồn cào, sức khỏe của bạn sẽ chịu ảnh hưởng. Khi đó, lượng đường trong máu tăng cao đột ngột nên dễ mắc bệnh không có lợi cho cơ thể.

    5. Hồng và cà chua

    Cả hai loại quả này đều có chứa nhiều pectin, axit tannic, các chất này phản ứng với axit dạ dày tạo thành những cục đặc quánh khó hòa tan, từ đó dễ hình thành kết sỏi dạ dày. Vì thế bạn có thể bị buồn nôn, nôn mửa, loét, thậm chí thủng dạ dày khi ăn những loại quả này lúc đói.

    6. Chuối

    Magiê và vitamin C trong quả chuối có tác dụng thúc đẩy hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt, nhưng nó sẽ phản tác dụng khi bạn ăn khi "bụng rỗng". Lúc này, hàm lượng magiê sẽ tăng đột ngột trong máu, làm mất sự cân bằng của tim mạch, không có lợi cho sức khỏe.

    7. Cam quýt

    Do chứa một lượng lớn axit hữu cơ, axit tactric, axit xitric, loại quả này nếu ăn lúc đói, sẽ khiến cho lượng axit trong dạ dày tăng mạnh, gây kích thích không tốt cho niêm mạc dạ dày, làm bộ phận này trương phồng, tràn thừa axit. Điều đó khiến bạn có cảm giác càng đói hơn và làm tăng nặng bệnh đau dạ dày.

    8. Tỏi

    Tỏi có chứa nhiều allicin có vị hăng cay. Ăn tỏi khi đói, sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, thành ruột, khiến dạ dày co rút, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày và đường ruột.

    9. Khoai lang

    Trong khoai lang có chứa nhiều tannin và chất nhựa. Nếu bạn ăn khi đói, chúng sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit, gây cảm giác khó chịu, cồn cào. Đặc biệt những người bị bênh dạ dày cần lưu ý điều này, vì nó sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.

    10. Đồ lạnh

    Nếu bạn dùng quá nhiều thực phẩm lạnh trong lúc đói, sẽ kích thích dạ dày co lại, lâu dần sẽ gây rối loạn phản ứng hóa học giữa các loại enzyme, gây bệnh dạ dày. Ngoài ra, hành động này còn có thể làm tổn hại đến chức năng của các cơ quan nội tạng, gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.

    Theo Zing.vn

  10. 4 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


  11. #6
    Avatar của thylan
    Điều Hành Viên Chính
    Hiện Đang :    thylan đang ẩn
    Tham gia ngày : May 2011

    Bài gửi : 4.479
    Thanks
    52.347
    Thanked 29.672 Times in 4.450 Posts

    5 sai lầm nghiêm trọng khi ăn gừng


    Theo các bác sĩ, gừng là vị thuốc rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nếu bạn tùy tiện sử dụng, chúng sẽ phản tác dụng.



    Mùa hè trời nóng sự phân tiết dịch vị giảm nên có thể ảnh hưởng đến nhu cầu ăn uống, nếu trong bữa ăn dùng thêm vài lát gừng tươi sẽ thúc đẩy sự thèm ăn. Tuy nhiên, bạn không được dùng gừng cho những người bị trúng nắng.

    Nước gừng tươi đường đỏ chỉ thích hợp với những người phong hàn cảm mạo, hoặc vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa, không được dùng cho những người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt, càng không được dùng cho những người bị trúng nắng.

    Uống nước ép gừng tươi có thể trị buồn nôn do bị lạnh gây ra, còn buồn nôn do những nguyên nhân khác không nên sử dụng. Nếu ăn nhiều, bạn sẽ gặp vấn đề về tiêu hóa.

    Gừng hiếm khi gây ra các tác dụng phụ nhưng nếu bạn ăn với liều lượng lớn thì sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến tiêu hóa. Theo kết luận của Trung tâm Y tế, Đại học Maryland (Mỹ), ăn quá nhiều gừng có thể gây ra chứng ợ nóng, tiêu chảy và kích thích miệng. Bạn cũng có thể bị ợ hơi, đau bụng, đầy bụng, buồn nôn và luôn cảm giác có mùi gừng trong miệng.

    Nếu bạn tiêu thụ một lượng lớn gừng tươi, rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng bệnh viêm ruột hoặc tắc nghẽn đường ruột.

    Người thân nhiệt cao: Trong trường hợp này không nên ăn gừng vì nó sẽ làm thân nhiệt tăng cao hơn. Tuy nhiên, nếu bị cúm virus mà không sốt hay sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng, nhưng khi đã có dấu hiệu sốt cao và có nguy cơ tổn thương các mạch máu và xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng gừng.

    Trong thực tế gừng có thể phù hợp và kết hợp được với nhiều loại thuốc. Nhưng, bạn nên cẩn trọng hơn khi dùng thuốc phải có khuyến cáo của bác sĩ. Điều không nên làm là kết hợp gừng với những loại thuốc giảm huyết áp, chống loạn nhịp tim và thuốc kích thích cơ tim. Hoạt tính của những loại thuốc này sẽ tăng lên khi có sự kết hợp với gừng và gây ra tình trạng công thuốc, quá liều.

    Ngoài ra, gừng cũng không được dùng với thuốc hạ đường huyết vì gừng sẽ làm giảm lượng đường trong máu của bạn, điều này đã được quy định riêng cho bệnh tiểu đường.

    Phụ nữ mang thai: Theo kinh nghiệm dân gian, gừng được dùng trong thời gian đầu của thời kỳ mang thai nhằm giảm các triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và giảm các triệu chứng ngộ độc. Trong nửa cuối của thai kỳ, bạn nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.

    Thời kỳ cho con bú, phụ nữ cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.

    Theo Lao động

  12. 5 Thành viên dưới đây cảm ơn thylan vì bài viết hữu ích này


+ Trả lời chủ đề

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình